Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 93

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


***

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Môn học: ĐỊA LÝ DU LỊCH

Tên chủ đề: TÂY NAM BỘ

Mã lớp học phần : 232TM0801


Giảng viên hướng dẫn : TRẦN NGỌC TRIẾT

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 04/2024


ii

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Mức độ hoàn
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
thành
Nhóm trưởng + Nội
Nguyễn Công Thành K214150979 100%
dung + Thuyết trình 2.2
Nội dung + Thuyết trình
Trần Thị Trúc Ly K214152120 100%
3.1 3.4
Nội dung + Powerpoint
Lê Thị Thanh Ngân K214152122 100%
+ Thuyết trình 2.1
Nội dung + Thuyết trình
Nguyễn Hửu Vinh K214152139 100%
chương 4
Nội dung + Thuyết trình
Phạm Thị Xuân Thủy K214152133 100%
1.3
Nội dung + Thuyết trình
Phan Nguyễn Song My K214151340 100%
3.2 3.3 + Word
Nội dung + Thuyết trình
Nguyễn Thị Kiều Oanh K214152124 100%
1.1 1.2
iii

Thông tin nhóm trưởng: Nguyễn Công Thành

Gmail: thanhnc21415@st.uel.edu.vn

Số điện thoại: 0977 403 956

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Công
Thành
iv

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quản trị
kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tạo điều kiện cho chúng em được tham
gia học tập môn học Địa lý du lịch này.

Tiếp theo, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Ngọc Triết - giảng viên
môn Địa lý du lịch đã giảng dạy tận tình, cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích
và cần thiết trong suốt quá trình học, tạo cơ hội giúp chúng em có nền tảng để vận dụng
nghiên cứu, xây dựng bài tiểu luận với đề tài: “Địa lý du lịch vùng Tây Nam Bộ”.

Trong quá trình thực hiện, chúng em đã cố gắng thực hiện thật tốt bài tiểu luận
nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lệch trong nội dung và thông tin.
Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy và tập thể lớp để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cùng các bạn vì đã
đồng hành và hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này.
v

MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC......................................ii

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................iv

MỤC LỤC..........................................................................................................................v

DANH MỤC ẢNH.............................................................................................................x

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................2

5. Kết cấu tiểu luận:..........................................................................................................2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂY NAM BỘ.............................................................3

1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................3

1.2. Lịch sử hình thành.....................................................................................................4

1.2.1. Vùng đất Tây Nam Bộ dưới thời Phù Nam (thế kỉ I đến nửa đầu thế kỉ VII)....4

1.2.2. Vùng đất Tây Nam Bộ dưới thời Chân Lạp (nửa sau thế kỉ VII đến thế kỉ XVI)
.......................................................................................................................................6

1.2.3. Việt Nam khai phá vùng đất Tây Nam Bộ (từ thế kỉ XVI đến năm 1858).........7

1.2.4. Vùng đất Tây Nam Bộ qua thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm (từ năm
1858 đến nay)..............................................................................................................10

1.2.5. Truyền thuyết Thất Sơn....................................................................................11


vi

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội - cơ sở hạ tầng................................................................13

1.3.1. Kinh tế (thuộc về du lịch).................................................................................13

a) Lượng khách du lịch............................................................................................13

b) Tổng thu du lịch..................................................................................................14

c) Lao động..............................................................................................................15

1.3.2. Đô thị................................................................................................................15

1.3.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật....................................................................16

a) Cơ sở hạ tầng giao thông.....................................................................................16

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................................................19

1.3.4. Dân cư...............................................................................................................22

1.3.5. Tôn giáo............................................................................................................23

CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH.........................................................................27

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.....................................................................................27

2.1.1. Địa hình.............................................................................................................27

a) Vùng đất liền.......................................................................................................27

b) Vùng biển, đảo....................................................................................................37

c) Sông ngòi - thủy văn............................................................................................38

2.1.2. Khí hậu..............................................................................................................38

2.1.3. Động thực vật....................................................................................................39

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn...................................................................................41

2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa....................................................................................41

2.2.2. Lễ hội................................................................................................................44
vii

2.2.3. Làng nghề truyền thống....................................................................................47

2.2.4. Di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật.............................................................48

2.2.5. Ẩm thực.............................................................................................................48

CHƯƠNG 3. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN TRỌNG
ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH.....................................................................................53

3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng.....................................................................................53

3.2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch...............................................................55

3.3. Hệ thống khu, điểm tuyến, trung tâm và đô thị du lịch Quốc gia...........................55

3.3.1. Hệ thống khu du lịch quốc gia..........................................................................55

a) Khu du lịch quốc gia Thới Sơn............................................................................55

b) Khu du lịch quốc gia Happyland.........................................................................56

c) Khu du lịch quốc gia Phú Quốc...........................................................................57

d) Khu du lịch quốc gia Năm Căn...........................................................................60

3.3.2. Hệ thống các điểm du lịch quốc gia..................................................................61

a) Điểm du lịch Láng Sen........................................................................................61

b) Điểm du lịch Tràm Chim....................................................................................61

c) Điểm du lịch Núi Sam.........................................................................................62

d) Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ...............................................................................63

e) Điểm du lịch thành phố Cần Thơ........................................................................63

f) Điểm du lịch thành phố Hà Tiên..........................................................................64

g) Điểm du lịch Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu..............................................65

3.3.3. Hệ thống các tuyến du lịch của vùng................................................................66

a) Tuyến du lịch quốc gia và liên vùng...................................................................66


viii

b) Tuyến du lịch nội vùng........................................................................................66

3.4. Các tour du lịch phổ biến trong vùng......................................................................67

3.4.1. Tour du lịch miệt vườn: Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Tiền Giang –
Bến Tre – Cần Thơ......................................................................................................67

3.4.2. Tour du lịch biển đảo: Du lịch đảo Phú Quốc..................................................68

3.4.3. Tour du lịch văn hóa tâm linh: Tour hành hương Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
(An Giang)..................................................................................................................68

3.4.4. Tour mùa nước nổi............................................................................................70

3.4.5. Tour du lịch sinh thái đất ngập nước................................................................71

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG


HƯỚNG KHẮC PHỤC...................................................................................................73

4.1. Đánh giá sự phát triển du lịch của Tây Nam Bộ.....................................................73

4.1.1. Điểm mạnh........................................................................................................73

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..................................73

b) Di tích lịch sử......................................................................................................73

c) Kinh tế.................................................................................................................74

d) Đặc trưng về văn hóa - xã hội.............................................................................74

4.1.2. Hạn chế.............................................................................................................74

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..................................75

b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.........................................................................................75

c) Nguồn nhân lực...................................................................................................75

d) Nền kinh tế..........................................................................................................76

e) Môi trường...........................................................................................................76
ix

4.2. Đề xuất phương hướng khắc phục...........................................................................76

KẾT LUẬN.......................................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................81


x

DANH MỤC ẢNH

Số hình Tên hình Trang

Hình 1.1 Bản đồ không gian Phù Nam (Miriam Stark, 2006) 4

Hình 1.2 Các cuộc khai quật đã mở ra nhiều phát hiện mới về đô thị Óc Eo 5
phát triển rực rỡ từ thế kỷ 1 đến 8 (Ảnh: VHLKHXHVN)

Hình 1.3 Bản đồ vùng đất Chân Lạp 6

Hình 1.4 Di tích Cửa Hữu thành Long Hồ (Ảnh: TẤN PHONG) 8

Hình 1.5 Bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh triều Nguyễn 9

Hình 1.6 Số lượng khách du lịch giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Hiệp hội 13
Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long)

Doanh thu du lịch của vùng ĐBSCL và so với doanh thu du lịch
Hình 1.7 của cả nước giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Hiệp hội Du lịch 14
Đồng Bằng Sông Cửu Long)

Hình 1.8 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch vùng Tây Nam Bộ năm 2018 20
(Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam năm 2018)

Hình 2.1 Vẻ đẹp sông nước của Cồn Long khiến ai nấy đều thích thú 28

Hình 2.2 Khám phá tứ linh cồn Long Lân Quy Phụng thì chắc chắn không 29
thể thiếu hoạt động tham quan bằng xuồng

Hình 2.3 Những rừng cây xanh thẳm, mướt mắt 30

Hình 3.1 Hình ảnh tour du lịch miệt vườn do Thời Đại Việt cung cấp 67

Hình 3.2 Hình ảnh các tour du lịch đảo Phú Quốc do Saigontourist cung cấp 68

Hình 3.3 Hình ảnh tour du lịch Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc An Giang do 69
Kỷ Nguyên Tourist cung cấp

Hình 3.4 Hình ảnh tour du lịch mùa nước nổi do Thám Hiểm Mekong cung 70
cấp
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, du lịch được xem như là một ngành công nghiệp không khói đem lại lợi
nhuận rất cao cho nền kinh tế, nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Bên
cạnh đó sự phát triển của du lịch còn đem lại công việc và cải thiện đời sống của người
lao động trên cả nước. Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia sở hữu nhiều tiềm
năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Điều này được thể hiện qua các nguồn tài nguyên
phong phú được thiên nhiên ban tặng cùng với các tài nguyên văn hoá, lịch sử lâu đời…
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang nằm trên đà phát triển, thu hút lượng
lớn khách du lịch quốc tế lẫn trong nước, trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Nhận thấy vùng Tây Nam Bộ sở hữu nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên
lẫn văn hoá lịch sử và có thể kể đến du lịch tâm linh, các loại hình du lịch ngày càng độc
đáo và hấp dẫn, với đầy hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm đặc biệt cho du khách
trong tương lai. Vùng này là một trong những vùng có tiềm năng du lịch lớn, nhưng lại
chưa được khai thác hết thế mạnh và còn nhiều điểm hạn chế trong kinh doanh du lịch
như: sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa khai thác được hết thế mạnh của các nguồn
tài nguyên sẵn có, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du
khách trong và ngoài nước vì chưa thu hút được nhiều sự đầu tư,… Vì thế, nhóm chúng
em đã chọn chủ đề nghiên cứu “Địa lý du lịch vùng Tây Nam Bộ” nhằm phân tích, định
hướng phát triển du lịch nơi này để tận dụng được triệt để các lợi thế sẵn có và phát triển
theo hướng bền vững trong tương lai.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu và nhiệm vụ của bài tiểu luận là tìm hiểu, phân tích thực trạng về tài
nguyên du lịch và tình hình về du lịch ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay, đi vào tìm hiểu về
sự phát triển ngành du lịch ở vùng này, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, và tác động của
hoạt động du lịch đối với văn hóa cũng như cuộc sống của người dân địa phương. Dựa
trên cơ sở phân tích các yếu tố như trên kết hợp với định hướng phát triển chung về kinh
2

tế xã hội của quốc gia, từ đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và định
hướng đề ra giải pháp phát triển cho du lịch vùng Tây Nam Bộ.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu gồm tài nguyên du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng, cơ
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch vùng Tây Nam
Bộ.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập và nghiên cứu các số liệu, thông tin, được báo cáo trên trang tổng cục
thống kê Việt Nam, các bài báo từ trang web khác về du lịch như: Tạp chí công thương,
Báo Điện Biên,… từ các nguồn tài liệu chính thống như giáo trình, các tài liệu tham khảo
được giảng viên cung cấp. Từ đó tổng hợp để phân tích đặc điểm và đưa ra định hướng
phát triển cho du lịch vùng Tây Nam Bộ.

5. Kết cấu tiểu luận:

Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

tiểu luận gồm bốn chương:

Chương 1: Khái quát về Tây Nam Bộ

Chương 2: Tài nguyên du lịch

Chương 3: Các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Chương 4: Đánh giá sự phát triển du lịch và đề xuất phương hướng khắc phục
3

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂY NAM BỘ

1.1. Vị trí địa lý

Tây Nam Bộ hay còn gọi là Châu thổ sông Mê Kông, là phần lãnh thổ cực Nam của
Việt Nam, nằm về phía Đông Nam của Campuchia, là vùng đất màu mỡ nhất và có nhân
khẩu đông nhất ở Việt Nam.
Tây Nam Bộ bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích tự nhiên của vùng là 39.734
km2, chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của cả nước và dân số khoảng 18 triệu người, chiếm
19% dân số cả nước.
Các điểm cực trên đất liền gồm:
 Điểm cực Tây ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
 Điểm cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
 Điểm cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
 Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ
Chu, quần đảo Hòn Khoai.
Vùng du lịch này giáp khu vực Đông Nam Bộ về phía Đông Bắc, đường biên giới
giáp Campuchia dài 340km ở phía Tây Bắc, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan và phía
Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài tổng đường bờ biển trên 700km. Tây Nam Bộ
liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa ngõ ra biển rộng lớn và nằm trong
khu vực có tuyến giao thông hàng hải quan trọng, thông thương với các nước trong khu
vực và trên thế giới, kết nối Nam Á – Đông Á – châu Đại Dương và các quần đảo khác
trong Thái Bình Dương. Vị trí địa lý trên cho phép vùng có thể dễ dàng tiếp cận các thị
trường du lịch trọng điểm một cách thuận lợi, đặc biệt là việc liên kết các điểm đến, kết
nối sản phẩm với các phân đoạn của sông Mê Kông và các khu vực khác, tạo ra các tiền
đề quan trọng cho việc phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa
vùng trở thành một địa bàn du lịch hấp dẫn du khách.
4

1.2. Lịch sử hình thành

1.2.1. Vùng đất Tây Nam Bộ dưới thời Phù Nam (thế kỉ I đến nửa đầu thế kỉ VII)

Tồn tại và phát triển trên mảnh đất Tây Nam Bộ từ thế kỉ I đến thế kỷ VII là nền
Văn hoá bản địa cổ Óc Eo gắn liền với sự tồn tại của vương quốc Phù Nam.

Hình 1.1. Bản đồ không gian Phù Nam (Miriam Stark, 2006)
Khu vực Óc Eo – Ba Thê (hiện nay thuộc tỉnh An Giang) được xem là trung tâm
của nền văn hóa Óc Eo. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai - Đa Đảo ven biển có
truyền thống hàng hải, thương nghiệp khá phát triển, có kinh nghiệm và tài nghệ trong
làm thuỷ lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp. Cách ăn mặc vào thời đại Óc
5

Eo: phụ nữ mặc váy dài, phần trên để trần hoặc phủ kín; đàn ông đóng khố ngắn, phần
trên để trần; cả nam lẫn nữ đều đeo nhiều đồ trang sức, bùa chú…
Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền Văn hóa Óc
Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo dưới chân núi Ba Thê. Quần thể di tích
khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) được Thủ tướng
Chính phủ xếp hạng là di tích cấp quốc gia cùng với di tích Nền Chùa (Hòn Đất, Kiên
Giang) có tên gọi khác là Tà Keo, có nghĩa là “Ông Ngọc” là các minh chứng rõ ràng cho
sự tồn tại của Phù Nam.

Hình 1.2. Các cuộc khai quật đã mở ra nhiều phát hiện mới về đô thị Óc Eo phát triển
rực rỡ từ thế kỷ 1 đến 8 (Ảnh: VHLKHXHVN)
Đế chế Phù Nam bắt đầu quá trình suy yếu vào cuối thế kỷ VI. Đầu thế kỷ VII,
Chân Lạp - một thuộc quốc của Phù Nam do người Khmer xây dựng đánh chiếm vùng
Nam Bộ Việt Nam.
6

1.2.2. Vùng đất Tây Nam Bộ dưới thời Chân Lạp (nửa sau thế kỉ VII đến thế kỉ
XVI)

Sau khi chiếm được Phù Nam vùng đất này được gọi là Thủy Chân Lạp, người
Khmer khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp,
còn ngập nước và sình lầy. Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp
với Chămpa, khi đó dấu ấn Chân Lạp lên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng
văn minh Angkor lên vùng này cũng không đậm nét.

Hình 1.3. Bản đồ vùng đất Chân Lạp

1.2.3. Việt Nam khai phá vùng đất Tây Nam Bộ (từ thế kỉ XVI đến năm 1858)

Chúa Nguyễn thực hiện công cuộc mở đất theo đúng phương châm “Dân đi trước,
nhà nước theo sau”.
7

Từ thế kỷ XVII, trong bối cảnh nước Chân Lạp bị suy yếu và các yếu tố từ bên
ngoài nên không đủ sức quản lý vùng đất phía Nam, lúc này đã có người Việt di cư một
cách tự phát với mưu cầu một cuộc sống mới đã đến và khai khẩn đất hoang, lập ra
những làng người Việt trên vùng Tây Nam Bộ ngày nay. Vào năm 1679, một nhóm
khoảng 3.000 người Minh Hương do Dương Ngạn Địch đứng đầu được chúa Hiền
(Nguyễn Phúc Tần) cho khai phá vùng đất mới, định cư lập Mỹ Tho đại phố ở làng Mỹ
Chánh, huyện Kiến Hòa. Miền Tây Nam Bộ chính thức được chạm đến bởi bước chân
Nam tiến của chúa Nguyễn. Dương Ngạn Địch sau khi đến Mỹ Tho đã ra sức cho tiến
hành vỡ đất, xây phố, lập chợ để dựng nên một “Mỹ Tho đại phố” sầm uất; quy tụ người
Hoa, người Kinh và người Khmer. Với sự ra đời của Mỹ Tho, thương cảng đầu tiên ở
Tây Nam Bộ đã xuất hiện. Tuy vậy, chỉ 9 năm sau (1688), sự tranh chấp quyền lực dẫn
đến việc Dương Ngạn Địch bị cấp dưới là phó tướng Hoàng Tiến giết chết, khiến Mỹ Tho
đại phố rơi vào cảnh điêu tàn. Như vậy trên thực tế, chúa Nguyễn đã có sự khai thác nhất
định đối với Mỹ Tho, nhưng về mặt chính danh thì vùng đất này vẫn chưa thuộc quản lý
của chúa Nguyễn.
Mạc Cửu - thương gia người Hoa - do sự sụp đổ của nhà Minh nên chiêu tập dân,
xiêu dạt đến vùng Mang Khảm (sau đổi thành Hà Tiên) lập thành 7 xã, thôn, cải tạo vùng
đất hoang vu thành nơi buôn bán sầm uất, không lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp.
Năm 1708, nhận thấy lợi thế của chúa Nguyễn trong mối quan hệ Xiêm La – Chân Lạp –
Đàng Trong nên ông đã tự nguyện dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc
Chu chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước cho là Cửu
Ngọc Hầu.
Năm 1732, chúa Ninh - Nguyễn Phúc Thụ, cho lập châu Định Viễn và dựng dinh
Long Hồ đóng tại xứ Cái Bè, đánh dấu hệ thống thành lũy đầu tiên của người Việt ở vùng
đất mới này. Là một cột mốc chủ quyền quốc gia vùng Tây Nam Bộ trong quá trình hình
thành dân tộc - quốc gia Việt Nam.
8

Hình 1.4. Di tích Cửa Hữu thành Long Hồ (Ảnh: TẤN PHONG)
Dinh Long Hồ được mở rộng hơn vào năm 1756 với việc Nặc Nguyên dâng hai
phần đất Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội. Cùng với trấn Hà Tiên đã có từ trước, việc có
thêm hai phần đất đã khiến chúa Nguyễn Phúc Khoát thực hiện theo kế “tằm ăn lá dâu”
của Nguyễn Cư Trinh, chuyển sang tập trung chú ý vào những vùng đất Tây Nam Bộ,
toàn thể miền Đông Nam Bộ bắt đầu chính thức liền ranh với miền Tây Nam Bộ trên bản
đồ của vùng Nam Bộ ngày nay. Điều này cũng đã xóa đi tình trạng ranh giới mập mờ
trước đây giữa chính quyền Chân Lạp và Đàng Trong. Cũng trong năm này, Long Hồ có
thêm hai phủ Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre), Ba Thắc (Bạc Liêu, Sóc Trăng) do Nặc
Nhuận dâng hiến. Địa giới của dinh Long Hồ lại được tiếp tục mở rộng hơn vào năm
1757 khi vua Chân Lạp là Nặc Tôn (con Nặc Nguyên), được chúa Nguyễn sắc phong
Phiên vương, đã dâng đất Tầm Phong Long (khoảng giữa Nam Châu Đốc và Bắc Cần
Thơ – vùng Châu Đốc, Sa Đéc, Tân Châu ngày nay) để tạ ơn.
Năm 1802, vua Gia Long hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lý trên
quy mô cả nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ
trong đó vùng Tây Nam Bộ có Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
9

Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc)
và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

Hình 1.5. Bản đồ Nam Kỳ lục tỉnh triều Nguyễn

1.2.4. Vùng đất Tây Nam Bộ qua thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm (từ
năm 1858 đến nay)

Năm 1858, Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, đánh dấu thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế phải ký Hòa ước
Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định
10

Tường. Năm 1867, Pháp vi phạm "hòa ước", đem quân chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam
Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó, thực dân Pháp xóa bỏ lề lối cai trị cũng
như cách phân chia địa giới hành chính phủ huyện cũ của nhà Nguyễn. Ngày 20 tháng 12
năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi thành "tỉnh" (province) kể
từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 15 tỉnh như
sau: Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu
Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945 Nam Bộ kháng chiến bắt đầu, quân Pháp dần dần chiếm
lại được các tỉnh thành ở Nam Kỳ và thiết lập lại hệ thống chính quyền cũ. Sau đó các
đảng phái quốc gia thỏa hiệp với Pháp thành lập các chính quyền Cộng hòa Tự trị Nam
Kỳ và sau đó là Quốc gia Việt Nam do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng. Chính vì
vậy, trong giai đoạn 1945 – 1954 do có sự tồn tại song song của hai chính quyền là Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền hợp tác với Pháp, cho nên sự phân chia sắp xếp
hành chính ở khu vực này cũng khác nhau theo hai chính quyền đối lập như trên. Lúc bấy
giờ Nam Bộ được chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Trong đó,vùng Tây Nam Bộ ngày nay thuộc về 2 khu vực là Trung Nam Bộ và
Tây Nam Bộ khi đó. Thời Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), khu vực miền Tây Nam Bộ
được gọi là Tây Nam Phần.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt
Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi các tỉnh trực thuộc Khu 8 và Khu 9 như cũ cho đến
đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời
Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" ("quận" và "phường" dành cho các đơn vị hành
chính tương đương khi đã đô thị hóa). Vào thời điểm này, Khu 8 và Khu 9 ở miền Tây
Nam Bộ có các tỉnh, thành phố trực thuộc như sau:
 Thành phố Mỹ Tho, thành phố Cần Thơ
 15 tỉnh: Long An, Kiến Tường, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh,
Sa Đéc, Long Châu Tiền, Long Châu Hà, Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau
11

Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
đã ra Nghị định về việc giải thể Khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam.

