Thái Thị Tình 2155290057 vovinam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Họ và tên: Thái Thị Tình

Mã sinh viên: 2155290057


Lớp: Kinh tế và quản lý K41
Môn: Võ thuật
KIỂM TRA HỌC TRÌNH
Anh chị hãy phân tích kĩ thuật căn bản của môn võ Vovinam Việt Võ đạo
minh họa.
BÀI LÀM
Một vài nét về môn võ Vovinam Việt Võ đạo:
Vovinam là một môn võ rất đặc biệt được hình thành trên tất cả các môn
phái võ cổ truyền, ngoài ra nó còn tiếp thu được nhiều xu hướng mới.
Hiện nay chúng được phổ biến mạnh mẽ trên toàn đất nước ta nhưng
cũng chưa được xếp vào danh sách quốc võ. Chúng được xem như sự quy
tụ của tất cả những linh hồn võ của Việt Nam.
Gồm 2 phần đó là: võ đạoViệt Nam( Việt võ đạo) và võ thuật Việt Nam
( Việt võ thuật)
Vovinam được phát triển từ:
- Vovinam được phát triển từ các môn võ cổ truyền Việt Nam như Võ cổ
truyền Bình Định, Võ cổ truyền Nghệ Tĩnh, Võ cổ truyền Thái Bình, Võ
cổ truyền Hà Tây, Võ Bình Định, Vịnh Xuân Quyền...
- Ngoài ra, Vovinam còn kết hợp với các môn võ hiện đại như Karate,
Taekwondo, Judo, Aikido, Boxing, Kickboxing, Muay Thai...
Nét đặc trưng của Vovinam:
- Vovinam có nhiều đòn đánh linh hoạt, động tác uyển chuyển, bổ sung
thêm các kỹ thuật của các môn võ hiện đại.
- Vovinam còn đặc biệt chú trọng vào việc rèn luyện tinh thần, rèn luyện
sức khỏe và phát triển đạo đức.
Với những đặc trưng đó, Vovinam được biết đến là một môn võ đa năng,
có tính ứng dụng cao trong các tình huống phòng thủ trong đời sống và
các cuộc thi võ đài.
Lịch sử phát triển:
Vovinam là một bộ môn võ thuật Việt Nam được phát triển từ những năm
1938 bởi đại sư Nguyễn Lộc. Lịch sử phát triển của Vovinam bao gồm
các giai đoạn sau:
1. Thời kỳ đầu (1938-1945): Vovinam được sáng lập bởi đại sư Nguyễn
Lộc tại Hà Nội vào năm 1938. Ban đầu, Vovinam chỉ được giảng dạy cho
một số học viên trong nhóm luyện tập võ thuật của đại sư Nguyễn Lộc.
2. Thời kỳ phát triển (1945-1954): Sau khi Đại Việt Dân Chính Quốc
giành quyền lực từ tay Nhật Bản, Vovinam nhanh chóng trở thành một
môn võ được giảng dạy rộng rãi trong quân đội và dân sự.
3. Thời kỳ giữ gìn và phát triển (1954-1975): Sau khi chiến tranh Việt
Nam kết thúc, Vovinam gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát
triển. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các đại sư và học viên, Vovinam vẫn
được giữ gìn và phát triển.
4. Thời kỳ phát triển toàn cầu (1975-hiện nay): Vovinam đã được phổ
biến rộng rãi trên toàn thế giới, với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có
giáo viên và học viên Vovinam.
Trong quá trình phát triển, Vovinam đã tích cực đổi mới và phát triển, kết
hợp với các môn võ khác trên thế giới để tạo ra những phong cách võ
thuật mới và hiệu quả. Vovinam hiện nay đã trở thành một môn võ thuật
phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả và tính ứng dụng.
Đến nay môn võ này được phát triển rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Năm
2007 Liên đoàn Vovinam bắt đầu ra đời. Trong thời gian 5 năm tiếp theo
một số Liên đoàn Vovinam mang tầm cỡ châu lục và thế giới cũng mới
bắt đầu ra đời đánh giá sự phát triển nhảy vọt của Vovinam Việt Nam.
Khi đã được quốc tế hóa môn võ này được biết đến nhiều hơn với cái tên
Vovinam. Cũng chính là gọi về nền võ thuật và võ đạo của Việt Nam.
Cùng với sự luyện tập về binh khí và võ thuật, các môn sinh của môn
phái này phải tập khí công và ngoại công đồng thời cũng phải trau dồi
nhân cách của mình nữa. Một nét đẹp riêng của môn phái này là những
cú đòn đánh kẹp cổ và bay cao rất nổi tiếng.
Học Vovinam như một hình thức để tự vệ và phòng thân trước thời đại có
nhiều tệ nạn và cướp giật hoành hành. Để có hiệu quả, người học cần xây
dựng cho mình một kế hoạch học tập chi tiết. Tại Việt Nam có nhiều môn
võ khác nhau nhưng Vovinam là một môn võ được nhiều người ưa thích
nhất.
Ngày nay Vovinam là một môn võ được sáng lập dựa trên môn võ cổ
truyền Việt Nam. Nó cũng là được kết hợp tinh hoa của các môn võ trên
thế giới. Môn võ này có một đặc điểm là sử dụng đòn tay không chân, cùi
chỏ, gối và một số loại vũ khí như côn ,dao, mã tấu, đao, kiếm…Được
thành lập từ năm 1936 cho đến nay đã có 84 năm phát triển và trưởng
thành. Và hiện nay thế giới đã công nhận môn võ thuật này. Môn võ thuật
này hiện nay đã được đưa vào các giải thi võ thuật trên toàn thế
giới. Vovinam được kết hợp hoàn hảo giữa nền võ thuật của Nhật Bản,
Trung Quốc và Hàn Quốc hình thành nên môn phái độc đáo này.
Vovinam đã qua nhiều bước thăng trầm và đến nay đã phát triển vượt bậc.
Môn võ này được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Đặc biệt là các bạn
trẻ có niềm đam mê yêu võ thuật. Lựa chọn học Vovinam là một phương
pháp tối ưu cho những người muốn phòng thân và đam mê võ thuật.
Phân tích kỹ thuật căn bản của môn Võ Vovinam:
Tư thế thủ
Tư thế thủ là tư thế chuẩn bị, cơ bản, có lợi nhất cho việc phòng thủ và
tấn công. Đứng ở thế thủ cơ bản chuẩn xác sẽ giúp người môn sinh
Vovinam – Việt Võ Đạo có thể kịp thời phòng thủ hay sẵn sàng tấn công
đối phương.

