Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN

CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

1. Các học thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật

Các học thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật bao gồm: Thuyết “Bắt chước”, thuyết “Du hí”, thuyết “Ma thuật”,
thuyết “Biểu hiện”.

Thuyết thứ nhất: Nghệ thuật là “ bắt chước” do Aristone khởi xướng năm 384 – 322 trước công nguyên.
Theo ông, nghệ thuật do con người sáng tạo bằng sự bắt chước thế giới khách quan, trang 13 cuốn “Nghệ thuật thơ
ca”, Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật – năm 1964, Aristone viết: “Sử thi, bi kịch cũng như hài kịch, thơ ca, đại bộ
phận nói chung là những nghệ thuật bắt chước.” Theo nghĩa rộng, ông nói sự bắt chước của nghệ thuật là lấy thế
giới tự nhiên làm đối tượng bắt chước, tái tạo lại các hiện tượng tự nhiên xã hội. Với thuyết này, Aristone chỉ đúng
về cảm nhận khách quan các hiện tượng tự nhiên mà nghệ thuật phản ánh, tác động ảnh hưởng biểu hiện qua cảm
xúc. Đây là học thuyết sơ khai về nguồn gốc nghệ thuật. Tính bắt chước ở thời đại ông còn thô sơ, nghệ thuật chỉ
mang tính mô tả hiện thực.

Thuyết thứ hai: Nghệ thuật ra đời từ trò chơi du hý, do sự hứng khởi của con người nghĩ ra những trò chơi
bởi thời gian giải trí dư thừa. Thuyết này, do Kant Schiller khởi xướng, sau là Markov đầu thế kỷ 20. Những năm ấy, ở
nước ta chưa cho phép phổ cập thuyết này, nhà thơ Nguyễn Du đồng cảm bằng hai câu thơ trong truyện Kiều:
Lời quê chấp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh
Nguyễn Du quan niệm thơ ca là nghệ thuật mua vui du hý, làm phong phú tâm hồn con người, tâm sự cùng công
chúng. Nhà nghệ thuật học Probert Pro nói: Văn học là trò diễn ngôn ngữ, trong văn học có yếu tố mua vui. Thuyết
này, nhìn vào giá trị nghệ thuật xảy ra các hiện tượng mê hoặc người đọc, người xem hào hứng quên những vất vả
bức xúc đời thường, thậm chí âm nhạc giúp mọi người giải trí trực tiếp tại chỗ. Thuyết du hý, chỉ ra nghệ thuật là du
hý mua vui, biểu hiện qua hiện tượng chưa nhìn thấy bản chất nghệ thuật.

Thuyết thứ ba: Nghệ thuật từ ma thuật mang tính tôn giáo. Những người khởi xướng: Eduard Bunettylor,
Glorage trazet, Trozart từ xa xưa, sau này vào năm 1914, quan niệm trước khi xuất hiện công cụ lao động có ma
thuật từ những điệu hát múa, nhạc cụ xúc cảm, thể hiện tâm linh con người như tiền định. Họ cho rằng từ tôn giáo
ra đời các loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc… sử dụng biểu trưng nghi lễ trở thành nghệ thuật.
Thuyết này là một phát hiện mới nhiều người hưởng ứng, chỉ mô tả một cách ngẫu nhiên những biểu tượng tôn
giáo,nghi thức, nghi lễ, còn nghệ thuật đã ra đời trước những ý niệm nghi lễ.