1.2.5. Truyền thuyết Thất Sơn

Giữa vùng đồng bằng mênh mông trải dài - nơi dòng Cửu Long giang bồi tụ phù sa,
thì những ngọn núi lớn nhỏ nhấp nhô tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Những ngọn núi nằm
rải rác theo dáng hình cánh cung tạo nên vùng bán sơn địa Thất Sơn. Đây được xem là
một biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên ở vùng biên thùy phía Tây Nam Tổ quốc. Ngoài việc
được biết đến với vẻ đẹp “thiên hùng tuyệt sắc”, Thất Sơn còn được biết đến với những
dấu ấn lịch sử cùng những truyền thuyết kỳ bí vô cùng hấp dẫn. An Giang nổi tiếng với
những ngọn núi sừng sững. Trong đó, nổi bật nhất là vùng núi Thất Sơn, hay còn được
biết đến với tên gọi Bảy Núi, vùng địa linh nổi tiếng gồm 7 ngọn núi là Thiên Sơn Cấm,
Liên hoa Sơn, Ngọa Long Sơn, Ngũ Hồ Sơn, Phụng Hoàng Sơn, Anh Vũ Sơn, Thủy Đài
Sơn trải dài huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của An Giang.
Trên Thất Sơn - Bảy Núi có Chùa Bồng Lai (Chùa Bà Bài) nằm sát bên kênh Vĩnh
Tế. Phía hậu liêu của chùa có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ được
tương truyền rằng nó được dùng để trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí. Nhờ vào những
nét chữ trên bia, Phật Thầy Tây An đã kết luận rằng đây là loại “Cao Biền trấn phù bia”
dùng để trấn yểm linh khí không cho người tài xuất hiện trên vùng đất này. Được biết
thêm, đây là một loại thuộc đạo “bùa Cao Biền” trấn yểm long mạch của người Tàu khi
xưa.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều người tin vào sức mạnh của bùa tại Thất Sơn - Bảy Núi
có thể xoay chuyển càn khôn, giúp đỡ hoặc phá hủy số phận. Ngoài ra, Thất Sơn - Bảy
Núi còn được nhiều người truyền tai nhau về những câu chuyện tâm linh ly kỳ như việc
mãng xà, trăn gió, hổ dữ đi lên núi, cây cổ thụ thoắt ẩn thoắt hiện linh hồn lang thang, hổ,
voi, bùa, ma dẫn đường, nhưng chưa ai thực sự nhìn thấy điều đấy. Thất Sơn - Bảy Núi
ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ lạ khiến cho vùng đất này thu hút rất nhiều người đến để
khám phá, tìm hiểu, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo.
12

Người xưa có câu “Tu Phật núi Yên, tu tiên Bảy Núi”, ý nói Thất Sơn là nơi thích
hợp cho việc tu hành nên nhiều đạo sĩ đến đây tập luyện. Họ trú ẩn tại cánh đồng, ngọn
núi hiểm trở và dùng nguồn thức ăn phong phú của nơi đây. Họ còn tự tạo ra tin đồn về
những câu chuyện tâm linh, bí ẩn tại Thất Sơn - Bảy Núi này để mọi người không thường
xuyên lui đến. Truyền thuyết về Thất Sơn - Bảy Núi cũng do các đạo sĩ tạo ra, họ dùng
thuyết phong thủy chọn ra 7 ngọn núi linh thiêng nhất và đặt cho nơi đây cái tên này.
Trên thực tế, địa điểm này có đến 37 đỉnh núi, chúng được hình thành do quá trình thay
đổi của địa chất và đại dương. Ngoài ra, khu vực này lại giáp với biên giới Campuchia,
nếu có loạn lạc hay nguy cấp thì họ cũng dễ dàng ứng biến.
Có lẽ từ xa xưa nơi đây ẩn chứa nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa. Người ta tương
truyền rằng, rừng núi của Thiên Cấm Sơn cũng như cả vùng Thất Sơn thuở xưa còn rất
hoang sơ, đầy rẫy thú dữ, sơn lam chướng khí. Tuy nhiên, đây là nơi có yếu tố địa lý hết
sức thuận lợi cho việc ẩn dật và xây dựng căn cứ. Bản thân núi Cấm có nhiều hang động,
ghềnh thác, suối và giếng nước ngầm. Trong lòng rừng ven sườn núi ẩn chứa rất nhiều
loại thảo mộc quý và Nam dược, cây ăn trái cũng như các loại cây, củ tinh bột có thể nuôi
con người tồn tại lâu dài trong điều kiện bị cô lập. Núi Cấm có dốc thoải đến đồng ruộng
với những phum sóc của người Khmer nằm xen lẫn bên rặng thốt nốt dày như rừng. Bên
cạnh đó, từ núi Cấm len lỏi theo dải Thất Sơn không xa là đến kênh Vĩnh Tế, nối nơi "yết
hầu" đầu nguồn Cửu Long trên sông Hậu tại Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên. Qua kênh
Vĩnh Tế độ chừng vài cây số là đến biên giới giữa nước ta với Campuchia. Do đó, nhiều
chí sĩ yêu nước, thủ lĩnh các phong trào Cần Vương và những cuộc kháng chiến đã chọn
nơi đây làm căn cứ. Thất Sơn từ đó gắn liền với các tên tuổi lừng lẫy như: Trương Công
Định, Ngô Lợi, Trần Văn Thành, Thủ khoa Huân, Phan Xích Long...
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân ta đã bám trụ chiến đấu dựa
vào địa thế Thất Sơn và sự đùm bọc của đồng bào ở các xóm làng phum sóc từ biên giới
trải dài về đến chân các ngọn núi. Núi Dài, núi Tượng, núi Két, núi Cấm hay đồi Ma
Thiên Lãnh, Ô Tà Sóc... đều có dấu tích những hang đá mà bộ đội ta chọn làm nơi chôn
cất vũ khí, ẩn nấp và chiến đấu.
13

Vùng Bảy Núi còn gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng của cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đặc biệt là núi Tượng, nơi ghi dấu cuộc thảm sát hơn
3.000 thường dân do bọn diệt chủng Pol Pot gây ra. Núi Tượng đau thương, nhưng núi
Tượng cũng anh hùng với những chiến tích các trận đánh không chỉ từ thời chống Mỹ
như trận Cầu Sắt Vĩnh Thông mà đến cả thời kỳ truy quét tàn quân Pol Pot như trận Phú
Cường, Lạc Quới, Vĩnh Gia... Bên cạnh đó, những ngọn núi Sam, núi Đất cũng ghi dấu
những trận đánh bảo vệ biên cương với những chiến tích oai hùng.

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội - cơ sở hạ tầng

1.3.1. Kinh tế (thuộc về du lịch)

a) Lượng khách du lịch


(ĐVT: Khách)

Hình 1.6. Số lượng khách du lịch giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Hiệp hội Du lịch Đồng
Bằng Sông Cửu Long)

Giai đoạn 2014 - 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng tăng 1.382.374
nghìn lượt, tương đương tăng 83,2%, nhưng tỷ trọng so với cả nước lại giảm. Số lượng
khách quốc tế phân bố không đều giữa các tỉnh thành phố, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bến Tre. Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ cũng là một
trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa trong đó các địa bàn chiếm hơn 80%
14

lượng khách nội địa là thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Tiền
Giang, Bến Tre và Cà Mau.
Giai đoạn Covid-19: Lượng khách đến Tây Nam Bộ năm 2020 cũng chỉ đạt gần
27,8 triệu lượt, giảm 41,28% so với cùng kỳ. Khách du lịch đến Tây Nam Bộ trong hai
tháng đầu năm không chịu tác động của đại dịch đạt 12,9 triệu lượt, tăng khoảng 14% (so
với 2 tháng cùng kỳ), trong đó số lượng khách quốc tế đến các tỉnh, thành cụm Đông
vùng Tây Nam Bộ đạt 436.890 lượt, số lượt khách du lịch nội địa đạt 2,7 triệu lượt. Số
khách quốc tế đến các tỉnh, thành cụm Tây vùng Tây Nam Bộ đạt 289.814 lượt, số lượng
khách du lịch nội địa là 9,6 triệu lượt.
b) Tổng thu du lịch

Hình 1.7. Doanh thu du lịch của vùng ĐBSCL và so với doanh thu du lịch của cả nước
giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng doanh thu ngành Du lịch của
vùng Tây Nam Bộ năm 2018 đạt 24.000 tỉ đồng chiếm 3,87% so với cả nước. Có sự tăng
trưởng mạnh mẽ về doanh thu trong giai đoạn 2014-2018. Nguyên nhân là do Hiệp hội
Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh công tác hợp tác liên kết và phát triển, nâng
cao chất lượng hoạt động của 2 cụm liên kết phía Đông và phía Tây; đồng thời, kết nối,
xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường ở phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, các thị
trường quốc tế ở Đông Nam Á, Đông Á.
c) Lao động
Về số lượng lao động: Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, năm 2014 lực lượng lao động trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch của vùng
là 14.729 lao động, đến năm 2018 là 35.408 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2014 -2018 là 28,08%/năm. Trong đó 4 địa phương Bến Tre, TP.Cần Thơ, Kiên
15

Giang và Cà Mau phát triển mạnh du lịch (do có thế mạnh về điểm du lịch, các khách
sạn, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí chất lượng tốt) chiếm hơn 50% số lao động cả vùng.
Về chất lượng đội ngũ lao động: Thực tế nhận thấy nguồn nhân lực du lịch của
vùng Tây Nam Bộ còn thiếu về số lượng; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch. Phần lớn chỉ qua
các khóa học “cấp tốc” ngắn hạn 1 tháng, dài nhất cũng chỉ đến 1 năm nên kỹ năng nghề
còn thấp. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số
lao động đã qua đào tạo. Những người được đào tạo đúng chuyên ngành Du lịch rất ít,
chủ yếu là từ các ngành khác như ngoại ngữ, khoa học xã hội và tự nhiên.

1.3.2. Đô thị

Bộ Xây dựng cho biết, tính đến tháng 5/2023, hệ thống đô thị toàn vùng Tây Nam
Bộ có 211 đô thị bao gồm:
 3 đô thị loại I gồm thành phố trực thuộc trung ương Cần Thơ và 2 thành phố
trực thuộc tỉnh: Mỹ Tho (Tiền Giang) và Long Xuyên (An Giang).
 13 đô thị loại II gồm 12 thành phố trực thuộc tỉnh: Tân An (Long An), Bến Tre
(Bến Tre), Trà Vinh (Trà Vinh), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Sa Đéc (Đồng Tháp),
Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang), Vị
Thanh (Hậu Giang), Sóc Trăng (Sóc Trăng), Bạc Liêu (Bạc Liêu), Cà Mau (Cà
Mau) và thành phố đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
 9 đô thị loại III gồm 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Hà Tiên, Ngã Bảy, Hồng Ngự,
Gò Công và 5 thị xã: Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Bình Minh, Kiến Tường.
 26 đô thị loại IV gồm 5 thị xã: Vĩnh Châu, Ngã Năm, Giá Rai, Duyên Hải, Tịnh
Biên và 21 thị trấn: Mỹ An, Lấp Vò, Mỹ Thọ, Núi Sập, Phú Mỹ, Chợ Mới, Ba
Tri, Bình Đại, Năm Căn, Sông Đốc, Kiên Lương, Bến Lức, Hậu Nghĩa, Đức
Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Tiểu Cần, Mỏ Cày, Cái Dầu, An Châu, Tri Tôn.
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 32%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 40,5%.
Dự báo giai đoạn 2021 - 2025 vùng Tây Nam Bộ có trên 250 đô thị; trong đó, 4 đô thị
loại I, 2 đô thị loại II, 11 đô thị loại III, 42 đô thị loại IV và 78 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị
16

hóa đến năm 2025 khoảng 35% - 36%, năm 2030 đạt khoảng 42% – 48% (cả nước dự
kiến 45% năm 2025 và hơn 50% vào năm 2030).
Với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ khiến toàn bộ 13 tỉnh thành
vùng Tây Nam Bộ đều có nguy cơ ngập cao do ảnh hưởng từ hoạt động phát triển kinh tế
với cường độ cao ở nội vùng bộc lộ ngày càng gay gắt, gây nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi
trường, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, biển xâm thực. Việc khai thác bùn cát quá
mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở…
là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển đô thị.

1.3.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật

a) Cơ sở hạ tầng giao thông


So với tình hình chung của cả nước, vùng Tây Nam Bộ có hệ thống giao thông đặc
thù vì bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt và nhiều sông lớn. Tuy nhiên, do điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển tốt cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà nước nên hệ
thống hạ tầng giao thông đang được cải thiện trong thời gian qua.
 Đường bộ
Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ có tổng
chiều dài khoảng 44.352km, trong đó, đường quốc lộ dài 2.173km, đường tỉnh dài
3.450km, đường đô thị dài 2.211km và đường giao thông nông thôn dài khoảng
36.518km. Trong tổng số 1.239 km đường cao tốc hiện có của cả nước, vùng Tây Nam
Bộ đến nay mới hoàn thành khoảng 175 km đường cao tốc. Đó là các đoạn TP.HCM -
Trung Lương (49 km), Trung Lương - Mỹ Thuận (51,5 km), Mỹ Thuận - Cần Thơ, vừa
hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2023 (23 km) và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51 km),
chiếm khoảng 14% tổng chiều dài đường cao tốc hiện có của cả nước.
- Tuyến đường huyết mạch của vùng ĐBSCL là quốc lộ 1A.
- Quốc lộ 50: Cần Giuộc - Mỹ Tho dài 78,3km, nằm trong vùng lũ 12km.
- Quốc lộ 60: Tiền Giang - Sóc Trăng dài 127km, nằm trong vùng lũ 41km.
- Quốc lộ 80: Mỹ Thuận - Hà Tiên dài 210,7km. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Rạch
Sỏi - Hà Tiên cắt ngang hướng thoát lũ nên cần bố trí cầu cống đường tràn.
17

- Quốc lộ 61: Nằm toàn bộ trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ dài 96,1km, từ ngã 3
Cái Tắc (Quốc lộ 1 - Cần Thơ) đến quốc lộ 80.
- Quốc lộ 62: Từ Tân An - Vĩnh Hưng (giáp Campuchia) dài 92,5km.
- Tuyến TL29: Từ Cai Lậy qua quốc lộ 1 đi dọc kênh 12 qua Tân Thạnh, Mộc Hóa
đến Bình Châu nối với quốc lộ 62 dài 38km.
- Tuyến dọc kênh Phước Xuyên: Bắt đầu từ Cái Bè dọc kênh 28 qua Mỹ An, đi dọc
kênh Phước Xuyên và Rạch Cái, đến Thông Bình và nối vào tuyến N1 dài 80km.
- Quốc lộ 30: Từ ngã ba An Hữu đi Campuchia dài 119,6km, tuyến này cắt ngang
hướng lũ tràn vào Đồng Tháp Mười. Vì vậy bố trí cầu, cống thoả mãn yêu cầu của bài
toán thủy lực.
- TL888: Đề nghị nâng thành quốc lộ tờ Vĩnh Long qua sông Cổ Chiên sang Bến
Tre cắt quốc lộ 60 ở Mỏ Cày dài 125km. Trước mắt đề nghị chuyển bến phà Rạch Miễu
lên phía trên tại Phú Túc. Khi có điều kiện sản xuất xây cầu qua Sông Tiền tại Phú Túc
nối Bến Tre với Tiền Giang.
- QL 91: Từ Cần Thơ - Tịnh Biên dài 142,1km, trong đó dọc Châu Đốc - Tịnh Biên
dài 17km.
- QL 63: Từ Gò Quao qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau dài 79km.
- QL 53: Từ Vĩnh Long - Long Toàn (Duyên Hải - Trà Vinh) dài 114km.
- QL 54: Từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh dài 153km.
- Tuyến Cần Thơ - Tân Hiệp - Tri Tôn - Tịnh Biên nối vào N1 dài 142km.

Các cửa khẩu giao thông đường bộ nằm ở khu vực Tây Nam Bộ bao gồm các cửa
khẩu quốc tế và cửa khẩu biên giới nối liền các tỉnh thành của Việt Nam với các nước
láng giềng như Campuchia và Lào. Một số cửa khẩu quan trọng trong khu vực này bao
gồm:

- Cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cách thành phố Cao Lãnh
khoảng 107km. Từ thành phố Cao Lãnh theo quốc lộ 30 tới thị trấn Hồng Ngự, qua thị
trấn Sa-rài, qua cửa khẩu Dinh Bà sang Bontia Chăk Crây (tỉnh Prey-veng, Campuchia).
18

- Cửa khẩu Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cách thị xã Châu Đốc (An
Giang) khoảng 25km theo hướng tây nam. Từ thành phố Long Xuyên (An Giang), theo
quốc lộ 91, qua cửa khẩu Tịnh Biên là sang Campuchia.
- Cửa khẩu Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) cách thị xã Hà Tiên khoảng 7km, cửa khẩu
Hà Tiên nối với Lốc, tỉnh Kampot, Campuchia.
- Cửa khẩu biên giới đường sông Vĩnh Xương cách thị xã Châu Đốc (An Giang)
30km về phía bắc. Từ bến tàu tại khách sạn Victoria Châu Đốc, đi bằng ca nô trên sông
Tiền sẽ đến cửa khẩu Vĩnh Xương để làm thủ tục hải quan xuất cảnh tới Phnom Pênh.

 Đường thủy

Theo Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải), tổng tuyến đường thủy nội
địa tại khu vực này dài hơn 14.826km, trong đó đường thủy nội địa quốc gia là 2.882km,
còn lại là đường thủy nội địa địa phương. Mạng lưới tuyến đường thủy nội địa khu vực
này còn mang tính chất liên tỉnh và quốc tế, trong đó có các tuyến xuất phát từ biên giới
ra hướng biển Đông, cho phép tàu từ 500 đến 5.000 tấn hoạt động và những tuyến ngang
nối thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh trong khu vực này, cho phép tàu 300 tấn hoạt
động, như các tuyến: thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 2,
dài trên 227 km); thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò, dài trên 312
km) và tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (qua kênh Xà No, dài trên 386km). Toàn
vùng hiện có trên 2.500 cảng, bến thủy nội địa, trong đó có gần 100 cảng thủy nội địa và
trên 2.100 bến thủy nội địa. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội
địa đạt trên 51 triệu tấn/ năm.
Nếu như trên cả nước, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm 70% thì ở
các tỉnh vùng Tây Nam Bộ lại ngược lại, vận tải đường thủy chiếm tới 70% và đường bộ
chỉ khoảng 30%. Hệ thống giao thông đường thủy có tổng chiều dài tuyến sông là 2035
km. Hiện tại trong vùng, các tour du lịch đường sông đã được khai thác tốt ở các địa
phương như Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng… Các
tuyến đường sông này phát triển sang tận Campuchia. Ngoài ra, vùng Tây Nam Bộ còn
có đường bờ biển dài trên 736 km, có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều
19

dài hơn 28.000 km, trong đó có 13.000 km có khả năng khai thác vận tải du lịch sông
nước nội vùng đã hình thành nhiều tour, tuyến phục vụ du lịch tại các địa phương như
Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau… Đặc biệt là các tour nối liền Cà Mau, Kiên Giang với
các đảo của vùng Tây Nam Bộ.
 Đường hàng không
Hiện nay, trong vùng có 4 sân bay gồm 2 sân bay quốc tế là sân bay Cần Thơ và sân
bay Phú Quốc, 2 sân bay nội địa là sân bay Cà Mau và Rạch Giá. Trong đó, chỉ có 2 sân
bay quốc tế là có khả năng tiếp nhận máy bay cỡ lớn (trên 100 khách), còn 2 sân bay nội
địa có đường băng nhỏ, điều kiện kỹ thuật chưa đáp ứng được việc vận hành trong các
điều kiện phức tạp.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của vùng tương đối tốt, đảm bảo nhu cầu đi lại của
du khách đến tất cả các địa phương trong vùng.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật
 Cơ sở lưu trú
Để khai thác các loại hình du lịch của vùng Tây Nam Bộ, hệ thống cơ sở vật chất đã
và đang được chú trọng đầu tư tại các địa phương. Năm 2018, toàn vùng Tây Nam Bộ có
2.406 cơ sở lưu trú và 55.888 phòng để phục vụ khách du lịch. Số lượng các cơ sở lưu trú
mỗi năm đều tăng và có sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chỉ tập trung nhiều
chủ yếu ở các tỉnh như: Kiên Giang, Long An, Tiền Giang.
20

Hình 1.8. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch vùng Tây Nam Bộ năm 2018 (Nguồn: Cục Du
lịch Quốc gia Việt Nam năm 2018)
Một loại hình lưu trú rất phát triển ở vùng này và được coi là một trong những sản
phẩm đặc trưng của vùng là homestay. Dịch vụ lưu trú homestay phát triển mạnh nhất ở
các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Tuy nhiên, so với các vùng khác, cơ sở lưu
trú du lịch trong vùng có quy mô và chất lượng còn thấp (tổng số buồng lưu trú của Tây
Nam Bộ chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên và thấp hơn 5 vùng còn lại, quy mô trung bình
của các cơ sở lưu trú rất nhỏ, bình quân dưới 20 buồng/cơ sở). Sự xuất hiện của một số
khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế như Sheraton Cần Thơ Hotel, khách sạn Mường Thanh
Luxury Cần Thơ; Vinpearl Phú Quốc Hotel... sẽ góp phần cải thiện năng lực về cơ sở lưu
trú của vùng. Về chất lượng, các cơ sở lưu trú ở vùng Tây Nam Bộ được nâng dần trên
các mặt về tiện nghi phục vụ và các dịch vụ bổ trợ khác. Các buồng phòng đã đạt tiêu
chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí xếp hạng đánh giá cơ sở lưu trú của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Nhìn chung, cơ sở lưu trú phục vụ khách đến vùng Tây Nam
Bộ còn thiếu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đa số là cơ sở lưu trú quy mô nhỏ,
số lượng cũng như chất lượng phòng nghỉ chưa đạt chuẩn. Các cơ sở lưu trú của tư nhân
21

tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị,… Đặc biệt, các dịch vụ phụ trợ như: bể bơi,
xông hơi, massage, spa, tennis,... tại các khách sạn, nhà nghỉ còn hạn chế.
 Các cơ sở ăn uống
Cùng với sự gia tăng số lượng khách du lịch, các cơ sở lưu trú ngày càng phát triển,
hệ thống các cơ sở ăn uống cũng đang được đầu tư xây dựng đa dạng. Năm 2018, toàn
vùng có khoảng 2.000 cơ sở ăn uống đã được khai thác, phục vụ tốt cho du lịch. Các cơ
sở này nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú, tập trung chủ yếu tại các trung tâm thành
phố. Cụ thể, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn của một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ như
sau: Cà Mau (45 nhà hàng), Bạc Liêu (35 nhà hàng), Cần Thơ (52 nhà hàng), Tiền Giang
(25 nhà hàng tập trung ở Mỹ Tho), An Giang (44 nhà hàng), Bến Tre (44 nhà hàng),…
Bên cạnh đó, còn có hàng trăm cơ sở ăn uống chưa được khai thác tốt hoặc mới được
khai thác một phần, nằm rải rác tại các tỉnh ở Tây Nam Bộ.
 Khu du lịch - vui chơi - giải trí
Toàn vùng Tây Nam Bộ hiện có khoảng hơn 300 khu, điểm du lịch được đưa vào
đầu tư khai thác, kinh doanh phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của du khách.
Tiêu biểu, có thể kể đến như: Điểm du lịch sinh thái Hồ Nam, điểm du lịch lưu niệm cố
nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu); di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Mahatup - Chùa Dơi
(Sóc Trăng); khu lăng miếu Núi Sam, bao gồm lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa
Xứ (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang); điểm du lịch Cồn Phụng (Bến Tre); di tích lịch sử
Nhà tù Phú Quốc và điểm du lịch Mũi Nai (Kiên Giang); cụm du lịch sinh thái Thới Sơn
(Tiền Giang) và làng du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ); rừng ngập mặn Năm Căn (Cà Mau);
khu du lịch Vinh Sang (Vĩnh Long),… Nhìn chung, đa số khu du lịch, vui chơi, giải trí ở
đây thường có quy mô nhỏ, đơn điệu,… Các khu du lịch và khu vui chơi giải trí tổng hợp
có quy mô lớn vẫn còn ít và chưa đồng bộ.

