Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

DIỄN ĐÀN “GÓC NHỎ PHÁP LUẬT VỚI CUỘC SỐNG”

Câu 1: Sinh viên A là tác giả của ý tưởng “Vườn sinh thái bảo vệ môi trường” đạt giải 1 Cuộc
thi ý tưởng sáng tạo cấp trường. Ý tưởng này sau đó được công ty B thi công tại đơn vị của họ
dưới sự đồng ý của sinh viên A. Sau khi vườn sinh thái đưa vào hoạt động, công ty B cũng đã
bỏ nhiều chi phí để quảng cáo và trở thành 1 điểm tham quan yêu thích trong thành phố. Thu
nhiều lợi nhuận, sinh viên A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả là 15% doanh số
bán vé. Công ty B từ chối vì cho rằng 2 bên chưa kí thỏa thuận về tiền thù lao. Vậy vướng mắc
trên phải giải quyết thế nào?
Trả lời:
- Trước tiên xin khẳng định lại, hiện tại pháp luật về SHTT của Việt Nam không bảo hộ ý
tưởng. Ý tưởng của các bạn chỉ được bảo hộ khi nó được định hình, khi đó ý tưởng tồn
tại dưới dạng tác phẩm, tác phẩm này có thể là bản vẽ, sơ đồ, hay dưới một hình thức
vật chất nhất định nào.
- Theo Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được
sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội
dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã
đăng ký hay chưa đăng ký.” theo quy định này của Luật SHTT và tình huống được đề
cập, chúng ta có thể thấy ”ý tưởng” của Sinh viên A chắn chắn đã được ”định hình” để
tham dự cuộc thi, vì vậy quyền tác giả của em đã được phát sinh theo quy định.
- Ngay khi tác phẩm được định hình, Sinh viên A đã có quyền nhân thân và quyền tài sản
đối với tác phẩm của mình bao gồm cả việc cho phép Công ty B thi công hoàn thiện tác
phẩm của mình trong thực tế theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật SHTT. Để được
phép xây dựng tác phẩm này trong thực tế Công ty B phải được sự đồng ý của A, A có
thể lựa chọn chuyển nhượng quyền tác giả hoặc chỉ chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả của mình theo quy định tại các Điều 45- 48 Luật SHTT.
- Như vậy, trong tình huống trên giữa Công ty B và Sinh viên A đã có sự thỏa thuận, qua
đó Công ty B được phép xây dựng công trình trên cơ sở tác phẩm của A. Tuy nhiên, về
giá trị và cách thức thanh toán chưa được hai bên thỏa thuận.
- Trong trường hợp này, Công ty B và Sinh viên A phải ngoài lại và thống nhất với nhau
về hình thức của hợp đồng này (chuyển nhượng hay chuyển quyền sử dụng) từ đó làm
cơ sở để thỏa thuận về giá trị và hình thức thanh toán. Nếu không thỏa thuận được,
Sinh viên A có quyền chấm dứt việc cấp phép cho Công ty B tiếp tục khai thác tác
phẩm của mình hoặc/và cả hai bên có thể nhờ Tòa án giải quyết bất đồng này.
- Tóm lại, trong tình huống này, Sinh viên A là người có thế chủ động. Trong trường hợp
mức phí mà A đưa ra không được B chấp thuận thì A có quyền thỏa thuận chấm dứt
việc cấp phpes sử dụng cho B, hoặc/và kiện B ra Tòa. Tương tự Công ty B cũng có
quyền tương tự.
Câu 2: Sinh viên đã nghiên cứu thành công 1 đề tài tại phòng thí nghiệm của trường. Sau khi
ra trường, sinh viên này đã sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài này để mở công ty và phát triển.
Vậy sinh viên này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?
Trả lời:

1
- Theo quy định hiện hành của pháp luật về SHTT, khi tác phẩm hình thành sẽ làm phát
sinh hai quyền đó là quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19,20), trong đó, tác giả có
quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) và quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu tác
phẩm (và quyền công bố tác phẩm).
- Chủ sở hữu/đồng chủ sở hữu tác phẩm được quy định tại Điều 36 Luật SHTT.
- Trong trường hợp trên, em sinh viên này đã thực hiện việc nghiên cứu tại phòng thí
nghiệm của trường, nên ngoài việc tuân thủ pháp luật, em còn phải tuân thủ quy định
của nhà trường. Cụ thể, Điều 5, 6 Quy chế tạm thời về việc quản trị TSTT của Trường
ĐH KHTN quy định về các trường hợp Trường ĐH KHTN là chủ sở hữu/đồng chủ sở
hữu. Theo đó, kết quả nghiên cứu của em chắc chắn ít nhất nhất Trường ĐH KHTN là
đồng chủ sở hữu theo Điều 6 Quy chế này do em đã sử dụng cơ sở vật chất của trường.
- Vì chỉ là đồng chủ sở hữu nên muốn thực hiện hành vi nào liên quan đến kết quả nghiên
cứu này đều phải được sự đồng ý của Trường ĐH KHTN bằng văn bản.
- Trong tình huống này, chúng ta xem xét hai trường hợp, một là, Em sinh viên này được
sự đồng ý bằng văn bản của Trường ĐH KHTN, trong trường hợp này em không vi
phạm. Hai là, Em đã tự ý sử dụng khi chưa được sự đồng ý của Trường ĐH KHTN thì
em đã vi phạm.
Câu 3: Trong cuộc thi ý tưởng sáng tạo của trường, sinh viên A tham gia với đề tài “Đường
giảm béo” nhưng không đoạt giải. Trong buổi báo cáo đề tài của sinh viên A có sự tham gia
của công ty B. Sau đó công ty B sử dụng ý tưởng này đăng bản quyền sở hựu trí tuệ và sản
xuất ra thành sản phẩm. Vậy sinh viên A phải làm thế nào để lấy lại quyền lợi của mình trong
trường hợp này?
Trả lời:
- Quay lại câu số 1, chúng ta có thể thấy ý tưởng của em Sinh viên A đã được định hình
để tham gia cuộc thi, do đó, kể từ khi được định hình em Sinh viên A đã có quyền tác
giả đối với tác phẩm của mình (ít nhất là dưới dạng sơ đồ) cho dù em có đoạt giải hay
không.
- Sau cuộc thi, Công ty B đã tự ý sử dụng tác phẩm của Sinh viên A và đăng ký bảo hộ
quyền trên cơ sở hoàn chỉnh tác phẩm đó là xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền tác
giả theo Điều 28 Luật SHTT.
- Trong trường hợp này, Sinh viên A có thể thực hiện các hành động sau:
⮚ Thứ nhất, liên hệ với người có thẩm quyền của Công ty B trao đổi về quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan, bao gồm:
1. Yêu cầu Công ty B cải chính về tác giả của TSTT đó.
2. Thỏa thuận về mức phí mà Công ty B phải trả cho A để được sử dụng hoặc nhận chuyển
nhượng TSTT này (nếu A muốn). Đồng thời yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại về thu
nhập phát sinh liên quan đến việc khai thác TSTT này do hành vi vi phạm của Công ty B gây
ra.

