Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Bộ môn QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ & DẦU KHÍ

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN QTTB - HẤP THU


1.1. QUÁ TRÌNH HẤP THU
Hấp thu (hấp thụ) là quá trình hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử trong hỗn hợp
khí vào trong chất lỏng. Quá trình hấp thu xảy ra khi một cấu tử của pha khí khuếch tán
vào pha lỏng do sự tiếp xúc giữa hai pha khí và lỏng.
Quá trình hấp thu đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp, được áp dụng
cho các mục đích sau:
- Làm sạch khí;
- Thu hồi các cấu tử quý;
- Tách hỗn hợp khí thành các cấu tử riêng biệt;
- Tạo thành một dung dịch sản phẩm mong muốn…

1.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HẤP THU

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý quá trình hấp thu

1.2.1. Thiết bị hấp thu


Thiết bị được sử dụng để tiến hành quá trình hấp thu được gọi là thiết bị hấp thu
hay cột hấp thu, tháp hấp thu ... Thiết bị hấp thu có thể làm việc gián đoạn hoặc liên tục.
Có các kiểu tháp hấp thu khác nhau là tháp đệm, tháp mâm, tháp phun, tháp sủi bọt ...
Nội dung phần này chỉ giới thiệu hai kiểu thiết bị làm việc liên tục:
- Thiết bị hấp thu loại mâm
- Thiết bị hấp thu loại đệm

1
1.2.2. Sơ lược về thiết kế thiết bị hấp thu
Cần tính toán để xác định các kích thước cơ bản chủ yếu nhất của tháp hấp thu, cụ
thể là đường kính và chiều cao tháp, phù hợp với yêu cầu sản xuất về năng suất và hiệu
suất hấp thu.
Đối với tháp đệm, muốn xác định chiều cao tháp thì cần phải tính:
- Số đơn vị truyền khối
- Chiều cao một đơn vị truyền khối
Đối với tháp mâm, chiều cao tháp được xác định theo:
- Số mâm thực tế của tháp
- Khoảng cách giữa các mâm
Cấu trúc trên mâm có nhiều kiểu rất da dạng: mâm chóp, mâm xuyên lỗ có ống
chảy chuyền và không có ống chảy chuyền, mâm van v..v.., tuy nhiên cách xác định số
mâm thực tế đều giống nhau. Chỉ khác nhau trong việc xác định khoảng cách giữa các
mâm. Có khi với cùng một đường kính nhưng khoảng cách các mâm chóp lớn hơn mâm
xuyên lỗ không có ống chảy chuyền v..v...
Trong bất kỳ loại tháp nào, pha khí vẫn là pha liên tục và chỉ có pha khí mới tuân
theo định lý liên tục về truyền vận, do đó ta dựa vào pha khí để xác định đường kính
tháp.
Các thông số vận hành mà người thiết kế có thể biết trước tiên là lượng pha khí
cần phải nạp vào tháp hấp thu, nồng độ ban đầu của pha khí, có khi cũng biết nhiệt độ
pha khí nhập liệu, nhưng chưa dù dữ kiện để thiết kế.
Các số liệu vận hành khác cần được có thêm là:
- Nồng độ cuối và nhiệt độ cuối của pha khí.
- Lượng dung môi cần thiết để tưới vào tháp, nồng độ và nhiệt độ dung môi ở
đỉnh và đáy tháp.
Các số liệu này được xác định dựa vào các phương trình cân bằng vật chất và cân
bằng nhiệt. Đối với nồng độ cuối của pha khí, có khi yêu cầu sản xuất cho trước một
con số cụ thể, hoặc có khi người ta đưa ra yêu cầu dưới dạng hiệu suất hấp thu phải đạt
được bao nhiêu phần trăm cấu tử cần tách.
1.3. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN THÁP HẤP THU LIÊN TỤC
Trình tự tính toán tháp hấp thu liên tục được trình bày trong Hình 2 [1].

