Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GDĐT TP.

ĐÀ NẴNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II


TRƯỜNG TH, THCS & THPT VIỆT NHẬT Năm học: 2023 - 2024
TỔ TỰ NHIÊN MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10
(Thời gian làm bài: 45 phút)
ĐỀ MINH HỌA (Đề này có 03 trang) MÃ ĐỀ: 1001
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau
Câu 1 <IV.15.a.2>: Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất khử là chất
A. nhận electron B. nhường proton C. nhường electron D. nhận neutron.
Câu 2 <IV.15.b.1>: Cho các hợp chất sau: SO2; H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong
đó sulfur có số oxi hoá +6 là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3 <V.17.a.1>: Cho các phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) = −137,0kJ

(2) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) = −851,5kJ.


Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
Câu 4 <V.17.a.1>: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
o
N2(g)+O2(g) t→ 2NO(g) = +179,20kJ
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng này tỏa nhiệt mạnh.
B. Phản ứng này xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
C. Phản ứng này xảy ra dưới điều kiện nhiệt độ thấp.
D. Đây là phản ứng thu nhiệt.
Câu 5 <V.17.a.2>: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điền kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol (đối với
chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K.
B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298K.
C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1atm, nhiệt độ 0oC.
Câu 6 <V.17.b.1>: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

Trang 1/3 – Mã đề: 102


D. bằng 0.
Câu 7 <V.17.b.2>: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

Giá trị của phản ứng: là


A. +140 kJ. B. -1120 kJ. C. +560 kJ. D. -420 kJ.
Câu 8 <VI.19.a.1>: Tốc độ phản ứng là:
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị
thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 9 <VI.19.a.2>: Để xác định mức độ phản ứng xảy ra nhanh hay chậm người ta sử dụng khái
niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học.
C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 10 <VI.19.b.1>: Cho phản ứng: X Y. Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1,
tại thời điểm t2 (với t2 > t1) nồng độ của chất X bằng C 2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong
khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây?

A. . B. . C. . D. .
Câu 11 <VI.19.a.1>: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc
men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu)?
A. Chất xúc tác. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ.
Câu 12 <VI.19.b.1>: Khi nhiệt độ tăng thêm 10 oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Để
tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 20 oC) tăng lên 32 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ
bao nhiêu?
A. 40oC. B. 50oC. C. 60oC. D. 70oC.
Câu 13 <VI.19.a.2>: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần
Zn như nhau):
Phản ứng (1): Zn + dung dịch CuSO4 1M
Phản ứng (2): Zn + dung dịch CuSO4 2M
Kết quả thu được là
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1).
C. như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó (1) nhanh hơn (2).
Câu 14 <VI.19.b.2>: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối,
mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư,
cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t 1, t2, t3
giây. So sánh nào sau đây đúng?

Trang 2/3 – Mã đề: 102


A. B. C. D.
Câu 15 <VII.21.a.1>: Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 16 <VII.21.a.2>: Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 17 <VII.21.a.3>: Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi
như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 18 <VII.21.a.4>: Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
B. tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen.
C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 19 <VII.21.a.5>: Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 20 <VII.21.b.1>: Trong các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ
sôi cao nhất là
A.F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 21 <VII.21.b.2>: Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A.F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.
Câu 22 <VII.21.b.3>: Chlorine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng hoá học nào
sau đây?

A. H2 + Cl2 2HCl.
B. HCl + NaOH → NaCl + H2O.

C. 2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O.


D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 23 <VII.21.b.4>: Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản
ứng nào sau đây?
A. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + H2O.
B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2.
C. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2.
D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O.

Trang 3/3 – Mã đề: 102


Câu 24 <VII.22.a.3>: Cho các phát biểu dưới đây
(1). Đều là các acid mạnh.
(2) Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm
độ bền liên kết từ HF đến HI.
(3) Hòa tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.
(4) Hòa tan được tất cả các kim loại.
Các phát biểu không đúng khi nói về các hydrohalic acid là
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
Câu 25 <VII.22.a.1,2>: Cho các phát biểu sau:
(1) Đa số hydrochloric acid được sử dụng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm,….
(2) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thủy phân các chất trong sản xuất, chế biến
thực phẩm.
(3) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
(4) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
Số phát biểu không đúng khi nói về ứng dụng hiện nay của một số hydrogen halide và hydrohalic
acid là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26 <VII.21.a.3>: Acid có tính acid mạnh nhất là
A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI.
Câu 27 <VII.21.b.1>: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dich H2SO4 đặc, nóng thì
chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr. B. KI. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 28 <VII.21.b.2>: Có một cốc dung dịch không màu KI. Thêm vào cốc vài giọt hồ tinh bột,
sau đó thêm một ít nước chlorine. Hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch có màu vàng nhạt. B. dung dịch vẫn không màu.
C. dung dịch có màu nâu. D. dung dịch có màu xanh.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm):
a) Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Nhưng ngay
sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Hãy giải thích hiện tượng này?
b) Hãy đề xuất cách phân biệt bốn dung dịch hydrohalic acid bằng phương pháp hóa học.

Câu 30 (1,0 điểm): Xét phản ứng sau:


Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn (kJ.mol-1) của các chất trong bảng dưới đây:

HI(aq) H2O(l) O2(g) I2(s)

-55 -285 0 0

a) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
b) Thực tế, người ta phải chứa hydroiodic acid trong chai, lọ được đậy kín. Hãy giải thích.
Trang 4/3 – Mã đề: 102
Câu 31 (0,5 điểm):
Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100 ℃. Trên đỉnh núi Fansipan (cao
3200 m so với mực nước biển), nước sôi ở 90 ℃. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở
vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.
a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80 ℃ thì mất bao lâu để luộc chín
miếng thịt?
Câu 32 (0,5 điểm): Chloramine B (C6H5CINNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn
trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao,
chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có
dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 - 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg
chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế
và bảo quản.
Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001 % có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí
nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình
chứa 500 lít nước?
--------- HẾT ---------

Trang 5/3 – Mã đề: 102

You might also like