Bai Giang HHSC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

Hình học sơ cấp TS.

Võ Xuân Mai

Chương 1
HÌNH HỌC PHẲNG

Chương này trình bày những vấn đề về đa giác, đường tròn, trong đó các khái niệm
cơ bản về đa giác, đường tròn cũng như các vấn đề liên quan đến đa giác như phân hoạch,
đồng phân, diện tích và các vấn đề liên quan đến đường tròn như phương tích, trục đẳng
phương, góc với đường tròn được minh họa và ứng dụng cụ thể qua các ví dụ minh họa. Từ
đó SV hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của hình học phẳng, liên hệ với các vấn đề trong
dạy học hình học ở trường phổ thông.

1.1. Đa giác và các vấn đề liên quan đến đa giác


1.1.1. Đường gấp khúc, đa giác
Đường gấp khúc n cạnh là hình hợp thành bởi n đoạn thẳng A1A2 , A2A3 ,..., An An 1

trong đó hai đoạn thẳng liên tiếp Ai 1Ai , AA


i i 1
, ( i  1,..., n ) không cùng nằm trên một

đường thẳng. Kí hiệu đường gấp khúc là A1A2 ...An 1 .

Các điểm Ai gọi là các đỉnh của đường gấp khúc, các đoạn thẳng AA
i i 1
gọi là các cạnh

của đường gấp khúc.

Hình 1.1. Một số đường gấp khúc.

1
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Đa giác n cạnh là đường gấp khúc n cạnh (n  3) sao cho đỉnh đầu A1 và đỉnh cuối

An 1 trùng nhau, cạnh đầu A1A2 và cạnh cuối An An 1 không cùng nằm trên một đường thẳng.

Đa giác n cạnh còn gọi là n -giác. Kí hiệu đa giác là A1A2 ...An .

Các điểm Ai gọi là các đỉnh của đa giác, các đoạn thẳng AA
i i 1
gọi là các cạnh của đa

giác, các góc Ai 1AA


i i 1
gọi là góc đa giác đỉnh Ai , các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề

nhau gọi là các đường chéo của đa giác.

Hình 1.2. Một số đa giác.


- Đa giác đơn là đa giác mà bất kì hai cạnh không liên tiếp nào cũng không có điểm
chung.
- Đa giác lồi là đa giác mà nó nằm về một phía đối với đường thẳng chứa bất kì
cạnh nào của đa giác đó.
?1. Trong các đa giác ở Hình 1.2, đa giác nào là đa giác đơn, đa giác nào là đa giác
lồi? Vẽ một đa giác không đơn 6 cạnh.
1.1.2. Định lý Jordan
Định lý 1.1. (Định lý Jordan): Cho H là đa giác nằm trong mặt phẳng P. Khi đó
tập hợp P\H là hợp của hai tập H 0, H * có các tính chất sau:

a) Bất kì hai điểm nào cùng thuộc vào một trong tập hợp đó đều có thể nối với
nhau bằng một đường gấp khúc không có điểm chung với H;
b) Một đường gấp khúc bất kì nối hai điểm thuộc tập H 0, H * thì luôn có điểm

chung với H;
2
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

c) Tập H 0 không chứa đường thẳng nào, tập H * có chứa những đường thẳng.
Tập H 0 trong định lý gọi là miền trong của đa giác H, tập H * gọi là miền ngoài
của đa giác H, mỗi điểm của H 0 gọi là điểm trong của đa giác, mỗi điểm của gọi H * là điểm
ngoài của đa giác.
Tập H 0  H  P \ H * gọi là miền đa giác H. Kí hiệu [H].
1.1.3. Các tính chất của đa giác
Trong mặt phẳng cho điểm A và một số   0 , tập hợp tất cả các điểm cách A một
khoảng nhỏ hơn  được gọi là lân cận  của điểm A. Nói cách khác, lân cận  của A là
tập hợp những điểm nằm trong đường tròn tâm A bán kính  . Kí hiệu (A,  ).
a) Điểm A là điểm trong của đa giác H nếu có một lân cận của A chứa trong H 0 ,
tức có   0 sao cho (A,  )  H 0 .
b) Điểm A là điểm ngoài của đa giác H nếu có một lân cận của A chứa trong H * ,

tức có   0 sao cho (A,  )  H * .


c) Nếu A H thì mọi lân cận (A,  ) đều có chứa điểm trong và điểm ngoài của
H, tức  (A,  ) ta có (A,  )  H 0   và (A,  )  H *   .

Cho A là một đỉnh của đa giác H và hai cạnh của H có chung đỉnh A là AB và AC.
Khi đó, lân cận được chia thành hai phần: một phần nằm trong góc BAC kí hiệu phần I, phần
nằm ngoài góc BAC kí hiệu phần II. Nếu một trong hai phần đó chứa một điểm trong (tương
ứng điểm ngoài) của H thì mọi điểm của phần đó đều là điểm trong (tương ứng điểm ngoài)
của H. Một trong hai phần đó chứa trong H 0 và phần kia chứa trong H * . Đỉnh A được gọi
là đỉnh lồi nếu phần I chứa trong H 0 , và được gọi là đỉnh lõm nếu phần I chứa trong H * .
1.1.4. Phân hoạch các đa giác, đồng phân
Đa giác H được gọi là được phân hoạch thành các đa giác H 1, H 2,..., H s nếu:

i) Nếu các đa giác đôi một không có điểm trong chung, tức là
H i 0  H j 0   với i  j .
s
ii) Miền đa giác H là hợp của các miền đa giác H i , tức là [H ]  [H i ].
i 1

3
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Nếu đa giác H được phân hoạch thành các tam giác thì cách phân hoạch đó gọi là tam
giác phân.
Định lý 1.2: Bằng một đường chéo thích hợp mọi n-giác đơn đều có thể phân hoạch
thành hai đa giác có số cạnh bé hơn n.
Bằng phương pháp quy nạp theo số cạnh n của đa giác, ta có định lý sau:
Định lý 1.3: Mọi đa giác đơn bất kì đều có tam giác phân.
Hai đa giác đồng phân. Hai đa giác đơn H và H’ được gọi là đồng phân nếu chúng
được phân hoạch thành các đa giác đôi một tương ứng bằng nhau.
?2. Từ một mảnh giấy hình tam giác. Hãy tìm cách cắt, sau đó ghép (không chồng lên
nhau) sao cho được hình chữ nhật.
Ví dụ 1.1: Một hình chữ nhật luôn có tam giác đồng phân với nó. Ngược lại, mọi tam
giác luôn có một hình chữ nhật đồng phân với nó.
Thật vậy, cho hình chữ nhật ABCD, gọi C’ là điểm đối xứng của C qua B. Khi đó,
hình chữ nhật ABCD đồng phân với tam giác ACC’.
Ngược lại, cho tam giác ABC. Giả sử BC là cạnh lớn nhất, kẻ đường cao AH ta có
H nằm giữa A và C. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Kẻ BB’, CC’ vuông góc
với đường thẳng EF. Khi đó, ta chứng minh được tam giác ABC đồng phân với hình chữ
nhật BB’C’C (Hình 1.3).

Hình 1.3
1.1.5. Diện tích đa giác
Hàm diện tích. Gọi D là tập tất cả các đa giác đơn trong mặt phẳng.

Ánh xạ S : D  R  gọi là hàm diện tích nếu thỏa các tính chất sau:

4
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

i) Nếu hai đa giác H và H’ bằng nhau thì S(H)=S(H’);


ii) Nếu các đa giác H được phân hoạch thành các đa giác H 1, H 2,..., H s thì

s
S (H )   S (H ) ;
i 1
i

iii) Nếu H là hình vuông có cạnh bằng 1 thì S(H)=1.


Nếu có ánh xạ S như vậy thì S(H) được gọi là diện tích của đa giác H.
Định lý 1.4: Hàm diện tích tồn tại và duy nhất.
Định lý 1.5: Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
Định lý 1.6: Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh và chiều cao tương ứng.
Chứng minh: Cho tam giác ABC có các cạnh BC=a, CA=b, AB=c và chiều cao
tương ứng là ha , hb , hc . Xét các tam giác đồng dạng ta có aha  bhb  chc . Giả sử tam giác
ABC có cạnh BC lớn nhất. Khi đó, ta biết tam giác ABC đồng phân với hình chữ nhật
BB’C’C (như ví dụ 1.1) nên
1 1 1
SABC  S BB 'C 'C  BB '.BC  a.ha  b.hb  c.hc . .
2 2 2
Diện tích đa giác đơn. Mỗi đa giác đơn đều có tam giác phân. Theo tính chất của
hàm diện tích thì diện tích đa giác đơn bằng tổng diện tích các tam giác phân đó.
Diện tích và đồng phân. Ta có hai đa giác đồng phân thì có diện tích bằng nhau. Xét
mệnh đề đảo có đúng không?
Bổ đề: Nếu đa giác H 1 đồng phân với đa giác H 2 , đa giác H 2 đồng phân với đa

giác H 3 thì đa giác H 1 đồng phân với đa giác H 3 .

Định lý 1.7: Hai hình chữ nhật có cùng diện tích thì đồng phân.
Định lý 1.8: Hai đa giác đơn có cùng diện tích thì đồng phân.

5
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

?3. Quan sát hình 1.4, dùng phương pháp


đồng phân để lập luận từ đó phát hiện ra tính
chất/mệnh đề quen thuộc nào?
Tìm hiểu một số cách khác theo phân hoạch để
được kết quả của tính chất/mệnh đề đó?

1.1.6. Các vấn đề liên quan trong tam giác, tứ giác liên hệ trong chương trình hình
học ở trường phổ thông
1.1.6.1. Các vấn đề liên quan trong tam giác, tứ giác
Một số vấn đề cơ bản trong tam giác như sau
- Quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc, quan hệ giữa cạnh và góc đối diện
trong tam giác
- Tính chất đồng quy của ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác, ba trung trực
trong tam giác
- Định lý Pythagore, Thales
- Tính chất đường trung bình của tam giác, đường phân giác trong tam giác
- Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
- Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Một số vấn đề cơ bản trong tứ giác như sau: Hình ảnh thực tế trực quan, định nghĩa,
tính chất và các dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác Hình thang, Hình thang cân, Hình
bình hành, Hình chữ nhật, Hình thoi, Hình vuông.
?4. Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống các vấn đề cơ bản trong tam giác, tứ giác trong
chương trình hình học ở trường Trung học cơ sở.
1.1.6.2. Các công thức tính diện tích đa giác thường gặp
- Diện tích tam giác
1 1 1 1 1 1
S ABC  aha  bhb  chc  bc sin A  ac sin B  ab sin C
2 2 2 2 2 2
abc
 2R sin A sin B sin C 
2
 pr  p(p  a )(p  b)(p  c).
4R

6
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Diện tích hình chữ nhật, hình vuông: SABCD  ab, S ABCD  a 2 .

- Diện tích hình bình hành: SABCD  ah.

1
- Diện tích hình thang: S ABCD  (a  b)h.
2
1
- Diện tích hình thoi: SABCD  AC .BD.
2
- Diện tích đa giác: Ta có S (H )   S ( ) .
i

1.2. Đường tròn và các vấn đề liên quan đến đường tròn
1.2.1. Các khái niệm
Đường tròn là tập hợp những điểm M trong mặt phẳng cách điểm O cố định một
khoảng không đổi R  0 . Kí hiệu đường tròn tâm O bán kính R  0 là (O, R) . Vậy:


(O, R)  M | OM  R . 
Đoạn thẳng nối hai điểm phân biệt A, B trên đường tròn được gọi là dây cung, kí
hiệu AB , đặc biệt dây cung đi qua tâm gọi là đường kính, phần đường tròn giới hạn bởi hai

điểm A, B được gọi là cung AB . Ta có hai cung: cung lớn AmB và cung bé AnB .
Hình tròn [O, R ] là tập hợp những điểm M trong mặt phẳng cách điểm O cố định

một khoảng không lớn hơn R  0 .


O, R   M | OM  R .
  
?5. Hệ thống các tính chất sau bằng sơ đồ tư duy
- Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn, hai đường tròn.
- Các tính chất liên hệ trong đường tròn: dây cung - cung, đường kính - dây
cung, dây cung - khoảng cách từ tâm đến dây cung.
- Các loại góc với đường tròn: góc nội tiếp, góc ở tâm, góc tạo bởi tiếp tuyến
và dây cung, góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn.

7
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

1.2.2. Độ dài đường tròn, diện tích hình tròn


Một đa giác được gọi là nội tiếp đường tròn nếu các đỉnh của đa giác đều nằm trên
đường tròn, được gọi là ngoại tiếp đường tròn nếu các cạnh của đa giác đều tiếp xúc với với
đường tròn với tiếp điểm thuộc cạnh đó.
Tổng các độ dài các cạnh của đa giác gọi là chu vi của đa giác đó. Chu vi của đa giác
nội tiếp đường tròn luôn bé hơn chu vi của đa giác ngoại tiếp đường tròn đó. Chẳng hạn,
luôn bé hơn 8R là chu vi của hình vuông ngoại tiếp.
Tập hợp các chu vi của các đa giác nội tiếp có cận trên đúng: sup(D)=l.
Cận trên đúng trên được gọi là độ dài của đường tròn (O, R) .

Tính chất:
- Độ dài đường tròn lớn hơn chu vi của mọi đa giác nội tiếp đường tròn đó.
- Cho trước số   0 luôn tồn tại một đa giác nội tiếp đường tròn (O, R) có

chu vi p sao cho l  p   .


- Đối với mọi đường tròn, tỉ số giữa độ dài đường tròn và đường kính là một
hằng số, mà ta kí hiệu là  .
Thật vậy, giả sử hai đường tròn (O, R) và (O ', R ') lần lượt có độ dài là l và l’. Ta

chứng minh rằng l : 2R  l ' : 2R ' hay l : l '  R : R ' .


Ta xét trường hợp l : l '  R : R ' , đặt k  R : R ' thì l > kl’.
Lấy một đa giác D nội tiếp (O, R) sao cho chu vi p của thỏa điều kiện l  p  l  kl '

hay p > kl’.


