Lê Quang Huy - Phần B

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

B.

1. Giới thiệu dịch vụ của VCB


I. Giao dịch ngoại hối giao ngay
Giao dịch ngoại hối giao ngay là giao dịch mà doanh nghiệp và Vietcombank
thực hiện mua hoặc bán một lượng ngoại tệ theo tỉ giá giao ngay tại thời điểm
giao dịch và thanh toán ngay trong ngày hoặc trong vòng hai (2) ngày làm việc
tiếp theo.
 Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế
 Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch.
 Chứng từ trong các giao dịch giao ngay: Các cá nhân và tổ chức kinh tế
phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin vè mục đích, số
lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định
hiện hành về quản lý ngoại hối.
 Lợi ích:
 Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ;
 Áp dụng cho bất kì cặp tiền tệ qui đổi nào;
 Thủ tục nhanh chóng, đơn giản;
 Không giới hạn qui mô giao dịch.

II. Giao dịch hối đoái kỳ hạn


Khi muốn phòng ngừa rủi ro tỉ giá biến động, doanh nghiệp có thể sử dụng sản
phẩm giao dịch hối đoái kì hạn.
Giao dịch hối đoái kì hạn là giao dịch mà doanh nghiệp và Vietcombank thỏa
thuận việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, trong đó tỉ giá được
ấn định ngay tại thời điểm thỏa thuận, ngày giao/nhận là một ngày xác định
trong tương lai (nhưng không quá 365 ngày kể từ ngày thỏa thuận).
 Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế
 Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày
 Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch
 Chứng từ trong các giao dịch kỳ hạn: Các cá nhân và tổ chức kinh tế
phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số
lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định
hiện hành về quản lý ngoại hối.
 Lợi ích
 Cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai;
 Tính toán ngay được chi phí phát sinh nếu phải chi tiêu bằng ngoại tệ;
 Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

III. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ:


Đây là giao dịch giữa bên mua quyền (doanh nghiệp) và bên bán quyền
(Vietcombank), trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ
mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định ở một mức tỉ giá xác định trong
một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền thực hiện quyền
chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong
hợp đồng theo tỉ giá đã thoả thuận trước.
 Các loại quyền chọn
 Quyền chọn mua (Call option): Là quyền được mua một lượng ngoại tệ tại
tỉ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.
 Quyền chọn bán (Put option): Là quyền được bán một lượng ngoại tệ với tỉ
giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.

 Lợi ích:
 Giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro dòng vốn trước sự biến động của tỉ
giá;
 Với khoản chi phí hợp lí, doanh nghiệp được quyền ấn định tỉ giá phù hợp
với lợi ích của mình;
 Có cơ hội đầu tư hiệu quả dựa trên những phán đoán về xu hướng tỉ giá.

IV. Giao dịch ngoại hối tương lai:


Giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịch mua/bán ngoại tệ theo tỉ giá được
xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào 1 thời
điểm trong tương lai theo thoả thuận.
 Lợi ích
 Doanh nghiệp có nguồn thu từ ngoại tệ này nhưng cần chi tiêu nhiều bằng
ngoại tệ khác;
 Cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro nếu tỉ giá biến động trong tương lai;
 Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

V. Hoán đổi ngoại tệ:


Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời
hai giao dịch, một giao dịch giao ngay để mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ
và một giao dịch kì hạn để bán (hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương
lai. Tỉ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và kì hạn thanh toán được xác
định tại thời điểm kí kết hợp đồng.
 Đối tượng tham gia giao dịch: Tổ chức kinh tế
 Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 03 ngày, tối đa 365 ngày
 Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch
 Chứng từ trong các giao dịch kỳ hạn: Khách hàng không phải xuất trình
chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
 Lợi ích:
 Khi có nhu cầu sử dụng một loại tiền tệ nhưng không muốn thực hiện giao
dịch mua bán ngoại tệ, doanh nghiệp có thể dùng một loại tiền khác sẵn có
để trao đổi với Vietcombank;
 Không phải gánh chịu rủi ro tỉ giá như trong giao dịch mua bán ngoại tệ
giao ngay và kì hạn;
 Giúp doanh nghiệp quản lí dòng tiền hiệu quả hơn, tận dụng được nguồn
ngoại tệ sẵn có;
 Ngoài ra, doanh nghiệp có cơ hội hưởng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng
tiền.

VI. Hoán đổi lãi suất:


Giao dịch hoán đổi lãi suất là hợp đồng trong đó mỗi bên cam kết thanh toán
cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định được
tính trên cùng một khoản tiền danh nghĩa, trong cùng một khoảng thời gian.
Theo đó, doanh nghiệp có thể hoán đổi lãi suất cố định mà mình đang trả để
lấy lãi suất thả nổi từ Vietcombank hoặc ngược lại.
 Thời gian của một hợp đồng: Tối đa 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu
lực
 Lợi ích
 Cố định chi phí, tránh trường hợp lãi suất tăng;
 Giúp dự đoán được dòng tiền, chi phí của doanh nghiệp;
 Có cơ hội hưởng lãi suất thả nổi khi thị trường thuận lợi hoặc cơ hội để
chốt ở mức lãi suất cố định thấp;
 Có cơ hội kết thúc trước hạn để thu lợi nhuận.

