Ngọt ngào hơn cả kẹo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ngọt ngào hơn cả kẹo, tình hơn cả trăng đêm rằng, nhà thơ Quang Dũng - không chỉ

mang trong mình chiếc áo xanh của người chiến sĩ, mà còn là một nhà thơ rất đỗi tài hoa trong
giới địa hạt thi ca, hiện hữu trong tâm trí người đọc bằng áng thơ Tây Tiến. Như Huy Trực
từng nói: “thơ là rượu say của thế gian” với cái say đó, “người con xứ Đoài mây trắng” đã đưa
người đọc bước vào cái say của một nỗi nhớ về chiến khu, về cách mạng và đoàn quân Tây
Tiến. Làm cho tâm hồn ta được ánh nắng phủ khắp ngõ ngách bởi vẻ đẹp của thiên nhiên núi
rừng Tây Bắc bằng lối thơ mang đậm phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa và lãng mạn của mình.
Bài thơ Tây Tiến được thi nhân “thai nghén” vào năm 1948, in trong tập “Mây Đầu Ô”
tại Phù Lưu Chanh - nơi đã đem lại cho nhà thơ những chất liệu vô cùng quý giá để dệt nên
thiên thơ Tây Tiến.
Vân long đã từng nói: “Quang Dũng như một bóng mây qua đỉnh Việt, là một áng mây
bay qua sông núi nước Việt”. Và dẫu cho binh đoàn Tây Tiến đã dần lùi xa về quá khứ, nhưng
“áng mây” Quang Dũng ấy vẫn một lần nữa bay về với mảnh đất kháng chiến năm xưa, thổi
hồn vào con sông Mã lịch sử, vào rừng núi dữ dội, vào mái nhà tranh ấm áp nghĩa tình để
những kỉ niệm ấy lại sống lại trong tâm tưởng người đọc
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Heo hút cồn mây súng ngửi trời ”
Những kỉ niệm năm ấy, nay nó đã được nâng lên mà hóa thành một “nỗi nhớ” đã “hoàn
thiện từ bên trong” miền cực trị của cảm xúc của Quang Dũng để cất lên một tiếng “ơi” đầy
nhung nhớ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
Hình ảnh đầu tiên được người con “xứ Đoài mây trắng” nhắc đến với độc giả là “Sông
Mã” - một con sông của sự uy nghiêm, hùng vĩ và kiêu hãnh chảy từ thượng Lào về trên mảnh
đất Việt, có lẽ vì thế mà nó không mang nét êm đềm và nhẹ nhàng như sông Hương xứ Huế.
Con sông này còn là chứng nhân lịch sử vì đã cõng qua biết bao nhiêu đời lính. Hơn thế nữa,
sông Mã còn là lý tưởng cao đẹp, là cái nôi của nỗi nhớ khi đã chứng kiến vô thiên lủng các
cuộc giao tranh, những tội ác tày trời của bọn thực dân xâm lược. Điều đó ta có thể thấy được
là nhờ biện pháp điệp từ “nhớ”, đã được người con xứ Đoài vận dụng rất thành công, dẫn đến
khi cảm thơ, ta tinh tế nhận ra một điều rằng : nhớ Tây Tiến - nhớ ngay về rừng núi.
Cuốn theo đó nỗi nhớ cũng theo mạch mà không nơi nương tựa, cứ nhẹ tênh mà cũng
nặng vô cùng, được thể hiện qua từ láy “chơi vơi” - một từ láy bắt vần với một chữ cảm thán
“ơi”, càng làm bộc lộ hết sắc thái ngữ nghĩa và sức khơi gợi của chúng. Giúp ta hình dung
được một trạng thái chênh vênh, lửng lơ, đầy ắp và mênh mông. Cứ thể ám ảnh tâm trí đến da
diết thương nhớ vô cùng.
