Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

BÀI THẢO LUẬN CHẾ ĐỊNH VIII: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG

Lớp Quốc tế 47.1 – Nhóm 6

1. Hồ Ngọc Khánh An – 2253801015003

2. Nguyễn Quỳnh Anh – 2253801015032

3. Bùi Thị Mai Chi – 2253801015052

4. Lê Thị Mỹ Duyên – 2253801015073

5. Lê Trần Kỳ Duyên – 2253801015074

6. Võ Hương Giang – 2253801015080

7. Nguyễn Ngô Quỳnh Giao – 2253801015081

8. Nguyễn Thiên Hà – 2253801015083

9. Lê Ngọc Hân – 2253801015090

10. Võ Nguyễn Minh Hằng – 2253801015102


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOÀN THÀNH

CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN PHỤ MỨC ĐỘ HOÀN


TRÁCH THÀNH

Hồ Ngọc Khánh An
Bài tập - tình huống Lê Thị Mỹ Duyên
Hoàn thành tốt
1 Lê Trần Kỳ Duyên

Nguyễn Ngô Quỳnh Giao

Bùi Thị Mai Chi


Bài tập - tình huống
Lê Ngọc Hân Hoàn thành tốt
2
Võ Nguyễn Minh Hằng

Nguyễn Quỳnh Anh

Bài tập - tình huống Võ Hương Giang


Hoàn thành tốt
3 Nguyễn Ngô Quỳnh Giao

Nguyễn Thiên

Tổng hợp Võ Nguyễn Minh Hằng Hoàn thành tốt


MỤC LỤC
I. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.......................................................................................4
Tình huống 1:..............................................................................................................4
Tình huống 2:..............................................................................................................5
Tình huống 3:..............................................................................................................7
I. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Công ty thời trang H thỏa thuận với hai người lao động là P.Y và P.U về việc
chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi công ty yêu cầu bàn giao công việc để
chấm dứt hợp đồng lao động thì cả hai người lao động này đều từ chối. Ngược lại, họ
cho rằng việc công ty giữ lương 25 giờ gần nhất cho đến khi bàn giao xong công việc
là bất hợp lý. Ngày 12/7/2023, P.U và P.N đã đăng nhập vào fanpage Facebook và
Google Drive của công ty để xóa các dữ liệu. P.U đã vào Fanpage của công ty xoá hết
tất cả bài đăng với lượng tương tác nhiều nhất. Còn P.N đã vào Google Drive của công
ty để xóa toàn bộ thông tin, hình ảnh, dữ liệu liên quan đến đại lý, cộng tác viên của
công ty. Phía công ty cho rằng, hành vi của P.Y và P.U đã gây thiệt hại rất lớn đối với
tài sản và lợi ích của công ty.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết:

a. Tranh chấp giữa công ty H và hai người lao động nêu trên (P.Y và P.U)
có phải là tranh chấp lao động không? Vì sao?
Tranh chấp giữa công giữa công ty H và hai người lao động nêu trên (P.Y và
P.U) được coi là tranh chấp lao động:
Thứ nhất, về chủ thể của tranh chấp giữa công ty H và hai người lao động là
tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động là công ty H và người lao động là
P.Y và P.U.
Thứ hai, về nội dung của tranh chấp giữa công ty H và hai người lao động là vấn
đề quyền, nghĩa vụ và lợi ích theo khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 giữa các bên trong
quá trình chấm dứt quan hệ lao động và quan hệ về bồi thường thiệt hại do hành vi gây
thiệt hại của P.Y và P.U với công ty H khi đã đăng nhập vào fanpage Facebook và
Google Drive của công ty để xóa các dữ liệu (P.U đã vào Fanpage của công ty xoá hết
tất cả bài đăng với lượng tương tác nhiều nhất, còn P.N đã vào Google Drive của công
ty để xóa toàn bộ thông tin, hình ảnh, dữ liệu liên quan đến đại lý, cộng tác viên của
công ty)
Như vậy, khi P.Y và P.U chấm dứt hợp đồng với công ty H thì phải thực hiện
bàn giao công việc cho nhân sự mới chứ không được phép xóa dữ liệu công ty, hành vi