2
Xác định dữ liệu:
- Pha khí: nhiệt độ, năng suất, nồng độ đầu - cuối
- Pha lỏng: dung môi sử dụng, nồng độ đầu
- Áp suất hấp thụ: P

Chọn nhiệt độ dung môi ban đầu Tđ

Giả thiết nhiệt độ hấp thụ: Tđ

Vẽ đường cân bằng pha theo Tđ và P

Xác định lượng dung môi tối thiểu Lmin

Xác định lượng dung môi hợp lý L và


nồng độ cuối pha lỏng Xc

Xác định nhiệt độ cuối pha lỏng Tc

Không
Hiệu chỉnh đường cân bằng Tc  Tđ
đạt
Đạt
Sử dụng đường cân bằng theo Tđ

Chọn kiểu tháp

Tháp đệm Tháp mâm

Chọn vật liệu đệm Chọn kiểu mâm

Tính số đơn vị Tính đường kính Xác định số mâm Tính đường kính
truyền khối tháp thực tế tháp

Tính chiều cao Chọn khoảng


Tính chiều cao tháp
1 đơn vị truyền khối cách mâm

Tính chiều cao tháp

Xác định cơ cấu chi tiết trong tháp

Xác định cơ cấu tháo dung dịch

Xác định trở lực tháp Tính cơ khí

Tính bơm, quạt, máy nén

Hình 2. Sơ đồ tính toán tháp hấp thu liên tục

3
Sau đây là phần trình bày khái quát nội dung cần thiết trong quá trình thiết kế.
1.4. LỰA CHỌN DUNG MÔI
Cần lựa chọn dung môi phù hợp cho quá trình hấp thu dựa trên các tiêu chí sau:
- Có tính chất hòa tan chọn lọc: Chỉ hòa tan tốt cấu tử cần tách ra và không hòa
tan các cấu tử còn lại hoặc chỉ hòa tan không đáng kể. Đây là tính chất chủ yếu
của dung môi;
- Độ nhớt dung môi bé: Độ nhớt càng bé chất lỏng chuyển động càng dễ trở lực
sẽ nhỏ hơn và hệ số chuyển khối sẽ lớn hơn;
- Nhiệt dung riêng bé: Ít tốn nhiệt khi hoàn nguyên dung môi;
- Nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của chất hòa tan: Như vậy sẽ dễ tách cấu
tử ra khỏi dung môi;
- Nhiệt độ đóng rắn thấp: Tránh được hiện tượng đóng rắn làm tắc thiết bị;
- Không tạo thành kết tủa: Khi hòa tan tránh được tắc thiết bị, và thu hồi cấu tử
đơn giản hơn;
- Ít bay hơi: Mất mát ít;
- Không độc đối với người, không ăn mòn thiết bị;
Khi chọn dung môi, cần dựa vào những điều kiện cụ thể của sản xuất, tuy nhiên
luôn phải đạt tiêu chí thứ nhất trong bất cứ trường hợp nào.
Trong trường hợp dung môi hấp thu không được cho trước, người thiết kế phải biết
cách lựa chọn dung môi một cách tối ưu, tức là phải thỏa đáng trong mối tương quan
giữa các vấn đề: kinh tế (rẻ tiền), hiệu suất hấp thu và điều kiện hấp thu.
Ví dụ: Khi hấp thu khí CO2 ta có thể dùng nước, dung dịch NaOH, KOH hoặc các
dung dịch etanolamin, v..v... Mỗi dung môi đều có những đặc điểm riêng như sau:
• Nước
- Rẻ tiền, thỏa mãn được điều kiện kinh tế.
- Độ hòa tan CO, rất kém ở áp suất thường, nếu muốn đạt hiệu suất hấp thu đáng
kể thì phải tăng áp suất hấp thu, như vậy thiết bị sẽ phức tạp hơn.
• Dung dịch NaOH hoặc KOH
- Hiệu quả hấp thu CO2 cao.
- Chi phí cho dung môi cao hơn nước.
- Không thể hoàn nguyên dung môi.
Do đó người ta chỉ dùng dung môi này trong trường hợp cần phải rửa sạch CO 2
cho một hỗn hợp khí hoặc với mục đích tạo ra sản phẩm với các dung dịch đó.
• Các dung dịch ethanolamin, cụ thể là: RNH2, R2NH, R3N (trong đó gốc R có
dạng -CH2-CH2-OH)
So sánh giữa 3 dung dịch trên thì RNH2 có khả năng hấp thu CO2 cao nhất. Nhưng
có nhược điểm: dễ bay hơi nên hao tốn tiền, tính ăn mòn cao, ngoài ra còn liên kết với
CO2 rất bền nên có hoàn nguyên dung môi.