Thuyết thứ tư: Biểu hiện. Người khởi xướng là Maritime, đến nhà văn Anh Lawrence khoảng những năm 20
thế kỷ 20 cho rằng: Khi viết những nỗi đau đờ ivào từng trang sách để mọi người cùng trải nghiệm là biểu hiện trực
giác sáng tạo.Nghệ thuật ra đời từ cảm xúc muốn biểu hiện mình, để mọi người biết tới cuộc sống xã hội và cuốn hút
họ vào niềm đam mê giải trí. Những thuyết ma thuật là biểu hiện của nghệ thuật trò chơi du hý. Họ phát hiện ra
nhiều đặc tính riêng nghệ thuật và người nghệ sĩ, là con người muốn vươn tới những đỉnh cao trí tuệ, tình cảm và
khát vọng cái đẹp.
2. Nguồn gốc của nghệ thuật
3. Các thành tựu cơ bản của nghệ thuật phương Đông
- Phương Đông và Phương Tây
- Nghệ thuật Ấn Độ truyền thống
- Nghệ thuật Trung Quốc cổ đại
- Nghệ thuật Ai Cập cổ đại
- Nghệ thuật Lưỡng Hà cổ đại
4. Thành tựu nghệ thuật hiện đại
- Chủ nghĩa Ấn tượng
- Chủ nghĩa Dã thú
- Chủ nghĩa Lập thể
- Chủ nghĩa Siêu thực
- Chủ nghĩa Trừu tượng
5. Trình bày những hiểu biết về văn học Việt Nam

- Văn học dân gian, các đặc trưng, các thể loại,

Văn học dân gian là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam. Nó bao gồm các tác phẩm văn học truyền miệng được
truyền từ đời này sang đời khác thông qua lời kể, hát ru, đọc truyện, và các hình thức truyền thống khác. Văn học dân gian
thường tập trung vào các câu chuyện, truyền thuyết, truyện cổ tích, và những câu đố, tục ngữ, ca dao.

Các đặc trưng của văn học dân gian bao gồm:

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn
học dân gian và văn học viết. Trong khi văn học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian lại được
truyền miệng từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau. Quá trình truyền
miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập
thể tiếp nhận ; sau đó, những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau)
tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa, làm cho tác phẩm phong phú, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như
hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học dân gian ngay sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể. Mỗi người đều có thể
tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của
mình.

Tính truyền miệng và tinh tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu
truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng.

Các thể loại văn học dân gian bao gồm:

1. Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thưởng kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng
chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.

2. Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vẫn, nhịp, xây dựng những hình tượng
nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của
cư dân thời cổ đại.

3. Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử)
phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những
người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền
thuyết vừa để cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

4. Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số
phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

5. Truyện ngụ ngôn: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình
tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài
học kinh nghiệm về cuộc sống.

6. Truyện cuối: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kẻ về những sự việc xấu,
trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

7. Tục ngữ: câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vẫn, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường
được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.
8. Câu đố: bài văn vẫn hoặc cậu nói thường có vẫn, mô tả vật đó bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng
khác lạ để người nghe tim lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời
sống.

9. Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xưởng, được sáng tác nhằm
diễn tả thế giới nội tâm của con người.

10. Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn bản, có lối kế mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng,
của nước mang tính thời sự.

11. Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc
lứa đôi và sự công bằng xã hội.

12. Chèo: tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương
đạo đức và phê phán, đã kích cái xấu trong xã hội. (Ngoài chèo, sản khấu dân gian còn có những hình thức
khác như trống dân gian, múa rối, các trò diễn mang tích truyện.)

- Văn học viết Việt Nam (Văn học chữ Hán và Văn học chữ Nôm, Văn học chữ quốc ngữ).

+ Văn học chữ Hán:


Văn học viết bằng chữ Hán là một phần của văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Hán và phát triển từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Văn học chữ Hán được coi là phương tiện tiếp nhận của nhân dân Việt Nam đối với
những học thuyết lớn của phương Đông và hệ thống thi pháp, thể loại của văn học cổ- trung đại Trung Quốc.

+ Văn học chữ Nôm:


Chữ Nôm là một loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra
dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt. Văn học chữ Nôm bao gồm các
sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến
hết thời kì văn học trung đại. Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ
một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật.