1.3.4. Dân cư

Tổng số dân của các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào khoảng 17 triệu người, chiếm 19%
tổng dân số cả nước năm 2022 theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Dân cư ở đây đa số
là người Kinh, ngoài ra còn một phần dân số khá lớn nữa là người Hoa, Khmer và Chăm,
22

… Gần đây, dân số vùng Tây Nam Bộ tăng chậm do di cư đi sang các nơi khác. Người
Hoa thường tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Còn người Chăm thường
sống ở An Giang. Và người Khmer thì tập trung nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng…
Ở thời kỳ đất đai còn hoang vu, những lưu dân thường chọn nơi có bến sông thuận
tiện và những nơi thoáng đãng có sẵn nước ngọt. Cho nên sống gần sông rạch là loại hình
cư trú phổ biến nhất ở khu vực Tây Nam Bộ. Việc cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho
việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc
dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu; nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích
của cuộc sống sinh hoạt thường nhật: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi
hàng hóa, bán buôn,… rồi dần dần hình thành nên những phố thị ven sông.
Dạng cư trú phổ biến đầu tiên và rất phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ là trước sông sau
ruộng. Người ta sống tập trung nhau thành một dải dài theo dòng chảy của con sông. Mỗi
nhà cách nhau bằng một khoảnh đất trống, một bụi chuối, hay hàng cây nào đó. Nhà ở
chính giữa, phía trước là lộ đất nhỏ rồi mới tới sông. Dọc theo triền sông thường là những
hàng cây so đũa, điên điển, bần, dừa… Mô hình này rất thuận lợi cho nông dân ở vùng
sông nước. Sáng ra sau nhà làm đồng, mò cua, bắt ốc; trưa, chiều ra bờ sông phía trước
tắm, giặt giũ, câu cá, đặt vó, kéo lưới…
Dạng cư trú thứ hai mà ta cũng thường thấy đó là địa bàn cư trú ở vùng giáp nước.
Nơi đây thường diễn ra các buổi họp chợ, buôn bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu, trao đổi
thông tin. Giáp nước là nơi đổi con nước, ghe xuồng ngược xuôi thường hay ghé lại nghỉ
ngơi, vào hàng quán để ăn uống đợi con nước sau. Ðiều này rất thuận tiện, vì cả hai
chuyến đi về đều đi con nước xuôi, chèo chống đỡ mệt, khỏi phải tốn nhiều công sức.
Trong khi nghỉ, người ta lên bờ mua thức ăn, đồ dùng, uống trà, cà phê, thế là tự nhiên
nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường
thủy vậy.
Dạng cư trú kế tiếp là trước đường sau sông. Ðặc điểm cư trú này hình thành sau hai
mô hình kia. Mô hình nhà ở này hình thành khi công cuộc khai phá đất hoang đã hoàn tất,
cuộc sống xã hội phát triển, nhu cầu giao thương đã cao. Mô hình nhà ở này thường tập
trung ở nơi dân cư đông đúc, đường sá thuận tiện. Phía trước nhà là đường đất, hoặc đã
23

được lót đan, có khi tráng xi măng, tráng nhựa. Phía sau nhà thường là sông lớn, người ta
cho bắc cầu để tiện việc sinh hoạt. Nhà kiểu này thường có đặc điểm trước là nền đất sau
là nhà sàn. Phía nhà sàn dùng cho sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong gia đình,
như: nấu bếp, đặt vài cái lu chứa nước, làm nhà tắm, nhà vệ sinh. Ðôi khi người ta cất
thêm một cái chái bên nhà để làm chỗ đậu ghe xuồng. Nhà ở kiểu này ngoài tiện cho cho
việc sinh hoạt vì ở gần nguồn nước còn thuận lợi khác là được cả hai mặt tiền.

1.3.5. Tôn giáo

Vùng Tây Nam Bộ có đến 12 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân: Phật
giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Minh sư, Tịnh độ cư sĩ, Tứ ân
Hiếu nghĩa, Bửu sơn Kỳ hương, Ngũ chi Minh đạo, Baha’i. Ngoài ra, còn có một số
nhóm sinh hoạt xem như tôn giáo hoặc tự xưng là tôn giáo như Nho giáo, Thanh Hải vô
thượng sư…
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, nhiều tôn giáo nội sinh ra đời ở Nam Bộ, tập
hợp quần chúng nhiều nhất có thể. Từ đó, nhiều tôn giáo yêu nước ra đời ở vùng đất An
Giang. Nổi bật nhất đó chính là 4 tôn giáo: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật
giáo Hòa Hảo, Hệ phái Khất sĩ đây được xem là những tôn giáo nội sinh tại vùng đất An
Giang. Ngày nay, những tôn giáo này vẫn không ngừng phát triển. Bên cạnh học Phật tu
nhân, tinh thần hành “Tứ Ân” được vận dụng phù hợp. Cùng với thực hiện báo ân tổ tiên,
cha mẹ, Tam bảo thì “Ân đất nước” và “Ân đồng bào nhân loại” được tín đồ “trả ân”
bằng cách tích cực tham gia xã hội - từ thiện, đóng góp nhân lực, vật lực xây dựng quê
hương, đất nước…
Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (Phật thầy Tây An) khai lập vào
năm 1849 tại vùng Thất Sơn thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Tên gọi
“Bửu Sơn Kỳ Hương” có hàm ý là ngọn núi cấm linh thiêng ở Thất Sơn với mùi hương lạ
sẽ lan tỏa đi khắp bốn phương trời. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương coi trọng việc học Phật, tu
nhân; tín đồ chỉ thờ một tấm vải đỏ, gọi là Trần điều, thể hiện lòng từ bi, bác ái, đoàn
kết,...
24

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi (Đức Bổn Sư) khai lập nên vào năm 1867
tại Cù lao Ba (An Giang). Tứ Ân Hiếu Nghĩa ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều
đến việc tu nhân, thể hiện qua việc kính thờ và phụng sự tứ ân là ơn cha mẹ, ơn đất nước,
ơn Tam bảo, ơn đồng bào nhân loại.
Tiếp nối truyền thống của Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Hòa Hảo
hay Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập nên vào năm 1939. Tên gọi
"Hòa Hảo" vừa chỉ địa danh quê ông (làng Hòa Hảo, nay thuộc huyện Phú Tân, An
Giang), lại vừa nói lên tinh thần hiếu hòa và giao hảo. Đạo Hòa Hảo không chủ trương
nghi lễ rườm rà; tín đồ Hòa Hảo cúng Phật không cúng bằng cá thịt, vàng mã mà chỉ có
đèn hương, nước lã và hoa; không thờ tượng mà chỉ thờ tấm Trần điều là di tích của Phật
Thầy Tây An để lại, tượng trưng cho sự hòa hợp và cho màu sắc nhà thiên,... Người tu tại
gia có ba nơi thờ phụng là bàn Thông Thiên thờ Trời ở ngoài sân; bàn thờ Ông Bà và bàn
thờ Phật ở trong nhà - nhưng ngay cả điều này cũng không nhất thiết. Đạo Hòa Hảo chủ
trương không có hàng giáo phẩm và hệ thống tổ chức của đạo. Sau này, khi đạo phát triển
mạnh, những người đứng đầu mới lập ra các ban trị sự từ trung ương đến cơ sở.
Đạo Hòa Hảo từng có cơ quan ngôn luận là tạp chí "Đuốc từ bi” và xuất bản bộ kinh
"Sấm giảng thi văn toàn bộ", Hàng trăm thư viện của trên 30 quốc gia có lưu trữ kinh
sách, báo của đạo. Năm 1946, đạo Hòa Hảo đã có trên một triệu tín đồ. Hiện nay, theo
thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, Phật giáo Hoà Hảo có gần 1,3 triệu tín đồ, có mặt
ở 24 tỉnh/thành, trong đó tập trung đông nhất là tại các tỉnh/thành Tây Nam Bộ. Phật giáo
Hòa Hảo là tôn giáo có số tín đồ đông thứ tư tại Việt Nam.
Tôn chỉ hành đạo của Phật giáo Hòa Hảo là học Phật, tu Nhân. Cách tu là tu tại gia.
Phật giáo Hòa Hảo giáo huấn tín đồ về Tứ ân; thực hiện 8 điều răn, cứu giúp người nguy
khó, hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội. Phật giáo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ
làm căn bản kết hợp với đạo thờ ông bà tổ tiền của dân tộc để giáo dục tứ ân: Ơn tổ tiên
cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào và nhân loại. Trong bốn ơn đó, ơn cha mẹ
ông bà được xếp hàng thứ nhất.
Đạo Hòa Hảo rất chú trọng giáo dục tinh thần dân tộc, ý thức chống ngoại xâm (ơn
đất nước). Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ dạy: "Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải
25

nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau... ta có bổn phận phải
bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng
nghèo và làm cho được trở nên cường thịnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài
thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm". Với
giáo lý và cách hành đạo như trên, đạo Hòa Hảo chủ trương không có hàng giáo phẩm và
hệ thống tổ chức của đạo. Sau này, khi đạo phát triển mạnh, những người đứng đầu mới
lập ra các ban trị sự từ trung ương đến cơ sở.
Hệ phái Khất sĩ, hay Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đặng Quang
sáng lập năm 1944 tại Mỹ Tho. Với phương châm "Nối truyền Thích-ca Chánh pháp"
theo quan điểm "Phật giáo Việt Nam không phân thừa", trên tinh thần dung hợp tinh hoa
của mọi tông phái, trước hết là của Phật giáo Nam tông và Bắc tông, nêu cao chủ trương
"Nên tập sống chung tu học". Cái “sống” là phải sống chung, cái “biết” là phải học
chung, cải “linh” là phải tu chung. Thành lập đoàn Du Tăng Khất Sĩ đầu tiên vào năm
1948 gồm 21 vị, xuất phát từ Vĩnh Long đi hành đạo lên vùng Sài Gòn - Chợ Lớn và
miền Đông Nam Bộ, Hệ phái Khất sĩ của ngài Minh Đăng Quang đã làm sống lại hình
ảnh các vị Tỳ kheo thời Đức Phật. Gần đây, vì nhiều lý do (trong đó có tình trạng khất sĩ
giả), các giáo đoàn Hệ phái Khất sĩ không còn đi khất thực nữa.
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bồng, người quê Sa Đéc
sáng lập năm 1934, ông được tín đồ tôn vinh là Đức Tông sư Minh Trí. Pháp môn của
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là Phước Huệ song tu. Đức tông sư Minh Trí chủ
trương làm phước để tạo duyên cho bá tánh đến với Phật pháp. Để thực hiện pháp môn
này, mỗi Hội quán Tịnh độ Cư sĩ có phòng thuốc nam hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho
người bệnh, qua trị bệnh để truyền bá Phật pháp.
Nhiều ông Đạo nổi lên một thời ở Tây Nam Bộ như đạo Khùng, đạo Dừa, đạo Nằm,
đạo Ngồi ... nhưng hiện nay đã lùi vào quá khứ do một vài lý do khác nhau như: đạo
không được chính quyền thừa nhận, đạo không có đường lối và giáo lý rõ ràng, có nhiều
quy luật khắt khe cho các tín đồ và trái với khoa học,... Đặc biệt, Đạo Dừa đã hoạt động
bất hợp pháp, không nhận được sự thừa nhận của Hội đồng Tôn giáo Việt Nam và bị
chính quyền cấm hành đạo. Ông Đạo (Nguyễn Thành Nam) được đưa đi cải tạo sau khi bị
26

bắt trở lại trong quá trình vượt biên nhưng được người dân bảo lãnh về sống tại quê nhà
do tuổi cao sức yếu. Không lâu sau đó, vì còn thấy những tín đồ vẫn còn tin tưởng nên
Đạo Dừa hoạt động lén lút trở lại. Đạo Dừa vận động nhiều tín đồ góp tiền vàng xây
dựng chùa, am,... để truyền “Đạo bất tạo con”. Đạo này nam nữ sống chung nhưng không
sinh ra con cái. Nhận thấy sự hoạt động này trái với thuần phong mỹ tục của người Việt
và có tính chất mê tín nên chính quyền đã nhiều lần nhắc nhở và kiểm điểm ông. Năm
1990, sau khi ông Đạo Dừa qua đời các tín đồ cũng không còn ai theo đạo này nữa. Đạo
Dừa hay Đạo bất tạo con cũng kết thúc từ đó.
27

CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1. Địa hình

a) Vùng đất liền


Vùng Tây Nam Bộ được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Mê
Kông, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam và chiều cao trung bình so với mực nước biển là
2m. Địa hình chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ là đồng bằng châu thổ thấp và tương đối bằng
phẳng, do được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa nên đất vùng Tây Nam Bộ thuộc
dạng đất yếu, bao gồm đất mặn, đất phèn (chiếm 2,5 triệu ha) và đất phù sa ngọt (chiếm
1,2 triệu ha).
Bộ phận đồng bằng châu thổ với những dải đất phù sa phì nhiêu được bồi đắp bởi
hệ thống sông Tiền, sông Hậu chiếm diện tích lớn, gắn liền với cánh đồng lúa mênh
mông. Bên cạnh đó, những cù lao (cồn) với cảnh quan trong lành như Cồn Phụng, Cồn
Ốc, Cồn Quy, Cồn Tiên (Bến Tre); Cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng); Cồn Thới Sơn (Tiền
Giang); Cù lao Ông Hổ (An Giang) đã góp phần tạo nên nét chấm phá trong bức tranh
sông nước Nam Bộ.
Sự xuất hiện của một số ngọn núi ở giữa vùng đồng bằng châu thổ cũng đã tạo ra
một cảnh quan độc đáo. Đồi núi tập trung chủ yếu ở An Giang và Kiên Giang, một số
được đưa vào khai thác du lịch như núi Sam và núi Cấm (An Giang). Núi Sam có diện
tích 280ha, cao 241m, với hang động kỳ thú, bên cạnh đó còn có các hệ thống kênh rạch,
đền chùa trên sườn núi. Núi Cấm có độ cao 750m, với nhiều danh thắng tâm linh, tại đây,
Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang đã hình thành khu du lịch núi Cấm với hệ
thống cáp treo hiện đại thu hút đông đảo khách du lịch. Một bộ phận có dạng địa hình đá
vôi như quần thể núi đá vôi Hòn Chông tại Kiên Giang, kéo dài sang Campuchia cũng
đang được khai thác để phát triển du lịch tham quan.
Tứ linh cồn: Bức tranh miệt vườn sông nước
Tứ linh cồn là một cụm gồm bốn cồn nổi tiếng trên sông Tiền, bao gồm cồn Long,
cồn Lân, cồn Quy và cồn Phụng. Nơi đây được mệnh danh là "bức tranh miệt vườn sông
28

nước" bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng cùng nét văn hóa miệt vườn đặc trưng
của Nam Bộ. Đến với tứ linh cồn, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống bình dị của
người dân miệt vườn, hòa mình vào thiên nhiên sông nước thanh bình và thưởng thức
những món ăn đặc sản thơm ngon.
 Cồn Long
Cồn Long là cồn nổi thuộc thành phố Mỹ Tho. Đây là một gò đất nổi lên giữa dòng
sông Tiền, nhờ được phù sa bồi đắp nên đã hình thành nên gò đất đồi. Cồn Long là nơi
chuyên nuôi thủy hải sản trên bè, sửa chữa ghe tàu vì gần với khu cảng cá Mỹ Tho. Ở cồn
Long còn có những vườn cây ăn trái xum xuê chinh phục những người yêu thích cây trái
miệt vườn. Do đó, có thể nói rằng, cồn Long là cồn nổi tiếng nhất trong bốn cồn về các
loại nông sản và hoa quả.

Hình 2.1. Vẻ đẹp sông nước của Cồn Long khiến ai nấy đều thích thú
 Cồn Lân
Cồn Lân hay còn gọi là Cù Thới Sơn nằm cách cồn Long khoảng 10 phút đường
sông. Đây là cồn có diện tích lớn nhất trong 4 cồn và là nơi ghi dấu nhiều câu chuyện lịch
sử hào hùng cũng như những chiến công vang dội trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
Bên cạnh đó, cồn Long còn được ví như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Ở đây có
29

màu xanh của vườn cây ăn trái, màu đỏ của phù sa và màu xanh biếc của những nóc nhà
chóp âm dương cổ kính.

Hình 2.2. Khám phá tứ linh cồn Long Lân Quy Phụng thì chắc chắn không thể thiếu hoạt
động tham quan bằng xuồng
 Cồn Quy
Cồn Quy nằm cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 22km đường sông, 12km
đường bộ. Đây là cồn có diện tích nhỏ nhất trong 4 cồn. Cồn Quy được đặt tên theo quan
niệm tứ linh với ý nghĩa hy vọng đời sống của bà con nơi đây luôn an lành, hạnh phúc.
30

Nơi đây mang một vẻ đẹp hoang sơ với nhiều cây ăn quả được trồng thẳng hàng vô cùng
đẹp mắt. Một số loại ăn quả như chôm chôm, nhãn, vú sữa hay sầu riêng Ngũ Hiệp được
rất nhiều người yêu thích. Do đó, cồn Quy là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu
thích tận hưởng cảm giác bình yên, an lành.

Hình 2.3. Những rừng cây xanh thẳm, mướt mắt


 Cồn Phụng
Vốn là một cồn nhỏ trên sông Mỹ Tho, Cồn Phụng đã được phù sa bù đắp nên diện
tích cồn được mở ra khá rộng. Từ xa xưa, cồn đã có nhiều tên gọi khác nhau tuy nhiên cái
tên Cồn Phụng vẫn được nhiều người biết đến và gọi nhiều nhất. Tên cồn bắt nguồn từ
việc xây dựng chùa Nam Quốc Phật của ông Nguyễn Thành Nam. Trong quá trình xây
những người thợ ở đây đã nhặt được một chén cổ có hình chim phụng. Từ đó người ta đã
truyền tai nhau và lấy nó để đặt tên cho cù lao này.
31

Tứ giác Long Xuyên: Viên ngọc bích của Đồng bằng sông Tây Nam Bộ
Nhắc đến Tây Nam Bộ, không thể không nhắc đến Tứ giác Long Xuyên, một vùng
đất trù phú được mệnh danh là "viên ngọc bích" của khu vực này. Nơi đây không chỉ nổi
tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên mà còn bởi nền kinh tế năng động và con người thân thiện.
Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc Tây Nam Bộ gồm 4 đỉnh là
Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá và Hà Tiên bao bọc các tỉnh An Giang, Kiên Giang và
Cần Thơ. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất
đai màu mỡ và khí hậu nóng ẩm thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây ăn trái. Nhờ
vậy, Tứ giác Long Xuyên đã trở thành vựa lúa lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng
vào an ninh lương thực quốc gia. Trước đây, Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hoang
vu, chủ yếu là rừng tràm và đầm lầy. Vào những năm 1970, chính phủ Việt Nam đã thực
hiện một chương trình khai hoang lớn nhằm biến Tứ giác Long Xuyên thành vựa lúa lớn
nhất miền Nam. Sau nhiều nỗ lực, Tứ giác Long Xuyên đã được khai phá và trở thành
vùng đất trù phú như ngày nay.
Nền kinh tế của Tứ giác Long Xuyên chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nơi đây được
mệnh danh là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, với sản lượng lúa hàng năm đạt trên 5 triệu tấn.
Ngoài ra, Tứ giác Long Xuyên còn phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản,
thủy sản và du lịch. Con người Tứ giác Long Xuyên nổi tiếng với sự thân thiện, mến
khách và chất phác. Du khách đến đây sẽ được chào đón bởi nụ cười nồng hậu và sự
nhiệt tình của người dân địa phương.
Tứ giác Long Xuyên không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên mà còn bởi
những di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thu hút du khách như Bình Long -
nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
hay chùa Bánh Xèo - nơi nổi tiếng với món bánh xèo chay ngon tuyệt, Rừng tràm Trà Sư
- khu du lịch sinh thái với hệ sinh thái đa dạng và phong phú.
Đồng Tháp Mười - Chiến khu bưng biền huyền thoại:
Ai đã từng sống và chiến đấu tại chiến khu Đồng Tháp Mười ắt hẳn sẽ không bao
giờ quên câu hò văng vẳng trên sông:
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
32

