Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Quan hệ xã hội giữa các thành viên trong hoạt động kinh tế

-Mình lấy ví dụ như là trong quá trình khai thác than nếu có những người chỉ
làm việc một cách tách biệt không có sự phối hợp giữa các công nhân với nhau
và không nghe theo sự chỉ đạo của quản lí thì giữa họ không tồn tại mối quan hệ
giữa những con người trong sản xuất thì tập thể đó không thể nào khai thác một
cách hiệu quả được và điều đó dẫn đến không đạt được những lợi ích kinh tế mà
mình mong muốn . Ngược lại nếu có sự tương tác lẫn nhau thì công việc sẽ hiệu
quả và mang lại lợi ích kinh tế mà mình mong muốn.
Mâu thuẫn trong lợi ích kinh tế
-Ví dụ như trong một công ty nào đó người lãnh đạo mâu thuẫn với nhân viên
của mình về những cái lợi ích hoặc các chế độ đãi ngộ cho nhân viên thì lợi ích
của hai bên không được thỏa mãn thì rất dễ diễn ra những mâu thuẫn dẫn đến
những xung đột xã hội như là họ đi biểu tình, đình công . Ngược lại giữa công
nhân và người lãnh đạo có sự thống nhất với nhau trong việc đãi ngộ tiền lương
thì sẽ không dẫn đến tình trạng gây ra xung đột , khi lợi ích của hai bên được
thỏa mãn thì tình hình công việc sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Hội nhập kinh tế quốc tế
-Ví dụ như ở Châu Âu các nước đã thống nhất với nhau sử dụng chung về một
đồng tiền để kinh doanh giữa các nước đó chính là đồng tiền euro qua đó đã tạo
ra một môi trường kinh doanh thông thoáng hòa nhập với thị trường các nước .
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
-Ví dụ như là quan hệ đối tác kinh doanh ,đối tác có thể sử dụng trao đổi sản
phẩm cũng như nguồn nhân lực của nhau họ sẽ cùng nhau hợp tác xây dựng và
tạo dựng giao thương . Cụ thể như Bên A là sản xuất kinh kiện còn bên B là sản
xuất máy móc , trong đó bên A cần những máy móc của bên B để tháo ra và chế
tạo linh kiện .Ngược lại bên B thì phải cần linh kiện của bên A để lắp ráp máy
móc , nên hai bên phải hợp tác với nhau để tạo ra lợi ích kinh tế mà hai bên
mong muốn .
Vai trò của nhà nước
-Vd trong điều hành kinh tế vĩ mô của nền kinh tế nước ta đã dần hạn chế tối đa
mệnh lệnh hành chính để các hoạt động diễn ra theo các quy luật của thị trường
đảm bảo nguyên tắc thị trường tự điều chỉnh đồng thời tăng cường quản lí nhà
nước xã hội chủ nghĩa lấy thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế
kết hợp với điều tiết vĩ mô của nhà nước qua chính sách và hoạch định và hướng
đến các quá trình phát triển kinh tế.
Lợi ích kinh tế
-VD như mỗi ngày chúng ta điều đến trường là để làm gì , không có lí do nào
khác đó là muốn trao dồi những kiến thức ở trường và những kỹ năng đã được
dạy để sau này chúng ta ra trường có thế tự bản thân dùng những kiến thức đã
được dạy áp dụng vào công việc của mình và những điều đó điều nhắm đến mục
đích là tạo ra được những lợi ích kinh tế cho mình về cả vật chất và tinh thần.
-Vd như hoạt động của con người bao giờ cũng nhằm thỏa mãn các nhu cầu như
ăn , mặc, ở ,đi lại ,vui chơi giải trí… muốn thỏa mãn được những nhu cầu trên
con người chúng ta cần phải lao động để tạo ra của cãi vật chất nhằm để đáp ứng
những nhu cầu trên.Đó là những mặt mà lợi ích kinh tế đem lại không chỉ có
ăn,mặc,ở… mà lợi ích kinh tế còn mang lại nhều giá trị khác nhau trong xã hội.

You might also like