Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Câu 1. Trình bày điều kiện áp dụng ngoại lệ về các biện pháp cần thiết để bảo
vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật hay thực vật theo quy định tại
Điều XX (b) của GATT 1994.
Trình bày dựa trên các ý này của Hiệp định SPS.
Điều 3 Sự Hài hoà
Điều 4 Tính tương đương
Điều 5 Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ động-thực vật phù hợp
Điều 6 Thích ứng với các điều kiện khu vực, kể cả các khu vực không có sâu bệnh
hoặc ít sâu bệnh
Câu 2. Trình bày các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy
định của GATT 1994 và Hiệp định AD.
Ý 1. Khái niệm
Bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thể hiện sự phân biệt giá quốc
tế thông qua việc bán hàng hóa sang một nước khác thấp hơn giá thông thường (được
bán tại thị trường nước mình) của hành hóa liên quan
- Điều VI, khoản 1 GATT 1994: bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được
đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông
thường của sản phẩm” ( Lọc ý ghi lại)
- Điều II, khoản 1 Hiệp định AD: “Trích theo luật”
Ý 2. Điều kiện kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của
GATT 1994 và Hiệp định AD.
Phân tích và triển khai đảm bảo các ý sau:
Điều kiện 1. Sản phẩm đang được bán phá giá
Điều kiện 2. Có thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa
gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất với các sản phẩm tương tự với sản

1
phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì tuệ đối với quá trình thành lập của một ngành công
nghiệp trong nước.
Điều kiện 3. Có mối quan hệ nhân quả giữa điều kiện 1 với điều kiện 2.
Câu 3. Hãy trình bày mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng cơ sở.
Ý 1. Khái niệm
Hợp đồng cơ sở là thỏa thuận các quy định ràng buộc quyền và nghĩa vụ của Bên
Bán và Bên Mua với nhau;
Thư tín dụng (L/C) là văn bản cảm kết thanh toán của Ngân hàng Phát hành đối với
Ngân hàng Thông báo khi Ngân hàng Thông báo xuất trình đầy đủ các chứng từ và yêu
cầu đòi tiền đã được mô tả trong L/C.
Ý 2. Cơ sở pháp lý: Được quy định tại Điều 4 UCP 600
“Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các
hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng
buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp
đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng
thanh toán,… không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành
tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ
hưởng”.
Ý 3. Mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng cơ sở
Hợp đồng cơ sở là cơ sở để tạo nên L/C. Tuy nhiên, một khi L/C đã được phát
hành thì nó sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở.
Cụ thể là sau khi ký kết hợp đồng. Người mua dựa trên cơ sở các nội dung và
thỏa thuận được cam kết trong hợp đồng đến ngân hàng (nước nhập khẩu). Sẽ yêu
cầu ngân hàng ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho người xuất
khẩu.

2
Sau khi L/C đã được phát hành, nếu người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận
những nội dung của nó. Tiếp theo đó, người xuất khẩu sẽ phải thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ được quy định trong LC.
Câu 4. Hãy cho biết những điểm khác nhau của biện pháp chống bán phá giá
và biện pháp tự vệ thương mại.
Ý 1. Khái niệm
- Biện pháp chống bán phá giá:
Theo quy định tại Điều VI, khoản 1 GATT 1994: bán phá giá là việc “sản phẩm của
một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn
giá trị thông thường của sản phẩm”.
- Biện pháp tự vệ thương mại:
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại
hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Ý 2. Những điểm khác nhau của biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự
vệ thương mại.
Điểm khác biệt Biện pháp chống bán phá giá Biện pháp tự vệ thương mại
1. Cơ sở pháp - Điều VI GATT 1994; - Điều XIX GATT 1994;
lý - Hiệp định AD. - Hiệp định SA.
2. Các biện Bao gồm các biện pháp: Biện pháp tự vệ có thể được thực
pháp - Thuế chống bán phá giá; hiện dưới hai hình thức:
- Thuế chống bán phá giá tạm thời; - Hạn ngạch;
- Biện pháp cam kết giá. - Thuế tự vệ - thuế bổ sung ở
mức cần thiết;