+ Văn học chữ quốc ngữ:


Văn học chữ quốc ngữ là một phần của văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Latinh và phát triển từ cuối thế kỷ XIX
đến nay. Chữ quốc ngữ được tạo ra bởi các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp, bằng việc cải tiến bảng chữ cái Latinh
và ghép âm dựa theo quy tắc chính tả của văn tự tiếng Bồ Đào Nha và một chút tiếng Ý. Chữ Quốc ngữ đã giúp tạo ra
những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Văn học chữ Quốc ngữ đã bước vào
quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức
văn học phương Tây để có thể giao lưu, hội nhập với văn học thế giới.
6. Trình bày những hiểu biết về Nhã nhạc cung đình Huế.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ cung đình như Tế Giao, Tế
miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...Nhã nhạc cung đình Huế nhằm tạo sự trang trọng cho các buổi lễ. Nhã Nhạc Cung Đình Huế có
tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát
triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế với lời hát tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái. Đó biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn,
hưng thịnh của triều đại. Vì vậy, Nhã Nhạc Cung Đình Huế được các triều đại quân chủ Việt Nam rất coi trọng. Nhã nhạc thời
Nguyễn thường được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế vì triều đại này đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm.

Vào giữa tháng 12/2003, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di
sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày 31/1/2004 tại Paris thủ đô nước Pháp, lễ đón Bằng công nhận đã
được tổ chức. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu được UNESCO công nhận - một vinh
dự to lớn cho cả dân tộc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.

Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính
chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan.

Đến thời triều Nguyễn (1802-1945), vào nửa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép, âm nhạc cung đình phát triển trở lại.
Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự
nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc.

Dưới thời triều Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thường triều 4 lần/tháng: Nam Giao, Tịch
Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Ngoài ra Nhã Nhạc Cung Đình Huế còn sử dụng cho các buổi tế như đăng quang, lễ tang của
vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau.

Nhã Nhạc Cung Đình Huế thường biểu diễn chung với múa cung đình. Múa cung đình triều Nguyễn rất phong phú như: long, ly,
quy, phượng, múa đèn, múa quạt, bát tiên quá hải, bát tiên đăng vân, nhị tướng xuất quân. Đặc sắc nhất là múa “Lục cúng hoa
đăng” và “Lân mẫu xuất lân nhi”... Đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc văn hoá Việt Nam. Tiết mục nào cũng
trang nghiêm không có chút trần tục và đều mang tính nghệ thuật cao, cùng với Nhã nhạc tạo nên một sân khấu thiêng liêng và
bác học khó có dàn nhạc nào sánh nổi.

Trong hệ thống Nhã Nhạc Cung Đình Huế còn có tiết mục hòa tấu các nhạc khí thuộc bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì
bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức
gợi cảm sâu xa. Các nhạc công thường trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm
này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc đón tiếp các sứ thần.

Giờ đây, Nhã Nhạc Cung Đình Huế không chỉ là vốn quý của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của loài người. Với những
giá trị nổi bật, Nhã Nhạc Cung Đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các
loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia giàu truyền thống
văn hóa trong khu vực và thế giới.
7.Trình bày những hiểu biết về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu
và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Không gian văn hóa này trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như Ê đê, Jarai, Ba
Na, Mạ, Lặc ...

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng,
những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ
chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,…), v.v.

Với việc đặt tên những chiêng lớn là chiêng Mẹ, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã thể hiện chế độ mẫu hệ trong truyền thống
gia đình của một số tộc người ở Tây Nguyên. Đồng thời, ta còn thấy được vị trí xã hội và vai trò quan trọng của phụ nữ trong
tiềm thức của một số đồng bào dân tộc Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ thông qua việc họ dành việc đánh chiêng cho nữ giới.

Không chỉ thế, cồng chiêng còn là biểu tượng của sự liên kết trong một gia đình. Biên chế của một dàn nhạc không chỉ căn cứ
trên âm thanh, cách biểu diễn mà nó còn dựa trên quan điểm của họ về gia đình. Cồng mẹ, cồng cha được ví như nền nhà, cồng
con cách khoảng đều nhau như những cây cột và cồng cháu thể hiện ra nét nhạc như la kèo, là nóc nhà. Như vậy, cách dàn dựng
cồng chiêng còn dựa trên quan điểm thiết kế và kiến trúc nhà cửa.
8. Trình bày những hiểu biết về Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Dân ca quan họ Bắc Ninh là một thể loại dân ca truyền thống của người Việt Nam, được xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật
thể thế giới của UNESCO từ năm 2009. Đặc biệt, quan họ Bắc Ninh được coi là “nhị tỷ truyền thống” của dân ca Việt Nam, cùng
với ca trù Hà Thành.