Gọi D’ là đa giác đồng dạng với D và nội tiếp với (O ', R ') có chu vi là p’ thì p =

kp’. Nhưng p > kl’ nên kp’ > kl’ hay p’ > l’ (mâu thuẫn với định nghĩa l).
Trường hợp l : l '  R : R ' chứng minh tương tự.
Như vậy, công thức tính độ dài đường tròn là l  2 R .
Định lý 1.9: Diện tích hình tròn [O, R ] là S  4 R 2 .

8
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Chứng minh: Trước hết ta chứng minh rằng nếu G là đa giác sao cho [G]  [O, R ]

thì S (G )   R2 . Ta sẽ xét cho trường hợp G là đa giác nội tiếp đường tròn có chu vi p. Giả

sử đa giác là A1A2 ...An . Gọi h1, h2,..., hn là chiều cao của các tam giác OA1A2 , OA2A3 ,...,

OAn A1 . Vì hi  R, i  1,..., n nên

1 1
S (G ) 
2
   
A1A2 .h1  ...  An A1.hn  A1A2  ...  AnA1 R .
2
1 l
 S (G )  pR  R2   R2 .
2 2R
Bây giờ ta chứng minh cho trước số   0 luôn có đa giác G mà [G]  [O, R ] và

 R2  S (G )   . Cho số a sao cho 0 < a < R. Ta có đa giác G1 nội tiếp (O, R) sao cho G1 có

chu vi p  2 R  2a . Gọi G2 là đa giác nội tiếp (O, R) sao cho khoảng cách từ O tới các cạnh

đều lớn hơn R  a . Gọi G là đa giác lồi nội tiếp (O, R) có các đỉnh là đỉnh của G1 và G2.

Khi đó
1
S (G ) 
2
  
p(R  a )   R  a R  a   R2  (  1)Ra  a 2 .

Suy ra  R2  S (G )  a 2  (  1)Ra .

Chọn   a 2  (  1)Ra ta có  R2  S (G )   . (Định lý được chứng minh).

?6. Vẽ một số đa giác đều (lục giác đều, bát giác đều) nội tiếp đường tròn (O, R) và
tính diện tích đa giác đều theo bán kính R.

1.2.3. Các vấn đề liên quan đến đường tròn


1.2.3.1. Phương tích của một điểm đối với một đường tròn
Định lý 1.10: Cho đường tròn (O, R) và một điểm M cố định. Một cát tuyến thay đổi

đi qua M cắt đường tròn tại A, B thì tích vô hướng MA.MB không phụ thuộc vào cát tuyến
đó, nó được gọi là phương tích của điểm M đối với đường tròn (O, R) và kí hiệu PM /(O,R ) .

9
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Chứng minh: Gọi AC là đường kính của đường tròn. Đặt MO=d. Ta có

MA.MB  MA(MC  CB )  MA.MC


 (MO  OA).(MO  OC )
 (MO  OA).(MO  OA)
2 2
 MO  OA  d 2  R 2 .

Vậy phương tích của một điểm M đối với


đường tròn (O, R) được tính theo công thức:
Hình 1.5
PM /(O,R)  MO 2  R2 . Từ đó ta có:

i) Điểm M nằm trên đường tròn khi và chỉ khi PM /(O,R)  0

ii) Điểm M nằm ngoài đường tròn khi và chỉ khi PM /(O,R)  0

iii) Điểm M nằm trong đường tròn khi và chỉ khi PM /(O,R)  0

Chú ý:
a) Đặc biệt, MT là tiếp tuyến của (O), ta có phương tích từ điểm M đối với (O) là:
2
PM /(O )  MT  MA.MB .
b) Cho đường tròn (O) và điểm M, từ M kẻ hai cát tuyến d và d’ cắt (O) lần lượt tại

A, B và C, D. Khi đó: PM /(O ,R )  MA.MB  MC .MD .

Ngược lại, nếu có hai cát tuyến d và d’ cắt nhau tại M. Trên d và d’ lần lượt có A, B

và C, D sao cho MAMB


.  MC .MD thì bốn điểm A, B, C, D thuộc một đường tròn.
Ví dụ 1.2. Cho điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC. Đường tròn (O) có tâm O
tiếp xúc với đường thẳng AC tại A. Một tia Bx cắt (O) tại P và Q. Các tia CP, CQ cắt (O)
lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng MN song song AC.
Hướng dẫn giải. Ta có BA là tiếp tuyến, cát tuyến BPQ của (O) nên

BA2  BP.BQ  BC 2 . Vậy (O’) ngoại tiếp tam giác CPQ tiếp xúc đường thẳng AC tại C.

10
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Đối với (O) ta có MNP  NQP , đối với (O) ta có MNP  ACP , từ đó suy ra

MNP  ACP  MN song song AC.


1.2.3.2. Trục đẳng phương của hai đường tròn
Định lý 1.11: Cho hai đường tròn (O, R) và (O ', R ') với O không trùng O’. Quỹ tích

những điểm có cùng phương tích đối với hai đường tròn đó là một đường thẳng. Đường
thẳng đó được gọi là trục đẳng phương của hai đường tròn đó.
Chứng minh: Lấy điểm M bất kì. Gọi H là hình chiếu của M lên OO’, gọi I là trung
điểm của OO’.
Ta có PM /(O,R)  PM /(O ',R ')

2 2
 MO  R  MO '  R '2
2

2 2
 MO  MO '  R2  R '2

 (MO  MO ')(MO  MO ')  R2  R2

 2 MI .O 'O  R 2  R '2
Hình 1.6
 2( MH  HI ).O 'O  R  R ' 2 2

 2 HI .O 'O  R 2  R '2 .

Từ đó suy ra H là một điểm cố định. Vậy quỹ tích của M chính là đường thẳng vuông
góc với OO’ tại H.
?7. Xác định trục đẳng phương của hai đường tròn trong các trường hợp sau: Hai
đường tròn cắt nhau; Hai đường tròn tiếp xúc nhau; Hai đường tròn không cắt nhau.
Chú ý: Hiệu phương tích từ một điểm đến hai đường tròn (O, R) và (O ', R ') bằng

2MH .O 'O , với H là hình chiếu của M lên trục đẳng phương  của (O) và (O’). Khi đó ta
có MH//OO’. Thật vậy, ta xét hiệu:

11
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2 2
PM /(O,R)  PM /(O ',R ')  MO  MO '  (R2  R '2 )
 2( MH  HI ).O 'O  (R2  R '2 )
 2MH .O 'O
Ví dụ 1.3. Cho đường tròn (O) và (O’) cắt nhau, đường nối tâm OO’ cắt (O) tại A, B
và cắt (O’) tại C, D. Một tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn có tiếp điểm lần lượt là
E và F. Các đường thẳng AE và DF cắt nhau tại M, BE và CF cắt nhau tại N. Chứng minh:
a) Tứ giác MENF là hình chữ nhật
b) MN vuông góc OO’.
Hướng dẫn giải:

a) Ta có OE//O’F nên EOA  FO 'C  EAB  FCD , do đó EA//FC.


Tương tự ta chứng minh được EB//FD. Hơn nữa AM vuông góc EB nên MENF là
hình chữ nhật.
b) Ta có tứ giác AEFD nội tiếp, từ MA.ME=MF.MD ta có M thuộc trục đẳng phương
của hai đường tròn (O) và (O’), tương tự đối với N. Suy ra MN là trục đẳng phương của (O)
và (O’) nên MN vuông góc OO’.
?8. Cho ba đường tròn (O1,R1), (O2,R2), (O3,R3) với R1=R3 và R1 khác R2. Với (O1,R1) cắt
(O2,R2) tại hai điểm A, B, (O2,R2) tiếp xúc ngoài (O3,R3) tại C, (O3,R3) ngoài nhau với (O1,R1).
Hãy xác định trục đẳng phương của các cặp đường tròn. Từ đó có nhận xét gì về ba trục
đẳng phương của các cặp đường tròn?

1.2.3.3. Tâm đẳng phương của ba đường tròn


Định lý 1.12: Cho ba đường tròn có tâm không thẳng hàng. Khi đó ba trục đẳng
phương của ba cặp đường tròn đó đồng quy tại một điểm. Điểm đó được gọi là tâm đẳng
phương của ba đường tròn.
Chứng minh: Gọi là d1 trục đẳng phương của O1 , R1  và O2 , R2  , d 2 trục đẳng
phương của O3 , R3  và O2 , R2  . Vì O1 , O2 , O3 không thẳng hàng nên d1 , d 2 cắt nhau tại I.
Như vậy, P I /( O1 , R1 ) =P I /( O2 , R2 ) =P I /( O3 , R3 ) . Từ đó suy ra I cũng nằm trên trục đẳng phương

d 3 của hai đường tròn O1 , R1  và O3 , R3  .

12
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

1.2.3.4. Góc giữa hai đường tròn


Cho hai đường tròn (O, R) và (O ', R ') có chung điểm A. Gọi t và t’ là hai tiếp tuyến

của hai đường tròn tại điểm A. Góc giữa hai tiếp tuyến t và t’ được gọi là góc giữa hai đường
tròn.
Khi t  t ' thì góc giữa hai đường tròn bằng 0. Khi đó hai đường tròn tiếp xúc với nhau
tại A. Khi t  t ' thì ta gọi hai đường tròn đó trực giao với nhau.
Chú ý: Điều kiện trực giao của hai đường tròn
a) Hai đường tròn trực giao với nhau tại A khi và chỉ khi tiếp tuyến tại A của
đường tròn này đi qua tâm của đường tròn kia;
b) Hai đường tròn trực giao khi và chỉ khi OO '2  R 2  R '2 ;
c) Hai đường tròn trực giao khi và chỉ khi PO '/(O,R)  R '2 hoặc PO/(O ',R ')  R2 ;

d) Hai đường tròn trực giao khi và chỉ khi một đường thẳng qua tâm của một
đường tròn cắt cả hai đường tròn theo hai cặp điểm liên hợp điều hòa.
Chứng minh: a), b), c) dễ dàng chứng minh. Ta chứng minh d)
Giả sử đường thẳng đi qua O’ cắt (O, R) tại A và B cắt (O ', R ') tại C và D. Theo c)

2 2
ta có (O, R) và (O ', R ') trực giao nên PO '/(O,R)  R '  O ' AO
2
. ' B  O 'C  O ' D . Suy

ra A, B, C, D là hàng điểm điều hòa.


1.3. Một số phương pháp giải các dạng toán cơ bản trong hình học phẳng
1.3.1. Bài toán chứng minh hình bằng nhau
Phương pháp chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
- Hai đoạn thẳng cùng độ dài;
- Hai đoạn thẳng cùng bằng đoạn thẳng trung gian;
- Tính chất hai đường thẳng song song chắn giữa hai đường thẳng song song;
- Hai đoạn thẳng bằng nhau được suy ra từ tính chất của tam giác cân, tam giác đều,
tam giác vuông, Tính chất hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi,...
- Hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau;
- Định nghĩa trung điểm, trung tuyến, trung trực,...

13
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Định lí đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang;
- Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, liên hệ giữa dây và cung, đường kính và dây của
đường tròn;…
Phương pháp chứng minh hai góc bằng nhau
- Hai góc có cùng số đo; Sử dụng định nghĩa, tính chất đường phân giác (khoảng cách
từ một điểm trên tia Ot đến Ox và Oy bằng nhau,...);
- Hai góc đối đỉnh; Hai góc cùng bằng góc thứ ba;
- Sử dụng tính chất của hai đường thẳng song song;
- Hai góc cùng nhọn hoặc cùng tù có cạnh tương ứng song song;
- Hai góc có cạnh tương ứng vuông góc;
- Hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau; đồng dạng
- Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung;
- Hai góc đáy của tam giác cân, hình thang cân; Các góc của tam giác đều, đa giác
đều;
- Sử dụng các tính chất về góc của hình bình hành;
- Sử dụng hàm số lượng giác sin, cos, tan và cot.
Ví dụ 1.4. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Điểm D là điểm di động
trên cung nhỏ AC. Gọi E là giao điểm của AC và BD, F là giao điểm của AD và BC. Chứng
minh:
a) Góc AFB bằng góc ABD;
b) Tích AE.BF không đổi.
Hướng dẫn giải: Hai tam giác đồng dạng chứa cạnh AE và BF.
1.3.2. Bài toán chứng minh các đường thẳng song song, vuông góc
Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song
- Sử dụng định lí Thales đảo.
- Hai góc bằng nhau ở vị trí so le, đồng vị.
- Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang, hình bình hành;
- Sử dụng tính chất của hình bình hành, hình thoi,...
- Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba;

14
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
Phương pháp chứng minh hai đường thẳng vuông góc
- Số đo góc tạo bởi hai đường thẳng bằng 900;
- Liên hệ giữa quan hệ song song và vuông góc;
- Dùng định lí Pythagore đảo; trong tam giác đường trung tuyến ứng với một cạnh
bằng nửa độ dài cạnh.
- Sử dụng tính chất đường cao, trung trực, 2 phân giác trong và ngoài của một góc;
- Sử dụng hai tam giác đồng dạng (trong đó 1 tam giác vuông)
- Tính chất tam giác cân, tam giác đều, hình thoi, hình vuông;
- Tính chất tiếp tuyến của đường tròn; Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn;
- Sử dụng tính chất đường kính của đường tròn đi qua trung điểm của dây cung thì
vuông góc với dây cung đó;
- Sử dụng tính chất trục đẳng phương của hai đường tròn.
Ví dụ 1.5. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, điểm D thuộc cạnh AB sao cho
𝐴𝐷=1/3 𝐴𝐵. Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng đi qua B và vuông góc với DM cắt
AC tại E. Chứng minh DE song song BC.
Hướng dẫn giải: Gọi F là điểm đối xứng của C qua A. Tam giác BFE có D là trực
tâm nên ED//CB.
Ví dụ 1.6. Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi I là trung điểm của AC.
Qua I kẻ đường vuông góc với BC, qua C kẻ đường vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại
E. Chứng minh rằng AE vuông góc với BI.
Hướng dẫn giải:
Hướng 1: Gọi D là giao điểm của AB và EI. Sử dụng tính chất 3 đường cao trong tam
giác suy ra hai đường thẳng vuông góc. Chứng minh BI vuông góc CD và CD song song AE.
Hướng 2: Gọi D là giao điểm của BI và EC. Sử dụng tính chất 3 đường cao trong tam
giác suy ra hai đường thẳng vuông góc. Chứng minh ABCD là hình bình hành.
Hướng 3: Gọi D là giao điểm của AB và EI. Sử dụng tam giác đồng dạng suy ra hai
góc vuông bằng nhau.