4
1.5. XÂY DỰNG SỐ LIỆU CÂN BẰNG VÀ SỐ LIỆU VẬN HÀNH
1.5.1. Đường cân bằng pha
Muốn xác định các thông số vận hành cho quá trình hấp thu, trước tiên cần phải
biết các số liệu cân bằng pha của hệ khí - lỏng. Nếu dung dịch hấp thu khá loãng thì có
thể xử dụng phương trình Henry để biểu diễn đường cân bằng:
p = Hx (1)
p H
 y= = x (2)
P P
 y = mx (3)
Nồng độ ở các công thức trên là nồng độ phần mol x, y. Cần chuyển x, y sang nồng
độ phần mol tương đối (hay tỉ số mol) X, Y, công thức chuyển đổi như sau:
Y
y= (4.1)
1+Y
X
x= (4.2)
1+X
Phương trình (3) được biến đổi thành dạng sau:
mX
hoặc Y= (5)
1 + (1 − m)X
Trong đó:
p là áp suất riêng phần của cấu tử khí hòa tan khi cân bằng pha;
P là áp suất chung của hệ;
H là hằng số Henry (có đơn vị giống với áp suất);
x, y là nồng độ của chất hòa tan trong pha lỏng và pha khí, phần mol;
X, Y là tỉ số mol của chất hòa tan trong pha lỏng và pha khí, mol/mol chất trơ.

Hình 3. Một số đường cân bằng của hệ khí – lỏng trong dung môi nước

5
Hằng số Henry có thể tra được trong các sổ tay kỹ sư hóa học. Hằng số này có giá
trị khác nhau theo từng hệ khí - lỏng và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Nếu như dung
dịch có nồng độ hấp thu cao thì không thể sử dụng phương trình Henry, khi đó cần phải
tìm số liệu cân bằng thực nghiệm trong các sổ tay [2, 3, 4].
Phương trình (3) và (5) là phương trình đường cân bằng trong quá trình hấp thu;
trong đó, khi tính toán cân bằng vật chất cần áp dụng (5). Hình 3 là ví dụ của đường cân
bằng của một số hệ khí – lỏng trong dung môi nước.
1.5.2. Phương trình cân bằng vật chất
Hình 4 giới thiệu mô hình cân bằng vật chất trong quá trình hấp thu.
G, Yc L, Xđ

G, Yđ L, Xc
Hình 4. Mô hình cân bằng vật chất trong quá trình hấp thu
Các ký hiệu trong phương trình cân bằng vật chất:
Ghh là lượng hỗn hợp khí nạp vào tháp hấp thu, mol/h;
G là lượng khí trơ, có giá trị không đổi khi vận hành, mol/h;
L là lượng dung môi, có giá trị không đổi khi vận hành, mol/h;
Yđ, Yc là nồng độ đầu và cuối của pha khí, mol/mol khí trơ;
Xđ, Xc là nồng độ đầu và cuối của pha lỏng, mol/mol dung môi;
X* là nồng độ pha lỏng cân bằng tương ứng với Yđ, mol/mol dung môi.
Mối liên hệ giữa Ghh và G:
1
G = Ghh (1 − yđ ) = Ghh , mol/h (6)
1 + Yđ