Cách gieo vần “ơi” đó cũng từng được thi sĩ Xuân Diệu nhắc đến trong bài thơ “Nhị Hà”:
“Sương nương theo trăng ngưng lưng trời
tương tư nâng lòng lên chơi vơi “
“Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” cùng ý
nghĩa đó, cộng hưởng với cảm hứng lãng mạn, “người chiến sĩ chống Pháp” đã khắc tạc những
nỗi nhớ thành bức tranh chặng đường hành quân đầy thử thách nhưng thấm đượm màu sắc trữ
tình. Thiên nhiên cũng vậy, tuy được dựng nên từ những nét vẽ gân guốc và rắn rỏi nhưng vẫn
mang âm điệu mạnh mẽ và khỏe khoắn:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao là nơi không khác gì “rừng thiêng nước độc” ở chốn trần gian, chỉ cần sơ hở, lơ
là, là phải chấp nhận đổi lấy một mạng người, đồng nghĩa với việc các anh phải “hy sinh”,
nhưng tiếc nuối hơn là phải “hy sinh” khi còn chưa có “cơ hội” được ngửi mùi súng quân thù,
chưa được ra chiến trường. Có thể thấy tình cảnh của các anh như “ngàn cân treo trên sợi tóc”.
Không giống Sài Khao, Mường Lát lại là nơi các “anh bộ đội cụ Hồ” chỉ có thể nới lỏng cảnh
giác vào ban ngày, nhưng không thể không buông lỏng vào ban đêm vì những thú rừng hung
tợn luôn lăm le các anh như một miếng mồi béo bở, hay những cơn sốt rét rừng đã khiến anh
phải quằn quại chiến đấu, gượng sức vượt qua mà xem đó chỉ là những vết muỗi đốt:
Nhờ việc nhà thơ sử dụng bút pháp hiện thực, đan cài những nét vẽ gân guốc qua cách
ngắt nhịp 4/3 làm cho câu thơ rơi vào động từ “lấp” và kết thúc ở từ “mỏi”, đã tô điểm lên nỗi
nhớ về những phút giây gian khổ cùng đoàn quân thấp thoáng ẩn hiện mờ ảo trong làn
“sương”. Bấy giờ, ta cứ ngỡ rằng: sương như đang muốn thử thách sức bền và ý chí của người
lính, qua việc quần áo các chú không chỉ bị ướt đẫm bởi mồ hôi cơ thể mà còn bởi hơi “sương”
làm thêm phần nặng trĩu.
Cùng nói về “sương” nhưng trong thơ của “người cầm bút - Quang Dũng” nó lại mang
yếu tố khắc khổ, khác hoàn toàn với thơ cổ, mang một yếu tố lãng mạn và trữ tình như trong
bài Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn :
“Sương đầu núi buổi chiều như dội
Nước lòng khe nẻo suối còn sâu”
Đối lập với “sương” đầy khắc nghiệt và ảm đạm, hình ảnh “hoa” trong màn đêm Mường
Lát thì được phổ chút thi vị, nên thơ của cảnh sắc và khiến lòng người thư thái, được thanh
thản hơn bằng bút pháp lãng mạn, cộng hưởng với ngôn ngữ cổ điển, những thanh bằng nhẹ
bẫng trong câu thơ “hoa về trong đêm hơi” có thể hiểu theo nhiều trường nghĩa: là những đóa
hoa mơ nở rộ hương làm cho bức hoạ thiên nhiên ban đêm thêm thơ mộng, huyền hoặc và chập
chờn. Nhưng tài hoa hơn, hồn hậu hơn,“hồn thơ sắc áo lính” - Quang Dũng, đã giúp ta cảm
nhận rằng các anh chiến sĩ đẹp đẽ như những bông hoa vì đang chiến đấu bằng một ý chí “cao
hơn đèo” vì một lý tưởng cao cả : “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” mà dẫu cho “đoàn quân
mỏi” về thể xác nhưng tinh thần của các anh lính không “mỏi” , rất kiên cường và bất khuất.
Mọi thứ dù có đắm chìm trong màu đen tối của bóng đêm, qua tài cầm bút đầy lãng mạn,
hào hoa và bằng cả một tâm hồn mơ mộng, bay bổng của tác giả đã đem đến cho chúng ta là
“những người giải mã” có cái nhìn về một thiên nhiên Tây Bắc vừa đa dạng, độc đáo vừa hùng
vĩ thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp.