Quan họ Bắc Ninh xuất hiện từ thế kỷ 13, với nguồn gốc từ các hoạt động văn hóa và văn nghệ cổ truyền của người dân trong
khu vực Bắc Ninh và các tỉnh lân cận. Quan họ Bắc Ninh bao gồm hai người hát đối đáp nhau với nhau, trong đó có người hát trữ
tình, tâm sự và người hát đáp lại. Các bài hát của quan họ thường được sáng tác và truyền bá trong các buổi liên hoan, lễ hội,
cúng đền, đám cưới, đám hỏi và các dịp đặc biệt khác.

Ngoài việc giữ gìn và phát triển truyền thống, các nhân vật trong đời sống âm nhạc quan họ Bắc Ninh còn thường xuyên tham gia
các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế, từ đó giúp khán giả nước ngoài hiểu hơn về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam.

Dân ca quan họ Bắc Ninh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc đối với người dân Bắc Ninh và cả nước Việt Nam. Đó là sự kết nối giữa
con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên, giữa cuộc sống với đạo đức, mang trong mình sức mạnh gắn kết cộng đồng,
tinh thần đoàn kết, tình cảm yêu thương và trách nhiệm với gia đình, đất nước. Ngoài ra, quan họ còn là một hình thức truyền
thống độc đáo, thể hiện sự đa dạng và sáng tạo của văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một phần văn hóa thế giới được
UNESCO công nhận và tôn vinh.
9. Trình bày những hiểu biết về Nghệ thuật Ca trù.

Hát Ca Trù gồm có Hát Cửa đình, Hát Nhà trò (hát ở đình, đền, miếu); Hát Cửa quyền (trong cung phủ); Hát Nhà tơ
(hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý); Hát Ả đào, Hát Cô đầu (hát ở các ca quán)… Tùy vào mỗi không gian
diễn xướng, nghệ thuật Ca Trù sẽ có lối hát và cách thức trình diễn riêng.

Tham gia biểu diễn Ca Trù có ít nhất 3 người gồm: Một nữ nhân gọi là “Đào nương” hay “Ca nương” hát theo lối nói
và gõ phách lấy nhịp; một nam nhạc công gọi là “kép” chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát và người gõ trống (quan
viên) là người sành về Ca Trù và am hiểu âm luật Ca Trù. Người đánh trống chầu Ca Trù là để “bình phẩm” cả tiếng
phách, tiếng hát, tiếng đàn và hơn hết là lời thơ.

Không gian trình diễn Ca Trù có phạm vi tương đối nhỏ: Đào nương ngồi trên chiếu ở giữa, Kép và quan viên ngồi
chếch sang hai bên. Đào nương Ca Trù ngồi cùng một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe bằng
giọng hát và tiếng phách của mình. Lời Ca Trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, giàu cảm xúc,
trầm ngâm mà sâu lắng. Ca Trù có đủ các thể loại, từ trữ tình lãng mạn đến sử thi anh hùng, triết lý giáo huấn… Từ Ca
Trù, thể thơ Hát nói độc đáo ra đời và có vị trí trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc. Đến nay, hàng nghìn bài thơ
chữ Nôm vẫn được lưu giữ, chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua
nhiều thế kỷ.

Trong hát Ca Trù, người hát, người đàn, người thưởng thức đều tham gia cuộc hát. Những khách nghe (quan viên)
đều bình đẳng trước văn chương và âm nhạc. Mọi người thay nhau cầm chầu. Ai có bài thơ mới làm thì đưa cho Ca
nương hát. Người hát, người đàn, người nghe cùng góp cho cuộc thưởng thức nhạc - thơ thêm hoàn hảo. Đó là một
lối chơi tao nhã của cha ông ta suốt nhiều thế kỷ qua.