1
này được xem là vi phạm nghĩa vụ bàn giao công việc nếu trong hợp đồng lao động có
thoả thuận về trách nhiệm bàn giao công việc. Việc công ty H giữ lương đã vi phạm
khoản 2 Điều 165 BLDS 2015 xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của P.U và
P.Y.

b. Công ty H có thể yêu cầu chủ thể nào giải quyết tranh chấp trên? Vì sao?
Căn cứ Điều 187 BLLĐ năm 2019 thì Công ty H có thể yêu cầu Hòa giải viên
lao
động để được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải vì tranh chấp lao động giữa Công
ty H và P.U cùng P.N không thuộc các trường hợp không bắt buộc hòa giải tại khoản 1
Điều này. Nếu hết thời hạn hòa giải được quy định tại khoản 2 Điều 188 mà hòa giải
viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành theo quy định của
khoản 4 Điều này thì Công ty H có quyền lựa chọn một trong các phương thức quy
định tại điểm a, b khoản 7 Điều 188 BLLĐ 2019 để giải quyết:
“a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189
của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Tình huống 2:
Ông Lâm Trần Xuân và Công ty E ký liên tiếp 04 hợp đồng lao động với thời
hạn dưới 12 tháng (HĐLĐ 01 có thời hạn 2 tháng, HĐLĐ 02 có thời hạn 15 ngày,
HĐLĐ 03 có thời hạn 06 tháng, HĐLĐ 04 có thời hạn 11 tháng từ 27/8/2022 đến
ngày 22/7/2023). Trong quá trình làm việc, ông Xuân cho rằng công ty đã có hàng
loạt các hành vi vi phạm như: trả lương không đầy đủ, không bố trí công việc cho ông
theo HĐLĐ, đuổi không cho ông vào làm việc, bắt ép ông viết đơn xin nghỉ việc; gây
khó khăn, cản trở không cho ông thực hiện quyền khiếu nại... Do vậy, ông yêu cầu
công ty phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Trả lương cho những ngày ông T không được làm việc từ tháng 3/2023 đến
tháng 7/2023 do công ty không sắp xếp công việc cho ông theo HĐLĐ;

2
- Hoàn trả tiền lương hàng tháng, tiền lương tăng ca và những khoản tiền
lương mà ông T được hưởng theo quy định của pháp luật nhưng đã bị Công ty
chiếm dụng từ khi bắt đầu làm việc đến ngày khi nghỉ việc.
- Bồi thường quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
do công ty không tham gia đầy đủ từ tháng 03/2023 đến tháng 7/2023.
- Bồi thường những thiệt hại về sức khỏe, những tổn thất do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm vì các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty gây ra.
Phía Công ty E cho rằng hợp đồng lao động với ông Xuân đã hết hạn nên việc
công ty chấm dứt hợp đồng lao động với ông là hợp pháp. Công ty không chấp nhận
các yêu cầu nêu trên của ông Xuân.
Ông Xuân đã khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sau đó rút đơn khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao
động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định đình
chỉ giải quyết khiếu nại. Sau đó ông Xuân tiếp tục nộp đơn đến Tòa án nhân dân quận
G, Thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu giải quyết tranh chấp nêu trên.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động hiện hành, anh chị hãy cho
biết:

a. Tranh chấp giữa ông Xuân và công ty E có bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải trước khi yêu cầu tòa án giải quyết không? Vì sao?
Tranh chấp giữa ông Xuân và công ty E không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Vì tranh chấp lao động giữa ông Xuân và công ty E
nói trên là thuộc các tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ
2019.
Trong trường hợp này, tranh chấp giữa ông Xuân và công ty E là về việc bồi
thường quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do công ty
không tham gia đầy đủ từ tháng 03/2023 đến tháng 7/2023: là yêu cầu tranh chấp lao
động về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm
y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy
định của pháp luật về việc làm (quy định ở điểm d, khoản 1, Điều 188 BLLĐ 2019).