3
3. Mục đích Nhằm chống lại việc bán phá giá và Nhằm bảo vệ ngành sản xuất
áp dụng loại bỏ những thiệt hại do việc hàng trong nước trước các tác động
nhập khẩu bán phá giá gây ra. tiêu cực không lường trước được
của quá trình tự do hóa thương
mại.
4. Điều kiện (i) Sản phẩm đang được bán phá giá (i) Hàng hóa liên quan được
áp dụng (ii) Có thiệt hại về vật chất do hành nhập khẩu tăng đột biến về SL;
động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa (ii) Ngành sản xuất tương tự
gây ra đối với các doanh nghiệp nội hoặc cạnh tranh trực tiếp với
địa đang sản xuất với các sản phẩm hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe
tương tự với sản phẩm bán phá giá, dọa thiệt hại nghiêm trọng;
hoặc gây ra sự trì tuệ đối với quá (iii) Có mối quan hệ nhân quả.
trình thành lập của một ngành công
nghiệp trong nước.
(iii) Có mối quan hệ nhân quả
5. Thời điểm Được áp dụng khi tuân thủ các thủ Được áp dụng khi và chỉ khi cơ
áp dụng tục điều tra được bắt đầu và tiến quan có thẩm quyền của thành
hành theo đúng quy định của Hiệp viên nhập khẩu WTO kết luận
định thực thi Điều VI của Hiệp định thành viên đó đáp ứng và tuân
chung về thuế quan và thương mại thủ các điều kiện được quy định
GATT. Đồng thời khi có một hành tại Điều XIX GATT và Điều 2
động được thực thi theo luật hoặc hiệp định về các biện pháp tự vệ.
các quy định về chống bán phá giá.
6. Thời hạn - Mang tính tạm thời phải được tháo - Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ
áp dụng bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị Thương mại là các biện pháp
triệt tiêu. mang tính tạm thời, chỉ được áp

4
- Thông thường một quy định áp dụng tối đa 4 năm (trong trường
dụng thuế chống bán phá giá sẽ hợp cần thiết có thể gia hạn thêm
chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 4 năm tiếp theo).
5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường - Đối với các nước đang phát
hợp chống bán phá giá được yêu cầu triển là 10 năm
tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm
quyền thấy cần thiết.

Câu 5. Trình bày các điều kiện để một quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự
vệ thương mại trong khuôn khổ hệ thống WTO? Tại sao nói biện pháp tự vệ thương
mại là một công cụ “phải trả tiền”?
Ý 1: Khái niệm biện pháp tự vệ
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại
hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Ý 2: Điều kiện để một quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trong
khuôn khổ hệ thống WTO
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều
tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
+ Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị
thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;
+ và Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.
Điều kiện chung: Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là
hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong
khuôn khổ WTO.

5
Ý 3: Biện pháp tự vệ thương mại là một công cụ “phải trả tiền”
Các nước được phép áp dụng công cụ “phải trả tiền” nhằm bảo vệ ngành sản xuất
của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho
các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước
khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước
có hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này
không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.
Câu 6. Phân biệt Luật Thương mại quốc tế công và Luật Thương mại quốc tế
tư.
Tiêu chí TMQT công TMQT tư
1. Khái Là hoạt động trao đổi thương mại Là hoạt động thương mại xuyên
niệm giữa các quốc gia, các liên kết biên giới giữa các thương nhân
thương mại khu vực (cá nhân và tổ chức).

2. Đối Quan hệ nhiều mặt: Chính trị, văn Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
tượng hóa, kinh tế, văn hóa, xã hội…. có yếu tố nước ngoài.
điều
chỉnh
3. Phương Bình đẳng và thỏa thuận giữa các Phương pháp thực chất và
pháp chủ thể của luật QT. phương pháp xung đột
điều
chỉnh
4. Chủ thể - Quốc gia gia: chủ thể cơ bản; - Cá nhân: chủ thể cơ bản;
- Các tổ chức liên chính phủ… - Pháp nhân: chủ thể cơ bản;
- Quốc gia: chủ thể đặc biệt

6
5. Mục Vai trò rất đặc biệt vừa để khai thác Gồm các cá nhân hoặc tổ chức
đích tối đa lợi ích của thương mại quốc tế hành nghề một cách độc lập, lấy
vào sự phát triển kinh tế quốc gia. giao dịch thương mại làm nghề
Vừa tham gia thương mại quốc tế để nghiệp chính và hoạt động vì
điều chỉnh các hoạt động thương mục đích lợi nhuận.
mại quốc tế trong nước một cách
hiệu quả.
6. Nguồn - Điều ước quốc tế: Cơ bản; - Pháp luật trong nước: cơ bản;
luật - Tập quán quốc tế; - Điều ước quốc tế;
- Tập quán quốc tế;
- Án lệ, thực tiễn tư pháp.