Thực hiện tư thế thủ:

Đứng ở tư thế nghiên, chân trái bước lên trước một bước, hơi rộng hơn
vai, mũi chân trái quay vào trong, đầu gối trái chùng xuống, chân phải
thẳng, mũi chân hướng về trước.

Tay trái nắm đấm, gập khủy tay lại thành góc khoảng 90 độ, nắm đấm trái
để cao ngang tầm mũi. Tay phải nắm đấm, gập khuỷu tay lại đặt trước
ngực, nắm đấm phải để cao ngang cầm. Tư thế đứng: vai trái nhô ra trước,
ngực hơi nghiêng, mắt nhìn thẳng, răng cắn chặt, đầu hơi thấp một chút.

Các thế tấn căn bản


Nhằm giữ vững trọng tâm và thăng bằng cho con người trong mọi tư thế,
mọi trường hợp và để thể hiện những động tác tại chỗ một cách linh hoạt,
vững chắc, chính xác và hữu hiệu

Vovinam – Việt Võ Đạo có 5 thế tấn căn bản trong tập luyện tấn công và
phòng thủ như Trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, độc cước tấn, hồi tấn.

Trung bình tấn


Trung bình tấn
Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước ngang sang phải
1 bước rộng bằng vai, cùng lúc 2 tay nắm đấm để ngửa kéo sắt vào 2 bên
hông, 2 chân chùng thấp, thân hơi nghiêng về trước, ngực nở.

Đinh tấn:
Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải bước tới trước 1 bước
dài, chùng xuống, cạnh bàn chân phải hướng tới trước, chân trái thẳng,
hai tay nắm đấm để ngửa kéo sát ở 2 hông, trọng tâm dồn vào chân phải.

Trảo mã tấn
Đứng nghiêm – Chân phải đứng làm trụ, chân trái bước về trước khoảng
20-25 cm, mũi bàn chân cắm

Trảo mã tấn
Độc Cước Tấn
Đứng nghiêm – Chân trái đứng làm trụ, chân phải co lên, mũi chân ngang,
2 nắm đấm để ngửa ở hông, trọng tâm dồn về chân trái.
Độc cước tấn
Hồi Tấn
Đứng nghiên – Chân phải bước chéo ngang qua trái, cạnh trong bàn chân
phải hướng sang trái, 2 nắm đấm để ngửa ở hông, trọng tâm về chân phải.