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm


Muốn ăn bông súng, mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm”
Càng không thể quên những ngày tháng gian nan nhưng không kém phần hào hùng,
oanh liệt thời kỳ đất nước kháng chiến.
Đồng Tháp Mười - chiến khu bưng biền là vùng đất với những đồng năn, đồng lác
rộng bát ngát, lau sậy hoang vu, kênh rạch chằng chịt, mùa nắng đất khô cỏ cháy, mùa
mưa nước ngập lan tràn. Nhưng chính địa thế phức tạp ấy lại là nơi được chọn đặt đại bản
doanh của Ban chỉ huy cách mạng Xứ ủy Nam Kỳ và nơi đây cũng là nỗi ám ảnh của giặc
Pháp lúc bấy giờ. Từng có một khoảng thời gian dài, giặc Pháp không dám đưa quân tấn
công Đồng Tháp Mười vì nỗi sợ muỗi mòng, đỉa vắt và rắn độc. Những trận đánh của
chúng chỉ tấn công được ở vùng ven nên không gây tổn hại đáng kể cho quân ta. Nhờ đó,
trong suốt 4 năm (1946 - 1949), chiến khu Đồng Tháp Mười đã trở thành “mồ chôn giặc
Pháp”, là thành trì an toàn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của quân dân và Xứ
ủy Nam Kỳ. Về với chiến khu là về với vùng đất cách mạng, về với “Thủ đô kháng chiến
giữa bưng biền”.
Và ở nơi vùng đất hoang sơ hiểm trở Đồng Tháp Mười, đêm từng đêm, các cô du
kích vẫn chèo thuyền trên sông để tiếp lương, tải đạn, làm giao liên tiếp tế cho cách
mạng. Ban ngày, những thân tràm xù xì rêu mốc phủ kín những căn hầm tránh bom, hầm
chiến đấu chữ A, chữ Z… của chiến khu xưa. Những đồng cỏ năng, cỏ lác che chắn, ngụy
trang những hầm chông, “bãi ngù tử địa” cài lựu đạn… khiến quân địch hoảng sợ, rút
chạy mỗi lần đổ quân càn quét. Cũng ở vùng đất cách mạng này, quân và dân miền Nam
đã cho ra đời một đội quân đặc biệt, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chính quyền
ngay tại thời điểm đó và cả sau này: Đội quân không báo - đội quân bồ câu đưa thư. Nhờ
đội quân “di động” này mọi thông tin liên lạc từ chiến khu tới các khu vực được kịp thời,
chính xác, tránh được sự tổn thất đáng kể về người và của. Vào tháng 6 -1950, nhờ thông
tin kịp thời của chim bồ câu mà ta đập tan được âm mưu đánh phá của thực dân Pháp,
bảo toàn lực lượng cho chiến khu và đồng bào các khu vực lân cận.
33

Không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ về tinh thần chiến đấu quả cảm, Đồng Tháp
Mười còn khiến chúng nể phục về cuộc sống, lối sinh hoạt khá đặc biệt của người dân ở
nơi tứ bề nước nổi với biết bao khó khăn vẫn làm nên huyền thoại. Giặc Pháp không cho
lưu hành tiền Đông Dương, tiền lưu hành thời Nhật chiếm đóng, ta ứng phó bằng việc xé
đôi và sử dụng một nửa tờ tiền có mệnh giá 50 đồng, 100 đồng nhưng vẫn còn nguyên giá
trị như tờ tiền lành lặn, sau đó in phiếu tiếp tế và tín phiếu lưu hành trong chiến khu và
nhân dân các tỉnh Nam bộ với nhau. Bên cạnh đó, tinh thần xóa mù chữ của nhân dân
vùng chiến khu bưng biền được đẩy lên cao độ. Không có bàn ghế thì ngồi dưới đất;
không có bảng phấn thì lấy que, lấy gạch vạch lên đất mà học, người chữ nhiều dạy cho
người chữ ít. Ngày đó, nhân dân ban ngày phải tham gia sản xuất, ban đêm phải đi học,
lớp học thì không đủ ánh sáng nên những bài vè về chữ ra đời và truyền đi khắp nơi.
Nhân dân đi chợ, cán bộ còn ra chợ để kiểm tra, ai thuộc chữ, thuộc vần mới được vào
khiến cho tinh thần học tập sôi nổi hơn bao giờ hết. Hình ảnh cháu dắt bà ngoại đi học thì
đâu đâu trên khắp bưng biền cũng có. Lĩnh vực điện ảnh thời kỳ kháng chiến cũng được
phôi thai và phát triển tại đây, mang đến cho quân dân cả nước những thước phim chân
thực về đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân miền Nam.
Văn minh miệt vườn:
Trước kia, Tây Nam Bộ là vùng đất trũng thấp, rất nhiều đầm lầy, kênh rạch chằng
chịt, sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa do dòng sông Mê Kông cung cấp. Nhờ vậy mà đồng
ruộng nơi đây màu mỡ, cây trái tươi tốt, trĩu quả. Chính những đặc điểm tự nhiên này đã
hình thành nên nền văn hóa sông nước - văn hóa miệt vườn.
Theo Sơn Nam, miệt vườn là “những vùng cao ráo có vườn cam, vườn quýt”, “được
xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông Hậu”. Cũng theo ông, miệt
vườn là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền,
sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. Với ông, miệt vườn tiêu
biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Tây Nam Bộ.
Có lẽ, ai cũng đã từng nghe đến cụm từ “Dân chơi miệt vườn” hay có ý nghĩa tương
đương với “Công tử vườn” trong sách của nhà văn Sơn Nam. Một “Công tử vườn” vang
danh thiên hạ xưa nay mà người dân Nam bộ ai cũng biết tiếng, đó là “Công Tử Bạc
34

Liêu” Trần Trinh Huy (1900 - 1974), còn gọi là Ba Huy và có biệt danh là Hắc Công Tử,
người nức tiếng ăn chơi một thời, đã dám sắm và lái máy bay đi thăm ruộng vườn của gia
đình.
Nói đến miệt vườn, ta không thể không nhắc đến làng vườn. Làng vườn, xét ở một
phương diện nào đó, là làng nghề. Thu nhập trong một gia đình của người dân miệt vườn
do nghề ghép cây đem lại từ 40% - 50%, phần còn lại là hoa lợi thu được từ cây trái ở
vườn. Như thế, làng vườn sớm gắn bó với một nền kinh tế hàng hóa (gắn với việc tiêu thụ
trái cây, nghề ươm bán con giống chuyên nghiệp…), là điều kiện giúp con người phóng
tầm mắt ra khỏi “lũy tre làng bao quanh” của nền kinh tế tự cấp tự túc. Điều này tác động
mạnh mẽ đến thói quen lưu dân của người Việt vùng Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ
nói riêng.
Tây Nam Bộ sở hữu nền kinh tế miệt vườn, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, dày như mắc cửi. Chính vì điều này mà mỗi khi nhắc đến Tây Nam Bộ, người
ta thường nhắc đến hình ảnh chiếc ghe, chiếc xuồng. Hình ảnh này gắn liền với đời sống
hằng ngày của người dân nơi đây. Có thể nói chiếc ghe, chiếc xuồng là phương tiện để
truyền tải văn hóa dân gian đi khắp nơi. Trải qua quá trình phát triển, hình ảnh đó ngày
càng được tôn vinh, gìn giữ, tạo nên sắc thái văn hóa riêng, đặc sắc của vùng sông nước.
Chính vì thế, Chu Xuân Diên mới có nhận định “Cũng thuộc nền văn minh lúa nước
nhưng Nam Bộ còn là xứ sở của văn minh kênh rạch với những biểu hiện rất phong phú
trong phương thức canh tác, trong nhịp điệu làm ăn, trong giao thông, trong tín ngưỡng,
phong tục tập quán, trong ngôn ngữ và văn học nghệ thuật”.
Một điểm rất đặc biệt của văn hóa miệt vườn là chính nơi đây đã sản sinh ra nền sân
khấu cải lương. Ban đầu là bạn bè gặp nhau, dùng tiếng đờn (đàn) và lời ca thay cho lời
tâm sự, gọi là “đờn ca tài tử”. Dần dần mới tiến tới ca ra bộ và đến việc tổ chức ban hát
cải lương. Việc soạn tuồng tích, đào tạo đào kép… đều khởi nguồn từ miệt vườn. Việc
xây dựng ngành sân khấu cải lương có thể là do nhiều người, nhiều yếu tố, nhiều địa
phương, nhưng cội nguồn phải là miệt vườn. Có lẽ vì vậy mà nhiều người cho Nam bộ là
cái nôi của sân khấu cải lương, chứ không phải là nơi nào khác.
35

Như vậy, có thể nói, miệt vườn là sản phẩm mới mẻ của lưu dân người Việt trên
bước đường khai phá vùng đất mới Nam bộ. Đó là kết tinh của những sáng tạo, của sự
cần cù của người dân ở vùng đất mới. Có những kinh nghiệm của tổ tiên truyền lại tiềm
ẩn trong dòng máu thật sự có tác dụng đối với họ, nhưng cũng có những sáng tạo, ứng xử
thông minh do đòi hỏi của thiên nhiên, nghề nghiệp. Làng vườn xuất hiện với những nét
riêng đã chi phối lên tâm linh của con người. Do vậy, văn hóa miệt vườn sẽ có những
điểm riêng biệt trên cái nền chung là văn hóa người Việt Nam bộ.
Văn hóa miệt thứ:
Miệt thứ là vùng đất thuộc vùng U Minh, Cà Mau, nơi có hơn mười con rạch mang
tên rạch thứ Nhứt, rạch thứ Hai… (theo nhà văn Sơn Nam), hoặc mười hai con kinh gọi
theo thứ tự từ kính đến kinh 12 (theo học giả Bùi Đức Tịnh). Chữ Thứ ở đây là theo thứ
tự của các con rạch, con kinh. Khi xưa, nói đến Miệt Thứ người ta nghĩ đến vùng đất
hoang sơ, khắc nghiệt, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”. Thế nhưng, vùng
đất này có sức hút kỳ lạ với những nét độc đáo mang đậm dấu ấn từ thời khẩn hoang.
 Về văn hóa sinh hoạt, lối sống và vấn đề đi lại:
Đến vùng Miệt Thứ, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là và văn hóa nhà ở của người dân
địa phương. Đó là những ngôi nhà làm từ lá cây. Nhà lá ở vùng sông nước Miệt Thứ rất
đặc trưng, mang tính truyền thống xưa, phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết
của vùng. Loại lá họ dùng làm nhà là lá cây dừa nước - loài cây có sức sống mãnh liệt,
thích nghi được cả ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Vào mùa khô, lớp lá dừa nước
bao bọc ngôi nhà, cách nhiệt rất tốn. Những buổi trưa nóng bức thì trong nhà vẫn luôn có
không khí mát mẽ. Có lẽ vậy mà hiện nay, tuy đời sống vật chất nâng cao, nhiều ngôi nhà
làm bằng vật liệu mới mọc lên ở vùng Miệt Thứ, nhưng người ta vẫn cất thêm một mái lá
để nghỉ trưa như một kiểu nhà hóng mát.
Miệt Thứ là quê hương của chiếc xuồng ba lá. Hình dáng của chiếc xuồng chính là
hình ảnh lá dừa nước nổi trên mặt kênh. Trải qua hàng trăm năm, nhưng chiếc xuồng vẫn
luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống người dân. Là người bạn đồng hành, là bạn đời
thủy chung, son sắc gắn bó với con người nơi đây. Xưa, với địa hình kênh rạch chằng
chịt, rừng rú um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển như vùng Miệt Thứ thì chiếc
36

xuồng ba lá là phương tiện phù hợp nhất. Người dân dùng đi thăm câu, giăng lưới, vận
chuyển sản vật khai thác ở rừng… Đôi khi nó còn được sử dụng như ngôi nhà lênh đênh
trên mặt nước. Vì thế, người Miệt Thứ lái xuồng rất kỳ tài, khéo léo, tạo nên một sắc thái
riêng cho văn hóa và mãi là một những sáng tạo độc đáo của bà con Miệt Thứ.
 Về văn hóa ẩm thực:
Phong cách ẩm thực của người dân mang đậm nét văn hóa vùng Miệt Thứ, dân dã,
mộc mạc. Những món ăn đậm nét đặc trưng Nam Bộ được truyền tụng trong nhiều lời ca
câu hát, câu thơ mang đậm nghĩa tình, chất hào sảng của người miền Tây như:
“Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”
Người dân vùng Tây Nam Bộ rất hào sảng, mến khách nên khi khách đến chơi, nhà
có gì ngon là đều mang ra đãi khách, tỏ lòng mến khách. Vùng Miệt Thứ được thiên
nhiên ưu đãi, hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là rừng Tràm U Minh nên việc tìm kiếm thức
ăn cho bữa cơm hằng ngày không khó, đặc biệt là vào mùa mưa thì vùng càng phong phú,
nhiều sản vật, nhất là các loại rau đồng, rau rừng xanh mơn mởn. Người dân sống quanh
bìa rừng thường đặt lọp để kiếm cá sẵn hái rau. Rau choại, trái giác là đặc sản đồng quê
mà khi nhắc đến nó là sẽ nghĩ ngay đến vùng Miệt Thứ. Rau choại dùng để nấu canh,
nhúng lẩu, còn trái giác có vị chua nhẹ dùng kho cá, nấu canh chua. Từ đó hình thành nếp
văn hóa ẩm thực mang đậm chất của người dân vùng sông nước Miền Thứ. Mật ong cũng
mang nét đặc trưng riêng vì nó lấy mật từ hoa tràm mà không vùng nào có được. Đời
sống nổi nênh với nước phèn chua mặn quanh năm, nhưng nơi đây cũng giàu thủy hải
sản. Nghề bắt cua Cà Mau cũng sinh ra từ đây.
 Về văn hóa tổ chức cộng đồng:
Từ thuở sơ khai, người dân trong vùng Miệt Thứ đã phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong môi trường tự nhiên hoang dã. Để tồn tại, họ phải dựa vào nhau và hỗ trợ
nhau trong cuộc sống hàng ngày. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ và coi nhau như một gia đình.
Còn một điều nữa là người dân miệt thứ “đãi ăn đám” rất nhiều, đã đãi ăn là phải làm cho
to cho nhiều người tham gia, không được thiếu. Nhờ vậy mà tình làng nghĩa xóm càng
thêm sâu sắc, tình cảm hơn. Người Việt ở vùng này theo chế độ gia đình phụ hệ, theo
37

hình thức tiểu gia đình, kết thành làng xóm. Người Khmer theo chế độ song hệ, hình thức
gia đình chủ yếu là tiểu gia đình sống trong các phum, srok. Người Hoa theo chế độ gia
đình phụ hệ duy trì dưới hình thức đại gia đình.
b) Vùng biển, đảo
Tây Nam Bộ là một vùng đất rất quan trọng của Việt Nam bởi vì nơi đây giáp 2
vùng biển: phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông, với bờ biển
dài khoảng 72km, chiếm 23% bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km 2 vùng biển và thềm
lục địa, tạo điều kiện thuận lợi cho Tây Nam Bộ phát triển nền kinh tế mở và phát triển
tổng hợp kinh tế biển. Vành đai ven biển tiếp giáp với Tây Nam Bộ rất giàu nguồn lợi
thủy sản và có tính đa dạng sinh học cao. Nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ
thể hiện rõ sự đa dạng sinh học của biển nhiệt đới. Ở đây tồn tại hầu hết các hệ sinh thái
biển và ven biển điển hình như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi bồi và vùng
triều, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài sinh vật biển.
Nằm trong vùng Tây Nam Bộ, Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp
biển, với chiều dài bờ biển 254km. Tạo điều kiện to lớn để phát triển các ngành kinh tế
biển, đặc biệt là khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Vùng biển Cà Mau là một trong
bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có ngư trường rộng lớn khoảng 80.000 km 2,
thuộc vùng biển nông, nguồn lợi thủy sản rất dồi dào, phong phú, đa dạng về loài và
nhiều loài có giá trị kinh tế cao; điều kiện khí tượng thủy văn tương đối ổn định, thời tiết
thuận lợi cho hoạt động thuỷ sản.
Do có đường bờ biển dài và nhiều đảo lớn nhỏ, địa hình biển đảo là điểm nhấn quan
trọng trong việc khai thác năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng ánh sáng ở
vùng biển và đặc biệt là tiềm năng phát triển loại hình du lịch biển, đảo của vùng. Đáng
chú ý là hệ thống đảo và khu vực lấn biển. Hệ thống đảo khá đa dạng, tập trung chủ yếu
ở Kiên Giang, điển hình như đảo Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo Hòn Sơn, đảo Hòn Tre,...
với vẻ đẹp hoang sơ, nước biển xanh và nhiều bãi tắm đẹp.
c) Sông ngòi - thủy văn
Vùng Tây Nam Bộ bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
độ dài 28.000km (chiếm 70% chiều dài đường sông của cả nước). Hầu như toàn bộ hệ
38

thống kênh rạch ở Tây Nam Bộ đều chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đây là hướng
trùng với hướng gió mùa Tây Nam. Tuy nhiên, hầu hết sông ngòi, kênh rạch ở vùng Tây
Nam Bộ đều cong queo, uốn lượn nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa tiêu tốn nhiều thời
gian.
Cùng với đặc điểm của lưu vực sông Mê Kông khi chảy vào nước ta lại rẽ ra thành
7 nhánh bắc qua vùng đồng bằng này và đổ ra biển Đông. Đây cũng chính lý do mà nơi
đây thường xuyên phải chịu tình trạng xâm nhập mặn khá nghiêm trọng. Vì tình trạng
xâm nhập mặn nghiêm trọng mà diện tích đất bị nhiễm phèn nơi đây cũng khá lớn. Tây
Nam Bộ lấy nước ngọt chủ yếu từ sông Mê Kông và nước mưa, cả hai nguồn này đều đặc
trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Tây
Nam Bộ hơn 470 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng
nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi tụ đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì
nhiêu ngày nay.
Chế độ thủy văn của Tây Nam Bộ có 3 đặc điểm nổi bật :
 Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.
 Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
 Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng vùng đất phèn.

2.1.2. Khí hậu

Vùng du lịch Tây Nam Bộ có khí hậu mang tính nhiệt đới cận xích đạo, nóng và ẩm
quanh năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nhịp điệu mùa thể hiện rõ qua sự luân phiên
giữa mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 - 27°C, biên độ nhiệt
trung bình năm khoảng 2 - 3°C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ. Nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất không quá 30°C và thấp nhất không dưới 25°C. Cán cân bức xạ quanh
năm dương. So với Đông Nam Bộ, vùng du lịch này có độ ẩm cao hơn với mùa mưa kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 12, số ngày mưa trung bình là 189 ngày/năm với lượng mưa là
2.335ml/năm. Thêm vào đó, hệ thống sông ngòi và kênh rạch cũng góp phần làm tăng độ
ẩm của khí hậu. Mặt khác, vùng ít chịu tác động của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như
39

bão, dông... Điều kiện khí hậu và thời tiết trên tạo thuận lợi để tiến hành các hoạt động du
lịch cũng như đảm bảo sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, tính phân mùa của khí hậu gây khó khăn đối với một số hoạt động và
loại hình du lịch. Từ tháng 9 đến tháng 11, mùa mưa kéo dài tác động đến việc khai thác
du lịch biển, hoạt động tham quan ở các điểm du lịch.

2.1.3. Động thực vật

Dưới tác động giao thoa của môi trường biển và sông, vùng du lịch Tây Nam Bộ có
hệ sinh thái vô cùng đa dạng và độc đáo, đặc trưng cho cảnh quan vùng trũng ngập nước.
Sự đa dạng sinh thái thể hiện rõ rệt ở hệ thống 5 vườn quốc gia, 2 khu dự trữ sinh quyển
thế giới, 4 khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều khu rừng văn hóa lịch sử môi trường các hệ
sinh thái đặc biệt như hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
biển, hệ sinh thái nông nghiệp…
Vùng này có 5 trên tổng số 34 vườn quốc gia của cả nước. Đó là vườn quốc gia
Tràm Chim - Tam Nông, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau; có 2 khu
dự trữ sinh quyển thế giới là Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang và
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau; 4 khu bảo tồn thiên nhiên là Láng Sen (tỉnh Long
An), Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), ấp Canh Điền (tỉnh Bạc Liêu), và Hòn Chuông (tỉnh Kiên
Giang). Đây là các khu vực tập trung đa dạng các loài động vật đặc trưng và quý hiếm
như sếu đầu đỏ, rái cá hay bò biển. Những khu vực này vừa có chức năng bảo vệ hệ sinh
thái, vừa là nơi có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, thuận lợi để hình thành nhiều sản
phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu.
Tây Nam Bộ là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú,
là khu vực sinh sản của các loài diệc, cò vằn, cò trắng, vạc và đặc biệt là loài sếu đầu đỏ
phương Đông, đã được phát hiện trong các khu rừng tràm ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp. Vườn quốc gia Tràm Chim có 92 loài chim, còn vùng rừng U Minh là 81 loài
chim. Những vùng ngập nước ở đồng bằng này cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và
động vật lưỡng cư.
40

Các điểm tham quan khác trong vùng có thể kể đến vườn chim (Tháp Mười, Bạc
Liêu), sân chim (Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Đầm Dơi) thu hút một lượng lớn khách du lịch để
được trải nghiệm sự đa dạng phong phú về sinh vật của miền đất này.
Một số hệ sinh thái được đặc biệt chú ý là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ
sinh thái rừng ngập nước ngọt, hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập
mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre với 98 loài
cây điển hình như loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi,
giá, cóc vàng, dừa nước... không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có vai trò cân bằng
môi trường sinh thái cho toàn vùng, đồng thời là các địa điểm tham quan hấp dẫn của du
khách khi đến với Tây Nam Bộ.
Cây thốt nốt - biểu tượng văn hóa của người Khơ me
Từ bao đời nay, thốt nốt đã được mệnh danh là món quà quý do thiên nhiên ban
tặng cho người dân Bảy Núi và gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer. Đi
khắp vùng đất An Giang đầy nắng gió, dường như bất cứ nơi nào có những hàng cây thốt
nốt vươn lên cao vút cũng đều tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Thông thường, cây thốt nốt có chiều cao khoảng chừng 20 mét. Nhìn từ đằng xa, thốt nốt
trông giống hệt cây dừa nhưng thân to và cao hơn, tán lá xòe ra như lá cọ. Cây thốt nốt
cái sau khi trổ bông sẽ kết thành từng chùm khoảng 50 đến 60 quả, nhỏ hơn trái dừa
Xiêm và ở bên trong có nước cùng với lớp cơm màu trắng đục. Còn cây thốt nốt đực thì
chỉ ra hoa chứ không có quả. Cái tên thốt nốt có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Khmer là
“th'not”. Với đồng bào Khmer, thốt nốt là một giống cây quý trời ban. Có thể nói rằng,
cây thốt nốt gắn bó với cuộc sống người dân Khmer giống như cây dừa của người Kinh ở
dưới miền xuôi. Sở dĩ so sánh như vậy bởi thốt nốt cũng là cây trồng vô cùng quan trọng
được người Khmer sử dụng vào rất nhiều việc. Cây thốt nốt dường như chẳng cần bỏ đi
cái gì: thân cây làm cột nhà, dầm cầu, bàn ghế, tủ; còn lá thì dùng để lợp mái nhà, làm
nón và chế tác nên những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo; rễ cây thốt nốt và vòi hoa
sau khi phơi khô còn dùng làm thuốc chữa bệnh vàng da, nhuận tràng; nước và quả của
cây thốt nốt vẫn thường được tận dụng để làm ra thức uống giải khát cực kỳ hấp dẫn…
Những năm qua, loại cây đặc sản này đã giúp cho nhiều hộ gia đình người Khmer trên
41

địa bàn tỉnh An Giang nói chung và đồng bào sinh sống tại huyện Tịnh Biên nói riêng
vươn lên thoát nghèo, đời sống dân bản cũng nhờ các sản phẩm từ thốt nốt mà ngày càng
ấm êm, khấm khá.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Vùng du lịch Tây Nam Bộ tuy có lịch sử khai thác muộn, song lại có sự giao thoa
văn hóa đa dạng bởi quá trình lưu trú và định cư của nhiều cộng đồng dân tộc trong và
ngoài nước. Việc tiếp thu ảnh hưởng của các luồng văn hóa trên cơ sở chọn lọc đã góp
phần tạo ra các nền văn hóa đa dạng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc gồm các lễ hội, di
tích, làng nghề... Văn hóa truyền thống, nét sinh hoạt của người dân sông nước, hoạt
động sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên được xác định như là giá trị tài nguyên
nhân văn cốt lõi của vùng.