Phương trình cân bằng vật chất có dạng:


GYđ + LXđ = GYc + LXc (7)
Từ đó suy ra phương trình đường làm việc như sau:
L Yđ − Yc
= (8)
G Xc − Xđ
Từng phương trình (8) suy ra: Tỉ số giữa lượng dung môi L và khí trơ G là hệ số
góc của đường làm việc. Để xây dựng đường làm việc, các thông số chưa biết cần phải
được xác định là: L, Xc, Yc. Trình tự xác định các thông số này được trình bày dưới đây.

6
1.5.2.1. Xác định thông số Yc
Giả sử hiệu suất hấp thu yêu cầu là 95%, có nghĩa là còn lại 5% cấu tử bị hấp thu
đi theo dòng khí ra khỏi tháp, như vậy có thể suy ra nồng độ Yc:
Yc = 0,05Yđ (9)

1.5.2.2. Xác định thông số Lmin


Muốn xác định lượng dung môi làm việc thích hợp, cần phải biết lượng dung môi
tối thiểu Lmin theo công thức sau:
Lmin Yđ − Yc
= (10)
G X* − X đ
Trong đó, X* được xác định dựa vào đồ thị, tương ứng giao điểm của Yđ vào đường
cân bằng (Hình 5); hoặc được xác định từ phương trình đường cân bằng (5).
Y Đường làm việc Đường cân bằng

L
G Lmin
G

Yc

Xđ Xc X* X
Hình 5. Đường cân bằng và đường làm việc

1.5.2.3. Xác định thông số Xđ


Để xác định Xđ, có 2 trường hợp sau:
• Nếu dung môi sạch khi vào tháp thì Xđ = 0
• Nếu sử dụng dung môi hoàn nguyên
Dung môi hoàn nguyên đã chứa chất tan trong đó, do đó Xđ  0 và Xđ có giá trị
nào đó tương ứng với điều kiện vận hành.
Ví dụ: yêu cầu tách được 95% chất bị hấp thu ra khỏi dung dịch thì ta sẽ có:
Xc − Xđ
= 0,95 (11)
Xc
Từ đó suy ra: Xđ = 0,05Xc
1.5.2.4. Xác định thông số L và Xc
Sau khi xác định được Lmin, xác định lượng dung môi L theo kinh nghiệm sau:
L = (1,2  1,3)Lmin (12)
Từ các công thức (8) và (10), ta rút ra được:
L X* − Xđ
= (13)
Lmin Xc − Xđ

7
Nếu Xđ = 0 thì công thức (13) trở thành:
L X*
= (14)
Lmin Xc
Nồng độ cuối Xc của dung dịch sẽ được xác định theo công thức (13) hoặc (14).
1.5.3. Cân bằng nhiệt lượng
Gc, tc, Ic Lđ, Tđ, Xđ, Cđ