Trong một vài ghi chép vụn vặt, tôi còn nhớ một câu nhận định về thi phẩm Tây Tiến :
“Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh” của Vũ Thu Hương. Quả thực như vậy, để
khắc họa hình tượng người cầm súng rõ ràng và gây ấn tượng hơn thì “con người toàn tài” ấy
cho các “tri âm tri kỉ” khai phá sâu hơn qua hai câu thơ sau :
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”
“Chàng thi sĩ tài hoa” dùng hàng loạt các thanh trắc : “dốc” , “khúc khuỷu” , “thăm thẳm”
để làm tăng thêm sức nguy hiểm của độ cao và độ sâu của ngọn núi miền Tây, cảm tưởng như
ngọn núi này được dựng nên từ vô số các con dốc đầy sắc nhọn, đua nhau xếp chồng lên, mà
tạo nên một ngọn núi cao đến nỗi chọc trời và sắc nhọn đến mức như muốn xé toạc vùng trời
thành hai nửa. Ta nhận ra được điều này là nhờ tác giả đã vận dụng thành công biện pháp điệp
từ “dốc” và sử dụng hình ảnh tượng hình là các từ láy đan xen “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”.
Sự “khúc khuỷu” này vô tình kích thích sức liên tưởng của bản thân về một câu nói của Lí
Bạch cũng từng nhắc đến con đường lên trời như vậy : “nan ưu hướng thiên thanh”. Giữa độ
cao ấy, xuất hiện hình ảnh nhân hoá - “súng ngửi trời” nhằm lấy súng để “ngửi” độ cao rợn
ngợp đan xen phần hóm hỉnh, tinh nghịch. Nói như Quang Dũng có nghĩa là : khi các anh
chinh phục từng lớp núi cao chọc trời, vượt lên trên tầng mây mù cũng là lúc chân anh đạp lên
mây, súng anh đeo trên vai đã chạm đến trời cao. Khoảnh khắc này cho thấy rằng, thiên nhiên
giờ đây đã trở thành nền, bước đệm để bật lên trên nền là hào quang người lính - là tư thế hiên
ngang, đầy đẹp đẽ, vững chắc nhất mà không phải nhà thơ nào, dân săn ảnh nào cũng có thể bắt
trọn. Như nhà thơ Vũ Quần Phương từng nói : “súng ngửi trời” là “trung tâm hào tráng của bức
tranh hiểm trở, bởi ở chỗ cao ấy có con người”. Có thể thấy ở trên đỉnh núi, các anh không hề
cô độc, ngoài những anh em chiến hữu, các anh còn có “súng” làm người bạn tâm giao thứ hai.
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Giáo sư Hà Minh Đức từng nhận định rằng: “bài thơ viết ra với những màu sắc thẩm mỹ
phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở”, và đó là một lời nhận xét vô cùng
chính xác vì lẽ Quang Dũng lại thêm một lần nữa vẽ ra phong cảnh thiên nhiên qua độ cao cheo
leo, chót vót của đồi núi. Thấy được điều này là nhờ vào điệp ngữ “ngàn thước” kết hợp với
động từ tương phản đối lập : “lên” - “xuống”. Đã thành công trong việc tạo dựng hình ảnh, yếu
tố và tính chất của ngọn núi đầy dữ dội và hiểm trở, song cũng là thử thách mà những người
lính phải trải và phải vượt qua. Vô tình làm toát lên một vẻ đẹp của người chiến sĩ có trong
mình một “hùng tâm tráng khí” - một tầm vóc có thể sánh ngang với đất trời.
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Rời khỏi chốn phồn hoa nơi Hà Thành, xa cách gia đình, bạn bè, người yêu, mà trở thành
những chàng trai “áo vải chân không đi lùng” mà bước vào lãnh địa - nơi mà bản thân biết chắc
đi sẽ không có ngày trở về. Đó là điều mà rất hiếm gặp tại thời điểm bấy giờ, nhưng đối lập với
thuở còn chiến tranh. Cùng là con người với nhau, đều muốn được yêu thương và hạnh phúc,
nhưng tại sao những “người con đẻ của nhân dân” họ có thể mạnh mẽ và can đảm đến như vậy
để vượt qua ham muốn được “yêu”, có thể lấp đầy hố sâu của nỗi nhớ, đặc biệt là khi đang là
một người con xa xứ mẹ.
“Làm sao sống được mà không yêu,
không nhớ, không thương một kẻ nào?”