2. So sánh:
Danh mục ACB VCB
Các sản phẩm dịch vụ Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền  Giao dịch ngoại hối
phòng ngừa RRHĐ chọn, hợp đồng hoán đổi. Trong đó  Giao dịch hối đoái k
hợp đồng kỳ hạn được sử dụng nhiều  Giao dịch quyền chọ
nhất  Giao dịch ngoại hối
=> Các sản phẩm kinh doanh ngoại  Hoán đổi ngoại tệ
hối dành cho khách hàng chưa đa dạng  Hoán đổi lãi suất

=> Các sản phẩm dịch v
so với ngân hàng ACB
Đối tượng khách hàng Chủ yếu là các thanh toán quốc tế của khách hàng là các doanh ng
Quy định quy mô tối thiểu 50000 USD Không
đối với ngoại tệ khác tại
giao dịch quyền chọn
Thời hạn hợp đồng Tối thiểu là 7 ngày, tối đa là 180 ngày. Khoảng thời gian quyề
thể được thực hiện the
người mua quyền được t
hợp đồng cho đến trướ
(giờ Hà Nội) của ngày đ
Phạm vi giao dịch Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các hoạt động giao
Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện hoạt động giao dịch hối
mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh
tại Chi nhánh, phòng giao dịch

3. Vì sao lại chọn ACB để nghiên cứu


Lành mạnh”, “An toàn”, “Chất lượng”,… là những từ được các định chế tài
chính thường dùng khi đề cập đến khẩu vị rủi ro và năng lực Quản trị Rủi ro
của ACB. Thậm chí đây còn được xem là năng lực tạo sự khác biệt của ACB
trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay, ACB nằm trong tốp dẫn đầu về Quản trị Rủi ro và có
mô hình quản lý rủi ro hiệu quả. Trong các đánh giá độc lập của nhiều tổ chức
được đưa ra, ACB nổi bật về chất lượng tài sản lành mạnh và chiến lược quản
lý rủi ro thận trọng.

4. Có sãn sàng sử dụng dịch vụ trên để phòng ngừa rủi ro hối đoái không?
Tại sao?
Từ những lợi ích mà các sản phẩm dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của các
ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp, thì việc các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp đang có trạng thái rủi ro ngoại hối sử dụng các biện pháp để
phòng ngừa rủi ro hối đoái là cần thiết. Theo đó các doanh nghiệp cần phải xác
định xem sự biến động về tỷ giá có ảnh hưởng ra sao đối với các khoản đầu tư,
khoản vay của doanh nghiệp, mức độ rủi ro, ... để có thể có được các biện pháp
phòng ngừa hợp lý. Ví dụ: Trong trường doanh nghiệp đang có một khoản vay
mà lãi suất thả nổi có xu hướng tăng, lãi suất cố định giảm hay một khoản đầu
tư phải trả mà doanh nghiệp nhận định lãi xuất cố định tăng, lãi suất thả nổi
giảm. Khi đó việc sử dụng “Hợp đồng hoán đổi lãi suất” sẽ giúp doanh nghiệp
bảo hiểm được rủi ro về lãi suất cho khoản đầu tư hoặc khoản vay của mình. Vì
khi đó, doanh nghiệp và ngân hàng đã có một bản cam kết thanh toán cho bên
kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một
khoản vốn gốc trong cùng một khoảng thời gian. Hay đối với một doanh
nghiệp xuất khẩu đang có một khoản phải thu bằng ngoại tệ, nếu ngoại tệ lên
giá sẽ phát sinh lãi, còn nếu giảm giá sẽ phát sinh lỗ, do đó doanh nghiệp có thể
dùng hợp đồng kỳ hạn để loại bỏ tỷ giá bằng cách bản kỳ hạn khoản thu xuất
khẩu bằng ngoại tệ, cố định thu nhập bằng VNĐ. Tùy từng trường hợp doanh
nghiệp có thể sử dụng các biện pháp phỏng ngừa rủi ro ngoại hối như Hợp
đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn...Hiện này, bản thân các doanh nghiệp
cũng không chịu áp lực phải thực hiện phòng tránh rủi ro tỷ giá. Các doanh
nghiệp nếu bị lỗ do không phòng tránh rủi ro tỷ giá thì không ai quy kết trách
nhiệm của người đứng đầu quản trị doanh nghiệp. Ví dụ: Một doanh nghiệp có
khoản phải trả bằng đồng ngoại tệ khác. Nhưng do chưa có quy định phải định
giá lại giá trị hợp đồng đó nên nhiều khi doanh nghiệp không thấy có nhu cầu
phải làm ngay mà khi nào đến hạn thanh toán họ mới làm. Nhưng các chuyên
gia đều đồng quan điểm là không nên để tình trạng này kéo dài mãi. Đến lúc
nào đó, nhất là kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, NHNN có thể nới
biên độ hoặc điều chỉnh tỷ giá tương đối thường xuyên hơn, chắc chắn doanh
nghiệp phải tăng cường sử dụng các dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá để tránh
thiệt hại.

You might also like