Gđ, tđ, Iđ Lc, Tc, Xc, Cc

Hình 6. Mô hình cân bằng nhiệt trong quá trình hấp thu
Phương trình cân bằng nhiệt có dạng [1]:
Gđ Iđ + Lđ Cđ Tđ + Q s = Gc Ic + Lc Cc Tc + Q o (15)
Trong đó:
Gđ, Gc là lượng hỗn hợp khí đầu và cuối, kg/h;
Lđ, Lc lượng dung dịch đầu và cuối, kg/h;
tđ, tc là nhiệt độ khí ban đầu và cuối, oC;
Tđ, Tc là nhiệt độ dung dịch đầu và cuối, oC;
Iđ, Ic là enthalpy hỗn hợp khí ban đầu và cuối, kJ/kg;
Cđ, Cc là nhiệt dung riêng của dung dịch đầu và cuối, kJ/kg.độ;
Qo là nhiệt mất mất, kJ/h;
Qs là nhiệt phát sinh do hấp thu khí, kJ/h.
Để đơn giản hóa vấn đề tính toán, có thể giả thiết như sau:
- Nhiệt mất mát ra môi trường xung quanh không đáng kể, do đó lấy Qo = 0;
- Nhiệt độ của hỗn hợp khí ra khỏi tháp bằng nhiệt độ của dung dịch vào tháp:
tc = Tc;
- Nhiệt dung riêng của dung dịch không đổi trong suốt quá trình hấp thu. Trong
mức độ gần đúng cho phép, nhiệt dung riêng của dung dịch được lấy bằng
nhiệt dung riêng C của dung môi, vậy Cđ = Cc = C.
Trong quá trình hấp thu, sẽ có thể sự tỏa nhiệt. Gọi q là lượng nhiệt tỏa ra khi 1 mol
cấu tử bị hấp thu (q > 0), ta có:
Q s = qL(X c − X đ ) (16)
Bây giờ phương trình cân bằng nhiệt sẽ có dạng:
Gđ Iđ + Lđ CTđ + qL(X c − X đ ) = Gc Ic + Lc CTc (17)

8
Suy ra:
Lđ Gđ Iđ − Cc Ic qL
Tc = Tđ + + (X − X đ ) (18)
Lc Lc C Lc C c
Vì lượng cấu tử hòa tan trong dung dịch rất nhỏ, nên lượng dung dịch đầu và cuối
không khác nhau nhiều, do đó có thể lấy gần đúng:
Lđ ≈ Lc (19)
Đồng thời, có thể bỏ qua mức độ biến đổi nhiệt của pha khí, tức là:
G đ Iđ − C c Ic = 0
Công thức tính nhiệt độ cuối Tc của dung dịch sẽ có dạng sau:
qL
Tc = Tđ + (X − X đ ) (20)
Lc C c
Nếu dùng môi sạch thì Xđ = 0, ta được:
qL
Tc = Tđ + X (21)
Lc C c
Vậy có thể tính toán được nhiệt độ tại từng vị trí trong tháp hấp thu bằng phương
trình (20) hoặc (21). Từ đó, có thể thấy nhiệt độ của dung dịch tăng dần từ đỉnh đến đáy
tháp vì nồng độ của dung dịch tăng dần. Nếu như sự chênh lệch nhiệt độ giữa Tc và Tđ
lớn thì cần phải vẽ đường cong hiệu chỉnh (Hình 7). Đường cong hiệu chỉnh sẽ được sử
dụng để xác định chính xác số mâm lý thuyết hoặc số đơn vị truyền khối.
Cách vẽ đường cong hiệu chỉnh như sau:
- Lấy một vài nồng độ dung dịch trong giới hạn của Xđ và Xc, ví dụ là X1, X2,
X3, và áp dụng công thức (20) hoặc (21) tính ra được các nhiệt độ T1, T2, T3,
Tc ;
- Vẽ các đường cân bằng tương ứng nhiệt độ Tđ, T1, T2, T3 và Tc;
- Tại mỗi nồng độ X, xác định được 1 điểm trên đường cân bằng có nhiệt độ
tương ứng. Nối các điểm này lại sẽ thu được đường cân bằng hiệu chỉnh.
Yc Xđ, Tđ Y


X1, T1 Tc
T3
T2
X2, T2
T1
X3, T3 Yc Tđ

Đường cân bằng


hiệu chỉnh
Yđ Xc, Tc Xđ X1 X2 X3 Xc X
G, (a) (b)
Hình 7. Nhiệt độ trong tháp hấp thu (a) và đường cân bằng hiệu chỉnh (b)

9
1.6. TÍNH KÍCH THƯỚC THÁP HẤP THU
Các kích thước chủ yếu của tháp hấp thu cần được xác định là đường kính và chiều
cao tháp.
1.6.1. Tính đường kính tháp hấp thu
Công thức sau được áp dụng để tính đường kính tháp [5]:
4Vtb
D=√ (22)
π3600ωtb

