Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Hàng hóa đặc biệt

Hàng hóa được biết đến là các loại sản phẩm lao động hữu hình mà giá trị của nó
có thể thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng thông qua việc trao đổi mua bán. Còn
đối với hàng hóa đặc biệt thường để chỉ các loại hàng hóa, sản phẩm mang tính
chất riêng biệt, kể cả các sản phẩm không hiện hình như dịch vụ, sức lao động

-Quyền sử dụng đất đai:


Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó không chỉ đơn thuần chỉ là tài sản
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước có vai trò quản lí còn là tư liệu sản xuất và là
cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng của chủ sử dụng đất. Đất đai có mặt trong tất
cả các lĩnh vực trọng điểm của một quốc gia, là tư liệu sản xuất của các ngành
nông và lâm nghiệp, là môi trường sống và là cơ sở tiến hành mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền
sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.

1. Quyền sử dụng đất là gì?

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó không chỉ đơn thuần chỉ là tài sản
thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước quản lí mà còn là tư liệu sản xuất và là cơ sở vật chất đặc bi
ệt quan trọng của chủ sử dụng đất. Đất đai có mặt trong tất cả các lĩnh vực trọng
điểm của một quốc gia, là tư liệu sản xuất của các ngành nông và lâm nghiệp, là c
ơ sở tiến hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của đất đai, pháp luật các nước đều quy định những vấn đề pháp lý liê
n quan đến đất đai như
quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với đất đai.

2. Phân loại quyền sử dụng đất:

– Quyền sử dụng đất căn cứ theo chủ thể (là tổ chức, hộ gia đình hay cá
nhân): Quyền sử dụng đất lúc này được căn cứ theo ý muốn chủ quan của chủ thể
và việc sử dụng đất vào mục đích nào là tùy theo chủ thể quyết định. Những qyết
định này cần phải nằm trong giới hạn được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Quyền sử dụng đất căn cứ vào khách thể (là đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp hay chưa sử dụng):Nghĩa là loại đất này được quy định sử dụng vào mục
đích nào thì người sử dụng đất phải làm đúng theo mục đích đó. Nếu có sự thay
đổi về mục đích sử dụng thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền và phải được
cho phép thì mới thực hiện.

– Quyền sử dụng đất căn cứ vào thời gian. Thời gian sử dụng đất có thể là tạm
thời hoặc lâu dài, tùy theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Từ đó quyền sử
dụng đất của chủ thể cũng được quyết định là tạm thời hay lâu dài.

– Quyền sử dụng đất căn cứ theo pháp lý. Có nghĩa là cần căn cứ theo quyết định
của cấp có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê mà xác định mục đích sử dụng và để
biết là quyền sử dụng ban đầu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp trong
quyết định hay quyền sử dụng đất thứ hai của người được cho thuê lại, thừa kế.

3. Bản chất pháp lý về quyền sử dụng đất:

Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để
phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xét về khía
cạnh kinh tế, quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thỏa mãn các
nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng
đất. Với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử dụng
đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài nhưng
Nhà nước không mất đi quyền sử dụng đất của mình

Thứ nhất, Quyền sử dụng đất là quyền của chủ sở hữu đất đai.

Thứ hai, Quyền sử dụng đất là quyền của người sử dụng đất đai.

Thứ ba, Quyền sử dụng đất là quyền tài sản và được xác định giá trị và được phép
chuyển đổi trên thị trường.

Thương hiệu (danh tiếng)


Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là một khái niệm khá mới mẻ trong marketing hiện đại, thuật ngữ
thương hiệu cũng không có trong văn bản pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều những
khái niệm khác nhau về thương hiệu (branding) nhưng nhìn chung có thể hiểu
thương hiệu như sau.

Thương hiệu là một trong các dấu hiệu như chữ cái, con số, hình vẽ, biểu tượng,
màu sắc, âm thanh hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó để nhận biết và phân biệt sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp khác nhau. Thương hiệu còn là những cảm
nhận trong tâm trí khách hàng về sự khác biệt, nổi bật đối với một thương hiệu
nào đó mà khi nhắc đến người tiêu dùng có ngay sự liên tưởng.

Và việc xây dựng thương hiệucũng dựa vào nền tàng cốt lõi là những nhận diện
thương hiệu để làm nổi bật những nét riêng biệt, không giống ai của thương hiệu.
2. Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu hiểu cơ bản là tất cả những gì doanh nghiệp của bạn cần
để vượt qua các thương hiệu khác cùng ngành, thu hút sự chú ý của khách hàng
mục tiêu.
Xây dựng thương hiệu sẽ biến những người mua hàng lần đầu thành khách hàng
trung thành và biến một người tiêu dùng thông thường thành những người
truyền bá thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là tất cả những gì bạn cần làm để nổi bật, tạo ảnh hưởng
cho thương hiệu và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
3. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
Xây dựng thương hiệuđem lại những lợi ích gì trong kinh doanh mà hầu hết các
doanh nghiệp dù lớn, nhỏ đều trong cuộc chạy đua để xây dựng thương hiệu
chuyên nghiệp?
Có rất nhiều lý do nhưng 6 lý do dưới đây đủ để thấy việcxây dựng thương hiệucó
vai trò quan trọng như thế nào.

Thứ nhất, quá trìnhxây dựng thương hiệugiúp doanh nghiệp định hình phong
cách, hình ảnh cho thương hiệu, tạo uy tín cho mọi sản phẩm của thương hiệu.
Nhờ đó tăng tính nhận diện, tính cánh trạnh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và gia
tăng lợi nhuận.