Hồi Tấn
Gạt cạnh tay (Đỡ)
Kỹ thuật đỡ gạt trong Vovinam – Việt Võ Đạo được thực hiện bằng bàn
tay khép chặt, được linh động sử dụng tùy theo dạng hình tấn công, sức
mạnh, sự lanh lẹ của đối phương, bằng cách duy trì sự thăng bằng và tư
thế của mình. Trong khi đỡ gạt, chúng ta cố gắng chuyển sức mạnh tấn
công của đối phương thành lợi thế của mình.

Cách hình thành bàn tay để gạt, chém: 4 ngón dài sát nhau, ngón cái khép
chặt. Sau đây là những kỹ thuật đỡ gạt cơ bản của Vovinam – Việt Võ
Đạo:

Gạt cạnh tay số 1:


Lòng bàn tay hướng phía trước, cạnh bàn tay hướng ra ngoài, hơi khép
nách.

Gạt cạnh tay theo hướng vẽ nửa vòng tròn, từ trong ra ngoài, xuất phát từ
bên hông đi ngang che vùng mặt, cổ (chống hướng tấn công từ phía
trước).
Gạt cạnh tay số 1
Gạt cạnh tay số 2
Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng vào trong, hơi khép nách.

Gạt nửa vòng tròn từ ngoài vào trong, từ trên xuống, đi ngang vùng mặt
che đỡ khu vực mặt bụng (chống hướng tấn công từ phía trước).
Gạt cạnh tay số 3
Lòng bàn tay hướng phía trước cạnh bàn tay hướng lên trên.
Gạt đỡ từ dưới gạt lên trên, che đỡ đỉnh đầu (chống hướng tấn công từ
phía trước).

Gạt cạnh tay số 4


Lòng bàn tay hướng ra sau, cạnh bàn tay hướng xuống.
Gạt đỡ từ trên gạt xuống hơi chếch ra trước (đỡ chặn hướng tấn công từ
dưới lên).

Chém cạnh tay


Một trong những động tác dùng để tấn công trong Vovinam – Việt Võ
Đạo là sử dụng các lối chém cạnh bàn tay (bàn tay khép chặt lên gân
được sử dụng phối hợp với cùi chỏ và xoay cổ tay để tấn công, dồn hết
sức khi chạm mục tiêu).

Chém cạnh tay số 1


Tay khép chặt để bên vai đối diện (tay phải, vai trái), úp lòng bàn tay,
cạnh tay hướng trước. Chém mạnh cạnh tay từ trong ra ngoài theo đường
chéo từ trên
Chém cạnh tay số 2
Tay khép chặt để bên vai cùng bên. Chém mạnh cạnh tay từ ngoài vào
trong theo hướng chéo vào mục tiêu, lòng bàn tay hướng lên trên, tay còn
lại đặt ở hông.

Chém cạnh tay số 3


Tay khép chặt để trước ngực, cạnh tay hướng trước. Chém cạnh tay đẩy
thẳng từ ngực ra trước vào cầm hoặc cổ đối phương.
Chém cạnh tay số 4
Tay khép chặt, đặt ngửa ở hông. Chém cạnh tay đẩy ngửa thẳng vào cổ
hoặc lườn.

Đánh chỏ
Đánh chỏ số 1
Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ theo đường chéo từ trên xuống, từ ngoài
vào trong ngực, mặt, cổ.
Đánh chỏ số 2
Chỏ đặt ngang ngực – Đánh chỏ vòng theo hướng từ trước ra sau từ trên
cắm xuống, mục tiêu ngay phía sau lưng mình (chỏ lái).

Đánh chỏ số 3
Chỗ đặt trước ngực – Đánh chỏ thốc từ dưới lên vào ngực, cằm.
Đánh chỏ số 4:
Đặt chỏ trước ngực – Đánh cắm chỏ theo hướng từ trên xuống, người hơi
chùng.
Đánh chỏ số 5:
Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ theo hướng chéo ngang từ ngoài vào
trong.
Đánh chỏ số 6
Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ theo hướng ngang từ trong thốc ra ngoài

Đánh chỏ số 7
Chỏ đặt trước ngực – Đánh chỏ ngang từ ngoài vào trong ngực.
Đánh chỏ số 8
Chỏ đặt trước ngực – Đánh thốc chỏ từ trước ra sau vào bụng, nắm đấm
dừng lại ở hông.

Đánh gối
Đánh gối số 1 (H.1)
Chân trái đứng trụ, chân phải co đầu gối đánh thẳng theo hướng từ dưới
lên.