15
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

1.3.3. Bài toán chứng minh các điểm thẳng hàng, các đường thẳng đồng quy
Phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng
- Góc kề bù;
- Ba đoạn thẳng nối hai điểm trong ba điểm có một đọan thẳng bằng tổng hai đoạn
thẳng còn lại;
- Sử dụng tính chất hình thang, hình bình hành (trung điểm 2 cạnh bên, trung điểm
đường chéo thẳng hàng);
- Đường thẳng tạo bởi hai điểm đi qua điểm còn lại;
- Dùng các định lí Menelaut, đường thẳng Simson, Euler;
- Dùng tiên đề V: hai đường thẳng AB, AC cùng song song (vuông góc) với một
đường thẳng khác;
- Sử dụng tính chất các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ:
- Nếu 𝐾𝐴/𝐾𝐷=𝐾𝐵/𝐾𝐸=𝐾𝐶/𝐾𝐹 và D, E, F thẳng hàng thì A, B, C cũng thẳng hàng.
Phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy
- Đường thẳng thứ ba đi qua giao điểm của hai đường thẳng kia;
- Một điểm cùng thuộc ba đường thẳng;
- Dựa vào tính chất đồng quy của 3 đường trung tuyến, phân giác, đường cao, đường
trung trực trong tam giác;
- Dùng định lí Cê-va.
Chú ý: Việc chứng minh 3 đường thẳng đồng quy có thể quy về việc chứng minh 3
điểm thẳng hàng, và ngược lại. Thật vậy, để chứng minh a, b, c đồng quy, ta gọi C là giao
điểm của a và b, trên a lấy 2 điểm A và B, chứng minh A, B, C thẳng hàng.
Ví dụ 1.7. Cho O, H, G lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm, trọng tâm của
tam giác ABC. Khi đó ba điểm O, H, G cùng thuộc một đường thẳng và GH = 2GO (đường
thẳng này được gọi là đường thẳng Euler của tam giác ABC).
Hướng dẫn giải:
Hướng 1: Chứng minh hai góc bằng nhau nhờ hai tam giác đồng dạng.
Hướng 2: Chứng minh trọng tâm G thuộc trung tuyến GO.

16
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 1.8. Cho hai đường tròn (O) và (O’) có bán kính R và R’ (R > R’) tiếp xúc
ngoài tại C. Gọi AC, BC là hai đường kính của hai đường tròn (O) và (O’), DE là dây cung
của (O) vuông góc với AB tại trung điểm M của AB. Gọi giao điểm thứ hai của đường thẳng
DC với đường tròn (O’) là F.
a) Chứng minh B, E, F thẳng hàng.
b) Đường thẳng BD cắt (O’) ở G. Chứng minh DF, EG và AB đồng quy.
Hướng dẫn giải: Chứng minh hai đường thẳng cùng song song (hoặc cùng vuông góc
với đường thẳng thứ 3).
1.3.4. Bài toán chứng minh tứ giác nội tiếp
Phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn
- Tổng hai góc đối trong tứ giác bằng 1800;
- Bốn đỉnh của tứ giác cách đều một điểm nào đó;
- Hai đỉnh liên tiếp nhìn hai đỉnh còn lại dưới hai góc bằng nhau;
- Góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó;
- Sử dụng định lý Ptoleme.
- Sử dụng phương tích của một điểm đối với đường tròn
Ví dụ 1.9. Cho đường tròn (O), điểm K nằm ngoài (O), kẻ các tiếp tuyến KA, KB và
cát tuyến KCD với (O), (A, B, C, D thuộc (O)). Gọi M là giao điểm của OK và AB. Chứng
minh rằng CMOD là tứ giác nội tiếp.
Hướng dẫn giải: Chứng minh hai góc bằng nhau nhờ hai tam giác đồng dạng hoặc sử
dụng tính chất phương tích của một điểm đối với đường tròn.

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1


Chủ đề 1: Bài toán chứng minh hệ thức hình học (Phương pháp giải và Ví dụ minh họa).
Chủ đề 2: Bài toán đo lường (Các công thức cơ bản và bài toán đo lường trong thực tiễn).
Chủ đề 3: Bài toán ứng dụng diện tích tam giác vào giải một số dạng toán hình học.

17
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

BÀI TẬP CHƯƠNG 1


n(n  3)
1. a) Chứng minh rằng n-giác có tất cả đường chéo.
2
b) Chứng minh rằng tổng số đo các góc ở đỉnh của một n-giác lồi bằng

n  2 .180 . Trường hợp với đa giác không lồi thì kết quả trên không đúng. Hãy
0

nêu ví dụ về một tứ giác có tổng các góc bằng 40 .

c) Chứng minh rằng số đo góc của hình n-giác đều là


n  2 .180 0

.
n
d) Chứng minh rằng tổng các góc ngoài của một đa giác lồi có số đo là 360 0 .
2. Hãy dựng hình vuông đồng phân với mỗi đa giác sau:

3. Hãy dựng một tam giác đồng phân với tứ giác đã cho.
4. Chứng minh định lí Pythagore bằng phương pháp đồng phân.
5. Có hay không hai tứ giác có cùng chu vi nhưng một tứ giác có diện tích gấp n lần
diện tích tứ giác kia.
6. Chứng minh rằng trong số các tam giác có cùng chu vi thì tam giác đều có diện
tích lớn nhất.
7. Tồn tại hay không một tam giác có tất cả đường cao đều nhỏ hơn 1 (đơn vị diện
tích) nhưng diện tích lại bằng 100?
8. Cho tam giác ABC. Lấy điểm D và E trên cạnh AB và AC sao cho BD = CE. Gọi
M, N là trung điểm của BC và DE. Đường thẳng qua M và N lần lượt cắt AB và AC tại P và

Q. Chứng minh MPB  MQC

18
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

9. Cho tam giác ABC có Â=1200 , các tia phân giác AD, BE, CF. Chứng minh tam
giác EDF vuông.
10. Cho tam giác ABC. Dựng về phía ngoài tam giác hai tam giác đều ABE, ACF.
Dựng hình bình hành AEDF. Chứng minh tam giác BDC đều.
11. Gọi (O, R) và (I, r) là các đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác ABC.

Chứng minh rằng OI 2  R2  2Rr .


12. Cho hai đường tròn (O, R) và (O ', R ') cắt nhau tại A và B. Một điểm P nằm trên

đường thẳng AB (khác A và B). Gọi d là tiếp tuyến chung của (O) và (O’) với tiếp điểm lần
lượt là C và C’. Đường thẳng PC cắt (O) tại D, PC’ cắt (O’) tại D’. Chứng minh rằng tứ giác
CDD’C’ nội tiếp.
13. Cho tam giác ABC, các điểm M, N thuộc AB và AC sao cho MN song song BC.
Xác định trục đẳng phương của hai đường tròn có đường kính BN và CM.
14. Cho đường tròn (O) và một đường kính AA’ cố định. Từ một điểm B trên đường
thẳng AA’ dựng đường thẳng (d) vuông góc với AA’. Một cát tuyến thay đổi qua B cắt (O)
tại M và M’. AM và AM’ cắt (d) ở N và N’. Chứng minh rằng 4 điểm M, M’, N, N’ cùng
nằm trên một đường tròn.
15. Cho đường tròn (O) và đường kính AB, điểm M thuộc đường tròn. Vẽ điểm N
đối xứng với A qua M. BN cắt đường tròn ở C. Gọi E là giao điểm của AC và BM. Gọi F là
điểm đối xứng của E qua M. Chứng minh FA là tiếp tuyến của (O).
16. Cho đường tròn (O) nội tiếp trong tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là hai tiếp
điểm của đường tròn đó với hai cạnh AB và AC. Tia MN cắt phân giác của góc B tại P.
Chứng minh BP vuông góc CP.
17. Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không có điểm chung với (O). Kẻ OA
vuông góc với d. Qua A kẻ một cát tuyến cắt (O) tại B, C. Tiếp tuyến tại B và C cắt d lần
lượt ở D và E. Chứng minh AD = AE.
18. Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ BH vuông góc AC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm
của HC và AD. Chứng minh rằng BN vuông góc MN.
19. Cho tam giác ABC. Dựng về phía ngoài tam giác các hình vuông ABDE và
ACGH. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh EH, EB, BC, CH. Chứng minh:
19
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

a) BH = CE và BH vuông góc CE.


b) Tứ giác MNPQ là hình vuông.
20. Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn (O). Gọi E là giao điểm của hai cạnh
đối AD và BC; gọi F là giao điểm của hai cạnh đối DC và AB. Chứng minh các tia phân giác
trong của hai góc E và F vuông góc nhau.

20
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Chương 2
HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

Chương này trình bày những vấn đề trong hình học không gian gồm đa diện và các
tính chất liên quan đến đa diện như phân hoạch, thể tích khối đa diện, ngoài ra các quan hệ
quen thuộc trong hình học như quan hệ liên thuộc, song song, vuông góc cũng được hệ thống,
phân tích các phương pháp giải và ứng dụng cụ thể qua các ví dụ minh họa. Từ đó SV hệ
thống hóa các kiến thức cơ bản của hình học không gian đồng thời liên hệ với các vấn đề
trong dạy học hình học ở trường phổ thông.

2.1. Hình đa diện và thể tích khối đa diện


2.1.1. Hình đa diện – Khối đa diện
2.1.1.1. Hình đa diện
Đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác, gọi là các mặt của đa diện,
thỏa mãn các tính chất sau:
a) Hai mặt phẳng phân biệt chỉ có thể hoặc không giao nhau hoặc có một đỉnh
chung, hoặc có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh thuộc một mặt là cạnh chung của đúng hai mặt.
c) Cho hai mặt S và S’, luôn tồn tại một dãy các mặt S 0, S1,..., Sn sao cho

S 0  S , S n  S ' và với bất kì hai mặt nào cũng đều có một cạnh chung.

Các đỉnh, cạnh của các mặt theo thứ tự được gọi là các đỉnh, cạnh của đa diện.
Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả đa diện đó.
Một số đa diện quen thuộc đã biết như hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp,
tứ diện, …

21
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Hình 2.1. Một số hình đa diện.

Khái niệm đa diện theo thể hình học


Cho hình G trong mặt phẳng.
Điểm X được gọi là điểm trong của hình G nếu   0 : (X ,  )  G .
Hình G được gọi là miền nếu mọi điểm của nó đều là điểm trong và bất kỳ hai điểm
nào của nó đều có một đường gấp khúc thuộc G .
Điểm X được gọi là điểm biên của hình G nếu

  0 : (X ,  )  G  , (X,  )  G   .

Hợp của miền G và các điểm biên của nó được gọi là miền đóng của G .
Tương tự ta có các khái niệm trong không gian: khái niệm điểm trong, điểm biên,
miền không gian, miền không gian đóng. Miền không gian đóng được gọi là thể hình học.
Hình đa diện là thể hình học mà biên của nó là các hình đa giác.
Các đa giác được gọi là mặt của hình đa diện, các đỉnh của đa giác được gọi là đỉnh
của đa diện.
Định lý 2.1. (Định lý Jordan) Cho đa diện D nằm trong không gian E. Khi đó tập E\D
là tập của hai tập hợp D0 và D * có tính chất sau:
a) Hai điểm thuộc cùng một tập luôn có thể nối với nhau bằng một đường gấp khúc
nằm hoàn toàn trong tập đó (đường gấp khúc không có điểm chung với D);
22
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

b) Mọi đường gấp khúc nối hai đường thuộc hai tập D0 và D * khác nhau đều có
điểm chung với đa diện;
c) Tập D0 không chứa đường thẳng nào, còn D * có chứa những đường thẳng.
Tập D * được gọi là miền ngoài của đa diện, D0 được gọi là miền trong của đa diện.
Điểm thuộc miền ngoài được gọi là điểm ngoài, điểm thuộc miền trong gọi là điểm trong
của đa diện. Tập D  D 0 gọi là khối đa diện tạo bởi D. Kí hiệu [D].
2.1.1.2. Đa diện lồi
Đa diện lồi là đa diện nằm về một phía đối với bất kì mặt phẳng nào chứa mặt của đa
diện đó.
Mệnh đề: Nếu D là đa diện lồi thì miền trong của nó là giao của mọi nửa không
gian mở có bờ là mặt phẳng chứa một mặt của D và D nằm trong nửa không gian đó. Nếu
hai điểm A, B thuộc miền trong của D thì đoạn thẳng AB cùng thuộc miền trong của D .
Tính chất của đa diện lồi. Giả sử m là số mặt, c là số cạnh, d là số đỉnh của đa diện,
mk là số mặt k -giác, dk là số đỉnh của đa diện tại đó xuất phát k cạnh. Khi đó:

2c  3m3  4m4  ...  kmk  ... và 2c  3d3  4d4  ...  kdk  ... ;

m  m3  m4  ...  mk  ... và d  d3  d4  ...  dk  ...

Định lí 2.2. (Định lí Euler) Kí hiệu d, m, c lần lượt là số đỉnh, số mặt, số cạnh của đa

diện D . Khi đó, số  (D)  d  c  m được gọi là đặc số Euler của đa diện.
Đặc số Euler của đa diện lồi bằng 2. Tức là ta có, d  c  m  2.
Công thức d  c  m  2 đã được nhà toán học người Pháp Descartes nêu lên
năm 1640 nhưng đến năm 1758 nhà toán học Thụy Sĩ Euler đã chứng minh hoàn toàn
được công thức ấy.
2.1.1.3. Đa diện đều

 
Đa diện đều loại p, q là đa diện lồi có các tính chất sau:

i) Các mặt là những đa giác đều p cạnh (p  3) ;


ii) Mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng q cạnh (q  3) .
Định lí 2.3. Có đúng 5 loại đa diện đều.

23
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

 
Chứng minh. Cho đa diện đều loại p, q , ta có qd  2c  pm . Từ đó ta có

d c m d c m 2 4pq
     .
1 1 1 1  1  1 1  1  1 2p  2q  pq
q 2 p q 2 p q 2 p

4p 2pq 4q
Vậy d  ,c  ,m .
2p  2q  pq 2p  2q  pq 2p  2q  pq

Vì d, c, m   2p  2q  pq  0  (p  2)(q  2)  4.