Câu 7. Trình bày quy trình xác định một biện pháp thương mại vi phạm nguyên
tắc đối xử tối huệ quốc (nguyên tắc MFN) quy định tại Điều 1 của GATT 1994.
Để xác định xem liệu một biện pháp cụ thể có là phân biệt đối xử hay không, khoản
1 Điều I GATT đưa ra một quy trình kiểm tra gồm ba bước, đó là ba câu hỏi:
- Liệu biện pháp gây tranh cãi có tạo ra một ‘lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền
miễn trừ’ gì về mặt thương mại không?
- Liệu sản phẩm liên quan có phải là ‘sản phẩm tương tự không?
- Liệu lợi thế được tạo ra có được trao cho ‘tất cả các sản phẩm tương tự ngay lập
tức và vô điều kiện hay không?
Thứ nhất, khoản 1 Điều I được thừa nhận là có phạm vi áp dụng rộng. Thực tế,
nhiều biện pháp không được nêu tên cụ thể tại khoản 1 Điều I có thể được coi là nằm
trong biện pháp này hay biện pháp khác nêu tại khoản 1 Điều I .Mặt khác, dù khoản 1
Điều I có phạm vi áp dụng rộng, điều đó không có nghĩa là phạm vi đó là không có hạn
chế.

7
Thứ hai, Thuật ngữ ‘sản phẩm tương tự’ xuất hiện trong một số điều khoản
của GATT, trong đó có khoản 1 Điều I. Việc hai sản phẩm có là ‘tương tự’ hay không
là một vấn đề cốt yếu cho việc xác định xem có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều I
hay không. Vì vậy, Ban hội thẩm của WTO khi xem xét liệu các sản phẩm có là ‘tương
tự’ hay không thì cần xem xét các đặc điểm như sau:
+ Đặc điểm của sản phẩm;
+ Người sử dụng cuối cùng;
+Quy định thuế quan của các thành viên khác.
Thứ ba, khoản 1 Điều I GATT đòi hỏi rằng thành viên WTO, nếu đã dành bất kì
ưu đãi nào cho sản phẩm nhập khẩu từ thành viên khác, thì cũng sẽ phải dành ưu đãi đó
‘ngay lập tức và vô điều kiện’ cho sản phẩm nhập khẩu từ các thành viên khác nữa của
WTO. Điều này có nghĩa là khi một thành viên WTO đã dành ưu đãi cho sản phẩm nhập
khẩu từ một thành viên khác, thì thành viên đó không thể sử dụng ưu đãi đó để mặc cả
và đòi hỏi ưu đãi hay nhượng bộ từ các thành viên WTO khác thì mới cho các thành
viên WTO khác đó hưởng ưu đãi.
Do đó, việc ‘vô điều kiện’ có cho phép phân biệt đối xử giữa các sản phẩm dựa trên
xuất xứ của sản phẩm hay không? Thì cần được cơ quan phúc thẩm xem xét.
Câu 8. Trình bày nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa theo quy định của CISG 1980.
 Điều 38 CISG;
Câu 9. Trình bày các trường hợp người mua có thể hủy bỏ hợp đồng theo quy
định của CISG 1980.
 Khoản 1 Điều 49 CISG
Câu 10. Trình bày các trường hợp người bán có thể hủy bỏ hợp đồng theo quy
định của CISG 1980.
 Khoản 1 Điều 64 CISG (Ngoài ra còn có thêm 01 trường hợp thứ ba: Nếu người
mua chỉ thanh toán 1 phần tiền hàng thì người bán vẫn có quyền hủy bỏ hợp
đồng vào bất cứ lúc nào)

You might also like