2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của Tây Nam Bộ có nhiều nét đặc thù và tương
đối đa dạng, với nhiều loại hình như di tích khảo cổ, lịch sử cách mạng, văn hóa tín
ngưỡng... Với 8 di tích quốc gia đặc biệt: Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền
Giang); Trại giam Phú Quốc (Kiên Giang); Di tích lịch sử Chương Thiện (Hậu Giang);
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp (Đồng Tháp); Di tích khảo cổ và kiến
trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (An Giang), Khu
lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, Di tích lịch sử Đồng Khởi (Bến Tre), Di tích lịch sử Địa
điểm Chiến thắng Ấp Bắc (Tiền Giang) và 179 di tích được công nhận cấp quốc gia, vùng
này có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghiên cứu, tâm linh, tham quan…
Di tích khảo cổ gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Óc Eo
được phát hiện lần đầu ở Óc Eo, sau đó được mở rộng ra phạm vi các tỉnh lân cận như
Đồng Tháp, Kiên Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh... Điển hình nhất là Khu di
tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp, Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo đã
được xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia. Các địa điểm này sẽ cung cấp cho du khách
những hiểu biết về lịch sử và văn hóa lâu đời gắn với sự hình thành của vương quốc Phù
Nam.
42

 Khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo nằm trên địa bàn thị trấn Óc
Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn
khoảng 433,1ha; trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A)
là 143,9ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3ha. Tại đây, các di tích khảo cổ
được phát hiện như di tích kiến trúc với niên đại kéo dài từ giai đoạn tiền Óc Eo
đến giai đoạn hậu kì Óc Eo, phân bố ở quanh sườn và chân núi Ba Thê, Linh
Sơn Nam, Linh Sơn Bắc, gò Danh Sang; Di chỉ cư trú phân bố trên địa bàn
rộng, tiêu biểu như ở Ba Thê, gò Tư Trâm, gò Cây Me 2, gò Cây Da, tầng đất
chứa mảnh gồm, gạch vỡ, xương động vật, công cụ bằng gỗ, bát gáo dừa, cọc
gỗ, vò gồm thô, chum nhỏ, nồi đáy tròn; Di chỉ mộ táng gồm các loại hình mộ
vò gốm, mộ huyệt đất, mộ hỏa táng; Di chỉ xưởng với những chuỗi hạt thành
phẩm và bán thành phẩm, đá thuỷ tinh với đủ loại hình, màu sắc, chất liệu và
kích thước khác nhau... Những di tích khảo cổ đã chứng tỏ một nền văn hóa
phát triển rực rỡ thời kì vương quốc Phù Nam.
 Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân
Kiều và Mĩ Hòa, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp với diện tích được
quy hoạch bảo tồn khoảng 290ha. Đây là địa điểm còn lưu giữ được nhiều giá
trị lịch sử, văn hóa và khoa học gắn với nền văn hóa Óc Eo. Các nhà khảo cổ
học đã phát hiện tại địa điểm này có nhiều loại hình di tích, như di tích cư trú,
mộ táng, kiến trúc phân bố trên địa bàn rộng, đặc biệt, tại khu vực này đã phát
hiện được tượng thần Vishnu, Shiva bằng đá sa thạch, có khắc hoa văn và minh
văn… Hiện nay, tại khu vực này còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá
trị lịch sử, khoa học khá tiêu biểu như gò Tháp Mười, gò Minh Sư, gò Bà Chúa
Xứ...
Di tích lịch sử cách mạng của vùng có số lượng lớn, tiêu biểu là Di tích lịch sử Địa
điểm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), Căn cứ cách mạng Y4 (Mỏ Cày,
Bến Tre), Căn cứ Xẻo Quýt (Đồng Tháp), Khu di tích Xứ ủy Nam Bộ (Thới Bình, Cà
Mau), các di tích lịch sử Đầu cầu tiếp nhận vũ khí của tuyến đường Hồ Chí Minh (Thạnh
Phú, Bến Tre); Cồn Tàu, Duyên Hải (Trà Vinh); Vàm Lũng, Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên
43

cạnh đó còn có khu tưởng niệm các vị lãnh đạo và chí sĩ yêu nước của dân tộc như Khu
lưu niệm Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang); Khu lưu niệm
Nguyễn Thị Định (Bến Tre); Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Hùng, Khu lưu niệm Thủ
tướng Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long); Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp);
Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre),... Bên cạnh chức năng là điểm nghiên
cứu, học tập, giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, các điểm di tích này cũng được
đầu tư mở rộng, trở thành các điểm tham quan, du lịch cho du khách.
Di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình như chùa, đền, miếu, thánh
đường và nhà cổ. Các công trình này chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử
đặc sắc, đồng thời ghi lại dấu ấn về đời sống văn hóa tinh thần của con người phương
Nam.
Hệ thống chùa của vùng rất đa dạng, gắn liền với đời sống tâm linh và văn hóa của
cộng đồng dân cư bản địa. Khác với các vùng khác, điểm độc đáo của hệ thống chùa ở
vùng Tây Nam Bộ là sự đan xen giữa chùa thờ Phật của người Kinh, người Hoa và người
Khmer, do đó, có nhiều sự khác biệt về kiểu kiến trúc và nghi lễ. Các chùa tiêu biểu là
chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang); chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc, Long An); chùa Ông (Cần
Thơ); chùa Tây An (An Giang); Quan Âm Cổ Tự (Cà Mau); Quan Âm Phật Đài (Bạc
Liêu); chùa Âng - Ao Bà Om, chùa Hang (Trà Vinh); chùa Dơi, chùa Kh 'Leang (Sóc
Trăng),...
Bên cạnh chùa thì các đình thần, miếu, đền thờ có ý nghĩa quan trọng đối với đời
sống cộng đồng của cư dân vùng sông nước. Đây là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng và
văn hóa gắn với từng địa phương, mang sắc thái đặc trưng của người Nam Bộ. Khác với
Bắc Bộ, các đình ở vùng Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng thường là một
quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều ngôi nhà sát liền nhau, được xây dựng ở vị trí cao ráo,
tiện việc đi lại. Các đình thần chủ yếu thờ Thành Hoàng, các vị phúc thần, thần linh, danh
nhân lịch sử. Các đình thần, miếu tiêu biểu của vùng là đình thần Mĩ Phước (An Giang),
Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long), đình Phú Lễ (Ba Tri, Bến Tre), miếu Bà Chúa Xứ núi
Sam (Châu Đốc, An Giang),...
44

Nhà cổ là kiểu kiến trúc độc đáo, đặc trưng và phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ. Khác
với ngôi nhà với kiến trúc gỗ đặc trưng của miền Bắc hay những ngôi nhà vườn ở Huế,
những ngôi nhà cổ ở đây có sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa kiến trúc Đông - Tây.
Mỗi ngôi nhà cổ là sự kết tinh về trí tuệ, lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, là nơi lưu
giữ giá trị văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ. Yếu tố thẩm mĩ, tính triết lí thể
hiện qua các hoành phi, câu đối, bao lam, đại tự mang đậm nét hoài cổ của cư dân Nam
Bộ, làm cho từng ngôi nhà mang phong vị riêng và chứa đựng chiều sâu văn hóa. Các
ngôi nhà cổ có giá trị du lịch lớn như nhà cổ Đại Điền (Bến Tre); nhà Trăm Cột (Long
An); nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê (Đồng Tháp); nhà cổ Bình Thuỷ, nhà cổ Tân Lộc (Cần Thơ);
biệt thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu). Không gian nhà cổ không chỉ đem đến cho du
khách hiểu biết về kiểu kiến trúc đặc trưng, nét văn hóa của người dân Nam Bộ, mà còn
làm cho họ được thư giãn trong một không gian yên bình với cây cối vườn tược xanh tươi
bốn mùa.

2.2.2. Lễ hội

Gắn liền với sự định cư, sản xuất và đời sống tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân
tộc, vùng Tây Nam Bộ có hệ thống lễ hội rất đa dạng: lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội
lịch sử, lễ hội dân gian. Đến với lễ hội vùng Tây Nam Bộ, du khách sẽ được trải nghiệm
nhiều cung bậc, sắc thái và các nghi lễ riêng của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm, từ
vùng Bảy Núi An Giang cho đến tận khu ven biển Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Các lễ
hội có quy mô lớn với nội dung phong phú, có sức hấp dẫn lớn là:
 Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (tỉnh An Giang): Lễ hội Bà Chúa Xứ còn
gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu bà tọa lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu
Đốc, An Giang. Hằng năm lễ được tổ chức vào ngày 23/4 - 27/4 âm lịch nhưng
ngày Vía Bà chính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà. Đây là
một lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc và còn là di tích lịch sử và
kiến trúc quan trọng của tỉnh và cả khu vực. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ
Núi Sam được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.
45

 Lễ hội Nghinh Ông (các tỉnh ven biển): Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh
Ông Thủy Tướng là lễ hội có truyền thống lâu đời của ngư dân miền duyên hải,
và của những người đi biển. Đây là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá
voi - vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt
qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm lễ hội được tổ chức trong
vòng ba ngày. Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địa phương. Ví
dụ ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 15-17/6 âm lịch, còn ở Cà
Mau thì 14-16/2 âm lịch. Phải nói đây là một lễ hội đậm đà, mang bản sắc thuần
phong mỹ tục sâu sắc nhất của miền Tây Nam Bộ.
 Lễ hội đua bò Bảy Núi (tỉnh An Giang): Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội
của đồng bào dân tộc người Khmer mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và
là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi. Được tổ chức vào dịp lễ Dolta
của người Khmer, vào ngày 30/8 âm lịch hằng năm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. Người ta sẽ lựa chọn một cặp bò nhanh nhẹn nhất, khỏe mạnh nhất. Và
chăm sóc cho chúng được nghỉ ngơi tập luyện, ăn uống theo chế độ, sau 2 tháng
cặp bò này có thể ra trận đua và có cả người điều khiển nữa. Sau khi đôi bò nào
được giành giải cao nhất trong năm thì chúng được coi như một tài sản quý báu
của gia đình và cả làng phum sóc. Vì chúng sẽ đem lại may mắn trong việc gieo
trồng và đem lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm. Hằng
năm vào dịp lễ hội đua bò náo nhiệt và hấp dẫn ở nơi này thu hút hàng ngàn du
khách ghé thăm và các tỉnh lân cận đã có mặt từ rất sớm, từ lúc bắt đầu cho kết
thúc cuộc đua lúc nào cũng tưng bừng. Reo hò, vỗ tay, cổ vũ rất nhiệt tình góp
phần cho trận đấu trở nên náo nhiệt và vui hơn trong dịp lễ này.
 Lễ hội cúng trăng Ok om bok (dân tộc Khmer): Lễ hội cúng trăng Ok Om
Bok là lễ hội của người Khmer, hằng năm lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 10
Âm lịch (15/10). Thông qua lễ hội này người Khmer được bày tỏ lòng biết ơn
đến thần Mặt Trăng là vị thần bảo hộ mùa màng mang đến cho người dân
Khmer một vụ mùa tốt tươi. Lễ hội này diễn ra ở khắp các tỉnh miền Tây nhưng
46

quy mô lớn nhất là ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Lễ hội Ok Om Bok còn được công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 Lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay (dân tộc Khmer): Lễ Chol Chnam
Thmay là lễ hội mừng năm mới của người Khmer diễn ra 3 ngày liên tiếp tính
theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người
Khmer. “Chol” nghĩa là “Vào” và “Chnam Thmay” là “Năm Mới”. Hằng năm,
lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch, bao gồm nhiều
nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian. Chol Chnam Thmay là lễ hội lớn nhất
trong năm của hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer Việt Nam. Lễ hội có nhiều
nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan, hay Tết
Thingyan của Myanmar. Khi du khách đi đến những khu vực có đông đồng bào
Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,... du khách sẽ bắt gặp
không khí náo nhiệt của bà con nơi đây chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Cũng
khá giống với Phong tục ngày tết nguyên đán của người Kinh ở vùng miền Tây
Nam Bộ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mọi người đều may cho mình bộ quần áo
mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật. Theo truyền thống
ngày tết của người Khmer sẽ tổ chức ở các ngôi chùa Khmer, nhưng ngày nay
do sống cộng cư với người Việt đã ảnh hưởng phong tục người Việt nên họ còn
tổ chức lễ đón giao thừa, và cúng ông bà ở nhà trong những ngày lễ Chol
Chnam Thmay. Trong ngày lễ này người Khmer còn tổ chức nhiều trò vui như:
đốt đèn trời, đánh quay lửa,... đây cũng là một trong những lễ hội văn hóa đặc
trưng của miền Tây, hấp dẫn du khách từ nhiều nơi đến đây.
 Lễ hội Nguyễn Trung Trực (hay còn gọi là Lễ hội đình ông Nguyễn) được biết
đến như nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và vùng đất rừng vàng biển bạc Kiên Giang nói riêng. Dịp lễ này ban
đầu được người dân tổ chức để bày tỏ lòng thành kính với vị anh hùng dân tộc -
Nguyễn Trung Trực, sau khi lưu truyền qua bao thế hệ thì ăn sâu vào nếp sống
của bà con miền Tây và trở thành sự kiện định kỳ có ý nghĩa rất lớn. được tổ
chức từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình thờ Nguyễn Trung
47

Trực. Cứ trước thời điểm diễn ra Lễ hội Kiên Giang này một tuần là khu vực
phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá - Nơi ngôi đình tọa lạc lại sôi động
và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Trong thời gian qua, với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, nhiều lễ hội văn hóa
du lịch của vùng đã được tổ chức như Lễ hội Trái cây Đồng bằng sông Cửu Long năm
2015, tuần lễ Du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, Năm du lịch quốc gia
Phú Quốc năm 2016,... góp phần giới thiệu hình ảnh nền văn hóa đa dạng, nhưng thống
nhất của vùng với văn hóa chung của dân tộc.

2.2.3. Làng nghề truyền thống

Vùng du lịch Tây Nam Bộ hiện có 211 làng nghề tiểu thủ công, chiếm 10% số làng
nghề trong cả nước và khoảng 50% số hộ nông nghiệp coi sản xuất thủ công là nghề phụ
để cải thiện thu nhập. Nhiều làng nghề đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng địa
phương như: An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt; Vĩnh Long có nghề làm
gốm; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ làm ra từ cây dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc;... Các làng nghề của
vùng cung cấp các sản vật địa phương, quà lưu niệm, đồng thời là điểm tham quan hấp
dẫn đối với du khách. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ ở vùng này
đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các làng nghề vẫn mang tính tự phát, trình độ sản
xuất lạc hậu. Vấn đề môi trường tại các làng nghề cũng là một thách thức lớn, không chỉ
đối với cuộc sống người dân, mà còn có tác động tới môi trường du lịch chung của khu
vực. Nhìn chung hoạt động của các làng nghề chưa có sự gắn kết nghệ nhân, thợ thủ công
và các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất, truyền nghề, trao đổi thông tin
thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Công tác đăng kí thương hiệu, quảng bá, cải tiến chất
lượng sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

2.2.4. Di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật

Di sản văn hóa phi vật thể của Tây Nam Bộ tương đối phong phú, trong đó có di sản
được xác định như một sản phẩm du lịch đặc thù của vùng. Điển hình là đờn ca tài tử
Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Di sản này được công nhận
48

tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku
(Azerbaijan) vào 5/12/2013). Hiện nay, loại hình này đã được lồng ghép vào các chương
trình tại các điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vừa phục vụ du khách, vừa bảo tồn và
nhân rộng trong toàn vùng. Bên cạnh đó, vùng này còn có 5 di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, điển hình là tập tục cúng việc lề; Đại lễ Kì Yên đình Tân Phước Tây; Lễ làm
chay; Nghề dệt chiếu lác (tỉnh Long An), Nghệ thuật Chầm Riêng Chà Pây của người
Khmer (tỉnh Trà Vinh). Các di sản văn hóa phi vật thể đang được đưa vào khai thác để
phát triển du lịch. Tuy nhiên quy mô và hình thức khai thác cũng cần được hết sức quan
tâm để tránh thương mại hóa cũng như các tác động tiêu cực tới di sản.
Nghệ thuật dân gian, truyền thống khá đa dạng và đặc thù. Bên cạnh đờn ca tài tử
được xác định như là sản phẩm du lịch đặc thù, các loại hình khác như vọng cổ và cải
lương, diễn xướng hò đối đáp trên sông nước cũng góp phần làm phong phú và tăng mức
độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Tại vùng Tây Nam Bộ, du khách khi đi trên chiếc
thuyền ba lá hay giữa cảnh quan vườn tược có thể thả mình trong những câu hò đối đáp
đầy da diết yêu thương. Sinh hoạt diễn xướng hò đối đáp trên sông nước vừa là những
cuộc gặp gỡ trữ tình đằm thắm, những trao đổi ân tình mặn nồng, vừa thể hiện khát vọng
phồn thực có từ ngàn đời. Ngoài ra vùng này còn là quê hương của truyện Ba Phi tuyệt
tác và nghệ thuật sân khấu Ro Băm, Dù Kê của người Khmer ở Sóc Trăng.

2.2.5. Ẩm thực

Ẩm thực của vùng du lịch Tây Nam Bộ rất đa dạng và có sự giao thoa của nhiều
cộng đồng, tạo nên những sản phẩm ẩm thực vừa có nét riêng, đồng thời lại có sự thống
nhất, hấp dẫn du khách từ khắp mọi miền đất nước cũng như từ nhiều quốc gia trên thế
giới.
Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế nên văn hóa Nam Bộ đã định hình nền
văn minh sông nước, ở đó nguồn lương thực - thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả (kể
cả các loại rau đồng, rau rừng). Một trong những nét đặc trưng về ẩm thực là các loại
mắm. Mắm nơi đây phong phú hơn hẳn các vùng miền khác: mắm cá lóc, mắm cá sặc,
mắm cá linh, mắm tôm chua, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm... Cách chế biến cũng
49

rất đa dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm... Từ các
nguồn nguyên liệu thủy sản này kết hợp với các loại rau trái phong phú, người Nam Bộ
đã sử dụng kĩ thuật chế biến khác nhau như nướng, hấp, chưng, luộc, kho, xào, khô,
mắm... để tạo ra nhiều món ăn với những hương vị độc đáo. Rất nhiều món ăn bình dân,
nhưng hấp dẫn như canh chua cá kèo, chuột đồng xào sả ớt, cháo cá rau đắng, cá lóc hấp
bầu, bún mắm Đồng Tháp... đã có mặt trong thực đơn của các làng ẩm thực, nhà hàng
sang trọng thu hút các thực khách.
Bên cạnh đó, mỗi địa phương lại có những đặc sản nổi tiếng riêng của mình:
 Long An có dưa hấu Long Trì, gạo nàng thơm chợ Đào, rượu đế nếp Gò Đen, canh
chua cá chốt.
 Tiền Giang có hủ tiếu Mỹ Tho, mắm còng Gò Công, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa
Lò Rèn.
 Bến Tre có cơm dừa, kẹo dừa, bánh canh bột xắt, bánh phồng Sơn Đốc.
 Đồng Tháp có bánh phồng tôm Sa Giang, nem Lai Vung, quýt hồng Lai Vung,
chuột đồng Cao Lãnh, sen.
 Vĩnh Long có bánh tét ba nhân, bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ, cá cháy kho Trà
Ôn, khoai lang mắm sống cuốn lá cách.
 Trà Vinh có cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là,
đuông đất, đuông dừa; cá cháy Cầu Quan; bánh canh Bến Có.
 Cần Thơ có bánh cống, nem nướng Cái Răng, chuối nếp nướng, bánh tét lá cẩm.
 Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng, bún nước lèo, bánh cống Đại Tâm, bò nướng
ngói Mĩ Xuyên, mì sụa.
 Hậu Giang có khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), bưởi Năm Roi (Châu Thành), cá thát lát
mình trắng (Long Mĩ), lẩu mẻ, bánh xèo bông điên điển.
 An Giang có bún cá Long Xuyên, bánh bò thốt nốt, gỏi sầu đâu, bò leo núi An
Giang.
 Kiên Giang có nước mắm Phú Quốc, rượu sim, bánh tằm bì, tôm khô, phồng mực,
bún cá, tiêu, xôi Hà Tiên, bún quậy Phú Quốc.
 Bạc Liêu có xá bấu, nhãn da bò, bánh tằm Ngan Dừa, bún xào nem nướng.
50

