Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Thời đại kim khí ở Việt Nam

- Thời đại kim khí ở Việt Nam bắt đầu vào khoảng TNK thứ III TCN . Các văn hóa thuộc thời
đại kim khí ở Việt Nam phân bố ở nhiều nơi . Trong đó điển hình và tập trung nhất là ở khu vực
đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
a, Sơ kì thời đại kim khí ở Việt Nam.
* Văn hóa Phùng Nguyên .
- Địa bàn phân bố
Phân bố ở vùng trung trâu thuộc các tỉnh : Phú Thọ , Sơn Tây , Hà Nội , Bắc Ninh . Các di tích
phân bố ở những nơi như sườn đồi , gò thấp , các đồi đất cao giữa đồng, các thềm sông cổ trên
các bờ sông lớn như Sông Đáy , sông Đà , sông Hồng. Có nhiều nơi tập trung thành các nhóm di
tích có mức độ tập trung cao.
Chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên là những người đầu tiên khai thác , chinh phục vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng biến vùng đồng bằng đang được kiến tạo này thành vùng tiên tiến , có
ý nghĩa trung tâm , tạo điều kiện bước vào ngưỡng cửa văn minh.

- Các di tích văn hóa Phùng Nguyên gồm các loại : Di chỉ cư trú , Di chỉ xưởng , Di chỉ cư trú –
mộ táng …
- Đồ đá văn hóa Phùng Nguyên
+ Chủ yếu gồm các loại : Bôn đá , rìu tứ giác , đục , cưa , bàn dập , bàn mài và đồ trang sức …
+ Kĩ thuật mài đá đạt đến mức hoàn thiện nhờ có sự hỗi trợ của đồ đồng . Tất cả các công cụ đến
đồ trang sức đều được mài nhẵn , bóng.  Chứng tỏ người Phùng Nguyên đã hoàn thiện các
khâu như mài , cưa , khoan , tiện đá.
+ Đặc Trưng của đồ đá Phùng Nguyên: Có kích thước nhỏ nhắn , được chế tác từ các loại đá có
độ rắn cao và màu sắc đẹp.

- Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên


+ Chiếm số lượng nhiều nhất trong các di tích văn hóa Phùng Nguyên. Được sử dụng làm đồ
đựng , đun nấu , đồ dùng ăn uống , sinh hoạt với nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Đặc trưng của gốm Phùng Nguyên: Thường có màu nâu nhạt , xám đen . Do được chế tạo
bằng phương pháp bàn xoay nên thành gốm mỏng đều, cân đối , dáng đẹp , loại gốm có gờ
miệng nổi bên ngoài , có hoa văn đa dạng và được tạo từ các phương pháp in , khắc vạch kết hợp
in chấm , in lăn .
- Đồ đồng văn hóa Phùng Nguyên
+ Rất ít , mới chỉ phát hiện ra các cục gỉ đồng và các di vật đồng nhỏ nhưng sự có mặt của đồng
trong văn hóa Phùng nguyên được xác nhận . Những di vật văn hóa đồng thau đã khẳng định chủ
nhân văn hóa Phùng Nguyên đã biết luyện đồng

* Văn hóa Hoa Lộc …


+ Văn hóa Hoa Lộc thuộc xã Hoa Lôvj , huyện Hậu Lộc , Thanh Hóa được phát hiện vào năm
1973
- Địa bàn phân bố
+ Phân bố trên một cồn cát dài chạy gần như song song với bờ biển hiện tại thuộc vùng biển phía
Bắc tỉnh Thanh Hóa. Các di tích thuộc văn hóa trên đều nằm trên cồn đất cát thuộc các xã Hoa
Lộc , Phú Lộc , Hòa Lộc. thuộc huyện Hậu Lộc.
+ Tuy số lượng các di tích phát hiện chưa nhiều nhưng tổng thể , đặc điểm của các di vật qua quá
trình khai quật đac khẳng định được sựu tồn tại của văn hóa Hoa Lộc.
+ Di tích văn hóa Hoa Lộc chỉ có một tầng văn hóa.
- Đồ đá văn hóa Hoa Lộc
+ Đồ đá văn hóa Hoa Lộc rất phong phú , đa dạng với nhiều các công cụ lao động và đồ trang
sức , trong đó có những loại độc đáo như giáo đá.
+ Đặc trưng đồ đá văn hóa Hoa Lộc.
Chủ yếu dùng đá trầm tích một loại đá hạt mịn, dẻo , màu xanh nhạt , dễ ghè đẽo , khoan mài
hơn các loại đá khác. Bên cạnh đó còn sử dụng nhiều loại đá khác nhau để chế tác cộng cụ sao
cho phù hợp.
Kĩ thuật chế tác đá đạt đến đỉnh cao,các thủ pháp chế tác đá đều được áp dụng như cưa , khoan ,
mài , tiện , đánh bóng. Mặc dù vậy nhưng ở Hoa Lộc vẫn còn nhiều loại cuốc đá , việc mài nhẵn
vẫ chưa xóa hết vết ghè . Có thể người Hoa Lộc chú ý đến giá trị sử dụng của các loại cuốc đá
trong điều kiện đất cát tơi xốp.
- Đồ gốm văn hóa Hoa Lộc
+Đồ gốm trong văn hóa Hoa Lộc đa dạng về loại hình, phong phú về mặt hoa văn , độc đáo về
kiểu dáng… điều này đã tạo nên nét độc đáo rất riêng cho gốm của nền văn hóa Hoa Lộc.
+ Đặc trưng : Đều có sự thống nhất về hoa văn, chất liệu , kiểu dáng , độ nung.
Gốm Hoa Lộc là loại gốm thô , cứng được chết tác từ loại sét pha cát mịn, ít tạp chất . Có các
kiểu dáng độc đáo và một số công cụ gốm đặc sắc như : Miệng bát vuông , bình miệng vuông ,
trục in hoa văn , dấu in hoa văn , khay đựng mực in hoa văn …  tạo cho gốm Hoa Lộc những
nét rất riêng biệt .
Hoa văn trang trí trên gốm rất đa dạng , phong phú và thương mang hình dáng hình học , kết hợp
thành băng , đối xứng chặt chẽ