Từ đó ta có thể chọn được các số nguyên dương p, q thỏa hệ thức trên. Như vậy chỉ
có 5 loại đa diện đều (Hình 2.20):
 Loại {3,3} là hình tứ diện đều: có 4 đỉnh, 6 cạnh, 4 mặt.
 Loại {4,3} là hình lập phương: có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt.
 Loại {3,4} là hình tám mặt đều: có 6 đỉnh, 12 cạnh, 8 mặt.
 Loại {5,3} là hình mười hai mặt đều: có 20 đỉnh, 30 cạnh, 12 mặt.
 Loại {3,5} là hình hai mươi mặt đều: có 12 đỉnh, 30 cạnh, 20 mặt.

Hình 2.2. Các hình đa diện đều


Platon (428 – 348 TCN), nhà triết học Hy Lạp là người đầu tiên chứng minh chỉ tồn
tại 5 loại hình đa diện đều như trên, nên còn gọi các đa diện đều trên là đa diện Platon. Thời
đó, người ta lấy hình tứ diện tượng trưng cho lửa, hình lập phương cho đất, hình bát diện
đều cho không khí, hình thập nhị diện đều cho vũ trụ, hình nhị thập diện đều cho nước.
24
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.1.2. Phân hoạch khối đa diện


Khối đa diện D được gọi là được phân hoạch thành các khối đa diện D1 , D2 , ..., Dn
nếu:

i) Các đa diện đôi một không có điểm trong chung: Di 0  D j 0   với i  j ;


n
ii) [D ]  [Di ] .
i 1

Nhận xét. Bất kỳ đa diện nào đều có thể phân hoạch thành các hình tứ diện.
Ví dụ 2.1. 1) Phân hoạch khối lập phương thành 5 tứ diện, 6 tứ diện.
2) Bằng hai mặt phẳng, hãy phân hoạch một tứ diện thành bốn tứ diện.
Bằng một số ít các mặt phẳng cắt, hãy phân hoạch một tứ diện thành 16 tứ diện.

Hình 2.3 Hình 2.16a Hình 2.4

Hướng dẫn giải: Hình lập phương ABCD.A ' B 'C ' D ' được phân hoạch thành năm
tứ diện như sau: ABDA ', BDCC ', ABC ' B ', A ' DC ' D ', A ' BC ' D (Hình 2.3).
Hình lập phương ABCD.A ' B 'C ' D ' được phân hoạch thành sáu tứ diện như sau:
ABB ' D, AA ' B ' D ', AB ' DD ', BCDD ', BDD ' C ', BB ' C ' D ' (Hình 2.4)
(Minh họa sự phân hoạch ở Hình 2.5).

25
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Hình 2.5
2) Bằng hai mặt phẳng, hãy phân hoạch một tứ diện thành bốn tứ diện.
Ta có thể chia khối tứ diện ABCD thành bốn khối tứ diện bởi 2 mặt phẳng.
Gọi I , J lần lượt là trung điểm của AB,CD . Ta có (ABJ )  (CID )  IJ .
Tứ diện ABCD được phân hoạch thành bốn tứ diện như sau: ACIJ, ADIJ, BCIJ,
BDIJ (Hình 2.6).

Hình 2.6
Tương tự thao tác trên, bằng một số ít các mặt phẳng, hãy phân hoạch khối tứ diện
thành 16 tứ diện.
Mở rộng: dựa trên cách phân hoạch trên, ta có thể phân hoạch một tứ diện đã cho
thành N tứ diện ( N  m.n, m  ,n  , m  1, n  1 ) với số ít nhất các mặt cắt.

26
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.1.3. Thể tích khối đa diện


Gọi D là tập tất cả các đa diện trong không gian.

Ánh xạ V : D  gọi là hàm thể tích nếu thỏa các tính chất sau:
i) Nếu hai đa diện D và D ' bằng nhau thì V (D )  V (D ') ;

ii) Nếu đa diện D được phân hoạch thành các đa diện D1, D2,..., Dn thì

n
V (D )  V (D ) ;
i 1
i

iii) Nếu H là hình lập phương có cạnh bằng 1 thì V (H )  1 .


Nếu có ánh xạ V như vậy thì V (D ) được gọi là thể tích của đa diện D .
Định lí 2.4. Hàm thể tích là tồn tại và duy nhất.
Các công thức tính thể tích khối đa diện
- Thể tích khối hộp chữ nhật có các kích thước là a, b, c : V  abc . Đặc biệt, thể

tích khối lập phương cạnh a là V  a 3 .


- Bằng cách dựng hình chữ nhật đồng phân với hình bình hành (là mặt đáy của của
một hình hộp đứng). Ta có thể chứng minh được: Thể tích khối hộp đứng là tích của chiều
cao và diện tích mặt đáy. Tương tự bằng cách dựng ta có được một hình hộp bất kỳ đồng
phân với một hình hộp đứng nào đó nên thể tích của hình hộp là V  Bh , B là diện tích
đáy, h là chiều cao của hình hộp.
- Thể tích khối lăng trụ tam giác ABC .A ' B 'C ' : Bằng cách bổ sung các đỉnh thứ
1 1
tư D, D ' , ta có VABC .A ' B 'C '  VABCD .A ' B 'C ' D '  h.SABCD  Bh từ đó suy ra V  Bh . Xét
2 2
cho lăng trụ đáy là đa giác bất kỳ, bằng cách phân hoạch nó thành các hình trụ tam giác ta
được: Thể tích khối lăng trụ: V  Bh , B là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp.
1
- Thể tích khối chóp: V  Bh , B là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp.
3

27
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 2.2. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên
SA  a ; hình chiếu vuông góc của đỉnh lên mặt phẳng
S

đáy ( ABCD ) là điểm H thuộc đoạn AC , AH  AC .


4
Gọi CM là đường cao của tam giác SAC . Tính thể tích M

tứ diện SMBC theo a .


A D
Hướng dẫn giải:
H
Cách 1: M là trung điểm của SA , thật vậy
B C
a 2 a 14 3a 2 Hình 1
AH  , SH  , HC   SC  AC  a 2 , Hình 2.7
4 4 4
do đó tam giác SAC cân tại C nên M là trung điểm của SA (Hình 2.7). Từ đó ta có

1 1 1 1 a 3 14
SSCM  SSCA  VSMBC  VB .SCA  VS .ABC  SH .S ABC  .
2 2 2 6 48
Cách 2: Gọi O là tâm của hình vuông ABCD . Dễ dàng chứng minh BO là đường cao của
hình chóp SMBC ứng với đáy SMC .

1 1 1 a 2 1 a 14 a 3 14
VSMBC  BO.SSMC  BO.SSAC  a 2 .
3 6 6 2 2 4 48
Ví dụ 2.3. Chứng minh rằng
a) Trung điểm các cạnh của tứ diện đều là các đỉnh của một bát diện đều. Tính thể
tích bát diện đều nội tiếp tứ diện đều có cạnh là a .
b) Tâm các mặt của một hình lập phương là các đỉnh của một bát diện đều. Tính thể
tích bát diện đều nội tiếp hình lập phương có cạnh là a .
c) Tâm các mặt của một bát diện đều là các đỉnh của một hình lập phương.
Hướng dẫn giải.
a) Giả sử tứ diện đều ABCD có cạnh a . Gọi I , J , M , N , E, F lần lượt là trung

điểm các cạnh của tứ diện. Do các cạnh của đa diện IJMNEF đều bằng nhau nên tất cả các

a
mặt của nó là những tam giác đều cạnh và mỗi đỉnh của đa diện IJMNEF đều xuất phát
2
bốn cạnh (Hình 2.8). Do đó IJMNEF là bát diện đều.

28
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Khi đó

1 1 a 2 a2 a3 2
VIJMNPQ  2VI .MNPQ  2. IO.S MNPQ  2. . .  .
3 3 4 4 24
b) Tương tự ta gọi I , J , M , N , E, F , P,Q lần lượt là trung điểm các cạnh của hình

a 2
bát diện đều. Dễ thấy các cạnh của đa diện IJMN .EFPQ đều bằng nhau và bằng
3
(Hình 2.9). Thể tích khối lập phương có các đỉnh là trọng tâm các mặt của một khối tám mặt
đều cạnh a là
3
a 2  2a 3 2
Vhlp    .
 3  27
 

Hình 2.8 Hình 2.9

?1. Phát biểu một số mệnh đề tương tự như trên liên hệ giữa năm khối đa
diện đều trong không gian, từ đó tính thể tích khối đa diện đều này nội tiếp khối đa diện
đều kia.

29
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.2. Các quan hệ cơ bản trong không gian


2.2.1. Quan hệ liên thuộc
2.2.1.1. Một số tính chất thừa nhận (tiên đề) và mệnh đề về liên thuộc
Tính chất thừa nhận 1. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
cho trước.
Tính chất thừa nhận 2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng
hàng cho trước.
Tính chất thừa nhận 3. Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt
phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó.
Tính chất thừa nhận 4. Tồn tại tồn tại điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Tính chất thừa nhận 5. Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng
có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Tính chất thừa nhận 6. Trong mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết của hình học phẳng
đều đúng.
Điều kiện xác định mặt phẳng
- Mặt phẳng được xác định nếu đi qua ba điểm không thẳng hàng.
- Mặt phẳng được xác định nếu đi qua một đường thẳng và một điểm không thuộc
đường thẳng đó.
- Mặt phẳng được xác định nếu đi qua hai đường thẳng cắt nhau.
2.2.1.2. Các bài toán về quan hệ liên thuộc
a) Bài toán tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
Phương pháp: Tìm điểm chung của hai mặt phẳng. Đường thẳng qua hai điểm chung
đó là giao tuyến của hai mặt phẳng.
Ví dụ 2.4. Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần
lượt là trung điểm của BC, CD, SO. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các mặt phẳng
(SAB), (SAD), (SBC) và (SCD).
Hướng dẫn giải: Kéo dài MN cắt AB và AD, xác định các giao điểm của các đường
thẳng, từ đó tìm hai điểm chung của từng cặp mặt phẳng.

30
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

b) Bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Phương pháp: Để tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P), ta tìm trong (P)
một đường thẳng b cắt a tại điểm A nào đó, thì A là giao điểm của a và (P).
Nếu đường thẳng b chưa sẵn có, thì ta chọn một mặt phẳng (Q) qua a và lấy b là giao
tuyến của (P) và (Q).
Ví dụ 2.5. Cho tứ diện ABCD. Trên AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho
MN không song song với CD. Gọi O là một điểm bên trong tam giác BCD. Tìm giao điểm
của đường thẳng BC và BD với mặt phẳng (OMN).
Hướng dẫn giải: Tìm giao tuyến của (OMN) và (BCD).
c) Bài toán chứng minh các điểm thẳng hàng, các đường thẳng đồng quy
Phương pháp: Để chứng minh 3 điểm thẳng hàng, ta chứng minh ba điểm đó là điểm
chung của hai mặt phẳng phân biệt.
Để chứng minh 3 đường thẳng đồng quy, ta chứng minh giao điểm của hai đường
thẳng này là điểm chung của hai mặt phẳng có giao tuyến là đường thẳng thứ ba.
Ví dụ 2.6. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi I, J là hai điểm nằm trên SA và SC
(với SI > IA, SJ > JC). Một mặt phẳng (P) chứa IJ cắt SB tại M, SD tại N. Gọi O là giao
điểm của AC và BD.
a) Chứng minh rằng IJ, MN,SO đồng quy.
b) Đường thẳng AD cắt BC tại E, IN cắt MJ tại F. Chứng minh rằng S, E, F thẳng
hàng.
Hướng dẫn giải: Gọi L là giao điểm của IJ và MN. Xét hai mặt phẳng (SAD) và
(SBC).
d) Bài toán tìm thiết diện
Thiết diện của một hình đa diện (hình chóp, tứ diện, hình lập phương, hình hộp, …)
với mặt phẳng (P) là đa giác giới hạn bởi các giao tuyến của (P) và các mặt của hình đó.
Phương pháp: Xác định lần lượt các giao tuyến của (P) với các mặt của hình đa diện
theo các bước:
- Từ điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến của (P) với một mặt () của hình đa
diện.

31
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Xác định các giao điểm của giao tuyến này với các cạnh của mặt () của đa diện đó.
Ta sẽ tìm được các điểm chung mới của (P) với các mặt khác, từ đó xác định được
các giao tuyến mới.
- Tiếp tục như bước trên cho tới khi các giao tuyến khép kín ta được thiết diện.
Ví dụ 2.7. Cho hình chóp S.ABCD và M là một điểm thuộc mặt bên (SCD).
a) Xác định giao tuyến của (SAC) và (SBM).
b) Xác định giao điểm của AM với (SBD).
c) Gọi I, J là trung điểm của AB, AD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi (MIJ).
Hướng dẫn giải: Tìm các giao tuyến của mặt phẳng (MIJ) với các mặt của hình chóp,
ta được thiết diện là ngũ giác.
2.2.2. Quan hệ song song
2.2.2.1. Hai đường thẳng song song
- Hai đường thẳng được gọi là song song nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và
không có điểm chung. Kí hiệu a b.
- Các tính chất của hai đường thẳng song song trong không gian giống như xét trong
mặt phẳng.
- Định lí về giao tuyến: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng
song song cho trước thì giao tuyến của chúng cùng phương với hai đường thẳng ấy.
(P )  (Q )  a

b  (P ), c  (Q )  a  b, c .
b c

2.2.2.2. Đường thẳng song song mặt phẳng
- Đường thẳng d và mặt phẳng (P ) được gọi là song song với nhau nếu chúng không
có điểm chung. Kí hiệu d (P ) .
- Điều kiện cần và đủ để đường thẳng song song với mặt phẳng:
d a

d (P )  a  (P ) .
d  (P )

32
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (P ) thì bất kỳ mặt phẳng (Q ) nào chứa
d mà cắt (P ) thì sẽ cắt theo giao tuyến song song với d :

d (P )

d  (Q ) a d.
(P )  (Q )  a

- Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến
(P )  (Q )  a

của chúng song song với đường thẳng đó : (P ) d a d.
(Q ) d

- Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng chứa đường
thẳng a và song song với đường thẳng b kia.
2.2.2.3. Hai mặt phẳng song song
- Hai mặt phẳng được gọi là song song nếu chúng không có điểm chung. Kí hiệu
(P ) (Q ) .
- Điều kiện song song của hai mặt phẳng:
a, b  (P )
a, b  (P ) 
 a  b  O
a  b  O  (P ) (Q );   (P ) (Q ) .
a (Q ), b (Q ) a '  (Q ), b '  (Q )
 a a ', b b '