 Cà Mau có mắm lóc U Minh, ba khía Rạch Gốc (Ngọc Hiển), sò huyết Bãi Bồi
(Ngọc Hiển), tôm khô Bãi Háp (Năm Căn).
Một nét đặc sắc về ẩm thực của vùng là "ẩm thực khẩn hoang" gắn với những
nguyên liệu hết sức đơn giản, dân dã, tự nhiên. Ẩm thực khẩn hoang của miền Tây có thể
được coi là đóng góp hết sức có giá trị của Tây Nam Bộ với văn hóa ẩm thực và du lịch
Việt Nam.
Bánh Pía - linh hồn của sự pha trộn bản sắc dân tộc:
Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng nhất của Tỉnh Sóc Trăng bánh có nguồn gốc do người
Triều Châu di cư vào miền nam mang theo bánh như một loại lương thực, trước đây sản
xuất bánh Pía còn mang tính thủ công và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình cho đến
đầu thế kỷ XX nghề làm bánh mới phát triển rộng rãi và xuất hiện nhiều lò bánh lớn nhỏ
khác nhau. Theo tài liệu xưa để lại, bánh Pía của người dân Triều Châu vào miền Nam
gắn liền với sự kiện lịch sử khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh vào thế kỷ XVII khi đó một số
quan lại trung thành với nhà Minh do Trịnh Thành Công chỉ huy đã cố thủ tại đảo Đài
Loan, ông được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân vùng Đông Nam Trung Quốc. Đến
năm 1678 khi thấy công cuộc phản Thanh phục Minh không còn triển vọng Dương Ngạn
Địch (Tổng binh thành Long Môn, Quảng Tây, Trung Quốc) và phó tướng Hoàng Tiến
cùng Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình, đem hơn
3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng,
tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ
nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.
Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng,
nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước
Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ
đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều.
Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần thương tình cho nhóm Trần Thượng
Xuyên cư ngụ ở Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Định đến khai phá vùng Mỹ Tho. Đến
năm 1683, cuộc “phản Thanh phục Minh” hoàn toàn tan rã. Có thêm nhiều đợt người
Triều Châu xin Chúa Nguyễn vào tị nạn ở Đàng Trong, những nhóm người này được đưa
51

đến khai phá vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng. Và lúc này nghề làm bánh Pía xuất hiện, được
gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay, nổi tiếng nhất là bánh Pía ở vùng Vũng Thơm (Sóc
Trăng).
Tung lò mò - đặc sản của người Chăm An Giang:
Tung lò mò là món ngon đặc sản của người Chăm ở An Giang. Theo tiếng của
người Chăm “tung” nghĩa là ruột, “lò mò” nghĩa là thịt bò. Tung lò mò nghĩa là thịt trong
ruột bò, nói một cách văn vẻ hơn nghĩa là lạp xưởng bò. Đây là món ăn có cách chế biến
vô cùng kỳ công và tỉ mỉ trong từng công đoạn, để làm nên thành quả đòi hỏi người
Chăm phải cân nhắc rất nhiều trong lựa chọn nguyên liệu ngon nhất và sơ chế cẩn thận.
Tung lò mò được chế biến từ thịt bò nguyên chất, đặc biệt phải chọn loại thịt bò còn tươi.
Khi làm loại lạp xưởng này hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản và không bị trộn lẫn
mỡ heo bởi người Chăm không ăn thịt heo. Không riêng gì người Chăm mà người Việt,
người Hoa cũng khoái món này.
Theo truyền thuyết, vào thời hỗn mang trái đất hoàn toàn tĩnh lặng. Cảm thấy buồn
khi không có sự sống trên thế gian, thượng đế (Allah) đã sai sứ thần lấy bốn loại đất sét
đen, trắng, vàng, đỏ tạo thành người đàn ông đầu tiên là Nabi Adam, có xác nhưng chưa
có hồn. Sự xuất hiện của ông Adam làm cho ma quỷ lo sợ quyền uy của chúng sẽ bị mất
đi. Chờ cho Adam ngủ mê chúng mới kéo lại phóng uế lên người ông để làm nhục. Khi
tỉnh dậy, ông thấy thân thể của mình toàn những thứ hôi thối, ông đau khổ và xấu hổ vô
cùng. Thượng đế sai sứ thần lấy nước trên thiên đàng để tắm rửa cho Adam.
Trong quá trình vệ sinh thân thể những chất dơ bẩn trôi ra từ thân thể Adam đã biến
thành con heo và con chó. Sau khi tẩy uế xong, ông Adam có lời thề: "Heo và chó là kẻ
thù của ta và con cháu ta sau này". Từ truyền thuyết trên, những người theo đạo Hồi
không những không ăn thịt heo mà còn kỵ cả thịt chó nữa. Ngay cả những gì dính líu đến
con heo đều cấm kỵ như nuôi heo, chuyên chở heo.
52

CHƯƠNG 3. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN TRỌNG
ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Tây Nam Bộ - khu vực có cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo,
nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình và sản lượng trái cây dẫn đầu cả
nước. Kết hợp cùng với lịch sử văn hóa và truyền thống lâu đời thì Tây Nam Bộ chủ yếu
phát triển loại hình du lịch sông nước, sinh thái và miệt vườn. Hiện nay, các sản phẩm du
lịch của vùng Tây Nam Bộ khá đặc trưng, đa dạng và phong phú, bao gồm: sản phẩm du
lịch ở các sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước điển hình; du lịch sông nước gắn với làng
nghề, trải nghiệm cuộc sống người dân, kết hợp với loại hình homestay; du lịch văn hóa
gắn với lễ hội tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo và du lịch vào mùa nước nổi.
Du lịch sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước: Rừng ngập mặn tại Việt Nam tập
trung phần lớn tại khu vực Tây Nam Bộ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp giảm xói mòn,
bảo vệ đất, loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi sông ngòi, góp phần loại bỏ khí thải nhà
kính. Với những lợi ích mà rừng ngập mặn mang lại cho hệ sinh thái xung quanh, thì việc
khai thác và phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn được sẽ giúp bảo tồn cũng như
giới thiệu đến du khách gần xa biết đến chúng. Về miền Tây, du khách có thể ghé thăm
khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi – Cà Mau, hay Rừng tràm Trà Sư – An
Giang. Đây là hai địa điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn đang phát triển hiện nay, đến
đây du khách sẽ được thưởng ngoại phong cảnh sông nước hữu tình và hòa mình cùng
với thiên nhiên.
Du lịch sông nước gắn với làng nghề, trải nghiệm cuộc sống người dân kết hợp
với loại hình homestay: Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những
món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu
của người dân nơi đây. Với loại hình du lịch này, du khách vừa có thể tham quan các làng
nghề truyền thống, được học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, được trải nghiệm hoạt
động làm nghề thực tế cùng với người dân địa phương. Những làng nghề truyền thống lâu
đời tại khu vực Tây Nam Bộ có thể kể đến như: làng nghề dệt chiếu – Cà Mau, làng hoa
53

Sa Đéc – Đồng Tháp, làng nghề chằm nón lá – Cần Thơ, làng nghề nước mắm Phú Quốc
– Kiên Giang; ngoài ra còn nhiều tỉnh thành khác vẫn duy trì các làng nghề làm bánh,
kẹo, mứt,... Có thể nói loại hình du lịch sông nước gắn với làng nghề và trải nghiệm cuộc
sống người dân kết hợp với loại hình homestay là loại hình du lịch mang lại hiệu quả kép
bởi vừa phát triển kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm bền vững cho người dân, đồng thời
giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống.
Du lịch văn hóa gắn với lễ hội tâm linh: Du lịch miền Tây không chỉ đi nổi tiếng
với miệt vườn trái cây, điệu hát đờn ca tài tử, mà còn thu hút du khách bởi nhiều không
gian tâm linh mang đậm sắc màu Nam Bộ. Tâm linh là một phần không thể thiếu trong
đời sống của đại đa số người dân Việt Nam. Khi đi du lịch đến các địa điểm tâm linh, du
khách không những muốn tìm về nơi an yên, mà còn muốn được chiêm ngưỡng những
kiến trúc đặc sắc tại các chùa, đền, công trình tại điểm đến. Những địa điểm du lịch tâm
linh nổi tiếng tại miền Tây hiện nay, như: Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang, chùa Vĩnh
Tràng – Tiền Giang, Lễ hội Quán Âm Nam Hải – Bạc Liêu,...
Du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo: Khi nhắc đến miền Tây sông nước thì không thể
bỏ qua loại hình du lịch này. Phú Quốc là hòn đảo nổi tiếng bậc nhất tại khu vực Tây
Nam Bộ, hằng năm đều thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến đây.
Du lịch mùa nước nổi: Không mang nét đẹp tĩnh lặng, bình yên như miền Bắc, du
lịch miền Tây mùa thu – mùa nước nổi đặc trưng – du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ
đẹp tràn đầy sức sống của cả thiên nhiên và con người nơi đây. Từ giữa mùa hè, các cơn
bão áp thấp nhiệt đới kéo đến gây ra mưa nhiều ở vùng thượng nguồn, từ đó làm mực
nước sông Mê Kông dâng lên nhanh chóng, sau lại ồ ạt vượt qua biên giới đổ về Việt
Nam và chảy ra biển Đông theo nhiều cửa. Do đó mà một diện tích khá lớn ở đầu nguồn
sông Cửu Long bị ngập tại những kênh rạch, ao hồ và ruộng đồng trong một thời gian
dài. Mùa nước nổi miền Tây thường đến vào mỗi độ tháng 8 - tháng 11 dương lịch hàng
năm cùng thời điểm với mùa thu Việt Nam. Thời điểm này, nước từ thượng nguồn sông
Mê Kông lại đổ về khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tỉnh Đồng Tháp,
Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ tạo nên một biển nước. Lúc này, những cánh đồng xanh
trở nên mênh mông sóng nước với khung cảnh tuyệt đẹp. Không chỉ mang đến những
54

cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ, mùa nước nổi còn mang đến sức sống mới cho bà con nông dân
nơi đây với những cây sen, cỏ năng, bông súng hay rừng tràm trở nên xanh tốt. Ngoài ra
còn mang đến nhiều tôm cá giúp ích cho kinh tế của người dân miền Tây quanh năm
nhọc nhằn.
Trong những loại hình du lịch trên thì du lịch sinh thái gắn với miệt vườn được ưu
tiên phát triển dựa trên yếu tố thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc văn minh lúa
nước. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng cũng đáp ứng được xu thế “toàn cầu” về du
lịch nội địa và quốc tế, là hướng tiếp cận phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ.

3.2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Với 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, vùng có 4 trọng điểm du lịch bao gồm:
 Cần Thơ – Kiên Giang: Sở hữu những khu du lịch nổi tiếng như đảo Phú Quốc,
Hà Tiên, văn hóa chợ nổi Cái Răng,..
 Cà Mau: Với những địa điểm du lịch như Rừng U Minh, Năm Căn, Mũi Cà Mau.
 Tiền Giang – Bến Tre: Gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
 Đồng Tháp – An Giang: Nổi tiếng với các địa điểm du lịch vườn quốc gia Tràm
Chim, Tứ giác Long Xuyên,...

3.3. Hệ thống khu, điểm tuyến, trung tâm và đô thị du lịch Quốc gia

3.3.1. Hệ thống khu du lịch quốc gia

a) Khu du lịch quốc gia Thới Sơn


Khu du lịch Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang. Khu du lịch có cù lao Thới Sơn, thuộc cụm 4 cù lao Tứ linh là: Long (cù
lao Tân Long), Lân (cù lao Thới Sơn), Quy (cù lao Tân Quy, cồn Quy), Phụng (cù lao
Tân Vinh, cồn Phụng). Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm
2020, cù lao Thới Sơn được xác định là 1 trong 4 trung tâm thu hút khách du lịch của
tỉnh, từ đây kết nối đến các điểm tham quan di tích văn hóa, lịch sử trong tỉnh và vùng.
Với diện tích khoảng 1.200ha, là vùng chuyên canh cây ăn trái và là điểm du lịch sinh
55

thái nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang. Đến với khu du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm
cảm giác thư thái trên chiếc xuồng xuôi theo kênh, giữa những hàng dừa nước hay thuỷ
liễu (bần), được tản bộ theo từng con đường nhỏ uốn lượn, khám phá những vườn cây trái
sum suê và hít thở không khí trong lành của miệt vườn sông nước. Ngoài ra, kiểu kiến
trúc đặc trưng Nam Bộ với những căn nhà ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương mang
nét cổ kính nguyên sơ ẩn hiện dưới những vườn cây ăn trái đủ loại cũng góp phần tạo nên
sự hấp dẫn của cảnh quan nơi đây. Vùng đất này còn ghi nhiều dấu ấn lịch sử đặc biệt
như chiến công oanh liệt Rạch Gầm - Xoài Mút của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
vào mùa Xuân năm 1785, phá tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược; căn cứ Đồng Tâm và chiến
thắng Bình Đức vang tiếng một thời trong kháng chiến chống Mỹ,... Đó là điểm đến khá
hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch
sử…
Xác định được tầm quan trọng của điểm đến này, khu du lịch Thới Sơn đã được quy
hoạch thành khu du lịch sinh thái phù hợp với cảnh quan sông nước, miệt vườn, thực hiện
liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh tạo thành tuyến du lịch sinh thái khép kín với
nhiều sản phẩm phục vụ như: thưởng thức các loại trái cây, đi thuyền trên kênh rạch,
nghe đờn ca tài tử, khai thác dịch vụ nghỉ đêm trên nhà bè (neo đậu trên sông ở cù lao
Thới Sơn), homestay, tái hiện chợ nổi trên sông, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền
thống người dân Tây Nam Bộ...
b) Khu du lịch quốc gia Happyland
Khu du lịch Happyland nằm bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận xã Thạnh
Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là khu phức hợp giải trí có quy mô và mức độ
hiện đại bậc nhất cả nước với tổ hợp các khu giải trí, trung tâm thương mại, khách sạn,
công viên nước, sân khấu trong nhà và ngoài trời, các nhà hàng, chợ nổi với sức chứa 14
triệu lượt khách mỗi năm. Happyland có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển du lịch.
Ngoài lợi thế bờ sông dài 3,7km, dự án nằm gần trục đường cao tốc và quốc lộ 1A nối
liền thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ, cách thành phố Tân An 15km, cách trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh 35km. Trong tương lai, đường cao tốc sẽ kết nối với sân bay
quốc tế Long Thành và rút ngắn khoảng cách đến với cửa khẩu Campuchia còn 30km.
56

Về kiến trúc, Happyland là một sự kết hợp đa dạng với vai trò trung tâm của một
công viên chủ đề được đầu tư hiện đại ngang tầm với các công viên giải trí nổi tiếng thế
giới như Disneyland, Universal Studio tạo nên sự khác biệt và đặc thủ, vừa hiện đại
nhưng rất gần gũi và chứa đựng những yếu tố văn hóa phương Đông. Bên cạnh đó là các
công trình cung cấp dịch vụ và tiện ích đồng bộ, đa dạng như trung tâm thương mại,
khách sạn, công viên nước, vũ trường, sân khấu trong nhà và ngoài trời, các nhà hàng,
chợ nổi, trung tâm văn hóa Việt Nam, bảo tàng nghệ thuật…
Về chức năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, giáo dục và nghỉ dưỡng,
Happyland còn có các công trình phục vụ cho mục đích thương mại, hội nghị, triển lãm ở
trong nước và khu vực. Một số công trình tiêu biểu là như khu công viên phim trường,
nơi du khách có cơ hội chiêm nghiệm quá trình sáng tạo ra những kỹ xảo cho điện ảnh
cũng như các cảnh quay trong những bộ phim nổi tiếng. Ngoài ra, khu đô thị "Thành phố
tự do" bao gồm nhiều dạng nhà ở như biệt thự, nhà phố, nhà cao tầng, nơi cung cấp nhà ở
cho chuyên gia, chuyên viên sống và làm việc tại Happyland cũng như những cư dân
muốn sống giữa không gian đô thị hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên.
Các tổ hợp của khu du lịch đang được xây dựng và hoàn thiện song vẫn còn khó
khăn do không đủ nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, khu văn hóa Việt Nam với diện tích 40ha
nơi có thể giới thiệu cho các đối tác và bạn bè quốc tế về một Việt Nam thu nhỏ, Trường
đua xe Happyland và Show biểu diễn Bong bóng nghệ thuật quốc tế đã được đưa vào sử
dụng. Happyland được đánh giá là dự án trọng điểm trong ngành công nghiệp giải trí,
nghỉ dưỡng và trở thành điểm nhấn du lịch của cả nước và khu vực, góp phần phát triển
ngành Du lịch và làm gia tăng sức hấp dẫn của "điểm đến Việt Nam" trong mắt du khách
quốc tế.
c) Khu du lịch quốc gia Phú Quốc
Khu du lịch Phú Quốc thuộc đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong
vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Được mệnh danh là "đảo Ngọc",
Phú Quốc sở hữu nhiều giá trị tự nhiên đặc sắc với những cánh rừng nguyên sinh đa
dạng, nhiều hệ sinh thái độc đáo và những bãi tắm đẹp, hoang sơ. Xung quanh đảo Phú
Quốc là quần thể 40 hòn đảo lớn nhỏ với 99 ngọn núi góp phần tạo nên bức tranh sơn
57

thủy hữu tình. Đến với Phú Quốc, du khách có thể trải nghiệm nhiều loại hình du lịch như
tắm biển, tắm suối, leo núi, nghỉ dưỡng, ngắm nhìn thắng cảnh thiên nhiên trong mối giao
hòa giữa biển - trời - mây - nước - núi rừng. Sản phẩm du lịch ở đây còn gắn kết với
nhiều loại hình du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử - cách mạng, đời
sống phong tục, tập quán của cư dân xứ đảo, những làng chài, làng nghề truyền thống,
nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên.
Một số điểm du lịch hấp dẫn khác gồm có:
 Vườn quốc gia Phú Quốc nằm về phía Đông Bắc của đảo, thuộc địa phận của
huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với tổng diện tích trên 31.422ha, vườn
quốc gia được chia thành 3 phân khu chức năng, gồm phân khu canh giữ
nghiêm ngặt (8. 786 ha), phân khu hồi phục sinh thái (22.603ha) và phân khu
hành chính - dịch vụ - nghiên cứu khoa học (33ha). Hệ thực vật ở vườn quốc gia
khá phong phú. Thảm thực vật đặc trưng là rừng thường xanh mọc trên địa hình
đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài. Bên cạnh đó, hệ động vật ở
đây cũng rất đa dạng với hơn 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ
Việt Nam như sói rừng, vượn pillê,...; 200 loài chim; 50 loài bò sát,... Phần biển
của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác
nhau lung linh, lấp lánh trong nước biển. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng,
gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Với hệ sinh thái rừng và biển
phong phú, vườn quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm bảo tồn đa
dạng sinh học, đồng thời cũng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các
sản phẩm du lịch đa dạng và đặc sắc.
 Bãi Dài, bãi Sao là những bãi biển đẹp trên đảo Phú Quốc, đem lại nhiều cảm
giác thú vị cho du khách với cát vàng rực rỡ ở bãi Dài, cát trắng lấp lánh tại bãi
Sao. Bãi Dài đã được hãng tin ABC News bình chọn là bãi biển đẹp nhất thế
giới còn hoang sơ tiềm ẩn mang tên "Hidden Beaches".
 Suối Tranh cách thị trấn Dương Đông khoảng 8km, nằm sâu trong rừng nguyên
sinh, là tập hợp của nhiều dòng nhỏ, chảy từ khe núi, len lỏi qua những bãi cỏ
xanh mượt. Với làn nước trong và mát lạnh, suối Tranh luôn được du khách lựa
58

chọn để trải nghiệm nhiều loại hình như câu cá, nghỉ ngơi, thư giãn bên hai bờ
dưới bóng mát của rừng cây bạt ngàn.
 Nhà tù Phú Quốc (với nhiều tên gọi khác như Nhà lao Cây Dừa, Trại giam tù
binh chiến tranh Phú Quốc) nằm ở thị trấn An Thới, cách thị trấn Dương Đông
khoảng 30km về phía Đông Nam. Từ thời thực dân Pháp rồi thời Mỹ - Ngụy,
nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Hiện nay, di tích nhà tù Phú
Quốc bao gồm các công trình như tượng đài hình nắm tay - biểu tượng cho tinh
thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của những người tù Phú Quốc, nghĩa trang
liệt sĩ, nhà trưng bày hiện vật và khu trưng bày ngoài trời. Nhà tù Phú Quốc đã
được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996, Di tích quốc gia đặc
biệt vào tháng 3/2015.
 Dinh Cậu công trình kiến trúc cổ xây dựng năm 1937 và được coi là điểm du
lịch tôn giáo nổi tiếng nhất ở Phú Quốc, nằm trên đường Bạch Đằng cách thị
trấn Dương Đông 200m về phía Tây. Tên gọi Dinh Cậu xuất phát từ tên một vị
thần sông nước, người che chở cho nhân dân khi gặp sóng to, gió lớn. Cũng có
người cho rằng Cậu là một vị quan lớn, từ đời nào không rõ, có công lao to lớn
với nhân dân địa phương.
Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu
mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hằng năm vào ngày 15- 16/10 âm lịch,
nhân dân mở hội, có rất đông người tham dự.
Quần đảo An Thới là một hệ thống các đảo bao gồm 15 đảo nhỏ nằm kế nhau như
Hòn Thơm (đảo lớn nhất trong quần đảo này, 3km), Hòn Dừa, Hòn Móng Tay, Hòn
Vàng, Hòn Rõi, Hòn Dâm,... Ở đây có nhiều bãi biển xanh, nắng vàng và cát trắng hoang
sơ là nơi lý tưởng để cho du khách lặn biển ngắm những rạn san hô.
d) Khu du lịch quốc gia Năm Căn
Khu du lịch Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Nằm ở vị trí địa đầu Tổ
quốc, thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên du lịch độc đáo như rừng ngập mặn, các
sân chim nổi tiếng. Đây được xem là một trong những điểm du lịch ưa thích của khách du
59

lịch trong và ngoài nước khi tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, đồng thời có vị trí
thuận tiện để liên kết và hình thành các tuyến du lịch với các điểm lân cận.
 Vườn chim là địa điểm nổi bật khi đặt chân đến Năm Căn. Ở đây có nhiều vườn
chim nổi tiếng như vườn chim Cái Nai, Cà Mau vốn được xem là "vương quốc
thu nhỏ" của các loài chim, trong đó có một số loài chim quý hiếm như: bồ
nông, nhan sen, chàng bè, cò quắm, diệc, vạc, điên điển, bìm bịp, còng cọc,...
Đến với các vườn chim, du khách không chỉ quan sát hệ sinh thái đa dạng, mà
còn được tham quan khung cảnh thơ mộng, hoang sơ của vùng đất cực Nam đất
nước.
 Khu du lịch sinh thái 184 nằm giữa khu rừng đước thuộc huyện Năm Căn, có
diện tích 252 ha, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt và vùng đệm. Đây là khu
rừng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau. Khu này có
44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đặc biệt có một số loài quý hiếm như cóc trắng, sú, vẹt. Bên cạnh đó hệ động
vật còn có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê. Nơi đây còn là
môi trường thuận lợi cho nhiều loài bò sát như rắn hổ đước, hổ mây, đẻn, kỳ
đà..., các loài lưỡng thê, giáp xác, nhuyễn thể.
Nhìn chung, khu du lịch Năm Căn hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch tham quan, bên cạnh đó còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cộng đồng, du
lịch biển...