⮚ Thứ hai, liên hệ với cơ quan cấp văn bằng bảo hộ cho Công ty B yêu cầu rút lại văn
bằng, đồng thời kiện ra Tòa đòi Công ty B bồi thường thiệt hại.
Câu 4: Trong sinh viên hiện nay, việc trích dẫn các tài liệu từ trên internet, sách báo, các đề tài
nghiên cứu đã công bố để sử dụng vào mục đích học tập là thường xuyên. Nhưng tình trạng
2
không ghi nguồn diễn ra như 1 thói quen. Vậy thói quen này có vi phạm luật sở hữu trí tuệ, và
sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Với thời buổi hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng len lỗi sâu vào tất cả các ngõ
ngách của cuộc sống. Việc Sinh viên trích dẫn các tài liệu từ nguồn tài nguyên phong
phú trên mạng internet và các nguồn khác là điều tất yếu. Tuy nhiên, để tránh việc hành
vi của mình có thể xâm phạm đến quyền tác giả của chủ thể khác gây thiệt hại cho các
chủ thể này và cả với bản thân mình, các Sinh viên khi trách dẫn thông tin cần chú ý các
vấn đề sau:
Thứ nhất, Điều 15 Luật SHTT quy định về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ
quyền tác giả bao gồm “1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; 2. Văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản
đó; 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”, như vậy
khi các tài liệu được trích dẫn từ các nguồn này sẽ không cần sự đồng ý của bất kỳ ai. Tuy
nhiên, để tăng độ tin cậy cho tác phẩm của mình, các em nên trích dẫn nguồn dẫn cụ thể.
Thứ hai, Điều 25 Luật SHTT được hướng dẫn bởi Điều 24, 25 Nghị định 100/2006/NĐ-
CP liên quan đến các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần phải xin phép, trả tiền.
Và Thứ ba, các trường hợp được sử dụng không phải xin phép nhưng phải trả tiền theo
Điều 26 Luật SHTT.
Câu 5: Khi tham gia thực hiện khóa luận tại trường, thông thường mỗi Sinh viên sẽ được thầy
cô hướng dẫn phân công thực hiện 1 nội dung trong công trình nghiên cứu lớn của thầy cô.
Vậy Sinh viên đó có được công bố kết quả nghiên cứu của mình hay không? Việc công bố đó
có vi phạm luật sở hữu trí tuệ hay không?
Trả lời:
- Đây là một vấn đề không mới mẻ trong môi trường đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên,
khi gặp tình huống này, không ít Thầy Cô, các em sinh viên đã rất lung túng tìm cách
giải quyết. Tôi có thể chia sẽ với các bạn một số cách giải quyết như sau:
- Qua cách mô tả của câu hỏi, chúng ta có thể hình dung được đây là Công trình mà
Thầy/Cô là chủ nhiệm. Xét dưới góc độ đề tài, đây là mối quan hệ giữa chủ nhiệm đề tài
và những người tham gia. Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, ai cũng có
quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bất
cứ ai tham gia thực hiện Công trình nghiên cứu đều được quyền đứng tên tác giả phần
công việc của mình được. Tôi lấy ví dụ: chúng ta có công trình nghiên cứu tạo ra một
cái cây gồm có rễ, thân, cành và lá, tôi là chủ nhiệm đề tài, tôi giao cho A nghiên cứu ra
cái rễ, tôi nghiên cứu ra cái thân, C nghiên cứu ra cái cành và D tôi giao cho D 3 chất N,
M và L và yêu cầu D nối N và M lại bằng L theo cách của tôi để tạo ra Lá. Như vậy
trong trường hợp này D chỉ là người gia công cho thôi và không hề có sáng tạo nào ở
đây cả. Có thể nói trong trường hợp này, chỉ có A và C là tác giả của phần nghiên cứu
của mình, D chỉ là người gia công nên không được xem là tác giả của Lá.
- Tóm lại, nếu chứng minh được sự sản phẩm do mình phụ trách chỉ có thể hình thành với
sự sáng tạo của mình, lúc đó Sinh viên là tác giả của phần công trình đó. Tuy nhiên, nếu
Sinh viên chỉ đơn thuần thực hiện một việc mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được khi

3
được chủ nhiệm đề tài giao thì Sinh viên đó không có quyền là tác giả của phần công
trình đó mà chỉ được hưởng thù lao theo thỏa thuận mà thôi.
- Quy trở lại Khoản 3, 4 Điều 28 Luật SHTT quy định về hành vi xâm phạm quyền tác
liên quan đến việc công bố tác phẩm: “3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được
phép của tác giả; 4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép
của đồng tác giả đó.”. Như vậy, nếu trong trường hợp Sinh viên không là tác giả của tác
phẩm mà mình công bố có thể vi phạm Luật SHTT và cụ thể là Khoản 3, 4 Điều 28
Luật SHTT.

TỔNG HỢP BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Môn: Luật Sở hữu trí tuệ

2. Ông B, một tiểu thuyết gia, xuất bản tác phẩm “Cả Đời Minh Chứng” vào năm 2010. Năm
2014, hãng phim X ngỏ lời muốn chuyển thể tiểu thuyết này thành phim và được ông B đồng
ý. Hai bên lập Hợp đồng sử dụng quyền tác giả vào tháng 6/2014, nêu rõ ông B cho phép hãng
phim X có quyền chuyển thể tiểu thuyết “Cả Đời Minh Chứng” thành phim trong vòng 05
(năm) năm kể từ khi ký kết.

Đến năm 2019 hãng X mới bắt đầu tiến hành sản xuất bộ phim dựa trên tiểu thuyết này.
Trong quá trình quay phim, ông B phát hiện hãng X đã chỉnh sửa kịch bản làm nhân vật
của ông bị thay đổi, thêm bớt đất diễn khiến ông rất bức xúc.

Hỏi: Ông B có quyền yêu cầu hãng phim X chấm dứt hành vi chuyển thể tiểu thuyết của mình
thành phim hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý

Trả lời:

Ccpl: khoản 8 Điều 4, khoản 2 Điều 14, khoản 1+2+3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi bổ sung 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là LSHTT)

Theo khỏan 8 Điều 4 LSHTT thì bộ phim mà hãng X sản xuất dựa trên tiểu thuyết của ông B
là một tác phẩm phái sinh. Việc làm tác phẩm phái sinh thuộc 1 trong các quyền tài sản mà tác
giả, chủ sở hữu được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện. Tổ chức, cá
nhân khác khi làm tác phẩm phái sinh phải được sự cho phép và trả nhuận bút, thù lao hoặc các
quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, việc khai thác này không
được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái
sinh.

Như vậy, việc hãng phim X làm tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm “Cả Đời Minh Chứng”
của ông B đã có xin phép và được ông B đồng ý. Thời hạn là 5 năm vẫn chưa hết, đồng thời
việc hãng X chỉnh sửa kịch bản làm nhân vật bị thay đổi, thêm bớt đất diễn vẫn chưa đủ cơ sở
để cho rằng hành động này đã gây phương hại đến quyền tác giả của ông B. Vì vậy trong tình
huống này ông B không có quyền yêu cầu hãng phim X chấm dứt hành vi chuyển thể tiêu
thuyết của mình thành phim.