- Nếu hai mặt phẳng (P ) và (Q ) song song với nhau thì mọi mặt phẳng (R) cắt (P )
thì phải cắt (Q ) và các giao tuyến của chúng song song :

(P ) (Q )

(R)  (P )  a  a b.
(R)  (Q )  b

- Định lí Thales: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn ra trên hai cát tuyến bất kỳ các
đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

33
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

(P ) (Q ) (R)
 AB DE
a  (P ),(Q ),(R)  A, B,C   .
b  (P ),(Q ),(R)  D, E , F BC EF

- Định lí Thales đảo: Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b . Lấy các điểm phân biệt
AB BC CA
A, B,C trên a và A ', B ',C ' trên b sao cho   . Khi đó ba đường thẳng
A ' B ' B 'C ' C ' A '
AA ', BB ',CC ' lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song.
?2. Hệ thống các phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song, đường thẳng
song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song bằng sơ đồ tư duy.
?3. Từ các tính chất về giao tuyến trong quan hệ song song (định lý về giao tuyến) hãy
xác định phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (giao tuyến song song với một
đường thẳng đã cho) và tìm thiết diện qua một đường thẳng song song với một đường
thẳng cho trước.
Ví dụ 2.8. Cho hình lăng trụ ABC .A ' B 'C ' . Gọi H là trung điểm cạnh A ' B ' .
a) Chứng minh CB ' (AHC ') .
b) Tìm giao tuyến d của (AB ' C '),(A ' BC ) . Chứng minh d (BCC ' B ') .
Hướng dẫn giải: Gọi O trung điểm AC ' , chứng minh OH CB ' .
Ta cũng có thể chứng minh cách khác, gọi K là trung điểm AB , ta chứng minh được
(CB ' K ) (AHC ') .
Ví dụ 2.9. Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trọng
tâm của các tam giác SAB và SAD, M là trung điểm của CD. Xác định thiết diện của hình
chóp với mặt phẳng (IJM).
Hướng dẫn giải: Gọi E là trung điểm của SA. Xác định giao tuyến của (IJM) và mặt
đáy (ABCD), từ đó suy ra thiết diện là một ngũ giác.
2.2.3. Quan hệ vuông góc
2.2.3.1. Hai đường thẳng vuông góc
Hai đường thẳng được gọi là vuông góc nếu góc giữa chúng bằng 900.
Tính chất hai đường thẳng vuông góc trong không gian cũng như hai đường thẳng
trong mặt phẳng.
34
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.2.3.2. Đường thẳng vuông góc mặt phẳng


- Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng (P ) nếu nó vuông góc với mọi đường
thẳng nằm trong mặt phẳng đó.
d  a, d  b

- Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng : a  b  O  d  (P ) .
a, b  (P )

- Định lí ba đường vuông góc : Cho đường thẳng a không vuông góc mặt phẳng (P )
và đường thẳng b nằm trong (P ) . Khi đó, điều kiện cần và đủ để b vuông góc với a là b
vuông góc với hình chiếu của a trên (P ) .

 Liên hệ giữa quan hệ song song và vuông góc


+ Nếu mặt phẳng nào đó vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì
cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.
+ Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song
song với nhau.
+ Nếu đường thẳng nào đó vuông góc với một trong hai mặt phẳng song song thì
cũng vuông góc với mặt phẳng còn lại.
+ Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song
song với nhau.
+ Cho một đường thẳng song song a với một mặt phẳng (P ) , nếu một đường
thẳng nào đó đó vuông góc với mặt phẳng (P ) thì cũng vuông góc với đường thẳng a .
+ Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đó) cùng
vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau.
2.2.3.3. Hai mặt phẳng vuông góc
- Hai mặt phẳng được gọi là vuông góc nếu góc giữa chúng bằng 900.
- Nếu một mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng khác thì

d  (P )
hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau   (P )  (Q) .
d  (Q )

35
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Nếu hai mặt phẳng (P ) và (Q ) vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng d nào
nằm trong (P ) vuông góc với giao tuyến của (P ) và (Q ) thì đều vuông góc với (Q ) :

(P )  (Q )

a  (P )  (Q )  d  (Q ) .
d  (P ), d  a

- Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến
của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba:
a  (P )  (Q )

(P )  (R)  a  (R) .
(Q)  (R)

Ví dụ 2.10. Cho tứ diện ABCD có hai mặt (ABC ) và (ABD ) cùng vuông góc với
(BDC ) . Vẽ các đường cao BE , DF của tam giác BDC , đường cao DK của ADC .
a) Chứng minh (ABE ) và (FKD ) vuông góc với (ADC ) .
b) Gọi O, H lần lượt là trực tâm của tam giác BDC và ADC . Chứng minh
OH  (ADC ) .
Hướng dẫn giải:
a) CD  (ABE )  (ACD )  (ABE ) ; AC  (DFK )  (ACD )  (DFK )
b) OH là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABE ) và (FKD ) , theo câu a, ta có hai mặt
phẳng đó cùng vuông góc (ADC ) nên OH  (ADC ) .
?4. Hệ thống các phương pháp chứng minh hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng
vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc bằng sơ đồ tư duy.
2.3. Các phép chiếu trong hình học không gian
2.3.1. Phép chiếu song song
Trong không gian cho mặt phẳng (P ) gọi là mặt phẳng chiếu và đường thẳng d
không song song với mặt phẳng chiếu (P ) . Đường thẳng d xác định phương của phép chiếu
song song, được gọi là phương chiếu.
Nếu d  (P ) thì ta có phép chiếu vuông góc.

36
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Hình chiếu của điểm A ' lên mặt phẳng (P ) theo phương của đường thẳng d là giao
điểm A của mặt phẳng (P ) với đường thẳng dựng qua A ' song song với d .
Hình chiếu của hình (H) lên mặt phẳng (P ) theo phương của đường thẳng d là hình
(H’) gồm các hình chiếu của tất cả các điểm thuộc (H).
Phép chiếu song song có các tính chất sau:
- Các điểm nằm trên một đường thẳng (không song song với phương chiếu) biến
thành những điểm thuộc một đường thẳng. (Phép chiếu song song biến một đường
thẳng thành một đường thẳng).
- Các đường thẳng song song với nhau (nhưng không song song với phương chiếu) sẽ
biến thành những đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

l l
a M
a
b N
b

a' a' b' M'


b'
P P

Hình 2.10
- Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai
đường thẳng song song (hoặc trùng nhau).

l D l B
B
C A D
A
C

B'
A'
A' C' B' D' C' D'
P P

Hình 2.11
 Hình biểu diễn của một hình không gian
- Một tam giác bất kỳ có thể xem là hình biểu diễn của tam giác đều, tam giác cân,
tam giác vuông qua phép chiếu song song.

37
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- Một hình bình hành bất kỳ có thể xem là hình biểu diễn của một hình chữ nhật, hình
vuông qua phép chiếu song song.
- Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là một đường tròn, hoặc một elip, hoặc
một đoạn thẳng.
Như đã biết ở phần trên về phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng, ở ví dụ sau
đây ta sẽ vận dụng tính chất của phép chiếu song song để chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Ví dụ 2.11. Cho hình hộp ABCD.A ' B 'C ' D ' . Gọi G là trọng tâm của tam giác
BDA ' . Chứng minh A,G,C ' thẳng hàng.
Hướng dẫn giải: Cách 1: Chứng minh G thuộc đường thẳng AC là giao tuyến của
mặt phẳng phân biệt
Ta có AC '  (ACC ' A ')  (AB ' C ' D ) . Gọi O là tâm của hình bình hành ABCD .
Gọi I là tâm của hình bình hành ABB ' A ' .
Cách 2: Chứng minh tồn tại phép chiếu song song biến ba điểm A,G,C ' thành ba
A
điểm thẳng hàng (trường hợp đặc biệt biến thành một D
O
điểm nếu phương chiếu song song hoặc trùng AC ' ).
B C
Chọn phép chiếu song song S theo phương G

chiếu AC ' và mặt phẳng chiếu là (A ' B ' C ' D ') .


M

Ảnh của A,C ' qua phép chiếu song song S là A' D'

điểm C ' . Gọi G ' là ảnh của G qua S. Gọi M là trung


B' C'G'
điểm của CC ' và M ' là ảnh của M qua S. Ta có
M'
Hình 2.12
OM AC ' vì OM là đường trung bình của tam giác
ACC ' . Nên M ' là ảnh của O qua S (Hình 2.12).
Ta có O,G, A ' thẳng hàng nên M ',G ', A ' cũng thẳng hàng, do đó :

G ' M ' GO 1
  (1)
G ' A ' GA ' 2
C 'M ' OA 1
Mặt khác ta có   (2) vì C ' M '  OA .
C 'A' C 'A' 2
G 'M ' C 'M '
Từ (1) và (2) ta được   C '  G '. Vậy A,G,C ' thẳng hàng.
G 'A' C 'A'
38
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.3.2. Phép chiếu vuông góc


Phép chiếu song song trên mặt phẳng (P) theo phương chiếu l trong đó phương chiếu
vuông góc với mặt phẳng (P) gọi là phép chiếu vuông góc trên mặt phẳng (P).
Vì phép chiếu vuông góc trên mặt phẳng (P) là trường hợp đặc biệt của phép chiếu
song song nên phép chiếu vuông góc có mọi tính chất của phép chiếu song song. Phép chiếu
vuông góc trên mặt phẳng (P) còn được gọi đơn giản là phép chiếu trên mặt phẳng (P).
Nếu hình (H’) là hình chiếu vuông góc của hình (H) trên mặt phẳng (P) thì ta cũng
nói (H’) là hình chiếu của (H) trên mặt phẳng (P).
Phép chiếu vuông góc được sử dụng rộng rãi trong hình học họa hình. Cơ sở của nó
là phương pháp Monge, đó là hình chiếu vuông góc của một hình lên hai mặt phẳng vuông
góc với nhau mà người ta gọi là mặt chiếu đứng và mặt chiếu bằng. Hiện nay có hai phương
pháp chiếu góc thông dụng là phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc
thứ ba.
Để sử dụng phương pháp chiếu góc thứ nhất, người ta dùng ba hình chiếu là chiếu
đứng (hướng chiếu từ mặt trước ra sau), chiếu cạnh (hướng chiếu từ trái), chiếu bằng (hướng
chiếu từ trên nhìn xuống). Ứng dụng phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc trong
thực hiện bản vẽ kỹ thuật (trong đó cần xác định các hình chiếu từng phần của một vật thể).

Hình 2.13. Một số hình ảnh về phép chiếu vuông góc trong hình học họa hình

39
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.4. Góc và khoảng cách trong không gian


2.4.1. Góc trong không gian
2.4.1.1. Góc giữa hai đường thẳng
Góc giữa hai đường thẳng trong không gian là góc giữa hai đường thẳng lần lượt song
song với hai đường thẳng đã cho tại điểm O (Hình 2.14a). Tức là,

(a, b)  (a ', b '), với a a ', b b ', a  b  O .


2.4.1.2. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng đó và hình chiếu của

nó lên mặt phẳng. Vậy, (a,( ))  (a, a '), với a ' hình chiếu của a lên mặt phẳng ( ) (Hình
2.14b).
Phương pháp: Để xác định góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng ( ) :
- Tìm giao điểm A của đường thẳng a và mặt phẳng ( )
- Lấy điểm M trên a , dựng MH vuông góc với ( )

 
- Tính góc a,( )  MAH .

Ví dụ 2.12. Cho hình chóp tam giác đều S .ABC với SA  2a, AB  a . Gọi H là hình
chiếu vuông góc của A trên cạnh SC.
a) Tính góc giữa hai đường thẳng SC và AB.
b) Gọi D là trung điểm của AB. Tính côsin của góc giữa đường thẳng DC và mặt
phẳng (ABH).
Hướng dẫn giải. Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của SA, SB, AC . Áp dụng định

lý Côsin trong tam giác MNP ta tính được góc SC , AB   NMP . Chứng minh

 
SC  ABH để tìm góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

2.4.1.3. Góc giữa hai mặt phẳng


Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng cùng vuông góc với giao tuyến
của hai mặt phẳng.

40
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Vậy, (( ),( ))  (a, b)  (p, q ), với a  ( ), b  ( ) , giao tuyến   ( )  ( ) và


( )  ,( )  ( )  p,( )  ( )  q (Hình 2.14c).

a a Δ
M
a'
O p
b' a' q
H a b
b α γ

α
a) b) c) β

Hình 2.14


Chú ý. Các góc này đều không tù, tức là 0    .
2
Phương pháp: Để tính góc giữa hai mặt phẳng (P) và (Q), ta thực hiện một trong các
cách sau:
Cách 1: Xác định một mặt phẳng (R) vuông góc với giao tuyến của (P) và (Q). Nếu
mặt phẳng (R) chưa sẵn có, ta dựng theo các bước sau:
- Xác định giao tuyến d của (P) và (Q)
- Lấy điểm M trên mặt phẳng (Q), dựng MH vuông góc với mặt phẳng (P) tại H.

- 
Kẻ HI vuông góc với d tại I. Khi đó tính MIH  (P ),(Q ) . 
Cách 2: Xác định góc của hai đường thẳng lần lượt
vuông góc với hai mặt phẳng.
Cách 3: Dùng công thức diện tích hình chiếu
Công thức diện tích hình chiếu của một hình: Gọi S
là diện tích của đa giác (H) trong mặt phẳng (P), S’ là diện
tích của hình chiếu (H’) của (H) trên mặt phẳng (P’). Khi
đó: S’ = S.cos, trong đó  là góc giữa hai mặt phẳng (P) Hình 2.15
và (P’).

41
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 2.13. Cho hình chóp S .ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B ,
AB  BC  a , SA  (ABC ), SA  a. Tính số đo góc nhị diện (SAC ),(SBC )
Hướng dẫn giải.
Cách 1: Gọi F là trung điểm của AC . Ta có BF  (SAC )  BF  SC .