3.3.2. Hệ thống các điểm du lịch quốc gia

a) Điểm du lịch Láng Sen


Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, là khu bảo
tồn thiên nhiên đa dạng, tiêu biểu cho vùng đầm lầy ngập nước. Đồng thời đây cũng là
một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với nhiều loại hình tham quan, nghiên cứu, ẩm thực,...
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có diện tích tự nhiên là 5.030ha, bao gồm
toàn bộ diện tích khu bảo tồn sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười, lâm trường Vĩnh Lợi
và một phần diện tích của 2 xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng). Đây là một
60

trong những hình mẫu điển hình về hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười,
bao gồm các khu vực như rừng tràm; ruộng lúa; đồng cỏ ngập nước theo mùa; thảm thực
vật thân gỗ, dây leo chịu ngập ven sông; bãi lầy ven sông,… Đây cũng là khu duy nhất
còn có đại diện của kiều sinh cảnh rừng tràm bán tự nhiên dọc các kênh rạch có giá trị
đặc biệt về đa dạng sinh học. Khu bảo tồn còn có một cù lao rộng 1.500ha được bao bọc
bởi sông Vàm Cỏ Tây. Có hệ sinh thái đa dạng với 156 loài thực vật hoang dã, nhiều nhất
là các loài sen, súng, lúa ma, cỏ ống, lục bình, rau dừa... Động vật có xương sống ở Láng
Sen cũng rất đa dạng gồm 149 loài, trong đó chim và cá chiếm đa số, tiêu biểu như sếu
đầu đỏ, diệc lửa, diệc xám, cá lia thia, cá ngựa, cá nàng hai,... Với sự đa dạng và điển
hình, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã được công nhận là khu Ramsar (vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ 7 của Việt Nam
và thứ 2.227 của thế giới. Có thể thấy, nơi đây hội tụ nhiều điều kiện để phát triển các sản
phẩm du lịch đa dạng.
b) Điểm du lịch Tràm Chim
Nằm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia Tràm Chim
có tổng diện tích hơn 7.500ha. Với sự phong phú và độc đáo về loài, Tràm Chim đã được
công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới
năm 2012. Thực vật có khoảng 130 loài nổi bật nhất là sen, súng, lúa ma, cỏ ống, năng
ống, mầm mốc… đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật
có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng ¼ số loài
chim có ở Việt Nam . Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như: Ngang
cánh trắng, Te vàng, Bồ Nông, Gà Đãy Java và đặc biệt là Sếu đầu đỏ, chúng được xếp
vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, vườn
quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp thành một bảo tàng thiên nhiên,
một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nơi đây cung cấp nhiều loại hình du lịch sinh
thái đặc trưng cho du khách lựa chọn như đi xuồng tham quan vườn, trải nghiệm mùa
nước nổi, ngắm sếu đầu đỏ mùa khô (khoảng tháng 1 - 6 dương lịch). Nhiều tour du lịch
liên kết với vườn quốc gia Tràm Chim cũng được xây dựng như Tràm Chim Gáo Giồng,
61

Tràm Chim – Xẻo Quýt... góp phần đưa nơi đây trở thành một điểm đến thu hút du
khách.
c) Điểm du lịch Núi Sam
Điểm du lịch núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách
trung tâm tỉnh An Giang (thành phố Long Xuyên) khoảng 60km. Sự kết hợp độc đáo, hài
hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và hệ thống di tích kiến trúc, văn hóa đã làm cho nơi đây
trở thành địa điểm hành hương tâm linh quen thuộc, đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn
đối với du khách trong nước và quốc tế.
Tên gọi Núi Sam xuất phát từ hình dáng như một con Sam đeo bám trên cánh đồng
xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn
đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống
nên được gọi là "Học lãnh Sơn" nghĩa là núi con Sam. Núi có diện tích khoảng 280ha với
độ cao 241m. Bên cạnh đó, nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử
văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng như chùa Tây An, miếu Bà
Chúa Xứ, chùa Hang và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…
Núi Sam còn có nhiều đền, chùa, miếu, trong đó có Miếu Bà Chúa Xứ là công trình
kiến trúc, tôn giáo có giá trị nghệ thuật và tâm linh đặc biệt. Theo thông lệ, lễ Vía Bà
Chúa xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 - 27 tháng 4 âm lịch. Theo đánh giá của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian có quy mô
vào loại lớn nhất ở Việt Nam, được công nhận là lễ hội cấp quốc gia, đóng góp hơn 60%
tổng lượng khách nội địa đến tham quan An Giang.
d) Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ
Cù lao Ông Hổ thuộc địa phận xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang, là quê hương của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Cù lao Ông Hổ là
một cù lao nhỏ, chiều dài 8km, chiều ngang nơi rộng nhất 5km, nằm chếch về hướng Tây
Bắc thành phố Long Xuyên cách khoảng 4km, nối tiếp với cồn Bà Hòa ở thượng lưu và
các cù lao Phó Ba, cồn Phó Quế ở hạ lưu, chia sông Hậu thành hai luồng nước, rộng phía
tả ngạn, hẹp phía hữu ngạn. Điểm hấp dẫn ở Cù lao, bên cạnh cảnh quan tự nhiên yên
bình của vùng đất hữu tình, còn là nơi gìn giữ và lưu lại những kỉ vật liên quan đến cuộc
62

đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khu lưu niệm Bác Tôn nằm trong khuôn viên 6,7ha với
tổ hợp nhiều hạng mục, gồm ngôi nhà cổ, đền thờ tưởng niệm và nhà trưng bày.
Ngày nay, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng trở thành một điểm du lịch văn
hóa, giáo dục truyền thống về nguồn. Khách du lịch không chỉ được trải mình trong
khung cảnh thơ mộng của vùng cù lao sông nước với những vườn tược xanh tươi, mà còn
được tham gia nhiều hoạt động về du lịch sinh thái cộng đồng, học hỏi được nhiều kiến
thức lịch sử của dân tộc. Với ý nghĩa quan trọng đó, Khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt quốc gia năm 2012 và trở thành một
điểm du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển và liên kết du lịch vùng.
e) Điểm du lịch thành phố Cần Thơ
Cần Thơ, được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, là một trong
4 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng. Cần Thơ có vị trí
quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, là cửa ngõ và đầu mối của nhiều
tuyến giao thông quan trọng. Cần Thơ cũng được xem là 1 trong 2 trung tâm du lịch
trọng điểm của Tây Nam Bộ, với tài nguyên du lịch đa dạng và đặc thù, có sự liên kết với
nhiều tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Đến với Cần Thơ, du khách được trải nghiệm
không khí của khu đô thị sầm uất của miền Tây, vừa có thể cảm nhận vẻ đẹp bình dị từ
thiên nhiên cùng với con người và cuộc sống của vùng sông nước qua nhiều điểm du lịch
hấp dẫn.
Du khách có thể đến tham quan một số điểm du lịch tiêu biểu sau đây:
 Bến Ninh Kiều: nằm ven sông Cần Thơ. Đây là nơi giao thoa giữa sông Hậu và
sông Cần Thơ. Trên sông tấp nập ghe thuyền xuôi ngược qua lại chở đầy sản
vật của miệt vườn sông nước. Bến Ninh Kiều là nơi các du thuyền neo đậu để
đưa rước du khách tham quan sông nước, miệt vườn. Nơi đây, trở thành điểm
tham quan của du khách trong và ngoài nước và là biểu tượng của vùng đất thủ
phủ sông nước.
 Chợ nổi Cái Răng: cách bến Ninh Kiều khoảng 6km, một hoạt động sinh hoạt đặc
trưng văn hoá của người dân Nam Bộ. Thời gian hoạt động của chợ nổi từ 5 đến
9 giờ sáng, các mặt hàng chủ yếu là nông sản, trái cây các loại, hàng hóa, thực
63

phẩm... Người ta qua lại trên sông bằng các phương tiện như xuồng, ghe với
điểm nhấn là “cây bẹo" treo mặt hàng kinh doanh. Đây là một nét văn hóa rất
đặc sắc ở vùng sông nước, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
 Vườn trái cây là một nét đặc trưng của Cần Thơ. Với hệ thống đất đai màu mỡ kết
hợp với khí hậu ấm áp quanh năm nên ở đây trồng được nhiều loại cây ăn trái
như: vú sữa, mận, nhãn, dâu Hạ Châu, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, táo,
quýt và tập trung nhiều tại huyện Phong Điền và cù lao Tân Lộc. Đến Cần Thơ,
du khách được thưởng thức hương vị tươi ngon của trái cây tại nhà vườn bởi sự
đa dạng về mùa vụ của các loại cây ăn quả.
f) Điểm du lịch thành phố Hà Tiên
Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 93km,
được xem là cửa ngõ kết nối với các nước trong khối ASEAN như Campuchia, Thái Lan,
Malaysia. Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 13,7km, phía Đông và Nam
giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22km. Được
thiên nhiên ưu đãi, Hà Tiên có nhiều thắng cảnh đẹp, sự kết hợp hài hòa giữa biển, núi,
phố xá và các khu rừng, trở thành một địa điểm hấp dẫn của vùng và cả nước.
Một số điểm tham quan chính gồm có:
 Núi Đá Dựng nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, là một khối đá vôi cao
khoảng 100m. Nhìn từ xa, núi như một hình thang cân với các vách đá đứng
nên được gọi là núi Đá Dựng (có tên gọi khác là Châu Nham Sơn). Đường đi
vào các hang động trong núi Đá Dựng quanh co, gấp khúc, có chỗ gần như dốc
đứng, có đoạn lại như đổ xuống vực, càng đem lại cảm giác hấp dẫn cho du
khách. Do đặc trưng về cấu trúc địa chất cùng với sự xâm thực và tác động của
thiên nhiên qua thời gian dài, nên trong lòng núi có khoảng 14 hang động lớn
nhỏ gắn với nhiều huyền thoại như hang Mẹ Sanh, hang Lê Công Giao, hang
Biệt Động, hang Bồng Lai, hang Thần Kim Quy...
 Núi Tô Châu tọa lạc ở phía Tây đầm Đông Hồ, thuộc phường Tô Châu, thị xã
Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tô Châu bao gồm hai ngọn là Đại Tô Châu và Tiểu
Tô Châu, Trên đỉnh Tiểu Tô Châu có rất nhiều chùa chiền, tịnh xá nằm ẩn mình
64

dưới vườn cây trái sum suê, rợp bóng. Từ trên đỉnh núi này, du khách có thể
phóng tầm mắt nhìn thấy toàn cảnh Hà Tiên trập trùng giữa biển trời mây nước.
 Chùa Tam Bảo nằm ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, phường Bình San, là một
trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hà Tiên. Chùa Tam Bảo còn có tên gọi
khác là chùa Tiêu, là 1 trong 10 cảnh đẹp từng được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua
bài vịnh Tiêu Tự Thần Chung khá nổi tiếng. Mỗi năm, chùa đã đón tiếp hàng
vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái.
 Bãi tắm Mũi Nai nằm cách 6km về phía Tây của trung tâm thị xã Hà Tiên. Bờ
biển Mũi Nai có khí hậu ôn hòa quanh năm với 2 bãi cát đẹp là bãi Nô và bãi
Bằng. Điểm độc đáo của bãi biển Mũi Nai là màu cát nâu sậm, một gam màu
đối lập với những làn sóng trắng bạc, liên hồi vỗ bờ từ phía biển khơi.
g) Điểm du lịch Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm tại phường 2, thành phố Bạc Liêu - nơi lưu
niệm người nhạc sĩ tài hoa, tác giả bản "Dạ cổ hoài lang" nổi tiếng. Trên diện tích
2.772m2, năm 2008 tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư trùng tu tôn tạo khu phần mộ thành "Di tích
lịch sử văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu". Khu di tích bao gồm 10 hạng mục,
nhưng điểm nhấn rõ nhất là Đài Nguyệt cầm, khu mộ gia đình và nhà trưng bày.
Đến với Khu lưu niệm, du khách sẽ được hiểu hơn về thân thế và sự nghiệp của cố
nhạc sĩ Cao Văn Lầu, quá trình phát triển từ bản "Dạ cổ hoài lang" đến bản vọng cổ nổi
tiếng của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ, đồng thời được thả mình trong giai điệu
của bản "Dạ cổ hoài lang" để cảm nhận được sự khắc khoải và da diết của người tác giả
tài hoa đã gửi gắm về tình người, tình đất của vùng Phương Nam.

3.3.3. Hệ thống các tuyến du lịch của vùng

a) Tuyến du lịch quốc gia và liên vùng


 Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ: là tuyến trục du lịch quan trọng nhất
hiện nay của vùng Tây Nam Bộ. Hầu hết các tuyến du lịch đường bộ của vùng
đều xuất phát hoặc giao cắt với trục này. Với tuyến đường này, các chương
trình du lịch thường được xây dựng theo tuyến điểm Thành phố Hồ Chí Minh –
65

Tiền Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm du
lịch đặc trưng của tuyến này là du lịch sinh thái, tham quan chợ nổi và vườn trái
cây.
 Tuyến du lịch quốc tế đường sông Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Vĩnh
Long – An Giang – PhnômPênh – Siêm Riệp đang được khai thác. Theo tuyến
du lịch này, các chương trình sẽ di chuyển sang Campuchia qua cửa khẩu quốc
tế Thường Phước (Đồng Tháp), cửa khẩu quốc tế bằng đường sông tại Tây Nam
Bộ; Khách sạn Victoria Chau Doc (An Giang), khách sạn cạnh bên bờ sông Hậu
cận với ranh giới Việt Nam - Campuchia. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch
đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự
khác biệt trong khu vực.
b) Tuyến du lịch nội vùng
 Tuyến Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Đất Mũi. Theo các tuyến
điểm này, các chương trình du lịch sẽ ghé thăm qua các địa điểm: Bến Ninh
Kiều, Đình Bình Thủy (Cần Thơ); Chùa Dơi, Bảo tàng Văn hóa Khmer (Sóc
Trăng); Vườn chim Bạc Liêu, Nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu); Rừng Tràm U
Minh, Mũi Cà Mau (Cà Mau).
 Tuyến Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang. Các địa điểm tham quan theo tuyến
điểm này sẽ là: Vườn quốc gia Tràm Chim, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
(Đồng Tháp); Cù lao Ông Hổ (An Giang); Thị xã Hà Tiên, đảo Phú Quốc (Kiên
Giang).

3.4. Các tour du lịch phổ biến trong vùng

3.4.1. Tour du lịch miệt vườn: Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Tiền Giang
– Bến Tre – Cần Thơ

Đây là một trong những chương trình du lịch phổ biến tại khu vực Tây Nam Bộ.
Chương trình du lịch thường được kéo dài trong thời gian 2 ngày 1 đêm và tham quan các
địa điểm sau: Chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, Cù lao Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang);
Cồn Phụng (Bến Tre); Chợ Nổi Cái Răng, Đình Bình Thủy, Nhà cổ Bình Thủy (Cần
66

Thơ),... Ngoài ra, nhiều công ty du lịch cũng khai thác mở rộng tuyến điểm trên với các
tỉnh Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau. Các công ty du lịch hiện đang khai thác tour du lịch
theo tuyến điểm trên như: Saigontourist, Thời Đại Việt, PYS Travel,...

Hình 3.1. Hình ảnh tour du lịch miệt vườn do Thời Đại Việt cung cấp

3.4.2. Tour du lịch biển đảo: Du lịch đảo Phú Quốc

Đây cũng là tuyến điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đi du lịch tại vùng Tây
Nam Bộ. Khách du lịch thường đến Phú Quốc với mục đích vui chơi và nghỉ dưỡng. Tại
Phú Quốc, du khách có thể tham quan và vui chơi tại nhiều địa điểm như: VinWonders
Phú Quốc (Vinpearl Land Phú Quốc) – Công viên giải trí này sở hữu nhiều trò chơi cực
kỳ hấp dẫn; Vinpearl Safari Phú Quốc – Là vườn thú mở, bán hoang dã đầu tiên tại Việt
Nam; Grand World Phú Quốc – Thế giới rực rỡ sắc màu của các hoạt động tham quan,
vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm; Công Viên San Hô Namaste Phú Quốc; cùng với
nhiều hòn đảo và bãi biển xinh đẹp khác.
67

Hình 3.2. Hình ảnh các tour du lịch đảo Phú Quốc do Saigontourist cung cấp

3.4.3. Tour du lịch văn hóa tâm linh: Tour hành hương Miếu Bà Chúa Xứ Châu
Đốc (An Giang)

Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch được rất nhiều du
khách ưa chuộng khi đến với vùng du lịch này. Tại khu vực Tây Nam Bộ, có rất nhiều địa
điểm du lịch tâm linh. Trong số đó, Miếu Bà Chúa Xứ là địa điểm mà khách du lịch
không thể nào bỏ qua khi du lịch đến An Giang, đặc biệt là các tín đồ tâm linh. Đây là
chương trình du lịch đặc sắc, được nhiều công ty lữ hành khai thác như: BenThanh
Tourist, Kỷ Nguyên Tourist, Vietnam Tourist,... với lịch trình kéo dài khoảng 2 ngày 1
đêm. Hầu hết các tour du lịch này được xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh. Theo lịch
trình, du khách có thể được viếng thăm các địa điểm như: Dâng hương Chùa bà chúa xứ
núi Sam, Vãn cảnh Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng), Viếng Chùa Tây An Cổ
Tự, Thiền viện Đông Lai (Chùa Bánh Xèo), thưởng thức bánh xèo chay nổi tiếng của nhà
chùa, Miếu Bà chúa xứ Bàu Mướp,...
68

Hình 3.3. Hình ảnh tour du lịch Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc An Giang do Kỷ Nguyên
Tourist cung cấp

3.4.4. Tour mùa nước nổi

Đến miền Tây vào mùa nước nổi, du khách sẽ được khám phá rất nhiều địa điểm du
lịch vô cùng hấp dẫn, mỗi điểm đến đều mang trong mình nét rất riêng. Các điểm đến
thường được khai thác trong chương trình du lịch này như: chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ);
Búng Bình Thiên – đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất đồng bằng sông Cửu
Long, toạ lạc cách trung tâm thành phố Châu Đốc của tỉnh An Giang khoảng 35km. Búng
Bình Thiên mùa nước nổi khoác lên mình một tấm áo tuyệt đẹp với hồ nước yên ả, trong
vắt, hiền hoà tạo nên một bức tranh hữu tình; Cánh đồng sen Tháp Mười, nơi đây bốn bể
dều là cánh đồng sen tuyệt đẹp, tạo cảm giác thư thái và dễ chịu cho khách du lịch mỗi
69

khi ghé đến. Đến với nơi này, du khách sẽ được check-in sống ảo với khung cảnh sông
nước của cánh đồng sen, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên cùng chèo thuyền hái sen hay
câu cá; hay rừng tràm Trà Sư cũng là một điểm du lịch lý tưởng vào mùa nước nổi, tại
đây du khách sẽ được chim ngưỡng những cánh rừng tràm xanh ngát cùng với thảm động
thực vật phong phú,... Hiện nay, có nhiều công ty khai thác tour mùa nước nổi như: Đất
Việt Tour, Du Lịch Việt, Thám Hiểm Mekong,... Lịch trình của tour sẽ dài ngắn tùy
thuộc vào các điểm đến, chủ yếu là các tour 2N1Đ và 3N2Đ.