Đánh gối số 2 (H.2)


Chân trái đứng trụ, chân phải co lên và đánh gối theo hướng chéo từ
ngoài vào trong.

Đánh gối số 3 (H.3)


Chân trái đứng trụ, chân phải co lên và đánh gối xéo từ trong ra ngoài.
Đánh gối số 4 (Gối cắm)
Chân trái tung lên cao, chân phải lên theo rồi đánh gối cắm xuống gáy
hoặc lưng đối thủ.
Các lối đấm
Trên lý thuyết, tất cả các lối đấm, đá, đạp của Vovinam tương tự các võ
phái khác về cách nắm tay, nguyên lý thực hiện, mục tiêu…

Tay nắm chặt, dồn sức ra khi chạm mục tiêu, nắm đấm và cánh tay thẳng,
không cong lên hay cụp xuống, tay còn lại để ở hông.

Đấm thẳng
Đứng ở tư thế thủ – Đấm thẳng theo hướng chéo từ hông đến cằm, vặn
tréo úp nắm đấm khi đến mục tiêu.
Đấm móc
Đấm ở tư thế thủ – Đấm vòng từ ngoài vào trong đến cằm tạo thành góc
90 độ, lưng bàn tay hướng lên trên.
Đâm lao
Đứng ở tư thế thủ – vương người tới trước, đấm lưng nắm đấm vào mục
tiêu, cánh tay thẳng.

Đấm múc
Đứng ở tư thế thủ – Đấm thốc từ dưới lên vào bụng đến cằm, lưng bàn
tay hướng trước.

Đấm thấp
Đứng ở tư thế thủ – Hơi chùng thấp người, đấm thẳng vào bụng.

Đấm bật ngược


Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật ngược lưng nắm đấm vào mục tiêu, từ trong
đánh ra.
Đấm phạt ngang
Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật cạnh tay (như chém cạnh tay số 1) theo
hướng từ vai đối diện đánh ra trước.
Các lối đá
Đá thẳng
Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối chân sau lên phía ngực, ống quyển co
vào đùi, cong ngón chân lại, đá bật mạnh từ dưới lên, đưa đùi lên cao, sau
đó co ống quyển lại và đặt chân về vị trí cũ. Động tác thực hiện phải
nhanh, chân trụ hơi cong, thân hình phải giữ thẳng để duy trì sự thăng
bằng.
Đánh cạnh
Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối (Gối hướng về hướng đá), đá bật lưng
bàn chân theo hướng vòng cung cùng bên chân đá, từ trong ra ngoài.
Đá tạt
Đứng ở tư thế thủ – Co cao chân đá lên bên hông sao cho ống quyển
song song với mặt đất nghiêng người sang bên, đá theo hướng vòng cung
từ ngoài vào trong khi hơi lắc hông và xoay chân trụ qua bên trái, bật đầu
gối chân đá ra, thân giữ vững thăng bằng, co chân lại như trước và đặt trở
về vị trí cũ. Không được nhón gót khi đá.

Đạp
Đứng ở tư thế thủ – Co cao đầu gối, bàn chân vào gần đầu gối chân trụ,
cạnh bàn chân hướng trước, dồn hết sức của hông cùng thân trên, bật đầu
gối bung bàn chân đá ngang thẳng ra gần song song với mặt đất, giữ thân
trên ngâng lên, chỉ hơi nghiêng về sau một chút, sau khi đá co chân lại
ngay và chuyển nhanh chân về vị trí ban đầu.

Khi đá cần dồn sức mạnh hông để tăng thêm sức mạnh cơ thể cho bàn
chân đá. Khi đá, các ngón chân bàn chân trụ hơi xoay ra một chút.
Đá lái
Đứng ở tư thế thủ – Chân trụ hơi chùng xuống. Xoay người theo chiều
kim đồng hồ, chân phải lên, đá móc gót theo hướng vòng cung vào mục
tiêu.
Đạp hậu
Đứng ở tư thế thủ – Xoay người theo chiều kim đồng hồ, nhắc chân phải
lên bàn chân phải song song với đầu gối trái, đạp mạnh cạnh bàn chân
hoặc bàn chân hoặc gót chân theo 1 đường thẳng đến mục tiêu, sau khi
rút chân về vị trí ban đầu.
Trên đây là những kỹ thuật căn bản của Võ vovinam, qua đó chúng ta sẽ
hiểu sâu thêm về loại võ này, bên cạnh những động tác trên chúng ta có
thể vận dụng và tự tập, tự luyện được.

You might also like