(Xuân Diệu)
Và nỗi nhớ ấy được thi sĩ Quang Dũng ẩn đi trong câu thơ “nhà ai pha luông mưa xa
khơi” - một dòng thơ được dệt nên từ những thanh bằng, khoảnh khắc cơn mưa xa khơi ập đến
khiến cái nôi của sự nhung nhớ về khoảng thời gian khi còn đang phục vụ cho Tổ Quốc, còn là
một trong những thành viên của đoàn binh Tây Tiến. Nhớ về bóng dáng của ngôi làng nhỏ, cái
dáng dấp khiến cho hình ảnh về năm ấy khi còn ở Pha Luông bỗng ùa về.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Hiện thực chiến tranh dường như đã quá tàn khốc để Quang Dũng phải xót xa mà thốt lên
hai chữ “dãi dầu”, nhằm nhấn mạnh gánh nặng trên đôi vai hao gầy của các anh, là tương lai
đất nước được hòa bình, ổn định. Chiến tranh là thế, khốc liệt đến thế, nên đó là những điều
không thể tránh khỏi, và để làm giảm đi nỗi đau ấy. thì người con xứ Đoài đã dùng cách nói
giảm nói tránh : “không bước nữa”, “bỏ quên đời”, đã cho thấy lúc mà vị trí ưu tiên hàng đầu là
“bản thân” chính thức nhường lại ngôi cho “đất nước” đã khẳng định tinh thần dũng cảm, tự
nguyện hy sinh.
“Và anh chết đi khi đang đứng bắn
Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng’
Hơn thế nữa, là qua cách nói giảm nói tránh ấy còn vô tình làm cho cái bi cùng với cái lụy
vốn luôn song hành mà tồn tại với nhau, nay như bị chia cắt trong thơ của người con xứ Đoài.
Rất tài tình và tinh tế khi để chất bi tráng, hùng tâm đứng thế và lấn át cái lụy, cảm được điều
ấy là nhờ các anh xem cái chết là một điều thường tình, rất đỗi hiển nhiên ở một người lính, mà
coi cái chết “nhẹ như lông hồng” để rồi “bỏ quên” mất cuộc đời, sự sống của mình, rời bỏ gia
đình, người thân. Vì lẽ rằng, dù cho các anh có mỏi mệt đến cỡ nào, có phải hy sinh thì đó vẫn
là một niềm tự hào vô cùng đẹp đẽ đối với người lính, vì họ đã không bán đứng đất nước, chiến
đấu đến giây phút cuối cùng “thà chết vinh, còn hơn sống nhục”.
Như vị “cha già của dân tộc” từng nói : “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng”, chỉ cần anh em, đồng bào đồng tâm hợp lực ắt sẽ làm nên chiến thắng vẻ vang,
điều đó đã được Quang Dũng khắc cốt ghi tâm mà ký thác rõ nét trong cụm từ “anh bạn”.
Vũ Thu Hương đã từng khẳng định: “Tây Tiến chính là tượng đài bất từ về người lính vô
danh”. Và quả thật, tay bút tài hoa của Quang Dũng như một lần nữa làm sống dậy trong ta
hình ảnh người lính đầy hiên ngang bi tráng trong hơi thở khốc liệt đầy gian truân của cuộc
kháng chiến năm nào:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Sự khốc liệt của chiến tranh và khắc nghiệt của thiên nhiên như trở thành một trong
những yếu tố tác động đến tinh thần và thể chất của các anh “bộ đội Cụ Hồ”, khiến cho anh
như thể mắc một căn bệnh “ác tính” nào đó mà làm đầu anh rụng hết tóc đến mức “không mọc”
và da dẻ như bị héo úa mà trở thành “quân xanh màu lá”. Bằng lối dùng từ nghệ thuật “không
mọc tóc” để nói lên cái ngang tàn của người lính đầy dữ dội và “oai hùm” nhưng cũng có phần
vui đùa, hóm hỉnh. Tác giả cố tình không viết “rụng tóc” vì chỉ có viết “không mọc tóc” mới
toát lên được ý chỉ không bị động của người lính Tây Tiến. Cùng nói về hiện thực gian khổ
nhưng trong “Lên Cấm Sơn” của Thôi Hữu lại có cách diễn đạt khác :
“Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa”
Trong một vài ghi chép vụn vặt, tôi còn nhớ một câu nói của nhà văn người Pháp -
Lamactin: “Thơ không chỉ là nghệ thuật, đó còn là sự giải thoát của lòng tôi”, mà Quang Dũng
sáng tác bài thơ này khi ông thật sự để những cảm xúc, tiếng lòng của mình được “giải thoát”
mà ngự trị trên trang thơ là từng con chữ mang vẻ lãng mạn, mộng mơ của những chàng trai áo
lính Hà Thành:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là tâm điểm của mọi suy nghĩ”. Vậy
nên, khi bắt gặp đôi “mắt trừng” đã gợi lên cho ta thật nhiều liên tưởng. Phải chăng, đó là đôi
“mắt trừng” mở to nhìn thẳng về phía trước với chí khí: thề quyết sống chết với kẻ thù. Có thể
thấy, đây là một hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác và tỉnh táo
của người lính trong khói lửa ác liệt. Ngoài ra, hình ảnh “mắt trừng” còn là một hình ảnh ước lệ
của cảm hứng lãng mạn nhằm làm nổi bật lên những lý tưởng và khát vọng lớn lao của người
lính. Tất cả đã được trao gửi qua đôi “mắt trừng” ấy “gửi mộng qua biên giới” - mộng giết
giặc, mộng lập công trạng, mộng hòa bình, ra đi vì nghĩa lớn như những tráng sỹ năm xưa:
“Dã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu”
Bên cạnh những cái “trừng” sắc bén ấy thì ta cũng có thể hiểu đó là đôi mắt có tình, đôi
mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê nhà, nhớ về Hà Nội - nơi có bóng “dáng kiều thơm”.