Với việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, Ca Trù đã khẳng định được vị trí quan trọng không
chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Những năm trở lại đây, Ca Trù đang tìm lại chỗ đứng trong đời sống văn hóa, nhiều
câu lạc bộ, hội, nhóm, giáo phường Ca Trù đã ra đời; cùng với đó là công tác đào tạo Đào nương cũng được chú
trọng, góp phần nuôi dưỡng và gìn giữ loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
10. Trình bày những hiểu biết về Nghệ thuật Hát xoan.

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc,
hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc
vùng trung du Việt Nam.

Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường
hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi "phường" chọn một vị trí cửa đình.
Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng
khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em.

Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Tối 3/2/2018, tại Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO
ghi danh hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
11. Trình bày những hiểu biết về Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ.

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Bao gồm sự kết hợp giữa
âm nhạc và ca hát, thường được thể hiện bằng các cây đàn truyền thống như đàn đáy, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn
kìm và đàn tranh bầu.

Nghệ thuật đờn ca tài tử thường được trình diễn trong các dịp lễ hội, tiệc cưới hoặc các cuộc gặp gỡ thân mật. Âm
nhạc của nó mang đậm nét đặc trưng của dân ca Nam Bộ, kết hợp giữa nhịp điệu nhanh, chậm và pha trộn giữa âm
thanh độc đáo từ các loại đàn khác nhau.

Đờn ca tài tử có ảnh hưởng tới 21 tỉnh thành phía Nam. Nó bắt nguồn từ sự kết hợp giữa loại nhạc lễ Nhã nhạc cung
đình Huế và văn học dân gian từ cuối thế kỷ 19. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại, đờn ca tài tử vẫn được nhiều người yêu thích và trình diễn thường xuyên cho đến ngày nay.

Nguồn gốc của đờn ca tài tử Nam Bộ liên quan đến Nhã nhạc cung đình Huế và xuất phát từ Trung Bộ vào cuối thế kỷ
19. Sau khi Kinh đô Huế bị sát thủ vào năm 1885, nhiều người đã lánh nạn về phía Nam và kết hợp nhã nhạc cung
đình Huế với các yếu tố dân ca phía Nam để tạo ra đờn ca tài tử.

Được sáng lập bởi 3 người, nghệ thuật này đã được cải biên và sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh biểu diễn. Tên gọi
"đờn ca tài tử Nam Bộ" xuất phát từ nhạc tài tử Nam Bộ có 5 nốt chính và các bản ca có sẵn người sáng tác chỉ cần
cải biên từ ngữ cho phù hợp với bản nhạc.

Được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 và là một danh hiệu UNESCO ở
Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.
12. Trình bày những hiểu biết về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của
người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam.

Dân ca ví giặm (cũng viết là giặm) tại Nghệ - Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được ghi danh là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi
vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp) Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát
trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và
truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và
cách cư xử tử tế giữa con người với con người.

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp
ngắn dài có khi còn tùy thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp
phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)

giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/vè 5 chữ, nói cách khác thì giặm là thơ ngụ ngôn/ về nhật trình được tuyền luật hoá.
Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại. Thông thường một bài giặm có
nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài
giặm/ về không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất thiết có 5
chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).
13. Trình bày những hiểu biết về Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ.

Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.

Bài Chòi có hai hình thức chính "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi". Chơi Bài Chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong
chòi tre vào Tết Nguyên đán. Nghệ thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã. Người
trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các bài bản, kỹ
năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài cho các thế hệ trẻ. Cùng với cộng đồng, những người này đã thành
lập gần 90 đội, nhóm và câu lạc bộ để luyện tập và truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi, thu hút sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.
Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài Chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền
miệng. Tuy nhiên, một số nghệ nhân Bài Chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến thức và kỹ năng trong các hội, các câu lạc bộ và
trường học.

Thông qua nội dung của những câu hát, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình
nghĩa vợ chồng... Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo
dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi
Trung bộ Việt Nam đáp ứng đầy đủ những tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lúc 17h15’ (giờ Hàn Quốc) ngày 7 tháng 12 năm 2017 (khoảng 15h15’ giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công
ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, hồ sơ Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của
Việt Nam đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến
khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn
chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
14.Trình bày những hiểu biết về Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái.

