Bài Báo Cáo Mới

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HÌNH TƯỢNG CON CÒ

TRONG CA DAO , DÂN CA


VIỆT NAM
Tên thành viên nhóm:
Nguyễn Khánh Bảo Hân, Phan Kinh Kha, Nguyễn Minh
Đức, Nguyễn Công Thành, Vũ Hồng Minh Toàn, Lê Trần
Quỳnh Anh, Trương Anh Minh.
Lớp: 10E

Giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Phương Nam

Đồng Nai năm 2023


NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG CON CÒ
TRONG CA DAO , DÂN CA VIỆT NAM

TÓM TẮT
Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam thì hình ảnh,hình tượng thơ là một
phương tiện đóng vai trò rất quan trọng. Các tác giả dân gian đã tận dụng hình ảnh
thơ gần gũi với đời sống để tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc. Mà nói đến
hình tượng thơ gần gũi với đời sống thì không thể không nhắc đến hình ảnh con cò.
Sự nổi bật của hình ảnh con cò đã không còn quá xa lạ với con người Việt Nam,
đặc biệt là trong ca dao xưa. Vậy hình ảnh con cò có ảnh hưởng như thế nào đến ý
nghĩa và cảm xúc của ca dao, dân ca? Bằng cách tổng hợp lý thuyết,phân tích,so
sánh các câu ca dao,dân ca,hình thức sử dụng hình ảnh con cò trong từng câu, bài
viết này ghi nhận một số đặc trưng về cách thức sử dụng hình ảnh con cò của thể
loại ca dao, dân ca. Từ đó góp phần lí giải cách các tác giả nhận thức về ý nghĩa và
sự ảnh hưởng mà nó đem lại cho bài ca dao.

1.Cơ sở lí luận
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu
hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ
nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương
khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là
sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt văn hóa quần chúng, là một mảnh đời sống của
nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.Vì vậy mà nội dung của nó vô cùng đa dạng và
phong phú.
Ca dao dân ca được cấu tạo dựa trên những đặc điểm như : truyền khẩu ,
không rõ tác giả, là một thành quả lâu dài của tập thể, mang nét văn hóa của dân
tộc và được cộng đồng sử dụng trong những thời điểm đặc biệt Ca dao có đủ mọi
sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận hờn nhưng nổi lên
là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, tình yêu thương con người. Ca dao biểu hiện
niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng chan hòa với
thiên nhiên, đồng thời bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do,quyền con người.
Theo luận án tiến sĩ của Đạo Làm Người Trong Tục Ngữ , Ca Dao Việt
Nam và Ý Nghĩa Hiện Thời Của Nó , ca dao Việt Nam là những câu nói ngắn gọn
thông qua những hình tượng nghệ thuật, lối nói nghệ thuật với nhiều thể : thể lục
bát , thể song thất lục bát cùng các biến thể của nó , thể thơ bốn , năm chữ ; trong
đó, thể lục bát được dùng phổ biến hơn cả. Ngoài ra người ta còn chia ca dao thành
3 thể chính : thể phú-trình bày, diễn tả; thể tỉ-so sánh nhắm ngụ một ý gì hay gửi
gắm một tâm sự gì; thể hứng – biểu lộ cảm xúc với ngoại cảnh.
Ca dao Việt Nam có hình thức hết sức nhẹ nhàng ,giản dị, như lời nói
thường ngày nhưng lại trau truốt ,đầy tính trữ tình, diễn tả được tâm tư, tình cảm
của con người một cách sinh động, sâu sắc. Cách dùng chữ, lối hình tượng hóa , cụ
thể hóa, nhân cách hóa, lối nói thậm xưng, ngoa dụ làm cho ca dao có thể diễn tả
một cách phong phú đời sống tinh thần của con người.
Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt
Nam từ bao đời nay. Con cò là hình ảnh gần gũi, thân quen. Và nó đã trở thành
một hình thường đẹp tronh ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất
của nó làm ta nghĩ đến hình ảnh của người nông dân, của người phụ nữ Việt Nam.

2.Hình tượng con cò trong ca dao , dân ca Việt Nam


Hình tượng con cò trong văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm
trí của người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn. Cò là một trong những động
vật gắn bó với đồng ruộng làng quê, cùng với trâu , gà, lợn tạo nên một bức tranh
tổng thể về đồng quê Việt Nam. Trong các loài chim, cò là một trong những loài
chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm nhất. Nhìn con cò kiếm ăn trên
những cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc đời và số phận của mình. ….. Con cò là
loài chim sống ở bờ nước, gần cận nhất, gắn bó nhất và thân thiết nhất với nhà
nông trồng lúa nước. Con cò với dáng đẹp thanh cao, thoát tục. Cò lạng bay vút
lên không trung rồi thả mình trong gió, mỏ dài, cổ dài, thân thon nhỏ, chân dài, tất
cả duỗi thẳng theo một đường thẳng, liệng la đà trên sóng gió.
Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước,
người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho
chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người
đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo
của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt
Nam.
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Hàng ngày bên bờ sông rộng, sóng to, cò chăm chỉ lặn lội kiếm ăn càng thể
hiện vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó:
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù,
Bãi xa, sông rộng, sóng to,
Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn.”
Những lúc mưa to, gió lớn cây quả cong queo thu hình, con ốc nằm co nghỉ
ngơi, con tôm vui đùa vùng vẫy đánh đáo trong vũng nước bùn thì lại là lúc cò phải
dầm mưa đi kiếm ăn:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ,
Con ốc nằm co,
Con tôm đánh đáo,
Con cò kiếm ăn…
Không những thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người nông dân mà còn thông qua
thơ ca dân gian Việt Nam và hình tượng con cò để vẽ lên hình tượng một người vợ,
người mẹ giàu đức hi sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm
cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có
thể bằng bạn, bằng người:
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

