Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA


Môn: Xây dựng Văn bản pháp luật

Lớp: DS44B1

Số thứ tự Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên


1 Nguyễn Phạm Nhựt Tân 1953801012238
2 Mai Thị Anh Thư 1953801012268
3 Thới Thị Minh Thư 1953801012270
4 Trần Lê Minh Thư 1953801012271
5 Lê Hoàng Thùy Trâm 1953801012288
6 Lữ Thị Bảo Trâm 1953801012289

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2022


PHẦN NHẬN ĐỊNH
1. Hội Luật gia Việt Nam có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sd,bs
2020)

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán
nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của
tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án
pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp
lệnh.

Vì vậy, hội Luật gia VN không có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

2. Thủ tướng chính phủ có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.

Nhận định đúng

CSPL: Khoản 1 Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sd,bs
2020)

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán
nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của
tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án
pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp
lệnh.

Vì vậy, Thủ tướng chính phủ nằm trong khoản 1 Điều 32 nên có quyền trình dự án
luật ra trước Quốc hội.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền trình dự án luật ra trước Quốc
hội.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 2013

Theo đó, chỉ có Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy
ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan
trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc
hội.

Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao mới quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội
còn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì không có quyền trình dự án luật ra trước
Quốc Hội.

4. Tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đều có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề
nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 43 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sd,bs
2020)

Theo khoản 1 Điều 43 Luật này khi Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm
giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề
nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.

Như vậy, chỉ có Bộ Tư pháp mới có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị của
Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chứ không phải tất cả các Bộ, cơ
quan ngang Bộ đều có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị của Chính phủ về
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

5. Nếu dự án luật được trình bởi UBTVQH thì nhất thiết Quốc hội phải thành
lập cơ quan thẩm tra.
Nhận định đúng

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 50, Điều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015 (sd,bs 2020)

Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết
của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm
thời để thẩm tra.

6. Cơ quan chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chỉ bao gồm: Ủy
ban pháp luật, Hội đồng dân tộc.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sd,bs
2020)

Cơ quan chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có thể là Hội đồng dân
tộc. Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (sđ, bs 2007) thì Ủy ban pháp luật chỉ là 1
phần trong đó.

7. Tất cả các dự án luật, pháp lệnh phải được thẩm định và thẩm tra bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định sai

CSPL: Khoản 1 Điều 58, Khoản 1 Điều 62, Khoản 1 Điều 63 Luật Ban hành
VBQPPL 2015

Về việc thẩm tra: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 thì dự án, dự thảo luật trước
khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội
đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra. Do đó, tất cả các dự án luật trước khi
trình Quốc hội, UBTVQH đều phải được thẩm tra.

Về việc thẩm định: Theo Khoản 1 Điều 58 thì với dự án luật do Chính phủ trình thì
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật trước khi trình Chính phủ. Nhưng
nếu dự án Luật không do Chính phủ trình thì sẽ không có bước thẩm định mà sẽ do
Chính phủ cho ý kiến về việc đám ứng điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội theo Khoản 1 Điều 62.

 Không phải tất cả các dự án luật, pháp lệnh đều phải được thẩm định bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo NQ QPPL của HĐND các
cấp.

Nhận định sai

CSPL: Khoản 1 Điều 143 Luật Ban hành VBQPPL 2015

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 về Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã thì dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp xã phải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội
đồng nhân dân cấp xã. Do đó, NQ của HĐND cấp xã không có bước thẩm định.

 Vì vậy, thẩm định không phải là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo NQ QPPL của
HĐND các cấp (cụ thể là cấp xã).
9. Thẩm tra là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo NQ QPPL của HĐND cấp
huyện.
Nhận định đúng
CSPL: Điều 136 Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015
Dự thảo NQ QPPL của HĐND cấp huyện phải được ban của HĐND cùng cấp
thẩm tra trước khi trình HĐND.
10. Trước khi HĐND cấp tỉnh thông qua Nghị quyết QPPL thì UBND cùng cấp
phải biểu quyết thông qua trước.
Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 126 Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015
Theo đó, trình tự tiến hành thông qua Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh không có sự
tham gia của UBND cùng cấp, cho nên UBND cùng cấp không có thẩm quyền biểu
quyết thông qua trước khi HĐND cấp tỉnh thông qua.

You might also like