Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Thí nghiệm vật lý 1

§8. HIỆN TƯỢNG TỪ TRỄ CỦA SẮT TỪ


1.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Mục đích:
Ghi đường cong từ hoá và từ trễ của sắt từ. Trong thí nghiệm này với sự giúp đỡ của giao
diện CCSSY ta có thể ghi được cường độ dòng điện để từ hoá một lõi sắt và hiệu điện thế cảm
ứng trong cuộn thứ cấp. Từ đó có thể tìm được mối quan hệ giữa cảm ứng từ B và cường độ từ
trường H trong lõi sắt, vẽ đường cong từ hoá và đường cong từ trễ.
Yêu cầu
Hiểu được cơ sở lý thuyết của phương pháp đo. Xác định được B dư và Hkhử, vẽ được đường cong
từ trễ.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi đặt trong từ trường ngoài B0, vật liệu từ có thể bị từ hoá làm cho vật liệu đó có một từ
trường phụ B/. Do đó từ trường tổng hợp bên trong vật liệu từ khi đặt trong từ trường ngoài B 0 có
dạng:
Sự từ hoá được giải thích trên cơ sở các mômen từ của các electron chuyển động trong
nguyên tử (tương đương như một dòng điện tròn) đã tương tác với từ trường ngoài kết quả từ
trường tổng hợp trong vật liệu từ có dạng:
, trong đó gọi là độ từ hoá
Đặt , trong đó gọi là độ từ thẩm tỷ đối của vật liệu từ.
Người ta phân biệt theo tính chất và mức độ từ hoá từ hoá thành các vật liệu sau:
a.Nghịch từ: Những chất này khi bị từ hoá sẽ sinh ra một từ trường phụ ngược chiều với
từ trường ngoài, do đó từ trường tổng hợp trong chất nghịch từ bé hơn từ trường ngoài B0.
b.Thuận từ: Những chất này khi bị từ hoá sẽ sinh ra một từ trường phụ cùng chiều với từ
trường ngoài, do đó từ trường tổng hợp trong chất nghịch từ lớn hơn từ trường ngoài B0.
c.Sắt từ: Từ trường phụ do sắt từ sinh ra cùng chiều với từ trường ngoài nhưng lớn hơn từ
trường ngoài hàng chục nghìn lần.
Trong thí nghiệm này chúng ta chỉ khảo sát vật liệu sắt từ.
Từ trường từ hoá lõi sắt từ được xác định bởi công thức:

Trong đó: N1 là số vòng cuộn sơ cấp


L chiều dài cuộn sơ cấp
I cường độ dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp.
Cảm ứng từ trong lõi sắt từ được xác định bởi công thức:
Do độ từ thẩm của sắt từ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu từ và cường độ từ trường H 0
nên thực chất B không tỷ lệ với H0 mà tiến đến giá trị bão hoà Bbh khi H0 tăng.
Đường cong từ trễ có những tính chất sau:

315
Thí nghiệm vật lý 1

- Nếu vật liệu được bắt đầu từ hoá (H0 tăng dần từ không) thì cảm ứng từ B tăng theo
đường cong OA. Đường cong OA gọi là đường cong từ hoá cơ bản.
- Khi giảm cường độ từ trường H 0 từ trường B giảm theo đường cong AB d nằm ở phía
trên đường cong OA. Vì vậy khi H0 giảm về không thì B còn từ trường dư Bdư.
- Để khử hết từ trường trong lõi thì phải tiếp tục giảm H 0 đến – Hk( đổi chiều từ trường
H0), giá trị Hk gọi là từ trường khử.
- Nếu tiếp tục tăng từ trường H từ -H k đến –H1 thì lõi sắt lại bị từ hóa theo chiều ngược lại
(đường cong –HkA’). Tiếp đó cho H biến thiên từ -H 1 về không, rồi từ không tăng đến +H 1 ta sẽ
thu được đoạn A’C’A trên đồ thị.
Đường cong khép kín ACA’C’A ứng với toàn bộ quá trình từ hóa như trên được gọi là
chu trình từ trễ.
Trong thí nghiệm này khi đưa một dòng điện biến đổi vào cuộn sơ cấp của máy biến thế,
thì ở cuộn thứ cấp sẽ có một suất điện động cảm ứng .
Từ thông gửi qua cuộn thứ cấp: , n2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp, S là tiết
diện của lõi.
Suất điện động cảm ứng trên cuộn thứ cấp:

Do vậy
Trong thí nghiệm này H0 do dòng điện trong cuộn sơ cấp gây ra, cảm ứng từ B là từ
trường trong cuộn thứ cấp, khảo sát sự phụ thuộc cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp và từ
trường trong cuộn thứ cấp