Dựng FK  SC tại K  SC , ta có SC  (BFK ) . Do đó BKF là góc giữa hai mặt


phẳng cần tìm (Hình 2.16). Ta có

a 2 a
SA.FC 2 a 6 S
SAC FKC  FK    .
SC a 3 6
Xét BFK (BF  (SAC )  KF ) ta có K

F
a 2 A
C
BF 2  3  BKF  600.
tan BKF  
FK a 6
6 B
Hình 2.16
Cách 2: Sử dụng công thức diện tích hình chiếu để tính
góc giữa hai mặt phẳng.
2.1.1.4. Góc nhị diện
Cho hai mặt phẳng (P ) và (Q ) cắt nhau theo giao
tuyến a . Đường thẳng a chia mỗi mặt phẳng (P ) , (Q )
thành hai nửa mặt phẳng. Gọi ,  là hai nửa mặt phẳng R

tương ứng thuộc (P ) và (Q ) . Hình tạo bởi hai nửa mặt q

phẳng ,  được gọi là góc nhị diện, các nửa mặt phẳng Q a p
P
,  được gọi là các mặt của góc nhị diện, đường thẳng a Hình 2.17
gọi là cạnh của góc nhị diện.
Một mặt phẳng (R) vuông góc với đường thẳng a cắt ,  theo giao tuyến p, q .

Góc tạo bởi hai nửa đường thẳng p, q được gọi là góc phẳng của góc nhị diện. Tất cả góc
phẳng của góc nhị diện đều bằng nhau, số đo của góc phẳng nhị diện gọi là số đo của góc
nhị diện. Vậy 0     (Hình 2.17).
42
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 2.14. Cho hình chóp S .ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , cạnh bên

SA  (ABC ) và SA  a 3 . Tính số đo góc phẳng của góc nhị diện (SAB ),(SBC ) .

Hướng dẫn giải. Gọi H , K lần lượt là trực tâm của ABC , SBC . Ta chứng minh

được CN  SB  SB  (CIN ) . Vậy góc phẳng của góc nhị diện (SAB ),(SBC ) là góc CIN

(Hình 2.18). Ta có

SA.BN a 3 BM .BC a
NI   , BI   ,
SB 4 SB 4

a 3 a 15
CN  ,CI  BC 2  BI 2  .
2 4
Áp dụng định lí Côsin trong tam giác CIN ta có:
CI 2  NI 2  CN 2 1
cosCIN      63026 ' .
2CI .NI 5 Hình 2.18

Có thể nhận xét CIN vuông tại N nên tan CIN  2    63026 ' .
2.1.1.5. Góc tam diện
Giả sử a,b, c là ba nửa đường thẳng không cùng nằm
S
trong cùng một mặt phẳng xuất phát từ một điểm S . Các nửa
đường thẳng tạo thành ba góc (a,b);(b, c);(c, a) . Hình tạo bởi

ba góc (a,b);(b, c);(c, a) được gọi là góc tam diện. Điểm S C


A

được gọi là đỉnh của góc tam diện, ba nửa đường thẳng a,b, c a
c
B
gọi là các cạnh của góc tam diện, các góc (a,b);(b, c);(c, a)
b
được gọi là góc phẳng của góc tam diện. Các nửa mặt phẳng Hình 2.19

của hai mặt phẳng tạo bởi (a,b);(c, a ) thành một góc nhị diện.

Góc nhị diện này được gọi là góc nhị diện của góc tam diện có cạnh a , đối diện với góc
phẳng (b, c) (Hình 2.19).

43
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Định lí 2.1. (Định lí hàm Côsin đối với góc tam diện) Nếu  ,  ,  là các góc phẳng

của một góc tam diện và C là góc nhị diện đối diện với góc phẳng  thì
cos   cos  cos +sin sin cosC .
Định lí 2.2. (Định lí hàm Sin đối với góc tam diện) Nếu  ,  ,  là các góc phẳng của

một góc tam diện và A, B,C là góc nhị diện đối diện với góc phẳng của chúng thì

sin  sin  sin 


  .
sin A sin B sin C
Chứng minh. Lấy điểm M trên cạnh c sao cho SM  1 , gọi H là hình chiếu của
M lên mặt phẳng chứa cạnh a và b . Kẻ
c
HA  a, HB  b , (Hình 2.20) ta có M

MH  MA.sin A  sin  sin A,


MH  MB.sin B  sin  sin B b
S B

sin  sin  H
Từ đó ta có  .
sin A sin B A

Chứng minh tương tự ta được đpcm. HìnhHình


2.202.8 a

Nhận xét. Bài toán tính góc giữa hai mặt phẳng, góc phẳng của góc nhị diện ngoài
cách xác định như trên, có thể vận dụng định lí Côsin hoặc Sin đối với góc tam diện. Ta xét
ví dụ sau:
Ví dụ 2.15. Trở lại ví dụ 2.14, bằng cách sử dụng định lý Côsin, Sin trong góc tam
diện ta có thể giải như sau :
Hướng dẫn giải.
Cách 1: Sử dụng định lí Côsin trong góc tam diện.
Gọi  là góc phẳng của góc giữa (SAB ),(SBC ) . Sử dụng định lí Côsin trong góc
tam diện đỉnh S .ABC ta có
cos ASC  cos ASB cos BSC  sin ASB sin BSC cos  (1).

3 1
Trong đó SAB có cos ASB  cos ASC  ; sin ASB  .
2 2

44
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

SB 2  SC 2  BC 2 7 15
SBC có cos CSB   ; sin CSB  .
2SB.SC 8 8
1
Thay vào (1) suy ra cos     63026 '.
5
Cách 2: Sử dụng định lí Sin trong góc tam diện
Gọi  là góc phẳng của góc nhị diện (SAB ),(SBC ) , ta có góc nhị diện

(SAB ),(SAC ) là BAC  600 . Theo định lí Sin trong tam diện S .ABC ta có

1 3
.
sin  sin 60 0
2 2  2    63026 '.
  sin  
sin ASC sin BSC 15 5
8
2.4.2. Khoảng cách trong không gian
2.4.2.1. Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng, đường thẳng
Cho điểm A không thuộc mặt phẳng (P ) , khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P ) là
khoảng cách ngắn nhất từ A đến một điểm bất kì của (P ) :

d( A;(P))  min AM , M  (P ) hay AH  d A, P   với AH  (P) tại H.


Cho điểm A không thuộc đường thẳng, khoảng cách từ A đến đường thẳng d là
khoảng cách ngắn nhất từ A đến một điểm bất kì của đường thẳng d:

d( A;(P))  min AM , M  (P ) hay AH  d A, P   với AH  (P) tại H.


Phương pháp: Để tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng ta thực hiện một trong
các cách sau:
Cách 1: Xác định được hình chiếu vuông góc H của A lên (P ) .

(P )  (Q )

Ta có tính chất (P )  (Q )    d  (P )
d  

45
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Từ đó các bước tìm khoảng cách từ một điểm


Q
đến mặt phẳng như sau:
A
- Xác định mặt phẳng (Q ) chứa A và vuông góc với
mặt phẳng (P ) theo giao tuyến ∆. P

   
- Kẻ AH   H   , khi đó d A, P   AH .
H
Δ

- Tính độ dài AH . (Hình 2.21) Hình 2.21

Cách 2: Tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng thông qua thể tích khối chóp.
1
Ta có thể tích khối chóp được tính theo công thức V  Bh , trong đó B là diện tích
3
mặt đáy, h là chiều cao từ đỉnh hình chóp đến mặt đáy. Để tính khoảng cách từ điểm M đến
3VM .ABC
mặt phẳng (ABC) ta có thể dựa vào công thức tính thể tích trên: d (M ,(ABC ))  , tính
S ABC

thể tích khối chóp M.ABC bằng cách chọn một điểm nào khác là đỉnh mà dễ dàng tìm khoảng
cách, tức là VM .ABC  VA.MBC  VB .MAC  VC .MAB .

Ví dụ 2.16. Cho hình chóp S.ABC có cạnh bên SA  3a vuông góc với đáy, biết các

cạnh của tam giác ABC có độ dài AB  a và ABC  600 . Tính khoảng cách d A; SBC  .  
Hướng dẫn giải.
S
Cách 1: Kẻ AH  BC tại H  BC  SAH  . Do
K
đó SBC   SAH  . Kẻ AK  SH tại K  AK  SBC 

 
hay d A; SBC   AK (Hình 2.22). A
C

a 3 H
Ta có: AH  AB sin ABC  a sin 600  .
2 Hình 2.22 B

1 1 1 3a 13
Trong SAH có: 2
 2
 2
 AK  .
AK SA AH 13


Vậy d A; SBC    3a 13
13
.

Cách 2: Bài toán này cho kết quả tương tự khi giải thông qua tính thể tích.
46
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2.4.2.2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, hai mặt phẳng song
song, hai đường thẳng song song
Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P) và (Q) là khoảng cách từ một điểm
bất kỳ của mặt phẳng này đến mặt phẳng kia:
d ((P ),(Q ))  d (M ,(Q )), M  (P ),(P ) (Q ) .
Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song (d) và (d’) là khoảng cách từ một điểm
bất kỳ của đường thẳng này đến đường thẳng kia:
d ((d ),(d '))  d (M ,(d ')), M  (d ), d d '.
Khoảng cách giữa đường thẳng (d) và măt phẳng (P) song song với nhau là khoảng
cách từ một điểm bất kỳ của đường thẳng (d) đến mặt phẳng (P):
d ((d ),(P ))  d (M ,(P )), M  (d ), d (P ).
Như vậy, các khoảng cách này đều quy về khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng
(đường thẳng). Ngoài việc xác định khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng như mục trên,
ta cũng có thể thực hiện theo hai phương pháp sau đây:
Phương pháp xác định khoảng cách từ một điểm đến
mặt phẳng A M d

Cách 1: Rời điểm thuộc đường song song với mặt


Trong trường hợp cần tính khoảng cách từ điểm A đến
H H'
mặt phẳng (P) gặp khó khăn, ta có thể tìm một đường thẳng d P
chứa A và song song với (P), khi đó ta chọn điểm M bất kì nào
Hình 2.23
trên đường thẳng d mà dễ dàng tìm ra khoảng cách (Hình 2.23).
Cách 2: Rời điểm thuộc đường cắt mặt (Định lí Thalès)
Ta xét đường thẳng d qua A và cắt mặt phẳng (P) tại d
A
I, trên d chọn điểm M M  A, M  I  sao cho việc tính
M
khoảng cách d(M ;(P))  M H  dễ dàng hơn, từ cách dựng trên
theo định lí Thales ta có: H H' I
P
IA
IM

AH
MH 
    k .d M , P  .
 k (k ≠ 0) suy ra d A, P Hình 2.24

47
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Sau đây chúng ta minh họa hai cách xác định khoảng cách này qua ví dụ:
Ví dụ 2.17. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên

SA  a 3 vuông góc với đáy. Gọi G là trọng tâm tam giác SAB. Tính khoảng cách

 
d G; SAC . 
Hướng dẫn giải.
Cách 1: Gọi O là tâm hình vuông ABCD và E, F lần
S
lượt là trung điểm AB và SA, SE  BF  G (Hình 2.25).
Kẻ GN  AB tại N khi đó ta có GN SAC  nên F G

 
d G; SAC   d N ; SAC  . A N E
B
H
Dựng NH  AC tại H thì NH   SAC  , do đó O

    NH . Từ các tam giác đồng dạng ta có:


D C
d N ; SAC
Hình 2.25

NH AN FG 1 1 BD a 2
    NH  .OB   .
OB AB FB 3 3 6 6


Vậy d G; SAC    a 2
6
.

Cách 2: Nhận thấy đường thẳng BF  (SAC )  F khi đó ta có:

    FG  1 .
d G ; SAC
d  B; SAC   FB 3


Mặt khác OB  SAC  nên d B; SAC   OB   a 2
2
 
 d G ; SAC   a 62 .
2.4.2.3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là độ dài đoạn vuông góc chung
của hai đường thẳng a và b:
d (a, b)  IJ , I  a, J  b, IJ  a, IJ  b.
Như vậy, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách giữa
đường thẳng a với mặt phẳng chứa đường thẳng b và song song với a, tức là:

48
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

d (a, b)  d (a,(Q )), b  (Q ), a (Q ).


đồng thời đây cũng là khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P) và (Q) lần lượt chứa
đường thẳng này và song song đường thẳng kia, tức là d (a, b)  d ((P ),(Q )),(P ) (Q ) .
Phương pháp: Để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau, ta có thể thực
hiện một trong các cách sau:
Cách 1
- Dựng mặt phẳng () chứa d’ và song song với d.
- Dựng hình chiếu của d trên () bằng cách chọn M trên
d, dựng MH  () tại H. Dựng đường thẳng  đi qua
H và song song d, cắt d’ tại B.
- Dựng đường thẳng qua B và song song với MH ,
Hình 2.26
đường thẳng này cắt d tại A.
Như vậy, AB = d(d, d’) = MH = d(d, ()) = d(M,()) (Hình 2.26).
Cách 2
- Dựng mặt phẳng () vuông góc với d tại O.
- Dựng hình chiếu vuông góc () của d’ trên ().
- Dựng hình chiếu vuông góc H của O trên ().
- Từ H, dựng đường thẳng song song với d cắt d’ tại B.
- Dựng đường thẳng qua B song song với OH cắt d tại A.
Hình 2.27
Như vậy, AB = d(d, d’) = OH (Hình 2.27).
Đặc biệt, nếu hai đường thẳng d và d’ vuông góc nhau, ta có thể dựng mặt phẳng (P)
chứa d’ và vuông góc với d tại A. Trong (P), dựng đường thẳng c vuông góc với d’ tại B.
Khi đó, đoạn AB là đoạn vuông góc chung của d và d’.
?4. Hệ thống các loại góc và khoảng cách trong không gian, các phương pháp xác
định/tính các góc, khoảng cách đó.

49
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 2.18. Cho hình chóp S .ABC , tam giác ABC đều cạnh a , SH vuông góc với
mặt đáy, H thuộc cạnh AB sao cho HA  2HB . Góc S

giữa SC và đáy (ABC ) là 600 . Tính khoảng cách

giữa SA và BC theo a .
Hướng dẫn giải: trong (ABC ) kẻ Ax song
K
song với BC . Gọi N là hình chiếu của H trên Ax ,
B
A H
K là hình chiếu của H trên SN nên BC song song
với (SAN ) (Hình 2.14). Ta có N

Hình 2.28 C
3
d(SA, BC )  d(B,(SAN ))  d(H ,(SAN )) .
2
Do HK  (SAN ) nên d (H ,(SAN ))  HK (Hình 2.28).