3
b. Việc ông Xuân rút đơn khiếu nại và yêu cầu tòa án nhân dân quận G
giải quyết tranh chấp có phù hợp với quy định của pháp luật về trình tự
và thẩm quyền giải quyết tranh chấp không? Vì sao?
Việc ông Xuân yêu cầu Tòa án nhân dân quận G giải quyết tranh chấp là phù
hợp với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, Tranh chấp giữa ông Xuân và công ty E thuộc
trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại điểm d khoản 1 Điều
188 BLLĐ năm 2019 cụ thể là tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế,
về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm. Vì vậy, theo khoản 7
Điều 188 BLLĐ năm 2019 thì trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải thì
các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết
tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ở đây, ông Xuân đã lựa chọn yêu cầu Tòa án giải quyết do đó phù hợp với quy định
của pháp luật về trình tự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Tình huống 3:
Công ty Cổ phần Green River Furniture chuyên sản xuất đồ gỗ, có khoảng 1.600
người lao động. Do mất đơn hàng, doanh thu giảm mạnh nên công ty không đủ khả
năng chi trả tiền thưởng như đã thỏa thuận trong thỏa ước lao động. Đầu tháng 7/2023
Ban Giám đốc công ty ra thông báo, năm 2023 sẽ giữ nguyên tiền thưởng thâm niên
nhưng cắt giảm 50% tiền thưởng cuối năm; từ năm 2024 tiền thưởng thâm niên vẫn giữ
nguyên, nếu đơn hàng phục hồi thì sẽ tiếp tục giữ tiền thưởng tháng thứ 13 cho người
lao động. Trước khi ra thông báo, công ty không tổ chức đối thoại, thương lượng với
người lao động. Do đó, khi nhận được thông báo, hàng loạt người lao động đã ngừng
việc tập thể để đòi quyền lợi. Trước tình hình đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Liên
đoàn lao động thành phố Tân Uyên đã tích cực làm việc với Ban Giám đốc Công ty và
người lao động để tìm giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp.

4
a. Theo anh/chị, tranh chấp trên thuộc loại tranh chấp lao động nào? Vì
sao?
Tranh chấp lao động trên là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo điểm b
khoản 3 điều 179 Bộ Luật Lao động 2019. Vì khi Ban Giám đốc công ty ra thông báo
“năm 2023 sẽ giữ nguyên tiền thưởng thâm niên nhưng cắt giảm 50% tiền thưởng cuối
năm; từ năm 2024 tiền thưởng thâm niên vẫn giữ nguyên, nếu đơn hàng phục hồi thì sẽ
tiếp tục giữ tiền thưởng tháng thứ 13 cho người lao động”, đây là một quyết định làm
giảm lợi ích của người lao động cần phải thương lượng tập thể nhưng công ty không tổ
chức đối thoại, thương lượng với người lao động.

b. Tập thể người lao động ngừng việc để đòi quyền lợi trong vụ việc trên có
phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
Tập thể người lao động ngừng việc để đòi quyền lợi trong vụ việc trên không
phù hợp với quy định của pháp luật
Theo Điều 199 Bộ luật lao động 2019, người lao động có quyền đình công khi
hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến
hành hòa giải. Phải do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể
là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo, người lao động không được
tự mình đình công. Hơn nữa phải tuân theo thủ tục trình tự đình công được quy định
phải điều 200,201,202 bộ luật này.

c. Trên cơ sở quy định của pháp luật lao động hiện hành, anh chị hãy cho
biết trình tự, thủ tục phù hợp để giải quyết tranh chấp trên?
Theo quy định tại Điều 196 BLLĐ 2019 trình tự, thủ tục để giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5
Điều 188 BLLĐ 2019. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tranh chấp lao động trên phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa
giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa
án giải quyết, sau 5 ngày, Hòa giải viên phải kết thúc việc hòa giải kể từ ngày hòa giải
viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp.

5
Thứ hai, trường hợp công ty Cổ phần Green River Furniture và người lao động
thỏa thuận được với nhau thì Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành, biên bản hòa
giải thành này phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Thứ ba, trường hợp không thể thỏa thuận hoặc một bên vắng mặt lần thứ hai
không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không
thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa
giải viên lao động.
Thứ tư, trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn theo quy định
tại khoản 2 Điều 188 mà không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp một trong các bên
không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có
quyền lựa chọn các phương thức được quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 196 BLLĐ
2019: yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo Điều 197 hoặc tổ chức đại
diện tiến hành thủ tục quy định tại Điều 200, 201, 202 để đình công.

You might also like