“Cái cò là cái cò con


Mẹ đi xúc tép để con ở nhà
Mẹ đến chỗ cánh đồng xa
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn”
Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi
cực mà không biết giãi bày:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Ngoài ra, ở biểu tượng con cò, khởi thủy các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng
nỗi nhớ. Nhìn đàn cò trắng bay lượn trên không, xúm xít bầy đàn gợi trong lòng
đôi lứa xa nhau tình cảm nhớ thương da diết. Trong xã hội Việt Nam thời phong
kiến quyền tự do yêu đương bị hạn chế, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ,
tuy nhiên tâm hồn của họ vượt khỏi sự phong tỏa của chế độ phong kiến, họ cất
tiếng hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và trao gửi vào ca dao, biểu tượng
con cò, đem lại cho ca dao sức sống mãnh liệt.[3]
“Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta.”
Hay:
“Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay”
Hoặc bài:
“Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?”

3.Ý Nghĩa Hình Tượng Con Cò Trong Ca Dao, Dân Ca Việt


Nam
Hình ảnh con cò trong ca dao mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc. Con cò được
xem như biểu tượng của sự tinh tế, sự nhẹ nhàng và đồng thời cũng thể hiện sự
kiên nhẫn, sự chịu đựng trong cuộc sống. Hình ảnh con cò mang đến một cảm giác
yên bình và thanh thản, thể hiện sự tương phản giữa vẻ đẹp mong manh của con cò
và sự khắc nghiệt của cuộc sống. Qua lời ca dao về con cò, ta có thể nhìn thấy
những nét đẹp và giá trị đáng quý của người phụ nữ Việt Nam, cũng như tinh thần
cần cù và chịu khó của người dân nơi đây. Bức tranh đa diện của văn hóa Việt
Nam hiện lên trước mắt ta, tạo nên sự tự hào và tình yêu đối với quê hương. Với
vai trò của mình trong văn hóa đại chúng và trong ca dao, hình tượng con cò trở
thành một phần không thể thiếu trong tư duy và ý thức của người Việt Nam. Con
cò mang đến một thông điệp về sự kiên nhẫn, sự nhẹ nhàng và vẻ đẹp trong cuộc
sống, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của người dân trong việc vượt qua khó
khăn và tìm kiếm hạnh phúc.

4. Kết Luận
Con cò chính là một biểu tượng tinh thần của người Việt. Cánh cò trắng tựa
như tấm lụa bạch thấm những giọt mồ hôi, nước mắt, lắng đọng
tiếng cười niềm vui của bao thế hệ. Có phải vì thế mà những biểu tượng
văn hoá Việt Nam thường không thể không gọi tên hình ảnh cánh cò (trên trống
đồng, những bức tranh dân gian ...). Cánh cò thấm đượm tình dân tộc, đậm đà sắc
dân gian lưu truyền trong thơ ca Việt Nam từ nền thơ ca dân gian cho đến nền văn
học bác học. Hình ảnh con cò là ẩn dụ cho những nét tính cách, tâm hồn, là một nét
diện mạo thế giới quan, nhân sinh quan của người dân lao động. ... Những câu thơ
nói về con cò đã kết tinh lòng yêu quê hương đất nước, tình thân ái thăm thẳm tiếp
nối bao đời. Cánh cò sẽ mãi mãi như một lời nhắc nhở cho sự trở về của mỗi hồn
thơ,hồn người, như một sự tô điểm cho sắc diện tâm hồn thi sĩ. Những vần thơ của
Tú Xương, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Duy, Lưu Quang
Vũ ... có hình ảnh con cò sẽ còn vỗ đập trong long người những nhịp rung cảm
thương yêu

Tài Liệu Kham Khảo


1. https://vietjack.me/nghien-cuu-mot-bao-cao-ve-dac-diem-noi-dung-nghe-thuat-cua-mot-
so-the-110794.html

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_dao_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=Ca%20dao%20l
%C3%A0%20th%C6%A1%20ca,c%C3%B3%20giai%20%C4%91i%E1%BB%87u%2C
%20ch%C6%B0%C6%A1ng%20kh%C3%BAc.

3. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_ca

4. http://thcsquynhphu.bacninh.edu.vn/giao-duc/hoat-dong-chuyen-mon/-mot-so-noi-dung-
co-ban-ve-ca-dao.html

5. https://123docz.net/document/9700774-dao-lam-nguoi-trong-tuc-ngu-ca-dao-viet-nam-
va-y-nghia-hien-thoi-cua-no.htm

6. https://lopvancothu.com/hinh-anh-con-co-trong-ca-dao-cung-hoc-van-10/

7. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_con_c
%C3%B2_trong_v%C4%83n_h%C3%B3a

8. https://luatduonggia.vn/phan-tich-y-nghia-hinh-tuong-con-co-trong-ca-dao-viet-nam/

9. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-an-giang/assessment-in-
education/bao-cao-ve-hinh-tuong-con-co/43938922
MỤC LỤC
Tóm tắt………………………………………………….2

I. Cơ sở lí luận………………………………………..3

II. Hình tượng con cò trong ca dao , dân ca Việt


Nam………………………………………................3

III. Ý Nghĩa Hình Tượng Con Cò Trong Ca Dao, Dân


Ca Việt Nam………………………………………..5

IV. Kết luận……………………………………….........5

Tài liệu tham khảo……………………………………...6

HẾT.

You might also like