Trong đó:
Vtb là lưu lượng trung bình của dòng khí đi trong tháp, m3/h;
tb là vận tốc trung bình của dòng khí đi trong tháp, m/s;
Vận tốc của dòng khí trong tháp được tính tùy theo loại tháp, được trình bày chi
tiết trong sổ tay [6, 5].
Sau khi tính được đường kính tháp, cần chọn D theo các đường kính tiêu chuẩn.
Sau đó, vận tốc dòng khí được tính lại và được sử dụng trong các tính toán tiếp theo.
1.6.2. Tính chiều cao tháp mâm
Chiều cao tháp mâm được xác định bằng công thức:
Ht = Nt (Hđ + δ) + (0,8 ÷ 1), m (23)
Trong đó:
Nt là số mâm thực tế của tháp;
Hđ là khoảng cách giữa các mâm, tùy thuộc vào đường kính tháp (được tra
trong sổ tay), m;
 là chiều dày của mâm, m.

1.6.2.1. Xác định số mâm lý thuyết


Số mâm lý thuyết Nlt được xác định theo số bậc thang được vẽ trên đồ thị X - Y
dựa vào đường cân bằng và đường làm việc (Hình 8).
Y

3

2
Yc
1

Xđ Xc X
Hình 8. Xác định số mâm lý thuyết

1.6.2.2. Xác định số mâm thực tế


• Xác định số mâm thực tế dựa vào hiệu suất mâm trung bình

10
Nlt
Nt = (24)
Etb
Trong đó:
Nlt là số mâm lý thuyết
Etb là hiệu suất mâm trung bình

Hình 9. Đồ thị xác định hiệu suất mâm theo phương pháp O’Connell
Hiệu suất mâm trung bình được xác định theo phương pháp thực nghiệm
O’Connell [1]:
Theo phương pháp này thì hiệu suất mâm chỉ phụ thuộc vào hệ số góc m của đường
cân bằng x-y và độ nhớt của dung dịch L (đơn vị của L là cP). Dựa vào đường cong
thực nghiệm (Hình 9), từ tích số m.L sẽ suy ra được E.
• Xác định số mâm thực tế dựa vào đường cong phụ [1]
Trên đồ thị X-Y, vẽ thêm đường cong phụ, còn gọi là đường cong hiệu suất, từ đó
vẽ các bậc thang để xác định số mâm thực tế (Hình 10).
Y Y
Yđ Yđ
Bc

B3
Đường cong phụ C1
Yc Yc B2
B1
Đường cân bằng Bđ
A1

Xđ X1 X2 X3 Xc X Xđ X1 X2 X3 Xc X
(a) (b)
Hình 10. Xác định số mâm thực tế bằng đường cong phụ
(a) - Xác định số mâm (b) Vẽ đường cong phụ