Hình 3.4. Hình ảnh tour du lịch mùa nước nổi do Thám Hiểm Mekong cung cấp

3.4.5. Tour du lịch sinh thái đất ngập nước

Đây cũng chính là một trong những tour du lịch nổi bật mà du khách không thể
nào bỏ lỡ khi đặt chân đến vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Đối với loại hình du lịch, 2
địa điểm tiêu biểu được nhắc đến chính là Vườn Quốc gia Tràm Chim và Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau. Ngày nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đang được đẩy mạnh phát triển
hoạt động du lịch. Đến với khu vực này, du khách có thể ghé thăm những địa điểm hấp
dẫn như: Bãi bồi biển Tây có thể xem là điểm độc đáo nhất của Mũi Cà Mau, nơi đây
mệnh danh là nơi “đất nở, cây biết đi” với nhiều điểm đặc biệt làm du khách say lòng.
Gọi là “đất nở” vì Bãi bồi tại Mũi Cà Mau hình thành từ sự bồi lắng phù sa tại các cửa
70

sông Cửa Lớn, Bảy Háp và sông rạch khác trong vùng và là nơi duy nhất của Việt Nam
tiếp giáp của hai dòng hải lưu Bắc Nam và Tây Nam, với 2 chế độ hải triều khác nhau là
nhật triều không đều và bán nhật triều không đều, tạo nên vùng lắng đọng phù sa. “Cây
biết đi” cũng là một hiện tượng đặc biệt ở nơi đây. Trên các bãi bồi “đất nở” ấy là bạt
ngàn rừng đước, thường được người ta ví là "tấm áo choàng xanh bao quanh mũi Cà
Mau" với hàng trăm cây số toàn đước, mắm, sú, vẹt... Người địa phương có câu: "Mắm đi
trước, đước theo sau". Bởi, trong quy luật diễn thế của rừng ngập mặn, sự xuất hiện đầu
tiên là cây mắm. Hàng năm, vào mùa trái mắm rụng và theo con nước ròng trôi xuôi ra
biển, trên đường đi, nó nảy mầm, ra rễ và trôi dần ra biển. Điều kỳ diệu là khi gặp sóng
biển, trái mắm tấp vào bãi bồi cũng chính là lúc rễ mắm bám vào đất phù sa, mọc thành
rừng và chính rừng mắm có vai trò ổn định đất, giữ lại phù sa cho mũi Cà Mau lấn biển.
Khi đất được ổn định, cây mắm tự chết cho rừng đước hình thành. Vì thế, người ta gọi
cây mắm là loài cây tiên phong đi mở đất cho rừng đước hình thành; Hay tuyến du lịch
xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được đầu tư, xây dựng với mục tiêu phát triển
du lịch sinh thái cộng đồng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch địa phương để đáp
ứng nhu cầu của khách tham quan, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ rừng,
bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá hiện có gắn với bản sắc văn
hóa của địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển du lịch bền vững.
Hiện nay, Vườn đã xây dựng được 04 tuyến tham quan bao gồm: Tuyến tham quan Rừng
ngập mặn - Bãi bồi (20km), Tuyến tham quan khám phá Giếng trời - Rừng nguyên sinh
(24km), Tuyến tham quan Diễn thế rừng tự nhiên - cồn Ông Trang (55km), Tuyến tham
quan Bãi bồi ven biển Đông - Rừng ngập mặn - Bãi bồi ven biển Tây (23km). Tại đây, du
khách sẽ được trải nghiệm khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia –
Khu Ramsar - Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau, tìm hiểu những loài động
thực vật dưới tán rừng ngập mặn, chụp ảnh lưu niệm bên những gốc đước nhiều năm tuổi.
Nghỉ ngơi thư giãn tại trạm dừng chân độc nhất vô nhị trên bãi bồi biển Tây nơi hằng
năm lấn ra biển từ 80 – 100m và chinh phục những cây cầu khỉ xuyên rừng. Ngắm những
dãy hàu lồng san sát khắp mặt sông, tìm hiểu nghề nuôi hàu lồng và cuộc sống của cư dân
vùng Đất Mũi. Với phương tiện lưu thông bằng phương tiện thủy (Cano, vỏ máy xe,
71

xuồng máy) mỗi tuyến đều có sự khác biệt để du khách tham quan, khám phá vùng lõi,
vùng ven, bãi bồi, khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn, tìm hiểu những loài sinh vật
dưới tán rừng,… của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
72

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG


HƯỚNG KHẮC PHỤC

4.1. Đánh giá sự phát triển du lịch của Tây Nam Bộ

4.1.1. Điểm mạnh

Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ là một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch
phong phú và đa dạng với các loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn,
sông nước, biển đảo, văn hóa bản địa và tâm linh.
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Với lợi thế về tiềm năng khai thác du lịch biển, nổi bật như Mũi Nai (tỉnh Kiên
Giang) nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ, nước biển xanh nâu mát lạnh cùng các bãi cát màu
nâu độc đáo, hay bãi biển Ba Động (Trà Vinh) với những bãi cát trắng mịn, nước biển
trong xanh không thua gì những bãi biển nổi bật tại Nha Trang,... Với những điều kiện
đặc biệt này hứa hẹn sẽ rất có tiềm năng trong việc phát triển du lịch biển của vùng du
lịch Tây Nam Bộ, có thể đẩy mạnh việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng để thu hút khách du
lịch.
Khí hậu, một điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ưu ái cho vùng du lịch Tây Nam
Bộ khi nhiệt độ trung bình năm khá ôn hòa, biên độ nhiệt không mấy chênh lệch cùng sự
ảnh hưởng của các thiên tai, lũ lụt không nhiều. Đây được đánh giá là một phần thuận lợi
để Tây Nam Bộ phát triển du lịch và khả năng phát triển du lịch quanh năm không bị ảnh
hưởng bởi thời tiết tại vùng.
Nguồn sinh thái của Tây Nam Bộ khá đa dạng với nhiều hệ thống vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên,... Không những vậy, vùng du lịch Tây Nam Bộ cũng sở hữu
nhiều khu du lịch sinh thái, vườn trái cây nổi tiếng. Năm 2009 vườn quốc gia U Minh Hạ
đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Đánh dấu
một bước ngoặt mới cho tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại đây.
b) Di tích lịch sử
Tây Nam Bộ, vùng du lịch không chỉ được thiên nhiên ưu ái bởi khí hậu và nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú mà nơi đây còn có những di tích khảo cổ, di tích về lịch
73

sử cách mạng,... Đây cũng chính là điểm thu hút khách du lịch đến với Tây Nam Bộ đặc
biệt là những du khách có yêu thích tìm hiểu về lịch sử. Một tiềm năng để phát triển du
lịch về nguồn, tìm hiểu về lịch sử.
c) Kinh tế
Với những ưu ái đặc biệt từ vị trí địa lý và những tài nguyên do thiên nhiên ban
tặng, vùng du lịch Tây Nam Bộ rất có triển vọng để phát triển du lịch dựa vào tài nguyên
du lịch biển, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, ngành kinh tế chủ yếu của Tây Nam Bộ là
nông nghiệp đây cũng có thể xem là một tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ bằng cách
phát triển những chương trình du lịch cộng đồng gắn liền với cuộc sống nghề nông của
người nông dân vùng Tây Nam Bộ. Hiện tại, nhà nước và chính quyền địa phương đã và
đang đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh du lịch của vùng như
xây dựng các tuyến đường cao tốc nối liền các khu du lịch trọng điểm với nhau.
d) Đặc trưng về văn hóa - xã hội
Tây Nam Bộ được gắn liền với hình ảnh của 2 con sông lớn nên phần lớn người dân
nơi đây đều di chuyển bằng đường thủy là chủ yếu. Một hình thức vận chuyển có vẻ đơn
giản nhưng lại tạo nên nét văn hóa đặc biệt mang tiềm năm phát triển du lịch đường sông
mà không phải vùng du lịch nào cũng có được.
Với hệ thống chùa, miếu, đình thần, đền thờ của vùng rất đa dạng gắn liền cùng đời
sống văn hóa tâm linh của người dân. Cùng với đó, nơi đây cũng rất nhiều lễ hội khác
nhau và nhiều làng nhiều truyền thống cùng nền ẩm thực đa dạng. Với những tài nguyên
văn hóa - xã hội đa dạng. Tây Nam Bộ mang trong mình rất nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch tâm linh và du lịch văn hóa đang chờ được khai thác mạnh mẽ trong tương lai.

4.1.2. Hạn chế

Vùng du lịch Tây Nam Bộ - vùng du lịch được thiên nhiên ưu ái với khí hậu thuận
lợi cùng nguồn tài nguyên du lịch phong phú cùng những nét đặc trưng đặc biệt về văn
hóa - lịch sử tạo nên nhiều tiềm năng phát triển du lịch của vùng. Nhưng song với đó,
Tây Nam Bộ vẫn còn khá nhiều hạn chế trong quá trình thúc đẩy việc phát triển du lịch
của vùng.
74

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng cao thêm 1
mét, khoảng 70% diện tích đất ở Tây Nam Bộ sẽ bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu
hecta đất trồng lúa. Việc nước biển dâng sẽ khiến toàn bộ 13 tỉnh thành vùng Tây Nam
Bộ đều có nguy cơ ngập cao do ảnh hưởng từ hoạt động phát triển kinh tế. Như vậy, khi
nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến kinh tế và đời sống người dân mà
còn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động du lịch của vùng. Khi nước biển dâng cao, các địa
điểm du lịch có thể sẽ bị nhấn chìm, văn hóa đời sống người dân thay đổi, hệ thống cơ sở
hạ tầng du lịch cũng bị ảnh hưởng, giao thông có thể sẽ bất lợi hơn dẫn đến việc phát
triển du lịch cũng khó khăn hơn.
b) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hiện tại, Tây Nam Bộ chỉ có 4 sân bay. Đặc biệt, các sân bay nội địa Cà Mau, Rạch
Giá có đường băng nhỏ, điều kiện kỹ thuật cũng chưa đáp ứng được việc vận hành trong
các điều kiện phức tạp. Việc mở rộng du lịch phải gắn liền với phát triển cơ sở vật chất
kỹ thuật, với điều kiện hiện tại sẽ ảnh hưởng không ít đến khả năng đón tiếp du khách đặc
biệt là du khách nước ngoài. Không những vậy, giao thông vận tải bằng đường sắt hiện
chưa có và chưa đủ điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển. Đây cũng là một điểm hạn
chế của khu vực.
Các cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ khách đến vùng Tây Nam Bộ còn thiếu các
khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đa số là cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, số lượng cũng
như chất lượng phòng nghỉ chưa đạt chuẩn. Số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn để đón tiếp
và phục vụ du khách còn khá ít.
c) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của vùng chưa đảm bảo về chất lượng nghiệp vụ, đa phần nguồn
nhân lực của vùng không có trình độ cao, chỉ được học qua lớp nghiệp vụ dẫn đến khả
năng đáp ứng nhu cầu du lịch của vùng còn hạn chế.
75

d) Nền kinh tế
Phát triển du lịch chưa chưa đồng đều khi một số vùng khá mạnh về du lịch và được
chú trọng đầu tư rất nhiều về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như Cần Thơ, An Giang,..
song với đó vẫn còn một số vùng có tiềm năng du lịch nhưng chưa được chú trọng đầu tư
và phát triển như Long An, Tiền Giang,...
e) Môi trường
Vì Tây Nam Bộ đang trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch cũng như cơ sở
hạ tầng phục vụ cho du lịch nên vấn đề ảnh hưởng đến môi trường là không thể tránh
khỏi. Việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ rất lớn đến việc phát triển kinh
tế du lịch của vùng nhưng song với đó không khí cũng sẽ bị ô nhiễm không kém. Không
chỉ việc xây dựng, các nước thải từ các cơ sở lưu trú và cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống
cũng ảnh hưởng không kém đến môi trường.

4.2. Đề xuất phương hướng khắc phục

Chính phủ, nhà nước cần có những phương hướng, chính sách khắc phục cũng như
hạn chế việc ảnh hưởng của nước biển dâng cao như việc tăng lượng rừng ngập mặt dọc
theo bờ biển nhằm giảm thiểu khả năng bị sạt lở đất và tình hình dâng cao của nước biển.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể chuẩn bị bản đồ xác định những điểm dễ bị ảnh hưởng để
đưa ra các giảm pháp di chuyển các cơ sở đến địa điểm khác để phát triển kinh tế cũng
như du lịch.
Xây dựng quy hoạch về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải căn cứ vào
quy hoạch phát triển du lịch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi tỉnh trước hết
phải kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch, xác định những lợi thế về du lịch của từng
điểm, khu vực du lịch trong tỉnh và phân định các vùng chức năng. Từ đó, hoạch định kế
hoạch về xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp với điều kiện kinh
tế kỹ thuật và sự phát triển xã hội của từng khu vực.
Mỗi địa phương cần tổ chức quản lý, đánh giá khả năng của cơ sở vật chất kinh tế
du lịch trên cơ sở chiến lược phát triển và nâng cao chúng. Xác định rõ chất lượng và
năng lực có thể khai thác, hiệu suất sử dụng hiện tại đối với từng cơ sở vật chất hiện có.
76

Từ đó, lập kế hoạch quản lý và phân cấp quản lý chúng để đảm bảo sự thống nhất trong
khai thác sử dụng.
Tăng cường tổ chức khóa học về công nghiệp phục vụ du lịch để nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng. Tập trung xây dựng các cơ sở lưu trú,
khu du lịch có quy mô và trang thiết bị hiện đại ở những trung tâm, khu du lịch lớn của
vùng, nâng cao chất lượng và năng lực phục vụ du lịch. Các địa phương cần có sự quan
tâm cả về chính sách và sử dụng năng lực vào việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch với kĩ thuật tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch.
Định hướng phát triển du lịch 4.0. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của chuyển
đổi số, du lịch cũng dần được phát triển mạnh mẽ hơn và gắn liền với công nghệ 4.0. Các
điểm du lịch tại Tây Nam Bộ có thể xem xét phát triển loại hình du lịch kết hợp các công
nghệ tiên tiến như VR360 vào các di tích lịch sử, các di tích khảo cổ,... hay các nền văn
hóa tâm linh nổi bật của địa phương và điểm du lịch nhằm thu hút khách du lịch nhiều
hơn.
Không chỉ với riêng Việt Nam mà trên cả thế giới nói chung, để tạo ra sự đổi mới
và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch thì vấn đề nguồn nhân
lực đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thiếu hụt nhân lực du lịch cả về chất và lượng
hiện vẫn là câu chuyện mang tính thời sự. Để giải quyết bài toán này thì một trong những
giải pháp quan trọng chính là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực của “ngành kinh tế mũi
nhọn”. Việc chú trọng đầu tư khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên
môn qua việc khuyến khích. Mỗi địa phương nên có chính sách thu hút đầu tư cho đào
tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở
vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa và
hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Các địa phương cần tổ chức hoạt động xúc tiến vùng du lịch qua việc rà soát, điều
chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch theo hướng tập trung nguồn lực xây
dựng các khu vực động lực phát triển du lịch đặc biệt là các địa phương có tiềm năng
phát triển du lịch.
77

Đời sống của cộng đồng dân cư ở vùng Tây Nam Bộ gắn liền với các vườn cây ăn
trái, kênh rạch, các làng nghề truyền thống, văn hóa của cộng đồng địa phương. Họ có
quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo
vệ môi trường. Phần nào đem lại hiệu quả cho kinh tế địa phương, giúp cho người dân có
thu nhập cao hơn, giải quyết được các vấn đề về việc làm, bảo tồn được các tài nguyên
sinh thái tự nhiên, phát huy các giá trị văn hóa vùng đất mình. Chính vì vậy, các cấp các
ngành địa phương cần có những chính sách hấp dẫn, chế độ đãi ngộ đặc biệt để tạo động
lực cho người dân hưởng ứng phát triển du lịch cũng như hiểu thêm về tiềm năng thế
mạnh nơi mình sinh ra.
Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch qua việc có các biện pháp xử lý tốt vấn đề
nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm du lịch khách sạn, nhà hàng để giảm
sự ô nhiễm tốt nhất đến với môi trường nhằm hạn chế tối đa việc gây mất cảnh quan môi
trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh. Cùng với đó, chính quyền địa phương nên kiểm
soát chặt chẽ các hoạt động du lịch để giảm thiểu tác động làm xói mòn đất, làm biến
động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã. Mọi người cùng nhau nâng
cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Không vứt rác bừa bãi xuống sông, kênh rạch,
hay nơi công cộng. Tại khuôn viên các điểm và khu du lịch cần bố trí các thùng rác; phối
hợp thành lập các đội thu gom rác thải nhằm làm sạch môi trường. Có những biện pháp
xử phạt nghiêm khắc và chế tài cao đối với hành vi xả rác bừa bãi. Cuối cùng, nâng cao
nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của cộng đồng trong việc
khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của môi
trường cho mọi đối tượng tham gia vào các hoạt động du lịch cũng như trong đời sống
địa phương.
Cần tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương
trong vùng. Cần cân nhắc thành lập “Ban điều phối” du lịch cho toàn vùng nhằm điều
phối được việc phát triển du lịch. Khai thác được lợi thế so sánh của từng địa phương,
tránh được sự trùng lặp trong phát triển sản phẩm du lịch. Cấn có cơ chế khuyến khích
việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các điểm đến, các cơ sở du lịch trong vùng. Việc liên kết
78

không chỉ dừng lại ở các địa phương vùng Tây Nam Bộ mà còn với các địa phương giáp
biên giới của Campuchia nhằm phát huy lợi thế trong phát triển du lịch.
79

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về tài nguyên và tuyến điểm của vùng du lịch Tây Nam Bộ mang ý
nghĩa vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến việc định hướng nhằm đưa ra các chiến lược
phát triển du lịch sau này. Nhìn chung, việc khai thác, phát triển du lịch trong khu vực
này được tập trung ở nhiều khía cạnh và đã trở thành một một yếu tố quan trọng, đóng
góp tích cực vào nền kinh tế và văn hóa của đất nước. Tuy nhiên để có thể có những
hướng đi hợp lý, cần phải làm rõ được những thế mạnh cũng như điểm yếu của vùng du
lịch này. Người làm du lịch cần phải xác định được những cơ hội và thách thức mình có
thể gặp phải, từ đó hiểu được bản chất, nắm được quy luật vận động, để luôn thực hiện
kịp thời và đúng cách các chính sách phát triển bền vững du lịch. Bài nghiên cứu đã chỉ
rõ những điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế du lịch trong khu vực thông qua yếu tố
tự nhiên và xã hội, vẽ nên một bức tranh vừa bao quát vừa chi tiết tiềm lực cũng như tình
hình công tác du lịch địa phương. Bên cạnh đó, những phương án xây dựng mang tính
cầu thị cũng đã được đề ra với mong muốn góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Việt
Nam nói chung, cũng như vùng Tây Nam Bộ nói riêng.
80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khai thác thế mạnh và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR). (2022, June 21).
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR). Retrieved March 2, 2024, from
https://itdr.org.vn/nghien_cuu/khai-thac-the-manh-va-phat-trien-san-pham-du-
lich-dac-trung-o-vung-dong-bang-song-cuu-long/
2. Top 5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời. (2024, January 11).
iVIVU.com. Retrieved March 2, 2024, from
https://www.ivivu.com/blog/2024/01/top-5-lang-nghe-mien-tay-co-truyen-thong-
lau-doi/
3. Vùng du lịch Việt Nam. (2023, January 6). Retrieved March 2, 2024, from
https://marketingdulich.net/vung-du-lich-la-gi/#Vung-dong-bang-song-Cuu-Long
4. TOUR HÀNH HƯƠNG MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC 1N1Đ. (n.d.).
VIETNAM TOURIST. Retrieved March 9, 2024, from
https://vietnamtouristvn.com/tour-chau-doc-le-ba-chua-su-nui-sam
5. (n.d.). Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Retrieved March 9, 2024, from
https://dotip.dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/
1mOzUrGkrdAE/content/id/3684356
6. Giáo trình
7. Định hướng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch vùng đồng bằng sông Cửu
Long. (n.d.-a). Retrieved from https://tailieudaihoc.net/dinh-huong-phat-trien-co-
so-vat-chat-ki-thuat-du-lich-vung-dong-bang-song-cuu-long-280/
8. Tcct. (2021c, November 4). Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành du lịch. Retrieved from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-
trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-bang-
song-cuu-long-84916.htm?
fbclid=IwAR2ho6v2L1z1QWc_rVUu8c6JhwiNiD6K5Zbx24Ja54TY2_uLBG_ry0
AUJR0
81

9. Vùng đất Nam bộ từ Phù Nam đến Việt Nam. (2016, June). Retrieved from
http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/lich-su-dang/2647-vung-dat-nam-bo-tu-phu-
nam-den-viet-nam
10. Phát triển hạ tầng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hải hòa bền vững. (2023,
August 6) Retrieved from https://bnews.vn/phat-trien-ha-tang-vung-dong-bang-
song-cuu-long-hai-hoa-ben-vung/302006.html
11. Du lịch miền Tây mùa thu - Mùa nước nổi đặc trưng. (2023, August 4). Đất Việt
Tour. Retrieved March 11, 2024, from https://datviettour.com.vn/tin-tuc/du-lich-
mien-tay-mua-thu-mua-nuoc-noi-dac-trung
12. Núi Cấm - Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm An Giang - Giá vé Cáp Treo. (n.d.). Du
Lịch Miền Tây. Retrieved March 12, 2024, from
https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/khu-du-lich-nui-cam-
giang.htm
13. (2023, December 23). YouTube: Home. Retrieved March 12, 2024, from
https://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-huy-the-manh-he-thong-giao-thong-thuy-o-
dong-bang-song-cuu-long-382408.html
14. Nghị quyết số 08-NQ/TW phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
2017. (2017, January 16). Thư Viện Pháp Luật. Retrieved March 12, 2024, from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-so-08-NQ-TW-phat-
trien-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-2017-338542.aspx
15. Cây Thốt nốt An Giang, thức quà quý giá đến từ thiên nhiên. (2023, September
28). MIA.vn. Retrieved March 22, 2024, from
https://mia.vn/cam-nang-du-lich/thot-not-an-giang-thuc-qua-quy-gia-den-tu-thien-
nhien-8521
16. Tên 7 ngọn núi An giang - Thất Sơn Bảy Núi vùng đất trấn giữ linh hồn. (2023,
September 28). MIA.vn. Retrieved March 22, 2024, from https://mia.vn/cam-
nang-du-lich/that-son-bay-nui-vung-dat-tran-giu-linh-hon-8475
17. Huyền thoại Thất Sơn. (n.d.). Wikipedia. Retrieved March 22, 2024, from
https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/huyen-thoai-that-son-668438
82

18. Đặc điểm cư trú của người Việt vùng Tây Nam Bộ. (2023, February 26). Báo Cần
Thơ. Retrieved March 24, 2024, from https://baocantho.com.vn/dac-diem-cu-tru-
cua-nguoi-viet-vung-tay-nam-bo-a156781.html
19. Du Lịch Miền Tây Nam Bộ | Tổng Quan Miền Tây Sông Nước Nam Bộ – Du Lịch
Miền Tây - Top 30+ Chương Trình Tour Miền Tây Nam Bộ. (2020, January 21).
Du Lịch Miền Tây. Retrieved March 24, 2024, from
https://www.tourmientaynambo.com/tong-quan-mien-tay-song-nuoc-nam-bo/
20. Giải pháp giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở vùng Tây Nam Bộ. (n.d.).
Wikipedia. Retrieved March 24, 2024, from
https://tcnn.vn/news/detail/39664/Giai_phap_giai_quyet_cac_van_de_dan_toc_va
_ton_giao_o_vung_Tay_Nam_Boall.html
21. Sự đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng vùng Tây Nam Bộ - Tiềm năng du lịch văn hóa.
(n.d.). Wikipedia. Retrieved March 24, 2024, from http://custa.cantho.gov.vn/Su-
da-dang-ton-giao--tin-nguong-vung-Tay-Nam-Bo-Tiem-nang-du-lich-van-hoa
22. (n.d.). Wikipedia. Retrieved March 24, 2024, from
https://www.vannghethainguyen.vn/tan-man-van-hoa-miet-vuon-nam-bo-
p32342.html
23. (n.d.). Wikipedia. Retrieved March 25, 2024, from
https://www.giaoduc.edu.vn/chien-khu-bung-bien-huyen-thoai.htm
24. (n.d.). Wikipedia. Retrieved March 25, 2024, from https://daibieunhandan.vn/van-
hoa/dong-Thap-Muoi-mua-nuoc%E2%80%A6-khong-noi-i169417/
25. (n.d.). Wikipedia. Retrieved March 25, 2024, from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/co-so-van-hoa-viet-
nam/van-hoa-miet-thu-ban-moi-nhat/46690386
26. Duyên dáng miệt vườn. (2022, July 28). Báo Thanh Niên. Retrieved March 24,
2024, from https://thanhnien.vn/duyen-dang-miet-vuon-1851482012.htm
27. Xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2020, November 29). Báo Xây dựng.
Retrieved April 1, 2024, from https://baoxaydung.com.vn/xay-dung-ha-tang-giao-
83

thong-duong-bo-tao-dong-luc-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-
bang-song-cuu-long-294159.html
28. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 9, 2024, from https://baocantho.com.vn/doc-
dao-vung-miet-thu-a20631.html
29. Duyên dáng miệt vườn. (2022, July 28). Báo Thanh Niên. Retrieved March 24,
2024, from https://thanhnien.vn/duyen-dang-miet-vuon-1851482012.htm
30. Một thời miệt thứ. (2023, December 27). VOV Giao thông. Retrieved April 9,
2024, from https://vovgiaothong.vn/newsaudio/mot-thoi-miet-thu-d37073.html

You might also like