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” là nỗi nhớ mơ màng của người lính miền viễn xứ khi nghĩ
về Hà Nội - thủ đô hoa lệ đẹp như một dáng kiều thơm. Hoặc có thể hiểu theo một cách rất lãng
mạn, đó là nỗi nhớ về những thiếu nữ Hà Thành với vóc dáng kiều diễm và dáng đi thướt tha.
Qua hình ảnh ẩn dụ “dáng kiều thơm” đã giúp ta nhận ra nó như tiếp thêm động lực để các anh
cầm chắc súng chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ Tổ Quốc.
“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Chiến tranh đồng nghĩa với tổn thất hy sinh, người xưa từng nói: “xưa nay chinh chiến
mấy ai trở về”. Là một nhà thơ mặc áo lính - Quang Dũng, hiểu sâu sắc điều đó hơn ai hết mà
kết tinh qua câu thơ:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
“Rải rác” gợi ra một hình ảnh của những nấm mồ nằm xa nhau dọc đường hành quân.
“Biên cương” là nơi cuối cùng của đất nước, cũng có thể coi là nơi “viễn xứ” xa xôi. “Mồ” là
hình ảnh của cái chết gợi sự chia lìa xa cách của tử biệt sinh ly, của ranh giới giữa sự sống và
cái chết, của cõi dương và cõi âm, của những nấm mồ viễn xứ với những người thân yêu đang
chờ đợi nơi quê nhà.
Bút pháp hiện thực không cần dụng công vẫn đủ khiến tâm hồn ta tê tái khi nhà thơ đã
nhìn thẳng vào mặt tối của chiến tranh, mà miêu tả một cách chân thực, không né tránh, làm
cho ta thấy “bài thơ Tây Tiến phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn
bi tráng, chứ không phải cái buồn bi lụy”.
Những sự hy sinh vĩ đại, dù ta không biết ai đã hy sinh nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã
từng khẳng định:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước”
Chính vì thế mà một khi xác định được lý tưởng của những người lính xem cái chết mình
nhẹ tựa như lông vũ :
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất”
Hình tượng thơ đậm nét bi tráng, phảng phất hình ảnh những tráng sĩ xưa: “Gieo Thái Sơn
nhẹ tựa hồng mao”, những con người sẵn sàng gạt tình riêng ôm chí lớn “ra đi không vương thê
nhi”. Dẫu biết rằng khi đã quyết định lâm vào chốn “hòn tên mũi đạn” thì chắc chắn sẽ không
mong ngày trở về, tức lên đường sẽ chết. Nhưng họ vẫn quyết đi theo tiếng gọi của trái tim
mình, tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc: “Khi đất nước cần, chúng tôi sẵn sàng đứng lên”.
