Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Môn: Nhân học kinh tế

Sinh viên: Nguyễn Phương Anh

MSSV: 22030592

Khoá: QH – 2022 – NH

Đề 2: Theo em, hoạt động canh tác nương rẫy của nhiều tộc người ở Tây
Nguyên và Tây Bắc Việt Nam có phải là phá rừng không?

Bài làm:

Khái quát về hoạt động canh tác nương rẫy của nhiều tộc người ở Tây
Nguyên và Tây Bắc Việt Nam

Canh tác nương rẫy là loại hình canh tác trên đất khô, điển hình nhất là ở
các vùng đồi núi. Quy trình cơ bản là chặt cây, đốt rừng và canh tác, trồng lúa,
ngô, khoai,… trên mảnh đất đó.

Canh tác nương rẫy là hình thức chủ yếu có vị trí quan trọng nhất trong
việc cung cấp lương thực và thực phẩm cho đồng bào các dân tộc thiểu số vì canh
tác ruộng nước chưa phổ biến, chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cư dân người Ja
Rai, Bahnar,… sống ở những điều kiện thuận lợi, thích hợp với sản xuất lúa nước.

Hoạt động canh tác nương rẫy của nhiều tộc người ở Tây Nguyên và
Tây Bắc Việt Nam có phải là phá rừng không?

Nếu nhìn theo góc nhìn thực tế , hoạt động canh tác nương rẫy là chặt cây
rừng lấy làm đất nông nghiệp. Hoạt động này làm suy giảm tài nguyên rừng, như
vậy đây có thể coi là phá rừng.
Tuy nhiên, nếu xem xét dựa trên góc nhìn của Nhân học kinh tế, ta có thể
thấy hoạt động này “chưa hẳn” là phá rừng.
Theo em:

Thứ nhất, hoạt động canh tác nương rẫy có thể hiểu như là Chuyển đổi từ
một hình thái ban đầu (đất rừng) sang một hình thái khác (đất làm nương).

Mặc dù trạng thái thứ hai có thể “thấp” hơn so với trạng thái ban đầu và
quá trình này diễn ra theo hướng đi xuống, nhưng thay vì mô tả là “phá rừng”, ta
có thể diễn đạt nó như là “một sự biến đổi” tạo ra hình thức và cách thức sử dụng
mới cho rừng.

Thứ hai, cũng có thể hiểu như là một hoạt động duy trì văn hoá:

Canh tác nương rẫy là một tập quán có từ lâu đời của nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Nguyên và vùng cao Tây Bắc, nó trở thành một phần quan trọng
không thể thiếu trong sinh kế, với các loài cây trồng ngắn ngày phổ biến như lúa
nương, ngô, sắn được canh tác theo các phương thức truyền thống. (ICRAF, 2012)

Theo “Thuyết tương đối luận văn hoá”, văn hoá không có sự phân biệt cao
thấp. Dù một hoạt động nương rẫy của đồng bào Tây Nguyên và vùng Tây Bắc
có thể bị đánh giá là lạc hậu trong một thời đại phát triển kinh tế hiện nay. Nhưng
từ khía cạnh văn hoá, nó vẫn được coi là một phần của đời sống văn hoá, thể hiện
sự đặc biệt và riêng biệt của cộng đồng.

Ngoài ra, hình ảnh quen thuộc trong các sử thi Tây Nguyên (như Đam
Săn, Đăm Noi, Xing Nhã, Giông Giớ mồ côi từ thuở bé, Giông đi tìm vợ... ) là
không khí lao động khẩn trương trên rẫy; là sự hào hứng của trai làng trong cuộc
săn voi, săn thú […] (Theo Phạm Văn Hoá, 2012). Có thể thấy, nương rẫy còn
mang giá trị biểu tượng nghệ thuật với dân tộc của họ.

Có thể thấy, hình thức canh tác nương rẫy là một lựa chọn ảnh hưởng từ
văn hoá lâu đời của họ, họ không muốn thay đổi và làm mai một đi nét riêng, bản
sắc riêng của dân tộc. Như vậy, theo kinh tế học thì hành vi này đi ngược lại với
yếu tố “vị kỷ”.
Thứ ba, có thể gọi hoạt động canh tác nương rẫy là “đón nhận những gì
rừng trao tặng”.

Người Tây Nguyên coi rừng như xương thịt, như dòng máu nuôi sống cơ
thể mình. 1 Tức là, với họ rừng là nguồn sống, là nơi cung cấp cho đời sống văn
hoá, vật chất, tinh thần của họ. Thì với đất rừng, họ cũng “đón nhận” như một thứ
“quà tặng” được rừng ban tặng để họ làm kinh tế, nuôi gia đình.

Thứ tư, hoạt động canh tác nương rẫy cũng có thể nhằm bảo vệ địa phận
của buôn làng.

Theo văn hoá của người Tây Nguyên, buôn làng Tây Nguyên thường lấy
rừng để xác định ranh giới địa phận. Cánh rừng hay dòng sông, con suối này là
của buôn làng này. Cánh rừng hay dòng sông, con suối kia là của buôn làng kia.
2

Như vậy, hoạt động canh tác nương rẫy trên mảnh đất rừng còn là một
cách thức để họ “gián tiếp” cai quản, bảo vệ địa phận, địa phận của buôn làng
mình.

Kết luận, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng hoạt động canh tác nương
rẫy của nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc Việt dù trong thời đại
công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao,
nhưng nó vẫn đóng góp vào các giá trị văn hoá – tinh thần của một tộc người.
Dưới góc độ Nhân học, không thể mặc định đây là “phá rừng”, hoạt động này tạo
ra giá trị mới mang yếu tố văn hoá và cộng đồng. Tuy nhiên, giá trị này không có
tính bền vững và ổn định, giá trị này chỉ duy trì được trong một khoảng thời gian
nhất định, trong tương lai nó có thể mất đi khi rừng mất đi.

1,2
ThS Phạm Văn Hoá (2012), Hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. ThS Phạm Văn Hoá (2012), Hình tượng rừng trong sử thi Tây
Nguyên, Tạp chí ngôn ngữ số 9, tr 1 – 2.

2. Trần Minh Đức (2011), Nương rẫy trong đời sống các dân tộc Tây
Nguyên, Tạp chí Thông Khoa học xã hội, số 6.

3. Hoàng Văn Nghĩa (2014), Thuyết tương đối văn hoá và quyền con
người, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4.

4. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, Canh tác nương rẫy tự phát – mối
nguy tiềm ẩn tới môi trường và sự mất cân bằng hệ sinh thái, truy cập 21/5/2024.

https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/canh-
tac-nuong-ray-tu-phat-moi-nguy-tiem-an-toi-moi-truong-va-su-mat-can-bang-
he-sinh-thai-
662839.html#:~:text=(%C4%90CSVN)%20%2D%20L%C3%A0m%20n%C6%
B0%C6%A1ng%20r%E1%BA%ABy,nghi%E1%BB%87p%20ng%C3%A0y%
20c%C3%A0ng%20gia%20t%C4%83ng

5. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (2009), Canh tác nương rẫy
của một số dân tộc thiểu số ở tây nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng
hợp lý đất rừng.

You might also like