11
Muốn vẽ đường cong phụ, cần phải biết hiệu suất mâm. Ta có thể tính hiệu suất ở
5 vị trí khác nhau trong tháp, trong đó có 2 vị trí đỉnh tháp và đáy tháp (tương ứng với
nồng độ Xđ và Xc) và 3 vị trí bất kỳ khác (có nồng độ X1, X2, X3 trong khoảng giữa của
Xđ và Xc), từ đó xây dựng lên đường cong phụ.
Đường cong phụ được vẽ bằng cách nối các điểm Bi trên đồ thị X – Y (Hình 10.b).
Để xác định được điểm Bi, tại tọa độ Xi vẽ đường thẳng song song với trục tung và cắt
đường cân bằng và đường làm việc tại Ai và Ci. Điểm Bi là điểm nằm giữa Ai và Ci sao
cho có liên hệ với hiệu suất mâm Ei tại vị trí này như sau:
A i Bi
Ei =
A i Ci
Để xác định hiệu suất mâm, có thể áp dụng các phương pháp thực nghiệm sau đây:
- Phương pháp thực nghiệm O’Connell: Áp dụng Hình 9 để xác định hiệu suất
mâm tại 5 vị trí khác nhau.
- Phương pháp Walter-Sherwood [1]
Công thức thực nghiệm để tính hiệu suất mâm chóp có dạng:
EM = 1 − e−a (25)
Trong đó:
11,74h
a= (26)
6,05 0,68 0,33
(2,5 + ) μL s
bP
Với:
h là chiều cao trung bình lớp chất lỏng trên mâm, m;
P là áp suất chung, atm;
L là độ nhớt của pha lỏng, cP;
s là chiều rộng của khe chóp, m;
b là hệ số của đường cân bằng nghịch đảo, kmol/m3.atm
ρx 1 + Y ∗ 1
b= ∙ ∙ (27)
Mx 1 + X mP
Y*, X là tỉ số mol trong pha khí và pha lỏng trên đường cân bằng;
x là khối lượng riêng của pha lỏng, kg/m3;
Mx là khối lượng phân tử trung bình của pha lỏng, kg/kmol.
Ứng với 5 giá trị X, sẽ xác định 5 giá trị E theo công thức (25).
1.6.3. Tính chiều cao tháp đệm
1.6.3.1. Xác định chiều cao tháp đệm dựa vào số đơn vị truyền khối
H = myhđv + (0,8  1), m (28)
Trong đó:
my là số đơn vị truyền khối xác định theo nồng độ trong pha khí;
hđv là chiều cao một đơn vị truyền khối, m.

12
• Xác định số đơn vị truyền khối my
- Trong trường hợp dung dịch hấp thu đậm đặc:

dY 1 1 + Yc
m𝑦 = ∫ + ln (29)
Yc Y − Y ∗ 2 1 + Yđ
- Trong trường hợp dung dịch hấp thu loãng thì áp dụng phương trình đơn giản:

dY
m𝑦 = ∫ (30)
Yc Y − Y∗
Để xác định số đơn vị truyền khối mY theo công thức (29) và (30), cần áp dụng
phương pháp tích phân đồ thị, trong đó (Y − Y ∗ ) là động lực của quá trình truyền khối.
- Nếu đường cân bằng có đoạn nằm giữa hai nồng độ Yđ và Yc là đoạn thẳng hoặc
gần như thẳng, thì mY được tính theo công thức sau:
Yđ − Yc
my = (31)
(Y − Y ∗ )tb
Trong đó:
(Yđ − Yđ∗ ) − (Yc − Yc∗ )
(Y − Y ∗ )tb =
Y − Yđ∗ (32)
ln đ
Yc − Yc∗
• Xác định chiều cao của một đơn vị truyền khối
mG
hđv = hG + h ,m (33)
L L
Với:
hG là chiều cao một đơn vị truyền khối tương ứng pha khí, m;
hL là chiều cao một đơn vị truyền khối tương ứng pha lỏng, m;
m là hệ số góc của đường cân bằng (2).
Có thể áp dụng các công thức thực nghiệm sau để tính hG và hL :
2