Nếu ông B muốn có quyền này ông phải chứng minh và đưa ra những cơ sở chứng minh hành
động của hãng phim X đã gây phương hại đến quyền tác giả của ông như X có hành vi chỉnh
sửa, cắt xén và xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông B. Lúc này
việc làm của X đã xâm phạm quyền tác giả (khoản 5 Điều 28 LSHTT), cụ thể là quyền bảo vệ

4
sự toàn vẹn của tác phẩm (khoản 4 Điều 19 ) và vì vậy ông B có quyền yêu cầu X chấm dứt
hành vi của mình.

3. Cô X là một nữ ca sĩ nổi tiếng, có nhiều bài hit được công chúng yêu mến. Công ty A ký hợp
đồng với X từ năm 2010 để thu âm và phát hành sản phẩm âm nhạc. Trong hợp đồng, công ty
A độc quyền cung cấp đội ngũ sản xuất nhạc và phòng thu âm cũng như thiết bị phục vụ X
trong việc thu âm các bài hát. Ca sĩ X chấm dứt hợp đồng với công ty A năm 2018. Năm 2019,
công ty A được ông B mua lại toàn bộ, ông B từng có xích mích với ca sĩ X nên muốn ngăn
cấm ca sĩ X trình diễn các bài hit của cô đã ra mắt trong thời gian còn hợp đồng với công ty A.

Hỏi: Bằng kiến thức đã học về pháp luật sở hữu trí tuệ và sử dụng quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam, phân tích rằng liệu ông B có khả năng ngăn cấm cô X trình diễn các bài
hit cũ của X hay không?

Trả lời:

4. Bà Y là một người làm công việc nội trợ. Trong quá trình làm việc nhà bà Y đã nảy ra ý tưởng
về một loại dao gọt hoa quả 2 lưỡi kiểu mới tiện dụng hơn loại dao 1 lưỡi thông thường. Năm
2017, bà Y trình bày ý tưởng của mình và đưa bản vẽ thô cho nhà máy C nhờ họ sản xuất loại
dao này bán trên thị trường, bà Y sẽ được hưởng một phần lợi nhuận của sản phẩm bán ra. Sản
phẩm “dao 2 lưỡi thông minh” nhanh chóng được ưa chuộng và tiêu thụ hàng loạt. Năm 2020,
bà Y phát hiện sản phẩm mình sáng tạo ra bị một nhà máy khác, nhà máy D, sao chép thiết kế
và sản xuất hàng loạt để bán trên thị trường, cạnh tranh với sản phẩm của nhà máy C.

a. Xác định đối tượng và tư cách chủ thể.

Đối tượng ở đây là sáng chế, cụ thể là: Dao 2 lưỡi thông minh.

Tư cách chủ thể:

● Bà Y nãy ra ý tưởng về sáng chế là dao 2 lưỡi thông minh, là dao gọt hoa quả 2 lưỡi
kiểu mới tiện dụng hơn loại dao 1 lưỡi thông thường nên bà Y là CSH của sáng chế căn
cứ theo Điều 121 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
● Bà Y đã trình bày ý tưởng của mình và đưa bản vẽ thô cho nhà máy C nhờ họ sản xuất
loại dao 2 lưỡi thông minh này do đó nhà máy C là người trực tiếp tạo ra sáng chế nên
căn cứ theo Điều 122 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì nhà máy
C là tác giả của sáng chế “dao 2 lưỡi thông minh”.

b. Bà Y có quyền ngăn cấm nhà máy D sử dụng thiết kế dao thông minh của mình để sản xuất
sản phẩm không?

Căn cứ phát sinh quyền của CSH là khi được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó bà Y sẽ có quyền ngăn
cấm nhà máy D sử dụng thiết kế dao thông minh của mình để sản xuất sản phẩm khi bà Y đã
được cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế là “Dao 2 lưỡi thông minh”.

Còn nếu chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì bà Y phải nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, thì bà Y
sẽ có quyền yêu cầu nhà máy D chấm dứt sử dụng sáng chế “Dao 2 lưỡi thông minh” của mình
theo điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về

5
Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nếu thỏa mãn các điều
kiện sau:

● Đơn nộp của bà Y đã được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
● Nhà máy D sử dụng đối tượng đăng ký bảo hộ sáng chế nhằm mục đích thương
mại
● Nhà máy D không có quyền sử dụng trước

5. Ông X và bà Y là vợ chồng hợp pháp. Ông X có một nhà máy chuyên sản xuất các đồ
nhựa gia dụng cung cấp cho các nhà bán lẻ. Vào một ngày tháng 7/2016, bà Y nảy ra ý tưởng
về một loại ghế xếp nhựa sử dụng trong nhà bếp, với kiểu dáng thông minh có thể gập vào
được nhằm tiết kiệm không gian khi không sử dụng. Bà Y thiết kế kiểu ghế này trên máy tính
và đưa bản thiết kế này cho chồng sản xuất, mẫu ghế xếp mới lạ rất được người tiêu dùng đón
nhận. Đến năm 2018, vợ chồng bà Y rạn nứt và quyết định ly hôn. Hỏi:

a. Xác định tư cách chủ thể của các nhân vật trong tình huống trên.

Tư cách chủ thể: Bà Y là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế là loại ghế xếp nhựa sử dụng
trong nhà bếp, với kiểu dáng thông minh có thể tiết kiệm được không gian khi không sử dụng
do đó là Y là tác giả của sáng chế căn cứ theo Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ
sung năm 2009, 2019). Bà Y đồng thời cũng là CSH của sáng chế này căn cứ theo Điều 121
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Ông X không có tư cách chủ thể với sáng chế này

b. Nếu bà Y không muốn ông X tiếp tục sản xuất mẫu ghế xếp mà bà thiết kế thì bà có
thể ngăn cấm ông X được không?

Vì bà Y là chủ sở hữu của sáng chế nên việc bà X không muốn ông X tiếp tục sản xuất mẫu
thiết kế thì bà Y có quyền ngăn cấm ông X vì đây là quyền của CSH dựa theo khoản 1 Điều
125 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) và điểm b khoản 1 Điều 123
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

c. Nếu ông X muốn tiếp tục sản xuất mẫu ghế xếp của bà Y sau khi ly hôn thì ông phải
đáp ứng những điều kiện gì theo Luật SHTT VN?