Then là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái miền núi phía Bắc Việt
Nam. Ðây cũng là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp, phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui, nỗi buồn đến
những ước vọng, hoài bão, hướng tới những điều bình an, tốt đẹp. Then phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên
và vũ trụ. Trong quan niệm dân gian, "then" có nghĩa là "thiên", tức là “trời”, vì thế "then" được coi là điệu hát của thần tiên
truyền lại.

Các lễ then diễn tả hành trình thầy then (ông then, bà then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Ðất lên Mường Trời để dâng
lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: Cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới... Khi các thầy then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là
khởi đầu cuộc hành trình.

Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy then
đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy then thực hiện khoảng 200 nghi lễ
then một năm. Nghi lễ then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa, âm nhạc. Nhờ các
chức năng văn hóa xã hội, then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục, truyền thống văn hóa ở
Việt Nam. Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà thầy then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ then những vị thần
bản địa khác nhau. Thầy then thường sử dụng các đồ vật như: kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ then tại
nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ then ở nhà của thầy. Người trình diễn hát then theo hình thức diễn xướng tổng hợp
vừa hát, đệm đàn và múa để thể hiện nội dung câu hát.

Ngày 13/12/2019, thực hành then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.

Nhìn một cách tổng thể, then có một số loại hình thể hiện với những chức năng chính sau: Then kỳ yên (cầu an), cầu hoa, cầu
may, then cầu mùa, then chúc tụng ca ngợi, Then cấp sắc (lẩu then), then tống tiễn...

Có thể nói, then là sản phẩm sáng tạo của rất nhiều thế hệ và đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu của
đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các nghi lễ gắn với then vẫn luôn có sức sống mãnh liệt
trong đời sống của đồng bào, đồng thời cũng là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía
Bắc.
15. Trình bày những hiểu biết về Nghệ thuật Xòe Thái.

Xòe Thái hay xòe, xe, hay ít phổ biến hơn là mố, múa xòe, múa then, hát then là loại hình văn hóa dân gian của người Thái tại
Việt Nam. Ngày 15/ 12/2021 tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16
của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO
ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong quá trình di cư của người Thái từ phương Bắc xuống phương Nam, một số bộ phận định cư ở vùng Tây Bắc Việt Nam, họ
đã mang theo những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, những bài dân ca, trang phục truyền thống và những điệu Xòe sơ
khai từ thời xa xưa. Qua nhiều thế kỉ, người Thái đã không ngừng phát triển và xây dựng cho bộ tộc mình một nền nghệ thuật
xòe dân gian truyền thống.

Ban đầu là các điệu múa tương tự hoặc mô phỏng các hoạt động trong công cuộc lao động săn bắt, hái lượm hay những biện
pháp chống chọi với mưa bão, lũ lụt, với mãnh thú để vừa phải tự vệ vừa kiếm sống. Sau đó, người Thái đã sáng tạo ra những
nhịp xòe, những động tác nhảy múa kèm theo các dụng cụ lao động và sinh hoạt cá nhân như nón, gậy, khăn, quạt, đàn tính.

Xòe nghĩa là nhảy múa trong tiếng Thái. Xòe có ba loại chính là Xòe tín ngưỡng, Xòe giải trí và Xòe biểu diễn. Sau này, một số
điệu Xòe kết hợp với đạo cụ và mang tên đạo cụ như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy, Xòe chai, Xòe
tính tẩu. Xòe vòng phổ cập trong các sự kiện văn hóa quan trọng của cộng đồng và gia đình với sự tham gia của đông đảo mọi
người. Các điệu Xòe có những động tác cơ bản là: vung tay, mở tay, cầm tay, bước chân, nhấc chân, nhún chân, nghiêng phải,
nghiêng trái. Với Xòe ở Mường So (Phong Thổ, Lai Châu), động tác múa được thể hiện bằng cách nhún năm đầu ngón chân, tay
vung cao, các bước chuyển lướt nhanh hơn.