III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

316
Thí nghiệm vật lý 1
- Power – Cassy
- Sensor - Cassy
- Lõi thép chữ U
- Các cuộn dây và dây nối
- Máy tính
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Trong thanh “Start” chọn “Program” và chọn “Cassy Lab”
Trong màn hình làm việc của cassy lab chọn F5 để cài đặt thếi bị.
Chọn “Load examble” chọn Physics rồi chọn P 7.3.2.1 Hysteresis of a transformer core”
ta được một tài liệu hướng dẫn thục hành bài này.
Trong màn hình Setting chon “General”, để khai báo sensor – cassy: nếu sesor cassy nối
vào cổng COM 1 ( hoặc COM 2, COM 3… thì trong cử số này nhấp chute vào COM 1 ( hoặc
COM 2, COM 3…)tương ứng và chọn cassy (thông thường máy tính sẽ tự nhận các thiết bị cắm).
Trong cửa số Setting chọn”Cassy” đặt lại hệ rhống của các lối ra cho phù hợp bằng cách
nhấp chute vào vị trí của nó trên sensor cassy
Lối ra UB2 : Quantity Voltage UB2
Meas range: -1V…..1V
Power cassy đóng vai trò như một máy phát chức năng ta có thể thay đổi các thông số của
tín hiệu ra bằng cách nhấp chuột vào vị trí của nó trên màn hình.

Tiến hành thí nghiệm


Chú ý: Để đo đường cong từ trễ được đối xứng qua trục toạ độ thì trước khi làm thí
nghiệm ta phảI khử từ dư của lõi thép bằng một trong các cách sau:
1.Gõ nhẹ đầu cuối của lõi chữ I ngược với đầu cuối của lõi chữ U vài lần.
2.Ta có thể khử từ dư của lõi thép bằng cách đặt thời gian cung cấp dòng điện sao cho khi
cường độ dòng điện bằng không thì dừng lại. Muốn làm như vậy mở cửa sổ “setting” chọn
“display measuring parameter”, trong ô “Meas time’ ghi vào khoảng thời gian phù hợp.
Ví dụ : nếu đặt các thông số:
Voltage source -1…..1V
Current source -1……1A
Signal Form Triangle (sym)
Parameter 0.1Hz
0.5 Vp
0V
50%
Thì thời gian cho các phép đo có thể như sau:
Ghi đường cong từ trễ khoảng: 12.5s
Ghi đường cong từ hoá khoảng: 3s
Khử từ dư trong lõi thép khoảng: 6.43s
1. Bấm F9 để hệ bắt đầu đo.

317
Thí nghiệm vật lý 1
2. Chú ý: khử từ dư trong lõi thép trước khi tiến hành phép đo mới.
Chuyển trục toạ độ B – H
* Khai báo B
- Trong cửa số “setting” chọn “parameter Formula FFT”
- Chọn “new quantity”
- Trong hộp “select quantity” điền vào tên đại lượng mới “cảm ứng từ”
- Chọn “formula” điền công thức chỉ mối liên hệ đại lượng mới với các đại lượng cũ:

, có thể nhấp chuột vào “help’ và chọn “grerk letter” để biết các ký hiệu. Ví dụ

để đánh công thức trên ta khai báo như sau: &F/(250*16*10^- 4)


- Trong “symbol” B: Unit: Vs/m^2 From: -2 To: 2
*Khai báo H
- Chọn “new quantity”
- Trong hộp “select quantity” điền vào tên đại lượng mới “cường độ từ trường”
- Chọn “formula” điền công thức chỉ mối liên hệ đại lượng mới với các đại lượng cũ:

, khai báo công thức trên ta khai báo như sau: I_1*250/7*10^- 2)

- Trong “symbol” H: Unit: A/m From: -5000 To: 5000


*Chọn hiển thị đồ thị B – H
-Trong “setting” chọn ‘display”
- Chọn “new display”
- Trong hộp “select display” ghi tên đồ thị B – H
Trong X – Axis chọn H và Y – Axis chọn B
Ta có thể dễ dàng xác đinh được các giá trị của I, , B, H0 bằng cách hiển thị toạ độ của
vị trí chuột và dịch chuột đến vị trí cần xác định. Đọc các giá trị toạ độ của chuột trên góc
phải màn hình. Hoặc đặt chuột vào vị trí cần xác định và nhấp phải chuột rồi chọn “set
Marker” , “text”. Hoặc vẽ các đường thẳng nằm ngang hay thẳng đứng đi qua vị trí cần xác
định bằng cách nhấp phải chuột và chọn “set Markẻ”, “vertical line”, hoặc “horizontal line”.
Sau đó chọn “set marker” , “text” để hiển thị các giá trị lên màn hình.
Để tính diện tích đường cong từ trễ, khai báo các công cụ có sẵn của phần mềm. Trên
cửa số đồ thị đường cong từ trễ ta kích phải chuột, trên màn hình hiện ra menu động cho ta
các công cụ có sẵn. Từ menu này chọn Calculate integral Pear area sau đó di chuột từ điểm
đầu đến điểm cuối của đường cong từ trễ. Để đưa kết quả diện tích vừa tính được ra màn hình
ta nhấp phải chuột chọn Set marker, text.
V CÂU HỎI KIÊM TRA
1. Phân biệt đường cong từ trễ và đường cong từ hoá.
2. Hãy nêu rõ những đặc điểm của sắt từ.

318
Thí nghiệm vật lý 1

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


HIỆN TƯỢNG TỪ TRỄ CỦA SẮT TỪ

Học viện công nhệ BC – VT


Lớp……………………….
Họ và tên………………….

Kết quả thí nghiệm

Lần Bd Hk Diện tích


1
2
3
4
5
TB

319

You might also like