hG = Re0,25
y Pr 3
y ,m (34)
aψσđ
2
μx 3
hL = 256 ( ) Re0,25 0,5
x Prx , m (35)
ρx
Trong đó:
Vđ là thể tích tự do của vật liệu đệm, m3/m3;
đ là bề mặt riêng của vật liệu đệm, m2/m3;
a là hệ số phụ thuộc vào dạng vật liệu đệm:
- Đệm vòng: a = 0,123;
- Đệm gỗ: a = 0,152;
 là hệ số thấm ướt của đệm, phụ thuộc vào mật độ tưới, được xác định theo
số liệu thực nghiệm trong sổ tay;
13
x là độ nhớt pha lỏng, N.s/m2;
x là khối lượng riêng của pha lỏng, kg/m3.
Các công thức tính chuẩn số Re, Pr là:
4Gy 4ρy 𝜔𝑦
Rey = = (36)
σ đ μy σ đ μy
μy
Pry = (37)
ρy Dy
4Lx 4 ̅L
Rex = = (38)
σ đ μx Ft σ đ μ x
μx
Prx = (39)
ρx Dx
Với:
Gy, Lx là tốc độ khối lượng của dòng khí và dòng lỏng tương ứng một đơn vị
tiết diện ngang của tháp, kg/m2.s;
̅L là lưu lượng dòng khí, kg/s;
y là tốc độ dòng khí tính cho toàn bộ tiết diện ngang của tháp, m/s;
y là độ nhớt pha khí, N.s/m2;
y là khối lượng riêng của pha khí, kg/m3;
Dy, Dx là hệ số khuếch tán trong pha khí và pha lỏng, m2/s;
Ft là tiết diện ngang của tháp, m2.

1.6.3.2. Xác định chiều cao tháp đệm dựa vào số bậc thay đổi nồng độ
H = Nlthtđ + (0,8  1), m (40)
Trong đó:
Nlt là số bậc thay đổi nồng độ, chính là số mâm lý thuyết (xem 1.6.2.1);
htđ là chiều cao tương đương của một bậc thay đổi nồng độ, m;
Vđ 1,2 −0,4
htđ = 200 ( ) ω , 𝑚 (41)
đ
Với:
 là tốc độ của dòng khí đi trong tháp, m/s.

1.6.3.3. Ghi chú


- Khi lựa chọn vật liệu đệm cho cột thép nên chú ý đến mối tương quan giữa
đường kính d của đệm và đường kính D của tháp hấp thu như sau [1]:
D
8 ≤ ≤ 15
d
- Chiều cao cột đệm trong tháp đệm là myhđv trong công thức (28) hoặc Nlthtđ
trong công thức (40). Nếu cột đệm quá cao thì cần phải cắt ra nhiều đoạn để

14
bố trí việc phân bố lại chất lỏng. Theo kinh nghiệm thực tế, chiều cao cột đệm
có thể lớn hơn đường kính tháp từ 3 đến 10 lần [1].
1.7. CÁC NỘI DUNG THIẾT KẾ KHÁC
Sau khi tính kích thước tháp hấp thu, cần tính toán các bước tiếp theo đã được trình
bày trong Sơ đồ tính toán tháp hấp thu liên tục (Hình 2). Cách tính các phần này đã được
trình bày chi tiết trong sổ tay và các tài liệu hướng dẫn khác.
Khi thiết kế tháp hấp thu liên tục, cần chú ý đến cơ tháo dung dịch ở đáy tháp. Cơ
cấu này được thiết kế sao cho tạo được một cột chất lỏng h có trở lực lớn hơn trở lực
trong tháp nhằm ngăn chặn hiện tượng phụt khí ra ở đáy tháp (Hình 11) [1].

Hình 11. Cơ cấu tháo dung dịch ở đáy tháp

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Thi Ngọc Tươi, “Chương 11: Hấp thụ,” trong Giáo trình Quá trình và thiết bị Công
nghệ hóa học, tập 11 - Hướng dẫn đồ án môn học, Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM,
1993.

[2] J. Coulson và J. Richardson, Chemical Engineering, Volume 2: Particle Technology and


Separation Processes, 5th Edition, Butterworth-Heinemann, 2002.

[3] Rousseau R.W. (ed.), Handbook of Separation Process Technology, John Wiley & Sons,
1987.

[4] P. C. Wankat, Separation Process Engineering, Second Edition, Prentice Hall, 2006.

[5] Nguyễn Bin và các cộng sự, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 1 và 2,
Hà Nội: NXB khoa học và kỹ thuật, 2006.

[6] D. W. Green và R. H. Perry, Perry's Chemical Engineers' Handbook, Eighth Edition,


McGraw-Hill, 2008.

16

You might also like