Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1:

 Tiến trình văn hóa Việt Nam

Tiến trình văn hóa việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: vân háo tiền sửa, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc,
văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này
tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giai lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao
lưu với phương Tây.

THứ nhất: Lớp văn hóa bản địa

Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạnL giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa
Văn Lang – Âu Lạc.

Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hình thành nghề nông nghiệp
lúa nước.

Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam Á là một. C.O.Sauer cho rằng đây chính là trung
tâm nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo các tài liệu cổ thực vật học thì việc cây lúa có nguồn gốc từ đây
là điều không còn nghi ngờ gì: trung tâm thuầndưỡng lúa là vùng đông nam Himalaya và khu vực sông
nước Đông Nam Á. Các tác giảLịch sử Việt Nam khẳng định: “Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở
vùng rừng nhiệtđới, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống
nhân loại: phát minh nông nghiệp... Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp
sớm nhất”1. Ở các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng Kênh, Gò Bông, Đồng
Đậu, Gò Mun... đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ
xôi... có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước Công nguyên.

Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số thành tựu đặc biệt khác của Đông Nam Á cổ
đại: (a) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tục uống chè (xem V-§2.2.1.1 và V-§1.1.3); (b) Việc
thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, gà (tiếng Hán phải đặt ra kết hợp “thủy ngưu” (bò nước)
để chỉ con trâu; còn trongcuốn Nguồn gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rằng nguồn gốc của con gà
nuôi là xuất phát từ con gà rừng Đông Nam Á); (c) Việc làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc để chữa
bệnh. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằng hình ảnh Thần Nông, nhân
vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa1.

Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa
và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ vàtruyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi
đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trCN. (từ năm 2879 trước công nguyên – 197 trước công nguyên).

Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, sau nghề nông nghiệp lúa nước, chính là
nghề luyện kim đồng. Cả trên phương diện này, vai trò của vùng văn hóa Nam-Á đối với khu vực cũng
hết sức to lớn; đồ đồngĐông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi - từ nam Trung Hoa, Thái
Lan đếntoàn bộ vùng Đông Nam Á hải đảo

Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình2
Thứ 2: Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn
hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song
tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu
hướng chống Hán hóa vàViệt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.

Thứ 3: Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây

Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại
Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng Âu hóa, bên kia
là xu hướng chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Song biểu hiện của chúng không
phân rõ theo từng giaiđoạn mà đan cài trong không gian và thời gian.

Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyên và kéodài hết thời Pháp thuộc và
chống Pháp thuộc. Tên gọi Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là quốc hiệu chủ yêu của nước ta
trong giai đoạn này (thời Gia Long, quát hiệu nước ta là Việt Nam). Văn hóa tại Nam có các đặc điểm: a)
Từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị, với sự hoàn tất của nhà Nguyễn, lầnđầu tiên nước ta
có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau. b) Sau thời kì hỗn
độn Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, đến nhà Nguyên. Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày
một suy tàn. c) Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây, cũng là khởi đầu thời kì văn hóa
Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi về mọi
phương diện: Lối tư duy phân tích phương Tây đã hổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp
truyền thống; ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống;
đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một
nhanh hơn. Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới

You might also like