Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

3.1 Khái niệm, đặc điểm của ý thức pháp luật ?

1.Khái niệm:

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái
độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lí khác, thể hiện
mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành
và pháp luật cần phải có) và sự đánh giá về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp
pháp hay không hợp pháp... đối với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời
sống pháp lí và xã hội.

Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế,
kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm
quyền, xu thế thời đại... Trong đời sống pháp lí, ý thức pháp luật là nhân tố đóng vai
trò quyết định chi phối trực tiếp đến tính chất, hiệu quả thực tế của các hoạt động pháp
lí.

Tất cả những biểu hiện,thái độ mang tính chủ quan của con người đối với pháp luật.

Chủ thể có khả năng phân biệt hành vi hợp pháp và bất hợp pháp là nhờ vào ý thức
pháp luật của chủ thể.

Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, nó ra đời cùng với pháp luật nghĩa
là từ khi xã hội có giai cấp. Mỗi kiểu nhà nước trong xã hội và pháp luật trong xã hội
đều có ý thức pháp luật tương ứng.

Là một trong những hiện tượng phản ánh nhận thức của con người về pháp luật nên ý
thức pháp luật có thể lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng có tiến bộ hơn sự tồn tại xã hội.

2.Đặc điểm

Ý thức pháp luật ở Việt Nam mang những đặc chưng của ý thức pháp luật xã hội chủ
nghĩa, bao gồm hai bộ phận là tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật. Tư tưởng pháp
luật thể hiện trí thức pháp luật, tâm lí pháp luật thể hiện thái độ, tình cảm con người
đối với pháp luật.

Trong một số trường hợp ý thức pháp luật tiến bộ hơn so với tồn tại xã hội và tồn tại
pháp luật. Sự tiến bộ của ý thức pháp luật là do tính sáng tạo của ý thức pháp luật
quyết định. Tuy nhiên sự sáng tạo này cũng phải xuất phát từ tiền đề vật chất và phải
tuân thủ các quy luật khách quan.

Ý thức pháp luật tác động trở lại tồn tại xã hội. Sự tác động này có thể là tích cực hoặc
tiêu cực. Nếu ý thức pháp luật là tiến bộ, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nếu ý
thức pháp luật là lạc hậu, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, của pháp luật. Trong
một xã hội có giai cấp, ý thức pháp luật cũng có tính giai cấp. Bởi ý thức pháp luật
được hình thành trên cơ sở tồn tại xã hội và hệ thống pháp luật hiện hành. Tính giai
cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ ý thức pháp luật luôn phản ánh ý chí, tâm tư, nguyện
vọng, lợi ích của giai cấp của mình.Trên cơ sở quan điểm của giai cấp mình, các chủ
thể hình thành nên ý thức pháp luật của mình. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp
luật nhưng có thể tồn tại nhiều ý thức pháp luật khác nhau dựa trên những quan điểm
của mỗi giai cấp tồn tại trong xã hội: ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, ý thức
pháp luật của giai cấp bị thống trị, ý thức pháp luật của các tầng lớp khác nhau trong
xã hội, ...

3.2 Thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay?

Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng
lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được
trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích
cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan
nhà nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình.

Ý thức trong thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt.
Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm việc theo pháp Hiến pháp và
pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi
trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác
trong việc chấp hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự
căng thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.

Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong
cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp
luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội, trở thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi
hành công vụ, trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người
thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy có thể nói rằng đã có nhiều bước chuyển biến
đáng mừng trong tư tưởng tình cảm của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.

Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức pháp luật của người dân hiện nay thì vẫn còn
tồn tại những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của toàn xã
hội. Có thể nhận thấy những sự hạn chế như sau:

Hiện nay, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn thấp. Họ chưa tôn
trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra
nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên
nhân của vấn đề trên chính là do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các
ngành nông nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân sống và
thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời do đó ý thức
vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật.

Đặc biệt đáng lưu ý là ý thức pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên luôn chiếm tỉ lệ
lớn. Theo số liệu thống kê trong báo tiền phong onlie, số đối tượng vi phạm pháp luật
trong lứa tuổi thanh thiếu niên luôn chiếm trên 70% tổng số mà không ít là học sinh,
sinh viên.tình trạng thanh niên giết người cướp tài sản, sử dụng các chất kinh thích như
ma túy đang trở thành vấn nạn trong đời sống hiện nay.

Một thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiệm với
những hành vi trái pháp luật. Cụ thể trong đời sống hiện nay những vụ đua xe hay
những vụ đánh đập tấn công của những đối tượng trong cuộc , người dân nhìn thấy
thay vì ngăn cản, tố giác thì họ lại đứng cổ vũ, hô hào hay đứng xem với một thái độ
bình thản và với tình trạng lách luật hiện nay trong giao thông.Một số người tham gia
giao thông trên đường chỉ đội nón bảo hiểm khi nhìn thấy công an giao thông khi
không có công an thì họ lại không đội nón bảo hiểm.Dù biết mình vi phạm nhưng họ
vẫn dững dưng coi như không có chuyện gì xảy ra.Việc uống rượu bia không được lái
xe được pháp luật đưa ra rất lâu và đa số mọi người đều biết,nhưng lại không chấp
hành đúng quy định khi tham gia giao thông.Bản thân đang ở trong tình trạng say
xỉn,đầu óc không còn tỉnh táo khi tham gia giao thông dẫn đến những tai nạn đáng tiếc
xảy ra .Điều này cũng đã chứng tỏ phần nào thực trạng ý thức pháp luật của người dân
hiện nay.

Nhiều người còn sử dụng chất kích thích, ma túy…Những chất kích thích không được
pháp luật cho phép sử dụng và lưu hành trong nước đó là nghiêm cấp tuyệt đối nhưng
một số bộ phận người không có ý thức về tác hại của nó ra,một số người vẫn biết
những tác hại mà nó đem đến nguy hiểm như thế nào mà vẫn lao đầu vào sử dụng
những chất kích thích như thế.Dẫn đến những hậu quả đáng thương như:mất người
thân,đi vào con đường tù tội...

Đến nay, trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa các vùng
miền, ở một số nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật nhưng một số nơi thì
pháp luật còn là một điều gì đó xa vời, không gắn với thực tiễn cuộc sống, họ thờ ờ
trước pháp luật và vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà có nhiều hành động trái với
pháp luật ảnh hưởng tới hoạt động của con người.

Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải quyết các tranh
chấp mâu thuẫn bằng con đường tư pháp, tâm lí e ngại ra tòa, thái độ thiếu thiện cảm,
bất cần với người đại diện chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu
thuẫn trong đời sống của người dân không những không được giải quyết mà ngày càng
nghiêm trọng hơn.

Trong đời sống hiện nay, ý thức pháp luật đã được người dân quan tâm và nghiêm
chỉnh chấp hành tuy nhiên sự tồn tại của những mặt tiêu cực nêu trên đã gây không ít
những khó khăn cho việc đưa pháp luật thực sự đi vào đời sống. Để nâng cao hơn nữa
ý thức pháp luật của người dân thì các cơ quan có chức năng thẩm quyền cần có những
giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt tiêu cực nêu trên.

https://vietnamhoinhap.vn/vi/y-thuc-phap-luat-cua-nhan-dan-thuc-trang-va-giai-phap-
9545.htm

http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TGL101/Giao%20trinh/
09_TGL101_Bai6_v1.0014103225.pdf

You might also like