Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ÔN TẬP

Chương 2

1. Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác. Tại sao nói quan
niệm vật chất của Lênin là khoa học nhất?
Gợi ý trả lời:
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về vật chất
+ Quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại.
+ Quan niệm về chất của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV-XVIII.
- Giải thích tại sao quan niệm vật chất của Lênin là khoa học nhất.
2. Điều kiện ra đời và nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa của nó
đối với nhận thức khoa học.
Gợi ý trả lời:
- Điều kiện ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lênin.
- Nội dung định nghĩa vật chất của V.I. Lênin.
- Ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học.
3. Định nghĩa của Ph.Ăngghen về vận động và ý nghĩa của nó với việc khắc phục các
quan niệm sai lầm về vận động. Các hình thức vận động cơ bản. Lấy ví dụ minh họa.
Gợi ý trả lời:
- Định nghĩa của Ph.Ăngghen về vận động
- Ý nghĩa của nó với việc khắc phục các quan niệm sai lầm về vận động.
- Các hình thức vận động cơ bản, lấy ví dụ minh họa.
4. Khái niệm ý thức. Phân tích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức và
ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này. Tại sao nói sự phản ánh năng động, sáng tạo là hình
thức phản ánh cao nhất?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm ý thức.
- Phân tích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức.
- Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này.
- Giải thích tại sao nói sự phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất.
5. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức. Tại sao nói
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Tại sao nói ý thức là một hiện tượng
xã hội và mang bản chất xã hội?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm ý thức
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức.
- Giải thích tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Giải thích tại sao nói ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
6. Kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tại sao tri
thức giữ vai trò quyết định trong kết cấu đó?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm ý thức
- Phân tích kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Giải thích tại sao tri thức giữ vai trò quyết định trong kết cấu đó. Cho ví dụ.
7. Thế nào là trí tuệ nhân tạo? Theo em, trong tương lai người máy có thể thay thế
toàn bộ hoạt động lao động của con người được không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm trí tuệ nhân tạo.
- Khẳng định người máy có thể thay thế được toàn bộ hoạt động lao động của con người
không?
- Giải thích tại sao người máy không thể thay thế toàn bộ hoạt động lao động của con
người. Cho ví dụ.
8. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận. Vận
dụng bài học “đổi mới tư duy”; “tôn trọng hiện thực khách quan” ; “phát huy tính năng
động chủ quan” vào hoạt động thực tiễn và bản thân sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm vật chất, ý thức.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Ý nghĩa phương pháp luận.
- Vận dụng bài học “đổi mới tư duy”; “tôn trọng hiện thực khách quan” ; “phát huy tính
năng động chủ quan” vào hoạt động thực tiễn và bản thân sinh viên.
9. Phân biệt biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Tại sao phép biện
chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm biện chứng
- Phân biệt biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
- Giải thích tại sao phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện
chứng.
10. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận và liên
hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Các tính chất của mối liên hệ
- Ý nghĩa phương pháp luận.
- Liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay
11. Nội dung nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận trong công cuộc
đổi mới ở Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm phát triển (Quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng về sự phát triển).
- Các tính chất của sự phát triển.
- Ý nghĩa phương pháp luận trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
12. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm cái riêng, cái chung, cái đơn nhất.
- Mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất, cho ví dụ.
- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn cuộc sống của sinh viên.
13. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả. Ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm nguyên nhân, kết quả.
- Các tính chất của mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, cho ví dụ.
- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.
14. Nội dung cơ bản của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với công cuộc đổi
mới ở Việt Nam và quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Vị trí và vai trò của quy luật.
- Nội dung của quy luật lượng – chất.
- Liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam và quá trình học tập và rèn luyện của sinh
viên.
15. Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý
nghĩa phương pháp luận và vận dụng quy luật vào thực tiễn và đời sống của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Vị trí và vai trò của quy luật.
- Nội dung của quy luật.
- Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng quy luật vào thực tiễn và đời sống của sinh viên.
16. Nội dung cơ bản quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa phương pháp luận
và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Gợi ý trả lời:
- Vị trí và vai trò của quy luật.
- Nội dung của quy luật.
- Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
nay.
17. Khái niệm và các hình thức cơ bản của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm thực tiễn.
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Ý nghĩa phương pháp luận.
18. Nhận thức là gì? Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức theo quan điểm duy
vật biện chứng. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm nhận thức.
- Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng.
- Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. Cho ví dụ.
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn của quá trình nhận thức.
19. Nguồn gốc và bản chất của nhận thức. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể
của nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với quá trình học tập, rèn luyện
của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Nguồn gốc và bản chất của nhận thức.
- Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của nhận thức.
- Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên.
20. Nội dung quan điểm của V.I. Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý. Vận dụng lý luận này trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Gợi ý trả lời:
- Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của Lênin: Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
+ Giai đoạn trực quan sinh động. Cho ví dụ.
+ Giai đoạn tư duy trừu tượng. Cho ví dụ.
- Mối quan hệ giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng...
- Vận dụng lý luận này trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

---HẾT CHƯƠNG 2---

You might also like