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2


Chủ đề 1: Bài toán tính thể tích khối đa diện và vấn đề tính thể tích các khối đa diện
trong thực tiễn.
Chủ đề 2: Bài toán về tính góc trong không gian và tính góc liên hệ vấn đề trong thực
tiễn.
Chủ đề 3: Bài toán về tính khoảng cách trong không gian và tính khoảng cách liên
hệ vấn đề trong thực tiễn.

50
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


1. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm
của SC.
a) Tìm giao điểm I của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD). Chứng minh IA =
2IM.
b) Tìm giao điểm E của đường thẳng SD và mặt phẳng (ABM).
c) Gọi N là một điểm tuỳ ý trên cạnh AB. Tìm giao điểm của đường thẳng MN và
mặt phẳng (SBD).
2. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi O là giao điểm
của AC và BD; M, N lần lượt là trung điểm của SB, SD; P thuộc đoạn SC và không là trung
điểm của SC.
a) Tìm giao điểm E của đường thẳng SO và mặt phẳng (MNP).
b) Tìm giao điểm của đường thẳng SA và mặt phẳng (MNP).
c) Gọi I, J, K lần lượt là giao điểm của QM và AB, QP và AC, QN và AD. Chứng
minh I, J, K thẳng hàng.
3. Cho tứ diện ABCD . Gọi E, F, G lần lượt là ba điểm trên ba cạnh AB, AC, BD sao
cho EF cắt BC tại I (I = C), EG cắt AD tại H (H khác D).
a) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (EFG) và (BCD); (EFG) và (ACD).
b) Chứng minh ba đường thẳng CD, IG, HF đồng quy tại một điểm.
4. Cho hình chóp S .ABCD , M , N là hai điểm bất kỳ trên AB,CD . Gọi ( ) là mặt
phẳng qua MN và song song với SA .
a) Tìm giao tuyến của ( ) với (SAB ),(SAC ) .
b) Xác định thiết diện của hình chóp với ( ) .
c) Tìm điều kiện của M , N trên AB,CD để thiết diện là hình thang.
5. Cho tứ diện đều ABCD , gọi M , N là hai điểm bất kỳ trên AD, BC sao cho
AM  CN . Một mặt phẳng ( ) qua MN và song song với CD cắt tứ diện theo một thiết
diện. Chứng minh rằng thiết diện là hình thang cân.
6. Chứng minh rằng số cạnh c của đa diện đều loại {p,q} tính theo công thức:

51
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

1 1 1 1
   .
c p q 2
7. Chứng minh rằng thể tích của khối chóp cụt có diện tích hai đáy là S và S’, chiều
cao h được tính theo công thức:
1 *
V  h (S  S ' SS ') .
3
8. Cho tứ diện ABCD có khoảng cách giữa hai cạnh AB và CD là d, góc giữa hai
đường thẳng AB và CD là  và AB = a, CD = b. Chứng minh rằng thể tích của khối tứ diện
ABCD được tính theo công thức:
1
VABCD  AB.CD.d . sin  .
6
9. Cho hình hộp ABCD.A ' B 'C ' D ' . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm các cạnh
AD, BB ',C ' D ' . Chứng minh rằng đường thẳng C ' D song song với mặt phẳng (MNP ) .

10. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M , N
lần lượt là trung điểm của SA,CD .
a) Chứng minh (OMN ) (SBC ) .

b) Gọi P,Q lần lượt là trung điểm của AB,ON . Chứng minh PQ (SBC ) .

11. Cho hình hộp ABCD.A ' B 'C ' D ' . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của các
cạnh AD, BB ',C ' D ' . Chứng minh rằng: (MNP ) (BC ' D ) .

12. Cho hình chóp S .ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng ABCD   và

SA  a 2 đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D với AB  2a, AD  DC  a. Gọi

H là hình chiếu vuông góc của A lên cạnh SC .


a) Chứng minh AH  (SBC ) ;
b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SCD ) và (SBC ) .

52
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

13. Cho hình lăng trụ đứng ABC .A ' B 'C ' có mặt đáy ABC là tam giác vuông tại
B với AB  a, BC  2a, AA '  3a . Gọi mặt phẳng (P ) đi qua A và vuông góc với CA '

lần lượt cắt đoạn BB ',CC ' tại M , N .


a) Chứng minh AM  A ' B ;
b) Tính thể tích khối tứ diện AA ' MN .
14. Cho hình chóp S .ABC có SA  (ABC ) và SA  2a , tam giác ABC vuông tại

C có AB  2a , CAB  300 . Gọi H , K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên các

cạnh SC , SB . Chứng minh SB  (AHK ) .


15. Cho hình chóp S .ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B cạnh a , SA
vuông góc với mặt phẳng (ABC ) và SA  a . Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh
AB, AC .
a) Tính số đo góc phẳng của góc nhị diện (SAC ) và (SBC ) .
b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SEF ) và (SBC ) .
16. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn

 
đường kính AB  2a , SA vuông góc với mặt phẳng ABCD và SA  a 3 .


a) Tính góc giữa đường thẳng SD và mặt phẳng ABCD . 
b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SCD ) và (SBC ) .
c) Tính thể tích khối chóp đã cho.
17. Cho hình hộp đứng ABCD.A ' B 'C ' D ' có đáy là hình vuông. Tam giác A ' AC
vuông cân tại A và A 'C  a .
a) Tính thể tích khối tứ diện ABB 'C ' .
b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB,CC ' .
b) Tính khoảng cách d (A,(BCD' )) .
18. Cho tứ diện vuông OABC tại O có OA  OB  OC  1 . Gọi M , N lần lượt là
trung điểm của AB,OA . Tính khoảng cách và góc giữa hai đường thẳng OM ,CN .

53
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

19. Cho hình chóp S .ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B ,
AB  BC  2a . Hai mặt phẳng (SAB ),(SAC ) cùng vuông góc với đáy. Gọi M là trung
điểm của AB , mặt phẳng qua SM và song song với BC cắt AC tại N . Biết góc giữa hai
mặt phẳng (SBC ),(ABC ) là 600 .
a) Tính khoảng cách d (S ,(ABC )) ;
b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB, SN .
c) Tính góc giữa hai đường thẳng BC , SN .
20. Cho hình lăng trụ ABCD.A ' B 'C ' D ' có mặt đáy ABCD là hình chữ nhật với

AB  a, AD  a 3 . Hình chiếu vuông góc của A lên đáy trùng với giao điểm O của

AC , BD , góc giữa mặt phẳng (ADD'A ') và đáy bằng 600 .


a) Tính thể tích khối lăng trụ đã cho.
b) Tính khoảng cách d (B ',(A ' BD )) .

54
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Chương 3
VECTƠ - TỌA ĐỘ
TRONG MẶT PHẲNG VÀ KHÔNG GIAN
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản của vectơ và tọa độ trong mặt phẳng và
không gian, phân loại một số dạng toán thường gặp về vectơ, tọa độ. Ngoài ra, phương pháp
vectơ và phương pháp tọa độ cũng được ứng dụng trong giải các bài toán hình học trong mặt
phẳng và không gian, được cụ thể qua quy trình, các ví dụ minh họa. Từ đó SV hệ thống hóa
các kiến thức cơ bản của vectơ và tọa độ trong mặt phẳng và không gian, liên hệ với các vấn
đề trong dạy học hình học ở trường phổ thông.

3.1. Vectơ trong mặt phẳng và không gian


3.1.1. Một số vấn đề cơ bản về vectơ
3.1.1.1. Vectơ trong mặt phẳng
- Các phép toán trên vectơ: tổng, hiệu của hai vectơ, tích một số với một vectơ, tích
vô hướng của hai vectơ. Một số quy tắc và công thức trên vectơ:

+ Quy tắc ba điểm A, B, C đối với phép cộng: AB  BC  AC

+ Quy tắc ba điểm A, B, C đối với phép trừ: AB  AC  CB

+ Quy tắc hình bình hành ABCD : AB  AD  AC

+ Điểm M là trung điểm của đoạn AB:

MA  MB  0
OA  OB  2OM ; O

+ Điểm G là trọng tâm của tam giác ABC:

GA  GB  GC  0
OA  OB  OC  3OG ; O

55
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

+ Điểm G là trọng tâm của tứ giác ABCD: GA  GB  GC  GD  0

G là trọng tâm của tứ giác, là trung điểm của mỗi đoạn thẳng nối các trung điểm hai

cạnh đối của tứ giác, cũng là trung điểm của đoạn thẳng nối trung điểm hai đường chéo của
tứ giác, là giao điểm của các đoạn thẳng nối một đỉnh của tứ giác và trọng tâm của tam giác
tạo bởi ba đỉnh còn lại.

+ Nếu b  ka; a  0 thì b  k . a và b cùng hướng với a khi k  0 , b ngược

hướng với a khi k  0 .

+ Tích vô hướng của hai vectơ a; b  0 : a.b  a . b .cos(a, b)

+ Cho hai vectơ a,b không cùng phương. Khi đó mọi vectơ x đều có thể biểu thị

được một cách duy nhất qua hai vectơ a, b; tức là có số m, n duy nhất sao cho

x  ma  nb .
?1. Biểu diễn vectơ và các phép toán trên vectơ với các vấn đề trong thực tiễn,
trong cơ học?
3.1.1.2. Vectơ trong không gian
Vectơ và các phép toán trên vectơ trong không gian giống như trong mặt phẳng. Một số
tính chất khác như sau:

+ Quy tắc hình hộp ABCD.A’B’C’D’ : AC '  AB  AD  AA ' .

+ Điểm G là trọng tâm của tứ diện ABCD:

GA  GB  GC  GD  0
MA  MB  MC  MD  4MG ; M

+ Sự đồng phẳng của các vectơ a, b, c khi và chỉ khi

- giá của chúng song song với một mặt phẳng.

56
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

- có số m, n duy nhất sao cho c  ma  nb .

+ Cho ba vectơ a, b, c không đồng phẳng, mọi vectơ x đều có thể biểu thị được một

cách duy nhất qua a, b, c ; tức là có m, n, p duy nhất sao cho x  ma  nb  pc .

3.1.2. Các dạng toán vectơ


3.1.2.1. Chứng minh đẳng thức vectơ
Ví dụ 3.1. Cho bốn điểm A,B,C,D. Gọi điểm M, N lần lượt là trung điểm của đoạn

AB, CD. Chứng minh 2MN  AD  BC  AC  BD .

Ví dụ 3.2. Cho ∆ABC có trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Chứng minh

a) OA  OB  OC  OH

b) HA  HB  HC  2HO .
Hướng dẫn giải: Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua O, I là trung điểm của BC. Ta có

AHCB’ là hình bình hành nên

OA  OB  OC  OA  2OI  OA  AH  OH .
3.1.2.2. Phân tích vectơ theo hệ vectơ
Ví dụ 3.3. Cho ∆ABC . Gọi I là điểm trên cạnh BC sao cho BI = kIC. Gọi G là

trọng tâm của tam giác ABC .

a) Phân tích vectơ AI theo các vectơ AB, AC .

b) Phân tích mỗi vectơ AB,GC , BC ,CA theo các vectơ GA,GB .

Ví dụ 3.4. Cho tứ giác ABCD. Trên các cạnh AB,CD lấy điểm M,N sao cho

AM  kAB; DN  kDC k  1 . Hãy biểu thị vectơ MN theo AD  x , BC  y .

Hướng dẫn giải: Với O bất kì ta có

57
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

OM  OA  AM  OA  kAB  (1  k )OA  kOB


ON  OD  DN  OD  kDC  (1  k )OD  kOC
MN  (1  k )AD  kBC

Ví dụ 3.5. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. M, N lần lượt thuộc các đường thẳng

A’C, C’D sao cho MA '  kMC ; NC '  lND (k, l  1) . Đặt BA  a, BB '  b, BC  c .

Biểu thị vectơ BM , BN theo các vectơ qua a, b, c .

Hướng dẫn giải: Phân tích các vectơ theo hệ, ta được

1 1 k 1 1
BM  a b c ; BN   a b c ;
1k 1k 1k 1l 1l
Ví dụ 3.6. Cho ∆ABC với AB = c, BC = a, CA = b. Gọi CM là đường phân

giác trong của góc C. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp ∆ABC.

a) Hãy biểu thị vectơ CM theo các vectơ CB,CA .

b) Chứng minh aIA  b IB  cIC  0 .

Hướng dẫn giải: Sử dụng tính chất đường phân giác ta có


AM CA b b a b
   MA   MB  CM  CA  CB
BM CB a a a b a b
AI là phân giác trong của tam giác ANC, theo a) ta có

AC AM b c
AI  AM  AC  AB  AC .
AC  AM AC  AM a b c a b c
3.1.2.3. Tìm và dựng điểm thỏa mãn một đẳng thức vectơ cho trước
Ví dụ 3.7. Cho ∆ABC.

a) Tìm điểm M, N sao cho MA  MB  MC  0; 2NA  NB  NC  0 .

Với điểm M, N tìm được trên, tìm số p, q sao cho MN  pAB  q AC .

58
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

b) Xác định các điểm P, Q, R, S sao cho

2PA  PB  PC  0; QA  3QB  2QC  0


RA  RB  RC  0 ; 5 SA  2SB  2SC  0

3.1.2.4. Chứng minh các điểm thẳng hàng, đồng phẳng


Phương pháp giải:

Để chứng minh ba điểm A, B,C thẳng hàng, ta chứng minh AB  kAC ,(k  0) .

Để chứng minh A, B,C , D đồng phẳng, ta chứng minh AB  kAC  lAD,(k, l  0) .

Ví dụ 3.8. Cho tứ diện ABCD. Gọi hai điểm M, N là trung điểm của AB,CD. Lấy

điểm P,Q thuộc các đường thẳng AD,BC sao cho PA  kPD; QB  kQC (k  1) .

Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q cùng thuộc một mặt phẳng.