Nếu ông X muốn tiếp tục sản xuất mẫu ghế của bà Y sau khi ly hôn thì ông X (hoặc tổ chức
của ông) phải được bà Y chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế này căn
cứ theo Điều 138 và Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

BÀI TẬP NHÓM LẦN 1 – LUẬT SHTT


A. Nhận định sau Đúng hay Sai? Giải thích
1. Chỉ có tác phẩm âm nhạc có lời mới được bảo hộ quyền tác giả. (1đ)
- Sai. Căn cứ Điều 10 Nghị định 22/2018, tác phẩm âm nhạc có thể được thể hiện
dưới dạng nhạc nốt hoặc bản ghi âm, không phụ thuộc vào việc biểu diễn, có lời hoặc
không lời.
2. Sao chép một bản vẽ tòa nhà đã công bố để sưu tầm thì không cần phải xin phép tác giả,
không cần phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả hay cho chủ sở hữu quyền tác giả. (1đ)

6
- Sai. Theo khoản 6 điều 28 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bs 2009, 2019), việc sao
chép này không nằm trong những ngoại lệ được nêu tại điều 25, cho nên nó phải được
sự đồng ý của tác giả, và phải trả nhuận bút thù lao cho…
3. Tác phẩm điện ảnh chỉ có một tác giả duy nhất là đạo diễn. (1đ)
Sai. Căn cứ khoản 1 điều 21 Luật SHTT…, một tác phẩm điện ảnh có thể có các tác giả
là đạo diễn, biên kịch, thiết kế sản xuất…
B. Bài tập tình huống (7đ)
Ông A là một giáo sư của trường đại học Y danh tiếng. Đại học Y là cơ sở đào tạo tân tiến,
hiện đại, cung cấp đầy đủ phòng thí nghiệm và các công cụ nghiên cứu hỗ trợ cho các công
trình, bài viết của ông A, ngoài ra ông A cũng được nhận thù lao riêng cho những nghiên cứu
mang lại thành tựu nổi bật. Trong thời gian làm việc, tiến sĩ B là đồng nghiệp cùng trường
muốn sử dụng những bài viết nghiên cứu của ông A để thực hiện nghiên cứu của mình.
1. Xác định tư cách chủ thể của các nhân vật trong tình huống trên. (3đ)
-Ông A là người trực tiếp tạo ra tác phẩm là bài viết nghiên cứu khoa học, do đó ông A
là tác giả của những bài viết NCKH này (căn cứ theo điều 13 Luật SHTT…)
-Đại học Y là bên cung cấp CSVC cho ông A tiến hành nghiên cứu, và trả thù lao cho
thành quả sáng tạo của ông A, do đó ĐH Y là CSH QTG các bài viết NCKH của ông A
(căn cứ PL)
2. Ông B có quyền sử dụng bài viết của ông A để thực hiện những bài viết mới trong
nghiên cứu tại trường Z hay không? (2đ)
-Căn cứ theo điểm (a), b Khoản 1 điều 25 Luật SHTT…, nếu ông B trích dẫn những bài
viết NCKH của ông A nhằm mục đích minh họa trong những nghiên cứu của mình thì
ông B có quyền sử dụng những bài viết này. Tuy nhiên, ông B phải bảo đảm rằng việc
sử dụng này không được làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của ông A.
3. Nếu ông A không đồng ý việc làm của ông B thì ông A có quyền ngăn chặn ông B thực
hiện hành vi của mình hay không? (2đ)
- Nếu việc trích dẫn của ông B được thực hiện đúng (đảm bảo giữ đúng tên tác
phẩm, tên tác giả), không làm phương hại đến quyền TG của ông A (ở đây là quyền
nhân thân) thì ông A không có quyền ngăn cấm việc làm của ông B. (Căn cứ PL Điều
25 Luật SHTT…)

Bài tập 2
Lớp: 212ST0107
(Sử dụng Luật SHTT Việt Nam và các VB hướng dẫn thi hành)
A. Nhận định dưới đây Đúng hay Sai? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý (5đ)
1.Quyền ưu tiên trong đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là ưu tiên đơn
đăng ký của công dân nước nộp đơn đăng ký bảo hộ.
- Sai. Căn cứ Khoản 1 điều 91 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019),
quyền ưu tiên áp dụng cho đơn đăng ký được nộp đầu tiên tại Việt Nam hoặc nước
là thành viên của ĐUQT có quy định về quyền ưu tiên mà VN cũng là thành viên,
chứ không phụ thuộc vào quốc tịch của người nộp đơn đăng ký.
2. Dấu hiệu dễ nhầm lẫn với một nhãn hiệu mà văn bằng bảo hộ của nó vừa hết hiệu
lực thì vẫn được bảo hộ là nhãn hiệu.

7
- Sai. Căn cứ Khoản 2 điều 74 Luật SHTT…, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với
nhãn hiệu của hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại mà VBBH nhãn hiệu đó hết hiệu lực
trong vòng chưa tới 5 năm thì vẫn bị coi là không có khả năng phân biệt, do đó dấu
hiệu đó không đáp ứng điều kiện để được bảo hộ là nhãn hiệu.
3. Một số dấu hiệu có thể được sử dụng trong thương mại mà không cần đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu.
- Đúng. Căn cứ khoản 3 điều 6 Luật SHTT…, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng
được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không cần đăng ký. Một dấu hiệu có thể được sử
dụng làm đại diện cho hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh thương mại mà không bị
ngăn cấm bởi Luật SHTT, miễn là nó không gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã
được đăng ký bảo hộ.
4. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng thiết kế bố trí bao gồm quyền ngăn cấm sản
xuất mạch tích hợp bán dẫn.
- Đúng. Căn cứ Khoản 3 điều 124 Luật SHTT…, sử dụng TKBT bao gồm việc sản
xuất mạch tích hợp bán dẫn dựa theo TKBT được bảo hộ. Do đó, căn cứ khoản 1
điều 125 Luật SHTT…, nếu hành vi sản xuất mạch THBD không rơi vào TH tại
khoản 2 và 3 của điều này, thì CSH TKBT có quyền ngăn cấm người khác sản xuất
MTHBD dựa theo TKBT mình sở hữu.
B. Tình huống (5đ)
- Bà A là chủ một doanh nghiệp sản xuất bánh mì hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam từ năm 2010. Nhận thấy việc kinh doanh ngày càng phát đạt và mở rộng thị trường
ra cả nước, vào năm 2017, bà A đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Mom’s Bread – Bánh mì
của mẹ” cho sản phẩm bánh mì mình sản xuất và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu vào tháng 8/2019.
- Vào năm 2021, tình hình kinh doanh của bà A gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Tháng 12/2021, tập đoàn H (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh
doanh thực phẩm tại Việt Nam) chủ động liên hệ với bà A, ngỏ ý muốn mua lại doanh
nghiệp và nhãn hiệu “Mom’s Bread – Bánh mì của mẹ”.
1. Xác định tư cách chủ thể của các nhân vật trong tình huống trên.
- Bà A là CSH của nhãn hiệu “Mom’s Bread” dành cho hàng hóa là bánh mì do bà
sản xuất và kinh doanh, căn cứ theo Điều 121 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019).
- Tập đoàn H không có tư cách chủ thể với nhãn hiệu “Mom’s Bread”.
-
2. Bà A có thể chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu của mình cho tập đoàn H hay
không?
- Căn cứ theo khoản 4, 5 điều 139 Luật SHTT…, nếu bà A muốn chuyển nhượng
quyền đối với nhãn hiệu “Mom’s Bread” của mình thì việc chuyển nhượng phải (1)
không gây ra nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa mang nhãn hiệu, và (2) người
nhận chuyển nhượng phải đáp ứng yêu cầu của người có quyền đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu “Mom’s Bread” dành cho hàng hóa là bánh mì.
- Ở đây, tập đoàn H muốn mua lại cơ sở sản xuất kinh doanh của bà A cùng với
nhãn hiệu “Mom’s Bread”. Nếu tập đoàn H đảm bảo rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng

8
nhãn hiệu này cho sản phẩm được sản xuất từ cơ sở mà họ mua lại của bà A, thì tập
đoàn H đáp ứng được yêu cầu về người có quyền đăng ký tương ứng tại khoản 1, 2
điều 87 Luật SHTT…. Do đó, bà A có thể chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
“Mom’sBread” của mình cho tập đoàn H.
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I. Lý thuyết chung
Định nghĩa tài sản trí tuệ
▪ Theo Từ điển tiếng Việt - “sở hữu trí tuệ” là quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí
tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ, như quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh…
▪ Theo Tổ chức Thế giới về SHTT (WIPO) - Tài sản trí tuệ là thành phẩm của trí óc, như các
phát minh, tác phẩm văn học và nghệ thuật, thiết kế, và tên gọi, biểu tượng cũng như hình ảnh
sử dụng trong thương mại
▪ Theo Luật SHTT VN 2005
Đặc điểm của tài sản trí tuệ
▪ Là tài sản vô hình
▪ Không thể chiếm hữu về mặt thực tế
▪ Khó quản lý, kiểm soát
▪ Không bị hao mòn về mặt thời gian
▪ Đại diện cho người tạo ra nó, chỉ ra nguồn gốc
▪ Cần có một cơ chế bảo hộ riêng
Lịch sử phát triển của pháp luật về SHTT
▪ Trên thế giới
▪ Hoạt động sáng tạo bắt đầu từ thời tiền sử
▪ Nhu cầu bảo vệ tác phẩm từ Hy Lạp cổ đại
▪ Florence và Venice
▪ Nước Anh TK XVI-XVII
▪ Hiệp định Paris 1883
▪ Việt Nam
Văn bản pháp luật điều chỉnh quyền SHTT
▪ Quốc tế - các điều ước quốc tế
▪ Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm Văn học Nghệ thuật
(1886)
▪ Hiệp định Paris bảo hộ Sở hữu công nghiệp (1883)
▪ Thỏa ước Madrid (1891) – sau này thêm Nghị định thư
Madrid
▪ Hiệp định TRIPS (1994)
▪ Việt Nam
▪ Luật Sở hữu trí tuệ (2005)
▪ Nghị định 22/2018/NĐ-CP
▪ Nghị định 103/2006/NĐ-CP
▪ Nghị định 88/2010/NĐ-CP
▪ Và các văn bản hướng dẫn thi hành khác
Cơ quan quản lý về SHTT
▪ Quốc tế
▪ Tổ chức Thế giới về SHTT (WIPO)
▪ WTO
▪ Các hiệp định song phương và đa phương
▪ Việt Nam
9
▪ Cục Bản quyền tác giả
▪ Cục Sở hữu trí tuệ
▪ Cục Trồng trọt
* Lưu ý: Quyền SHTT chia thành 3 nhóm quyền: Quyền tác giả và quyền liên quan; quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
II. Quyền tác giả và quyền liên quan
1. Quyền tác giả
* Đối tượng điều chỉnh: (Điều 14 LSHTT)
Đối tượng điều chỉnh - là các tác phẩm văn học, nghệ thuật
▪ Tác phẩm văn học
▪ Tác phẩm âm nhạc, sân khấu
▪ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa
▪ Tác phẩm báo chí
▪ Tác phẩm kiến trúc
▪ Phần mềm máy tính
▪…
- Tác phẩm phái sinh không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm
được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Ngoại lệ (Điều 15)
1.Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và
bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
* Nguyên tắc bảo hộ: quyền tác giả bảo hộ tính nguyên gốc của hình thức thể hiện tác phẩm,
không bảo hộ ý tưởng nội dung của tác phẩm.
*Chủ thể của quyền tác giả (Điều 13)
▪ Tác giả - người trực tiếp tạo ra tác phẩm
▪ Đồng tác giả
▪ Chủ sở hữu QTG – Người đầu tư vào việc tạo nên tác phẩm
▪ CSH có thể là vừa đầu tư vừa trực tiếp tạo ra tác phẩm (CSH đồng thời là TG) hoặc không
trực tiếp tạo ra tác phẩm
*Nội dung của quyền tác giả
Quyền nhân thân không gắn với tài sản => Chỉ thuộc về tác giả (Điều 19)
▪ Quyền được đặt tên
▪ Quyền được đứng tên, đề tên
▪ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Quyền nhân thân gắn với tài sản
▪ Quyền công bố tác phẩm – đây là quyền nhân thân có yếu tố tài sản
Quyền tài sản (Điều 20)
▪ Quyền làm tác phẩm phái sinh
▪ Quyền biểu diễn tác phẩm
▪ Quyền sao chép và phân phối bản sao
▪ các loại tác phẩm khác nhau có các quyền tài sản đặc thù
Nếu tác giả cũng là CSH – có toàn bộ các quyền nhân thân lẫn tài sản
▪ Nếu tác giả không phải là CSH
▪ Quyền nhân thân thuộc về tác giả (trừ quyền công bố)
▪ Quyền tài sản thuộc về CSH (+ quyền công bố)

10
▪ Tuy nhiên, việc khai thác tác phẩm không được làm tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả
*Những ngoại lệ của QTG – khi sử dụng tác phẩm không cần xin phép
▪ Không xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao – sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu,
minh họa, không khai thác thương mại (Điều 25) không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc,
tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
▪ Không xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao – sử dụng để phát sóng (Điều 26) không
áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
⇨ Những hành vi này không được làm hại đến tác phẩm cũng như danh dự, uy tín của tác
giả
Tác giả, chủ sở hữu có quyền định chuyển giao quyền thông qua chuyển nhượng và chuyển
quyền (tuy nhiên quyền tác giả không gắn với tài sản không được chuyển giao)
*Thời hạn bảo hộ (Điều 27)
Quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân gắn với tài
sản và quyền tài sản:
- 75 năm đối tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, khuyết danh. Nếu chưa
được công bố trong thời hạn 25 năm từ khi được định hình thì thời hạn bảo hộ 100 năm
tính từ ngày tác phẩm được định hình.
- Suốt cuộc đời tác giả + 50 năm – các tác phẩm khác
- Tác phẩm công bố sau khi tác giả chết có thời hạn 50 năm
2. Quyền liên quan
Đối tượng điều chỉnh (Điều 17)
▪ Cuộc biểu diễn
▪ Bản ghi âm, ghi hình
▪ Chương trình phát sóng
Chủ thể của quyền liên quan (Điều 16)
▪ Người biểu diễn – ca sĩ, diễn viên
▪ Chủ đầu tư của cuộc biểu diễn
▪ Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
▪ Tổ chức phát sóng
Nội dung của QLQ
▪ Quyền nhân thân – thuộc về người biểu diễn
▪ Quyền được nêu tên
▪ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn
▪ Quyền tài sản – thuộc về chủ đầu tư, nhà sản xuất, tổ chức
phát sóng
▪ Quyền với cuộc biểu diễn
▪ Quyền với bản ghi âm, ghi hình
▪ Quyền với chương trình phát sóng
▪ (người biểu diễn cũng có quyền tài sản là quyền được trả
thù lao)
▪ Các ngoại lệ của QLQ (Điều 32, 33)
Thời hạn bảo hộ QLQ – 50 năm (Điều 34)
▪ Quyền của người biểu diễn – tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình
▪ Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình – tính từ năm tiếp theo năm bản ghi được công
bố/ định hình
▪ Quyền của tổ chức phát sóng – tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực
hiện