Thứ hai, xây dựng thương hiệu mạnhgiúp hình thành một tập khách hàng trung
thành. Đơn giản khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu, sản phẩm sẽ yên
tâm sử dụng và trung thành với thương hiệu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có một
lượng khách hàng ổn định, giúp duy trì kinh doanh tốt hơn. Đồng thờixây dựng
thương hiệucũng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách rộng rãi.

Thứ ba, xây dựng một thương hiệu mạnhgiúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc
trong thị trường cạnh tranh về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài. Khá dễ hiểu
khi các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm khi đầu tư vào một thương hiệu nhạt nhòa
và chưa có chỗ đứng trên thị trường. Các nhân tài cũng quan tâm tới những
thương hiệu lớn để được những đãi ngộ xứng đáng.

Thứ tư, xây dựng thương hiệuđã được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp chống lại
được tranh chấp, tránh được những pha chơi xấu của đối thủ khi làm hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, làm mất uy tín của thương hiệu.

Thứ năm, một trong những yếu tố trong việc quyết định mua sắm hiện nay là sản
phẩm có thương hiệu hay không. Ngày nay, người tiêu dùng có mức thu nhập cao,
nhận thức về thương hiệu của người Việt cũng khá rõ ràng, do đó để xuống một
khoản tiền lớn cho nhu cầu mua sắm phải kể đến xuất xứ của thương hiệu. Khi
mua hàng thương hiệu, họ có cảm giác an tâm hơn, tiết kiệm thời gian tìm hiểu và
đặc biệt hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Ngoài ra, hàng thương hiệucũng có
xuất xứ, giá cả, bảo hành, chính sách đổi trả rất rõ ràng, công khai, đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng.

Thứ sáu, xây dựng một thương hiệu nổi tiếng cũng chính là góp phần không nhỏ
vào tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập, các thương hiệu cũng gắn liền với
hình ảnh quốc gia đó. Một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh, nổi tiếng góp
phần tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đem lại nhiều thuận lợi trong
việc phát triển thương mại.

Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, công ty


cổ phần và thị trường chứng khoán)

-Cổ phiếu
Cổ phiếu được xem là một loại hàng hóa có thể trao đổi, mua, bán trong thị
trường chứng khoán.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hóa gồm tất cả các loại động
sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.
Mà cổ phiếu là một loại tài sản được giao dịch trên thị trường chứng khoán - nơi
diễn ra các giao dịch của các loại chứng khoán được phát hành và tiến hành trao
đổi gồm người mua, người bán và người trung gian nhằm đáp ứng nhu cầu trao
đổi các loại chứng khoán, phục vụ cho nhu cầu của con người cũng như nền
kinh tế.
Có thể thấy, bản chất của thị trường chứng khoán là nơi mua bán, chuyển
nhượng hàng hóa, trong đó là loại hàng hóa đặc biệt bao gồm: cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ
phần, chứng chỉ lưu ký…
Căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể khẳng định, cổ phiếu được xem là một
loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường chứng khoán.

-Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát
hành.
Cụ thể, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người
vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác
định.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái
phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và
với một lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là
trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong
trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là
công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá
nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái
phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô
danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm
nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh
toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
Đặc điểm của trái phiếu
Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung
ương và chính quyền địa phương.
Bất cứ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể mua trái phiếu, kể cả chính
phủ. Những loại trái phiếu có ghi tên của trái chỉ được gọi là trái phiếu ghi danh,
còn ngược lại thì được gọi là trái phiếu vô danh.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của
chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu
Công ty.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước
hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới
chia cho các Cổ đông.
Với những đặc điểm trên, trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn
định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán
được các nhà đầu tư ưa chuộng.
Phân loại trái phiếu
3.1 Phân loại theo người phát hành
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là các trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động.
Trái phiếu của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng.
Trái phiếu của Chính phủ: nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.
Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân,
các tổ chức kinh tế – xã hội. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất
trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro
ít nhất.
Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát
hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động.
3.2 Phân loại theo lợi tức trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức
sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau. Và được tính theo 1 lãi suất có sự
biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Loại trái phiếu mà người mua không nhận được
lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu). Và
được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn theo quy định.
Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ
lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

-Hàng hóa thị trường

Chứng khoán là chứng từ có giá trị dài hạn và bút toán ghi sổ xác nhận các quyền,
lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành.
Chứng khoán cũng được xem là loại hàng hóa được trao đổi, buôn bán, lưu thông
trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển được xem là sự tất yếu
của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, thị trường chứng khoán được chia thành: thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
+ Thị trường sơ cấp: là thị trường mà chứng khoán được phát hành lần đầu nhằm
mục đích huy động nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoặc Chính phủ
từ các nhà đầu tư, giá cả trên thị trường này không bị dao động theo quy luật
cung - cầu.
+ Thị trường thứ cấp: là nơi mua bán chứng khoán đã được phát hành giữa các
nhà đầu tư, thị trường này không có sự can thiệp của Chính phủ hay công ty và giá
cả trên thị trường thứ cấp bị biến động theo quy luật cung - cầu.
Hàng hóa được giao dịch, mua bán trên thị trường chứng khoán là loại hàng hóa
đặc biệt và vô cùng đa dạng bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng
quyền, chứng quyền bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng
khoán phái sinh, ....

You might also like