Hướng dẫn giải: Biến đổi và biểu thị các vectơ

MA  kMD MB  kMC 2k
MP  ; MQ   MP  MQ  MN .
1k 1k k 1
3.1.3. Phương pháp vectơ trong giải toán hình học trong mặt phẳng và không gian
3.1.3.1. Quy trình giải bài toán hình học bằng phương pháp vectơ
Từ bài toán hình học phẳng hoặc hình học không gian thuần túy, ta có thể sử dụng
công cụ vectơ để giải. Trước hết, cần chọn hệ vectơ thích hợp, việc chọn hệ vectơ gốc gồm
hai vectơ không cộng tuyến trong mặt phẳng hay ba vectơ không đồng phẳng trong không
gian. Phân tích các giả thiết, kết luận của bài toán: tính liên thuộc của điểm, song song,…tìm
các đẳng thức vectơ biểu diễn kết luận rồi phân tích mỗi vectơ có trong các đẳng thức vectơ
theo hệ vectơ.
Đối với các bài toán sử dụng các phép toán vectơ (cộng, trừ, nhân với một số) (bài
toán affin: song song, thẳng hàng, đồng phẳng, tỉ số,…) thì hệ vectơ gốc không nhất thiết là
hai vectơ không cộng tuyến trong mặt phẳng hay ba vectơ không đồng phẳng trong không
gian mà có thể nhiều hay ít hơn.

59
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Đối với các bài toán sử dụng tích vô hướng của hai vectơ (vuông góc, khoảng cách,
độ dài, diện tích, thể tích…) thì chọn hệ vectơ gốc có các cặp vectơ vuông góc hoặc chọn
các cặp vectơ có tích vô hướng, biết độ dài của các vectơ.
Quy trình giải bài toán hình học bằng phương pháp vectơ gồm các bước sau:
Bước 1. Chọn hệ vectơ gốc, phiên dịch các giả thiết, kết luận của bài toán hình học
đã cho ra ngôn ngữ vectơ.
Bước 2. Thực hiện yêu cầu của bài toán thông qua tiến hành các phép biến đổi các hệ
thức vectơ theo hệ vectơ gốc.
Bước 3. Chuyển kết luận vectơ sang tính chất hình học tương ứng.
Dấu hiệu để xác định một bài toán hình học đã cho có thể giải được bằng phương
pháp vectơ hay không là khả năng diễn đạt các khái niệm, các mối liên hệ giữa các yếu tố
đã cho và các yếu tố cần tìm ra ngôn ngữ vectơ.
Bảng 1. Phiên dịch các điều kiện hình học phẳng thành các điều kiện vectơ
Điều kiện hình học Phiên dịch điều kiện Biểu thức giải tích của
trong mặt phẳng vectơ điều kiện vectơ
1) MA  MB  0
Điểm M là trung điểm M nằm giữa đoạn AB 2) AM  MB
3) OA  OB  2OM ; O
của đoạn AB và MA = MB
2 1 2 2
 1 2
4) OM  OA  OB   AB ;
2  4

1) GA  GB  GC  0
2) OA  OB  OC  3OG ; O
G là của ba đường 2 2 2

Điểm G là trọng tâm 3) OA  OB  OC 


2 2 2 2
trung tuyến trong tam GA  GB  GC  3OG
của tam giác ABC
giác ABC 2
4) AG  AM
3
Với M là trung điểm của đoạn BC

60
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

1) k  0, AB  kAC
Ba điểm A, B, C phân
AB + BC = AC 2) k  1, OA  kOB  (1  k )OC
biệt thẳng hàng 3) k, l, OA  kOB  lOC

Hai đường thẳng AB, 1) k  0 : AB  kCD


Hai đường thẳng
CD phân biệt song song không có điểm chung 2) AB.CD  AB . CD

Hai đường thẳng AB,


Góc giữa hai đường
ABCD
. 0
CD phân biệt vuông góc thẳng bằng 90
0

Góc giữa hai đường

Góc giữa hai đường thẳng là góc giữa hai


AB.CD
thẳng AB, CD
đường thẳng lần lượt 
cos AB,CD  
AB . CD
song song với hai
đường thẳng ban đầu

1) AB  DC
2) AC  AB  AD
Tứ giác ABCD là hình
3) MA  MC  MB  MD; M
bình hành
4) OA  OB  OC  OD  0;
O  AC  BD

Bảng 2. Phiên dịch các điều kiện hình học không gian thành các điều kiện vectơ
Điều kiện hình học Phiên dịch điều kiện Biểu thức giải tích của
trong không gian vectơ điều kiện vectơ
Bốn điểm A, B, C, D Ba vectơ 1) k, l : AB  kAC  lAD

cùng thuộc một mặt AB, AC , AD đồng 2) k, l, m :OA  kOB  lOC  mOD
phẳng k  l  m  1, O
phẳng

Đường thẳng d song


d // a, a  (α) 1) k  0 : d  ka, a  ( )
song mặt phẳng (α)

61
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

2) a, b không cộng tuyến trong (α)

sao cho d  ma  nb

 
a / / 

Hai mặt phẳng (α), ()

 
b / /  Quy về đường thẳng song song mặt
song song a  b   phẳng
 
a, b  

a  d
 d.a  d.b  0
Đường thẳng d vuông b  d
a  b  
góc mặt phẳng (α)  Với a, b không cộng tuyến trong (α)
 
a, b  

Hai mặt phẳng (α), () a  ( ) Quy về đường thẳng vuông góc mặt

vuông góc  
a   phẳng

Góc giữa hai mặt n1 và n 2 là các vectơ vuông góc với mặt

phẳng là góc giữa hai phẳng () và ()


Góc giữa mặt phẳng ()
đường thẳng lần lượt n1.n2
và () cos( ,  ) 
n1 . n 2
vuông góc với hai mặt

phẳng đó
khoảng cách giữa hai
M  AB  AM  kAB
đường thẳng chéo nhau 

N  CD CN  lCD
AB, CD là độ dài MN  
MN  AB MN .AB  0
là đoạn vuông góc chung MN  CD 
 MN .CD  0
của hai đường thẳng đó

Từ đó ta có thể tổng hợp một số dạng toán sử dụng phương pháp vectơ để giải gồm
các dạng như sau:

62
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Dạng 1. Các bài toán về thẳng hàng, đồng quy, đồng phẳng
Dạng 2. Các bài toán về quan hệ vuông góc
Dạng 3. Các bài toán về quan hệ song song
Dạng 4. Các bài toán về khoảng cách, góc, tính toán hình học
3.1.3.2. Các ví dụ minh họa
Ví dụ 3.9. Cho ∆ABC. Gọi H là trung điểm của BC, D là hình chiếu vuông góc

của H trên AC, M là trung điểm của HD. Chứng minh AM  BD.

Hướng dẫn giải:

2AM  AH  AD , BD  BH  HD
2AM . BD  AH .HD  AD.BH


 AH .HD  AD.HC  HD. AH  HC  HD.AC  0 
Ví dụ 3.10. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh điều kiện cần và đủ để tứ giác có hai

đường chéo vuông góc là AB 2  CD 2  BC 2  AD 2 .


Hướng dẫn giải: Biến đổi đẳng thức trên ta được
   
 
2 2 2 2

 AB  BC 
 CD  AD   0  CA. BA  BC  DC  DA  0
   
 
 AC . AB  DA  DC  CB  0  2AC .BD  0

Ví dụ 3.11. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Chứng minh rằng đường chéo AC’ của

hình hộp đi qua trọng tâm G1, G2 của tam giác A’BD, B’D’C đồng thời G1, G2 chia đoạn

AC’ thành ba phần bằng nhau.

Hướng dẫn giải:

3AG1  AA '  AB  AD  AA '  AC  AC '


3C ' G2  CC '  CB '  C ' D '  C ' C  C ' A  C ' A

63
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 3.12. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. M, N lần lượt thuộc các đường thẳng

A’C, C’D sao cho MA '  kMC , NC '  lND,(k, l  1) . Xác định k, l để đường thẳng MN

song song BD’.

1
Hướng dẫn giải: Biểu diễn MN  pBD '  k  3, l  1, p  .
4

Ví dụ 3.13. Cho hình chóp S .ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a ,

SA  (ABC ) , SA  a 3 . Tính số đo góc giữa hai mặt phẳng (SAB ),(SBC ) .

Hướng dẫn giải: Ta có HK  (SBC ),CH  (SAB) nên

HK .CH
cos((SAB),(SBC))  (*).
HK . CH

a 7a a 15 SI .SB 7a 15
Ta có BI  , SI   SM  , SK   .
4 4 2 SM 15
a2
Đặt AB  a, AC  b, SA  c , với a.b  AB.AC cos 60  , a.c  b.c  0 .
0

2
2 2
3
1
3
2
Ta có CH  CN  AN  AC  a  b .
3 3

SK SK
CK  SK  SC  SM  (SA  AC )  (SA  AM )  (SA  AC )
SM SM
7 8 1
 a  b  c.
15 15 15

  a2 2
Từ đó ta có HK .CH  CK  CH .CH  CK .CH  CH   ,
15

SA.HM a 15 a 3
HK   ,CH  . Thay vào (*) ta được
SM 10 3
1
cos((SAB),(SBC))   ((SAB ),(SBC ))  63026 ' .
5

64
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

Ví dụ 3.14. Cho tứ diện OABC có các cạnh OA,OB,OC đôi một vuông góc với

nhau và OA  OB  OC  a . Gọi K,M,N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA.

Điểm E là điểm đối xứng của O qua K và I là giao điểm của CE và mặt phẳng (OMN).

a) Chứng minh CE vuông góc mặt phẳng (OMN).

b) Tính diện tích tứ giác OMIN theo a.

Hướng dẫn giải:


a) Chọn hệ vectơ OA, OB, OC . 
Ta có OA.OB OC .OA OB.OC  0; OA  OB  OC  a .


Biểu diễn các vectơ CE , MN , OM qua hệ OA, OB, OC 
CE  OE  OC  2OK  OC  OA  OB  OC

MN 
1
2
  1

OA  OB ; OM  OC  OB
2

Xét tích vô hướng

 1
  1 2
 
2
CE .MN  OA  OB  OC . OA  OB  OA  OB   0
2 2 
 1
  1
 
2 2
CE .OM  OA  OB  OC . OC  OB  OB  OC   0
2 2 
Vậy CE  MN , CE  OM  CE  (OMN ) .

Gọi H là trung điểm MN nên OH 


1
2
 1
 
OM  ON  OA  OB  2OC .
2

1
 1
  1 2
 
2
OH .MN  OA  OB  2OC . OA  OB  OA  OB   0
2 2 8 

1
Vậy OH  MN  SOMIN  OI .MN .
2

65
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

OC .OE a 6
Ta có CIO COE  OI   .
CE 3

    1
  a2
2 2 2 2 2 2
OE  OA  OB  2a ; CE  OA  OB  OC
2
 3a ; MN  OA  OB
2
 .
4 2

1 1 a 6 a 2 a2 3
 SOMIN  OI .MN  . .  .
2 2 3 2 6
Nhận xét: Ta có thể giải bài toán bằng phương pháp sơ cấp như sau:
a) OK  AB, OC  AB  AB  (COE )  AB  CE hay MN  CE (1)

Mặt khác BE OB mà BE OC  BE OM  (BCE) OM

 CE OM (2). Từ (1), (2) ta có CE (OMN).

b) Tìm I =CE (OMN): Trong mp (ABC), H =CK MN, gọi I =OH CE.
C
Tam giác COE vuông có:

1 1 1 a 6 N
   OI  I
OI 2 OC 2 OE 2 3 H
E A
Gọi H là trung điểm MN, trong tam giác cân có OI MN
O
K
1 1 a 6 a 2 a2 3
 SOMIN  OI .MN  . .  .
2 2 3 2 6 B E

66
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


1. Cho tứ giác ABCD. Tìm điểm M sao cho MA  2MB  MD  2MC  0 .

2. Cho đường tròn (O,R) và điểm M tùy ý. Một cát tuyến thay đổi qua M cắt đường

tròn tại A,B . Chứng minh rằng MAMB


.  MO 2  R2 .

3. Dựng bên ngoài tam giác ABC các hình bình hành ABIJ , BCPQ,CARS . Chứng

minh rằng RJ  PS  IQ  0 .

4. Cho tam giác đều ABC có trọng tâm O và điểm M tùy ý trong tam giác. Gọi

D, E , F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ đến các cạnh BC,CA,AB. Chứng minh

3
MD  ME  MF  MO .
2
5. Cho ∆ABC. Gọi điểm D, I là các điểm xác định bởi hệ thức:

3DB  2DC  0; IA  3IB  2IC  0

a) Phân tích vectơ AD theo các vectơ AB, AC .

b) Chứng minh ba điểm A, I, D thẳng hàng.

6. Cho tam giác ABC.

1
a) Tìm các điểm M,N,P thỏa mãn MB  BC , AN  3NB,CP  PA
2

b) Biểu thị vectơ MN , MP theo hai vectơ BC , BA

c) Chứng minh ba điểm M,N,P thẳng hàng.

7. Cho AK và BM là hai trung tuyến của tam giác ABC. Hãy phân tích các vectơ

AB, BC ,CA theo hai vectơ u  AK , v  BM .

67
Hình học sơ cấp TS. Võ Xuân Mai

8. Cho tứ diện ABCD. Trung tuyến BK của tam giác BCD. Gọi M, N là trung điểm

của AB, BK. Biểu thị vectơ MN qua các vectơ AB, AC , AD .

9. Cho tứ diện ABCD. Gọi hai điểm M, N là trung điểm của đoạn AB, CD. Chứng

minh các vectơ BC , MN , AD đồng phẳng.

10. Cho hai hình bình hành ABCD và AB’C’D’ trong không gian có chung đỉnh A.

Chứng minh các vectơ BB ', CC ', DD ' đồng phẳng.

Hướng dẫn giải:

7. AB  CA  2u (1);  AB  BC  2v (2); AB  BC  CA  0 (3)

2 2 2 4 4 2
Giải hệ (1), (2), (3) ta được AB  u  v; BC  u  v; CA   u  v .
3 3 3 3 3 3

8. MN//AK nên MN // (ACD) : MN 


1
2
1
 
AK  AC  AD .
4

10. Chứng minh BB '  CC '  DD ' .

BB '  BA  AB ', DD '  DA  AD '

  
BB '  DD '  BA  DA  AB '  AD ' 
   
 CD  DA  D ' C '  AD '  CA  AC '  CC '

68

You might also like