11
Ví dụ: biểu diễn ngày 23/4/2019 thì tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2070
▪ Cơ chế bảo hộ của QTG và QLQ là cơ chế bảo hộ tự động – tức không cần văn bằng bảo hộ
▪ Tuy nhiên, khuyến khích đăng ký bảo hộ QTG, QLQ
▪ Người có quyền đăng ký: cá nhân/pháp nhân
▪ Nơi nộp đơn: Cục bản quyền tác giả thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch
▪ Quy trình xử lý đơn: Nộp đơn -> Thẩm định hình thức -> Công bố đơn -> Thẩm định nội
dung -> Cấp văn bằng bảo hộ
▪ Văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký QTG, QLQ
Tác phẩm thuộc về công chúng (Điều 43)
III. Quyền sở hữu công nghiệp
- Đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Sáng chế Giải pháp Kiểu Thiết kế Nhãn Tên Chỉ dẫn Bí mật kinh
hữu ích dáng bố trí hiệu thương địa lý doanh
công mại
nghiệp
Điều Tính mới Tính mới Tính Tính Có dấu Có khả Có Không phải
kiện Tính sáng Có khả mới mới hiệu nhìn năng nguồn hiểu biết
bảo hộ tạo năng áp Tính thương thấy được phân biệt gốc thông
Có khả dụng công sáng tạo mại Có khả chủ thể Có danh thường
năng áp nghiệp Khả Có tính năng kinh tiếng Tạo lợi thế
dụng công (Điều 58) năng áp nguyên phân biệt doanh (Điều Được bảo
nghiệp dụng gốc (Điều 72) (Điều 76) 79) mật
(Điều 58) công (Điều (Điều 84)
nghiệp 68)
(Điều
63)
Không Điều 59 Điều 64 Điều 69 Điều 73 Điều 77 Điều 80 Điều 85
được
bảo hộ
Ngoại Nhãn Nhà
lệ hiệu nổi nước
tiếng đăng ký
Thời 20 năm kể 10 năm kể 5 năm + Đến 10 năm Vô thời
hạn từ ngày từ ngày gia hạn sớm kể từ hạn
bảo hộ nộp đơn nộp đơn thêm 2 nhất: ngày nộp
(Điều lần 5 10 năm đơn (gia
93) năm khai hạn nhiều
thác lần 10
thương năm)
mại
10 năm
từ ngày
nộp đơn
15 năm
ngày tạo
ra
Lưu ý Phải sử Phải

12
dụng liên chuyển
tục nhượng
cùng với
doanh
nghiệp
Nguyên tắc áp dụng: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 90), nguyên tắc ưu tiên (Điều 91)
Khi có nhiều người cùng nộp đơn cùng lúc -> thỏa thuận chọn ra người được cấp -> k thỏa
thuận được thì không cấp cho ai cả
Trong quá trình chờ cấp văn bằng bảo hộ vẫn có quyền chuyển giao quyền đăng ký bảo hộ cho
chủ thể khác (Điều 86)
Quyền của chủ sở hữu/ tác giả: chuyển quyền (chuyển nhượng (Điều 130 -140) và chuyển
quyền sử dụng (Điều 141-144) ) thông qua hợp đồng:
+ Hợp đồng độc quyền sử dụng
+ Hợp đồng không độc quyền
+ Hợp đồng thứ cấp
Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (Điều 134): Quyền
này không thể chuyển giao và chỉ được sử dụng trong phạm vi đang có. Chỉ được chuyển
nhượng trong trường hợp chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp
IV. Quyền đối với giống cây trồng
Đối tượng điều chỉnh – Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển
▪ Giống cây trồng - quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất
▪ Đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống
▪ Có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng và phân biệt được với bất kỳ quần thể
cây trồng nào
▪ Tính trạng có khả năng di truyền được
Điều 158. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển,
thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Nội dung của quyền với GCT
▪ Giới hạn của quyền (Điều 190 – 191)
▪ Với tác giả - tác giả có nghĩa vụ hỗ trợ CSH duy trì tinh ổn định của GCT được bảo hộ
▪ Với CSH
▪ Những TH sử dụng GCT không bị coi là xâm phạm quyền
▪ Sử dụng vật liệu của GCT không nhằm mục đích nhân giống
▪ Nghĩa vụ lưu giữ và duy trì tinh ổn định của GCT
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 166): Nhiều người nộp cùng lúc -> thỏa thuận -> k thỏa
thuận được thì cơ quan nhà nước xem xét chọn cấp
Quyền tác giả ( Điều 185)
Quyền chủ sở hữu (Điều 186)
Thời hạn bảo hộ - kể từ khi VBBH được cấp đến (Điều 169)
▪ 25 năm với cây thân gỗ và cây nho
▪ 20 năm với GCT khác
V. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tự bảo vệ (Điều 198)
Giải quyết tranh chấp về quyền SHTT giữa cá nhân/ tổ chức với nhau
▪ Thẩm quyền áp dụng thuộc về Tòa án
▪ Các biện pháp cụ thể

13
▪ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
▪ Buộc xin lỗi, cải chính công khai
▪ Buộc thực hiện nghĩa vụ
▪ Buộc bồi thường thiệt hại
▪ Buộc tiêu hủy các đồ vật sử dụng để xâm phạm quyền SHTT hoặc đưa vào sử dụng phi
thương mại
2. Xử lý bằng biện pháp dân sự
▪ Nghĩa vụ chứng minh – ai là người gửi yêu cầu thì có nghĩa vụ chứng minh
▪ Chứng minh tư cách chủ thể quyền SHTT – khi có VBBH thì chỉ cần dùng VBBH làm chứng
cứ
▪ Chứng minh sự tồn tại của hành vi xâm phạm
▪ Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
▪ Xác định thiệt hại – vật chất và tinh thần
▪ Biện pháp khẩn cấp tạm thời
3. Xử lý bằng biện pháp hành chính
▪ Khi hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ gây thiệt hại cho chủ thể quyền SHTT mà còn
gây thiệt hại cho XH
▪ Các hành vi buôn bán hàng giả, lợi dụng dấu hiệu tương tự với NH hoặc CDĐL để kinh
doanh
▪ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
4. Xử lý bằng biện pháp hình sự
▪ Khi hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm
▪ Nội dung của tội phạm quy định trong BLHS

NHẬN ĐỊNH
1. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn
sớm hơn.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
=> Đúng. Theo khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán nhuận
bút, thù lao.
=> Đúng. Theo điều 29 nghị định 100/2006.
6. Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn.
=> Sai. Tên thương mại.
7.Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều được
sử dụng chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.