“Đời xanh” là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi thanh xuân, thời gian đẹp nhất trong đời, quãng
thời gian một đi không trở lại. Họ “chẳng tiếc đời xanh” của mình vì họ đang xác định được
điều mình đang làm và cái mình đang đánh đổi nó đẹp đẽ và tuyệt vời đến như thế nào, nên họ
“không tiếc”. Họ chỉ tiếc tuổi trẻ này sẽ vô nghĩa nếu không được cầm súng bảo vệ quê hương
đất nước với một khẩu hiệu mang vẻ đẹp của thời đại: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
Viết về mất mát đau thương nhưng không bi lụy của người lính, Quang Dũng có hai câu
thơ:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hy sinh của người
lính Tây Tiến. Bởi lẽ “áo bào” vốn được dùng cho nhà vua và triều thần thời phong kiến,
nhưng nay xuất hiện trong thơ Quang Dũng và đặc biệt là trên người lính, dẫn đến làm cho câu
thơ trở nên cổ kính. Đời người lính ra trận, vật bất li thân chính là chiếc chiếu cói, manh chiếu
ấy đã theo họ trên mọi chặng đường rồi cũng chính là “tấm áo bào” chứ không phải “chiếu
bào”. Làm như vậy, là có dụng ý : nói những người chiến sĩ như những danh tướng thời xưa da
ngựa bọc thây là một điều vinh quang để đưa tiễn những người con ưu tú của dân tộc về với đất
mẹ. Vì thế mà không khí câu thơ trở nên trang trọng, lời thơ trầm lắng, giọng thơ trầm hùng, bi
tráng.
Hình ảnh “anh về đất” là cách nói giảm nói tránh cái đau thương, nhằm làm cho câu thơ
bi mà không bao giờ lụy, để rồi cái lụy ấy bị lấn át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của sông
Mã. Người chiến sĩ Tây Tiến thanh thản ngã xuống về đất. Đất sinh ra anh và lại đón nhận về
sau khi làm tròn nhiệm vụ như :
“Những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa nói vọng về”
Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh Sông Mã, song kết thúc là tiếng gầm thét của dòng sông
này. Sông Mã gọi điển tích Kinh Kha khí khái của người lính, một cái chết đậm chất sử thi bi
hùng bởi tiếng gầm của Sông Mã, vang vọng giữa núi rừng như dội lên trầm hùng trong lòng
đồng đội. Nó như loạt đại bác nổ xé trời giữa núi rừng chiến khu, mang sắc thái của một lời thề
cao cả và thiêng liêng.
Họ không phải là nạn nhân, những con tốt đen vô danh vô nghĩa trên bàn cờ trân mạc mà
là những “chủ thể đầy ý thức của lịch sử”, biết sống đẹp từng giây phút, biết ước mơ, hy vọng
và khi cần thì sẵn sàng hiến dâng. Sự ra đi của họ đã được cất lên thành “khúc độc hành” của
dòng sông Mã đầy uy nghiêm và trang trọng. Tầm vóc con người đã sánh ngang tầm vũ trụ.
Tựu trung lại, để có thể tạo nên hào quang và khiến cho thi phẩm có thể vượt qua quy luật
băng hoại của thời gian, thì “hồn thơ rất đẹp và riêng” đã vận dụng vô cùng thành công và đặc
sắc các nghệ thuật. Điển hình như: bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, bút pháp tạo hình,
đậm chất bi tráng, hình ảnh sáng tạo mang tính thẩm mĩ, ngôn ngữ độc đáo vừa có nét cổ kính
vừa mới lạ… Tất cả nhằm mục đích để tô vẽ nên bức tranh sơn thuỷ miền Tây, khắc tạc hình
tượng người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa.
Đời người là hữu hạn, không thể nào đồng hành với thời gian trải qua hàng chục thập kỉ,
hàng trăm thế kỉ, để tồn tại và phát triển. Và đó là một thiếu sót quả thực rất uổng và rất tiếc
nuối. Thử nghĩ xem: các thi nhân không riêng gì Quang Dũng, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Công
Hoan,... nếu giờ đây họ còn sống thì thử hỏi rằng : văn học và nghệ thuật sẽ còn bay cao xa đến
tận đâu, mức độ hoàn thiện và cuộc sống của con người sẽ được nâng cao ra sao ? Rất nhiều và
dĩ nhiên so với ngày nay thì còn cách xa lắm. Vì thế mà nếu họ còn sống thì sẽ có vô số tác
phẩm hay hơn nữa, kết hợp với nền công nghệ cao ngày nay thì càng tạo điều kiện để cho nhiều
người có cơ hội tiếp cận, trao dồi về mặt tâm hồn và kiến thức. Do đó, nên mới có câu nói:
“Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được
con người nhiều hơn” - M.L. Kalinie.

You might also like