Nhạc cụ đệm cho Xòe gồm trống lớn, trống nhỏ, cồng, chiêng, tính tẩu, quả nhạc, kèn, chũm choẹ. Tiết tấu giai điệu khác nhau ở
sự nhanh, chậm của động tác múa. Âm điệu phổ biến mang tính đặc trưng được thể hiện ở quãng hai trưởng, quãng ba, quãng
bốn trưởng và thứ, quãng năm đúng. Nhịp điệu thường nhấn mạnh ở khuôn nhạc 2/4, 4/4, phù hợp với động tác bước tiến, ký,
bước lùi, ký, tay vung lên xuống đều đặn.

Động tác Xòe và các điệu Xòe hiện nay có đường nét mới do biến hóa của những động tác chủ đạo vốn có trong Xòe truyền
thống. Một số động tác được cải biên, đạo cụ được sử dụng ngoài khăn còn quạt trong xoè quạt, nón trong Xòe nón, là hoa
trong điệu Xòe hoa. Mỗi bản hình thành các đội Xòe biểu diễn, được các nghệ nhân trong bản, mường hướng dẫn tập luyện, để
đi biểu diễn giao lưu với các địa phương khác. Đặc biệt năm 2017, ở thị xã Nghĩa Lộ đã thành lập được một đội Xòe lên tới 1.500
người, tập hợp/huy động từ đội Xòe ở các bản, với mục đích chủ yếu để đi biểu diễn phục vụ những dịp lễ tết và những ngày hội
văn hóa lớn.
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM

CHƯƠNG 1

DẪN NHẬP VÀO ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu âm nhạc truyền thống

Việt Nam

-Định nghĩa: Âm nhạc truyền thống Việt Nam là toàn bộ những di sản âm nhạc của các dân tộc Việt Nam được ghi
chép, bảo tồn và kế thừa đến ngày nay.

-Trong Âm nhạc truyền thống, có những thể loại âm nhạc không được sinh ra từ nền văn hóa bản địa mà là sản phẩm
được du nhập trong quá khứ. Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển, nó gắn bó với nền văn hóa chung và trở
thành một thành tố của nền văn hóa với những đặc trưng của truyền thống văn hóa đó thì cũng được coi là âm nhạc
truyền thống.

+ Nền âm nhạc Việt Nam chủ yếu là nền âm nhạc dân gian

+ Các thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam

+ Quan điểm và phương pháp nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam

2. Đặc điểm văn hóa – xã hội của âm nhạc

- Âm nhạc Việt Nam là một nền âm nhạc ra đời sớm

- Âm nhạc Việt Nam là một nền âm nhạc đa dạng, phong phú

- Âm nhạc Việt Nam có ngọn nguồn văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phong tục tập quán và gắn liền với cuộc
sống của người dân.

3. Âm nhạc truyền thống Việt Nam là nền âm nhạc bản địa chịu ảnh hưởng nhiều truyền thống văn hóa khác nhau

4. Một số đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam

- Những bậc trong thang âm không có cao độ tuyệt đối

- Đặc điểm thang âm ngũ cung của giai điệu âm nhạc

- Giai điệu trong âm nhạc truyền thống Việt Nam luôn liên quan đến khái niệm “Điệu”

- Giai điệu luôn có xu hướng thay đổi, có tính ngẫu hứng

- Bài bản âm nhạc thường được tô điểm và có một đoạn nhạc dạo

- Giai điệu được xây dựng trên âm điệu tiếng nói địa phương
CHƯƠNG 2

DÂN CA NGƯỜI VIỆT

1. Những đặc trưng cơ bản của âm nhạc dân gian Việt Nam

Tính tổng thể nguyên hợp

Mang bản chất xã hội

Đặc trưng cộng đồng (tính khuyết danh, tính tập thể)

2. Các thể loại tiêu biểu của âm nhạc dân gian các dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân gian người Việt

Âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số

3. Đặc điểm nghệ thuật của âm nhạc dân gian

Bản chất của các làn điệu dân ca Việt Nam

Cấu trúc âm nhạc của dân ca Việt Nam

Một số đặc điểm âm nhạc của dân ca Việt Nam

You might also like