14
=> Sai. Theo khoản 7 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
10. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 6 Nghị định 103/2006.
11. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam.
=> Đúng. Theo khoản 20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
12. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu công nghiệp.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
13. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
14. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.
=> Đúng. Theo khoản 7 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
15. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thuộc dạng không độc quyền.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
16. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.
=> Đúng. Theo nghị định 06/2001.
17. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi.
=> Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
18. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ
không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
19. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền
chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp.
=> Sai. Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
20. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức
vật chất nhất định.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
21. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
22. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác
=> Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
23. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
24. Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
25. Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí
tuệ Việt Nam.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ.
26. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng
phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
=> Đúng. Theo điều 3 Nghị định 100/2006 và khoản 2 điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ.
27. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thuộc hạng không độc quyền.
=>. Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.

15
28. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,
dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả
năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
29. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.
=> Đúng. Theo khoản 2 điều 6 Nghị định 103/2006.
30. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi.
=> Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ.
31. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ quyền
tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
32. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
33. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ
không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ
34. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp.
=> Sai. Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
35. Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ.
36. Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại.
=> Sai. Là Nhãn hiệu nổi tiếng.
37. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.
38. Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao.
=> Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
39. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
40. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền
tác giả.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
41. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ.
42. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm
thị.
=> Đúng. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
43. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng
trong hoạt động của họ. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
44. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không
phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
=> Đúng. Theo khoản 3 điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ.
45. Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối
tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng
bảo hộ.

16
=> Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
46. Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng
tác giả của tác phẩm văn học đó.
=> Sai. Theo điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ.
47. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
48. Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
49. A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế
và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp
dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
50. Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
51. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối
với các quyền tài sản.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
52. Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ
quan quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ.
53. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ
thuật.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
54. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo.
=> Đúng.
55. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
56. Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản
xuất khác nhau.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
57. Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bị công bố công khai trước thời điểm nộp
đơn.
=> Sai. Theo khoản 4 điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ.
58. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả.
=> Sai. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
59. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác
giả chết.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
60. Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
=> Đúng. Theo điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ.
61. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản X Q` nt +
q` ts
62. Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả.
=> Đúng. Theo khoản 2 điều 14 và khoản 1 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
63. Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu
đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

17
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 103/2006.
64. Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản
phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự.
=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
65. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ khi có hành vi xâm phạm.
=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
66. Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
67. Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận
thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận
khác.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ.
68. Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký.
> Đúng. Theo khoản 3 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
69. Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo
hộ.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
70. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
=> Sai. Theo khoản 22 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
71. Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình
thức vật chất nhất định.
=> Đúng Đ10 NĐ 100/2006
72. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng
trong hoạt động của nó.
=> Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
73. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu
công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ.
=> Sai. Theo điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ.
74. Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký
nhãn hiệu.
=> Sai. Theo khoản 2,3,4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
75. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội.
=> Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
76. Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
77. Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành
vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
=> Sai. Theo điểm c khoản 3 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
78. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng
sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế.
=> Đúng. Theo điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ.
79. Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí
duy trì hiệu lực.
=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
80. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi
tác phẩm đã được công bố.

18
=> Đúng, vì việc trả thù lao chỉ phát sinh đối với việc sử dụng tác phẩm đã công bố
Cơ sở pháp lý: 25, 26, 1a, 3-20, K8-14 Luật Sở hữu trí tuệ.
81. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.
=> Sai, cả cuộc biểu diễn ở NN nhưng do công dân VN thực hiện
Cơ sở pháp lý:1a-17 Luật Sở hữu trí tuệ.
82. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
=> Sai, chưa chắc là “tên” bởi chỉ cần là “dấu hiệu” dùng để chỉ SP có nguồn gốc từ đâu
Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
83. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc
đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
=> Đúng theo K1-4 NĐ 105 Luật Sở hữu trí tuệ.
84. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
=> Sai, bằng độc quyền sáng chế mới được bảo hộ 20 năm, còn bằng giải pháp hữu ích chỉ có
10 năm ( lưu ý là sáng chế gồm “BĐQSC” và “BGPHI”). Ngoài ra, hiệu lực bắt đầu từ khi
được cấp bằng chứ ko phải có hiệu lực ngay từ ngày nộp đơn
Cơ sở pháp lý: Đ58, 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
85. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn.
=> Sai, nhãn hiêu nổi tiếng được bảo hô ko xác định TH. TH bảo hộ dựa trên việc khi nào
NHNT ko còn NT thì ko được bảo hộ nữa
Cơ sở pháp lý: Đ75 Luật Sở hữu trí tuệ.
86. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh.
=> Đúng, vì điều kiện để sử dụng tên thương mại hợp pháp phải là việc đăng ký tên tm đó như
trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
87. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa.
=> Sai, CĐL la các dấu hiệu xác định nguồn gốc sản phẩm chứ ko phải bản mô tả nguồn gốc
SP
Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
88. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ Qsở hữu trí tuệ bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu
Qsở hữu trí tuệ vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự.
=> Đúng, theo GT/335 Luật Sở hữu trí tuệ.
89. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin
phép và trả tiền nhuậ bút thù lao.
=> Đúng, theo 1đ-25 Luật Sở hữu trí tuệ.
90. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu
hẹp phạm vi bảo hộ.
=> Sai, quyền này của chủ văn bằng chứ ko phải của người nộp đơn
Cơ sở pháp lý: K3-97 Luật Sở hữu trí tuệ.
Có 10 ý nhưng mình ko nhớ hết!
91. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt nam.
=> Sai, trên toàn lãnh thổ VN
Cơ sở pháp lý: K20-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
92. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm
=> Sai, K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
93. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn
=> Sai, GCN đăng ký mới có hiệu lực vô thời hạn. Chỉ dẫn địa lý mà bị mất đặc trưng thì văn
bằng cũng bị chấm dứt hiệu lực
Cơ sở pháp lý: K7-93, 1g-95 Luật Sở hữu trí tuệ.
94. Chỉ dẫn địa lý có thời hạn bảo hộ không xác định
=> Đúng, CĐL được bảo hộ cho tới khi nào đặc trưng để được BH ko còn