Bàn dập hoa văn gốm Hoa Lộc.


- Đồ đồng văn hóa Hoa Lộc
+ Mới chỉ phát hiện được ba di vật ở các tọa độ khác nhau . đó là dùi đồng , dây đồng và rỉ đồng
+ Kết quả phân tích cho thấy thành phần hợp kim đồng ở Hoa Lộc là hợp kim đồng thau- chì 
Sự có mặt của đồng trong văn hóa Hoa Lộc đã góp thêm bằng chứng khẳng định niên đại của
nền văn hóa này.
b, Trung kì thời đại đồng thau.
* Văn hóa Đồng Đậu
Văn hóa Đồng Đậu mang tên di chỉ khảo cổ Đồng Đậu phát hiện năm 1961 . Di tích có nhiều lớp
văn hóa thuộc các giai đoạn phát triển khác nhau.
Khái niệm văn hóa Đồng Đậu được xác định cụ thể là thuộc tầng văn hóa thứ hai ( Tính từ lớp
sinh thổ lên mặt đất).
+ Phần lớn các di tích đều có sự phát triển liên tục qua các giai đoạn phát triển. Di tích sớm có sự
phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đồng Đậu . Di tích muộn có sự chuyển biến từ
văn hóa Đồng Đậu đến văn hóa Gò Mun.
Văn hóa Đồng Đậu chia làm hai giai đoạn phát triển sớm và muộn.
+ Giai đoạn sớm gồm các những di tích còn mang yếu tố của văn hóa Phùng Nguyên
+ Giai đoạn muộn xuất hiện những yếu tố của văn hóa Gò Mun.