19
Cơ sở pháp lý: 1g-95 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
95. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng tác phẩm văn học
=> Đúng theo 1m-14 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
96. Quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là
không độc quyền
=> Đúng, theo 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.
97. Công chúng có mọi quyền đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của minh
=> Sai, chỉ có quyền TS, còn quyền nhân thân thì không (vì quyền nhân thân được BH vô TH)
Cơ sở pháp lý: K1-43, 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
98. Tòa án có quyền đơn phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
=> Sai, Tòa án chỉ được áp dụng BPKCTT khi có yêu cầu
Cơ sở pháp lý: K2-206 Luật Sở hữu trí tuệ.
99. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không phải là người sử dụng nhãn hiệu đó
=> Đúng
Cơ sở pháp lý: K18-4 Luật Sở hữu trí tuệ.
100. có thể gia hạn nhiều làn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
=> Đúng, theo K6-93 Luật Sở hữu trí tuệ.
101. quyền đối với chỉ dẫn địa lý không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu công nghiệp.
=> Đúng vì: CSH CDĐL là NN, người được NN trao quyền quản lý CDĐL chỉ có các quyền
chiếm hữu, sử dụng do đó ko có quyền chuyển giao (định đoạt) đối với CDĐL
Cơ sở pháp lý: K4-121, K2-123 Luật Sở hữu trí tuệ. (coi thêm Đ45 để hiểu về chuyển giao)
102. Công chúng có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn
bảo hộ.
=> Sai, đối với quyền nhân thân thì TH bảo hộ là vô hạn
Cơ sở pháp lý: K1-27, 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình
thức vật chất nhất định. Đúng, K1-6
2. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan. Sai, phải là
bản ghi âm ghi hình ở VN CSPL: K2-17
3. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người
khác. Sai, quyền công bố thì dc CSPL: K2-45
4. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Sai, thuộc sh công
chúng CSPL: 43
5. Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế. Sai, K1-59
6. Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam. Sai,1a-17
7. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát
sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Sai, nếu tự làm bản sao tạm
thời thì ko CSPL 1d-32
8. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sai, trên cơ sở sử dụng CSPL: 3b-6
9. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Sai, trên toàn lãnh
thổ VN CSPL: K20-4
10. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp. Sai, thỏa dk thì vẫn dc CSPL: K3-139

20
11. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ khi có hành vi xâm phạm Sai, cả người bị thiệt hại cũng có quyền CSPL:
K2,3-198
12. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. Sai, chỉ có GCN mowiscos hiệu lực vô TH.
Nếu dk địa lý bị mất danh tiếng thì VBBH vẫn bị chấm dứt HL CSPL: k7-93, 1g-95
13 Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thuộc hạng không độc quyền Đúng, CSPL: 1a-146
14 Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có
khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Sai, linh
vực ko trùng vẫn có thể là hv xâm phạm nếu thỏa dk và đó là hà
15 Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định Đúng, do việc xác
lập dựa trên thực tiễn sử dụng, khi nào ngừng sử dụng thì mới hết bảo hộ CSPL: K2-6
16 Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng,
đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi Sai, nếu sự thây đổi làm mất danh tiếng
CSPL: 1g-95
17 Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ
quyền tác giả Đúng, 1m-14
18 Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp Sai, từ ngày nộp
đơn K2-93
19 Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ
không nộp lệ phí duy trì hiệu lực Đúng, 1a-95
20 Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp Sai,
chỉ dc chuyển giao nếu thỏa dk quy định
CSPL 1c-146
21 Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được Đúng, K1-72
22 Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh,
chỉ dẫn địa lý, tên thương mại Sai, thiếu nhãn hiêuh nổi tiếng
23 Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ Đúng, 136
24 Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao Sai, K3-139
25 Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công
chúng Sai, quyền nhân than thì ko CSPL: K1-43
26 Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ
quyền tác giả Đúng, 1m-14
27 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công
nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác Sai, chuyển
nhượng và chuyển giao là khác nhau CSPL: 45, 47
28 Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người
khiếm thị Đúng, K3-20, 1i-25
29 Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng
trong hoạt động của họ ???
30 Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không
phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó Sai, buộc phải là CSH
CSPL:121, K1-141
31 Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối
tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng

21
bảo hộSai, có thể vẫn có hl 1 phần trong TH chỉ 1 phần vb BH vi phạm đk BH chứ ko hủy bỏ
luôn hiệu lực cả vb đó
CSPL: K2-96
32 Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là
đồng tác giả của tác phẩm văn học đó Sai, ko phù hợp ĐN đồng tác giả
CSPL: K1-736 LDS, K1-38
33 Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao
cho chủ sở hữu quyền tác giả Đúng, vì TH này ko thuộc TH ko phải trả thù lao
CSPL: điều 25
34 Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế Đúng CSPL: K12-4;58
35 A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng
chế và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để
áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Sai, trong TH A sáng tạo ra SP này sau
ngày B nộp đơn or ưu tiên thì vẫn coi là VP
CSPL: K1-134

36 Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế
Sai, từ ngày nộp đơn CSPL: 93
37 Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện
đối với các quyền tài sản. Sai, quyền coog bố thì dc chuyển giao chuyển nhượng CSPL: K1-
46, K1-47
38 Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp Sai, K2-148
39 Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ
thuật Đúng, K1-6
40 Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo Đúng, K1-6
41 Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn Sai, quyền
công bố thì ko CSPL K2-27
42 Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà
sản xuất khác nhau Sai, phân biệt HH, DV và của tổ chức, cá nhân khác nhau cSPL K16-4
43 Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bịcông bố công khai trước thời điểm
nộp đơn Sai, nếu người công bố ko có quyền CSPL K4-65
44 Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao
cho chủ sở hữu quyền tác giả Đúng, vì ko thuộc TH ko xin ko rả CSPL: 25
45 Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm
tác giả chết Sai, quyền nhân thân thì BH vô TH. Ngoài ra TP điện ảnh thì TH BH sẽ khác
CSPL K2-27
46 Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
47 Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản Sai,
1b-204
48 Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả Sai, K1-22 ND 100/06
49 Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid
nếu đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam Đúng, K3-12 NĐ 103
50 Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì
sản phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự Đúng, 129
51 Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ khi có hành vi xâm phạm Sai, K2,3-198

22
52 Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó Đúng,K1-121
53 Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận
thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận
khác Sai, tùy thỏa thuận chứ ko tính theo %
CSPL: 135
54 Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký Sai, K3-87
55 Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn
bảo hộSai, ko có quyền nhân thân
CSPL: K2-43
56 Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm Sai, K22-4
57 Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một
hình thức vật chất nhất định Đúng, K1-6
58 Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng
trong hoạt động của nó Sai, K21-4
59 Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu
công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ Sai, chỉ áp dụng với sáng chế,
kiểu dáng và nhẫn hiệu => còn thiết kế bố trí
CSPL:: 90
60 Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký
nhãn hiệu Sai, K2-87
61 Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ
thuật Đúng, K1-6
62 Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Sai, CSH là NN
K4121
63 Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là
hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý Sai, 3b-129
64 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử
dụng sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế
Sai,1a-146
65 Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ
phí duy trì hiệu lực Đúng, 1a-95
67 Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu của người khácđã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn
sớm hơn Sai, TH người đó đk mà ko sử dụng liên tục 5 nă
CSPL: 2h-74
68 Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó Đúng
69 Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp Sai
70 Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán
nhuận bút, thù lao Đúng, CSPL: 29 NĐ 100/06
71 Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời
hạn Sai, nhãn hiệu nối tiếng CSPL: Đ6 NĐ 103
71 Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế Đúng, nếu
thỏa đk sáng chế
72 Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều
được sử dụng chỉ dẫn địa lý Sai, K2-79
75 Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định Đúng, đã trả lời
76 Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng,
đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi Sai, 1g-95

23
24

You might also like