- Địa bàn phân bố


+ Chủ yếu là ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trên phần đất thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh
Phúc , Hà Tây , Hà Nội , Bắc Giang , Bắc Ninh. Tập trung nhiều nhất ở đôi bờ các con sông lớn
như Sông Hồng, sông Đà , sông Đuống và các chi lưu.
- Đồ gốm trong văn hóa Đồng Đậu
+ Nghề làm gốm vẫn là nghề thủ công quan trọng trong đời sống của cư dân Đồng Đậu.
+ Phần lớn gốm Đồng Đậu được chế tạo bằng bàn xoay. Lò nung có nhiệt độ cao nên gốm cứng,
chắc. Đồ gốm Đồng Đậu vẫn phổ biến là các loại đồ đựng như gốm Phùng Nguyên và có một số
loại đồ gốm mới. Như các loại vò có kích thước lớn, miệng cao, thành dày,được trang trí với
nhiều mô típ hoa văn.
+ Đặc điểm: Sự vắng mặt của gốm mịn kiểu Phùng Nguyên và sự xuất hiện của các loại gốm có
màu xanh nhạt , miệng loe rộng , cong ra phía ngoài , độ nung cao.
- Đồ đá trong văn hóa Đồng Đậu
+ Đồ đá tiếp tục được duy trì và hoàn thiện hơn nhưng số lượng đồ đá đã suy giảm do sự xuất
hiện của đồ đồng.
- Đồ Đồng trong văn hóa Đồng Đậu
+ Được kế thừa trên cơ sở kĩ thuật luyện Đồng của văn hóa Phùng Nguyên . Đến văn hóa
Đồng Đậu đồ đồng có sự phát triển vượt bậc về số lượng, loại hình và chất lượng .
+ Đồ đông gồm nhiều loại như : Rìu , dao , mũi tên , lưỡi câu , búa… mỗi loại lại được đúc thành
các kiểu khác nhau.
+ Đồ đồng trong văn hóa Đồng Đậu được đúc tại chỗ bằng các loại khuân đúc một và hai mang.
Các mảnh khuân đúc, lò nấu đồng, nồi nấu đồng được phát hiện ở nhiều nơi đã thể hiện sự phổ
biến của công cụ bằng đồng trong văn hóa Đồng Đậu và đồng được đúc tại chỗ.
- Nông nghiệp văn hóa Đồng Đậu
+ Văn hóa Đồng Đậu có nề kinh tế nông nghiệp phát triển , các ngành kinh tế khai thác tự nhiên
được đẩy lùi về thứ yếu.
+ Chăn nuôi được coi trọng thể hiện qua số lượng xương động vật thuần dưỡng và số lượng các
gia cầm , gia súc.
c, Hậu kì thời đại đồng thau .
* Văn hóa Gò Mun.
Văn hóa Gò Mun mang tên di chỉ khảo cổ Gò Mun phát hiện năm 1961 trên đất tổ Hùng Vương.
- Địa bàn phân bố.
+ Tập trung trên vùng đất thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc , Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh. Dọc
theo bờ các con sông Đà , sông Đáy, sông Đuống và các tri lưu của nó.
- Đồ đá Gò Mun.
+ Đồ đá Gò Mun trên đường suy thoái, số lượng, loại hình giảm nhưng công cụ đá vẫn còn có vị
trí quan trọng so với đồ đồng. Đồ đá Gò Mun được chế tạo từ loại đá bazan Kĩ thuật chế tác đồ
đá với các khâu mài, cưa, khoan, tiện, đánh bóng, được sự trợ sức của đồ đồng, nên ngày càng
hoàn thiện.

+Công cụ đá phổ biến là các loại rìu, bôn, đục. Đây là các công cụ quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp và nghề thủ công, mà đồ đồng chưa thể loại bỏ được.

- Đồ gốm văn hóa Gò Mun.


+ Gốm Gò Mun có hai màu cơ bản: Màu xám đen và đỏ nhạt. Giai đoạn sớm, phổ biến là loại
gốm có màu đen; giai đoạn muộn chủ yếu là loại gốm có màu xám bên cạnh loại gốm có màu
xám mốc, đỏ nhạt.

+Đồ gốm Gò Mun có nhiều loại: Nồi, bình, bát, âu, chậu, mâm bồng, mỗi loại có nhiều kiểu
dáng khác nhau nhưng đặc sắc chủ yếu là ở phần miệng các loại đồ đựng.
+ Đặc trưng của gốm Gò Mun là phần miệng gốm loe ngang gần gãy góc ở phần cổ so với phần
thân tạo cho thành miệng rộng, có gờ ở mép miệng. Đối với loại gốm có cổ thấp (bát, chậu) thì
phần miệng thường gấp vào phía trong, có gờ ở phía ngoài cổ, cổ ngắn. Chân đế đồ gốm thường
có dáng choãi ra. Nhìn chung miệng gốm Gò Mun cong gẫy. Đồ gốm Gò Mun được chọn lọc kĩ
từ khâu nguyên liệu và pha chế, được nung ở nhiệt độ cao nên thành gốm cứng, chín đều, ít
thấm, khó vỡ.
- Đồ đồng văn hóa Gò Mun.
+ Đồ đồng trong Văn hóa Gò Mun, phát triển cao về số lượng và chất lượng với nhiều loại hình.
Người Gò Mun tiếp thu kĩ thuật đúc đồng từ người Đồng Đậu và phát triển ở mức cao, hoàn
thiện hơn ở các khâu pha chế hợp
kim đồng thau, phát triển loại hình công cụ.

+ đồ đồng trong Văn hóa Gò Mun có độ bền cao, ít han rỉ,hiếm khi sứt mẻ trong sử dụng.

+ So với Văn hóa Đồng Đậu, loại hình đồ đồng trong Văn hóa Gò Mun đã tăng gấp đôi. Phổ
biến là rìu (các loại) giáo, lao, mũi tên, lưỡi câu, mũi nhọn, búa, dũa, dào, liềm, đồ trang sức khối
tượng nhỏ. Đặc sắc là các loại rìu đồng lưỡi xéo, liềm đồng, lao đồng hình lá cây.
- Nông nghiệp :
Kinh tế nông nghiệp phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao đã tạo điều kiện cho việc giao lưu
trao đổi của chủ nhân Văn hóa Gò Mun.
Hệ thống các Văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn ở châu thổ sông
Hồng, đã khẳng định vị thế của Văn hóa Gò Mun ở Hậu kì thời đại đồng thau, chuẩn bị cơ sở
bước vào Sơ kì thời đại sắt.

You might also like