Ngày 20-5-2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

CÂN BẰNG ACID-BASE.

CÂN BẰNG ÍT TAN

Câu 1. Lactic acid (CH3CHOHCOOH) được hình thành trong các cơ bắp trong quá trình hoạt động cường độ cao (trao đổi chất
kị khí). Lactic acid là đơn acid (kí hiệu HL) có hằng số phân li acid là KHL = 1,38.10-4. Trong máu, lactic acid được trung hòa
bằng phản ứng với ion HCO3-. Các hằng số phân li acid của H2CO3 là: Ka1= 4,47.10-7 và Ka2= 4,68.10-11.
1. Tính pH trong dung dịch HL có nồng độ 3,00.10-3 M.
2. Tính giá trị của hằng số cân bằng của phản ứng giữa lactic acid và ion HCO3-.
3. Thêm 3,00.10-3 mol lactic acid (HL) vào 1 L dung dịch NaHCO3 0,024 M (bỏ qua sự thay đổi thể tích khi thêm HL vào dung
dịch, HL trung hòa hoàn toàn).
a) Tính giá trị pH trong dung dịch NaHCO3 trước khi HL được thêm vào.
b) Tính giá trị pH trong dung dịch sau khi thêm HL.
4. Trong máu của một người đang có pH = 7,40 và [HCO3-] = 0,022M. Khi người này hoạt động với cường độ cao thì hình
thành thêm lactic acid (HL) làm cho pH trong máu giảm xuống và có giá trị là 7. Tính số mol lactic acid (HL) đã được hình
thành trong 1L máu của người này.
Câu 2. 1. Dung dịch A là hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M; HCOOH 0,2M; H2SO4 0,01M. Thêm 0,58 mol NH3 vào 1 L dung
dịch A, được dung dịch B.
a) Tính pH của dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
b) Tính V mL dung dịch NaOH 0,1M cần cho vào 25 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 4,76.

Cho biết: pKa (CH3COOH) = 4,76; pKa (HCOOH) = 3,75; pKa ( NH+4 ) = 9,24; pK a ( HSO 4 ) = 2, 00
2. Một trong các phương pháp để tách loại Cr (VI) trong nước thải của quá trình mạ điện là khử Cr(VI) về Cr(III) trong môi
trường acid, sau đó điều chỉnh pH bằng kiềm để kết tủa Cr(OH)3. Nếu nồng độ ban đầu Cr3+ trong nước thải (sau khi đã khử
Cr (VI) về Cr (III) là 10-3M). Khi tăng pH của dung dịch (coi thể tích dung dịch không đổi), ban đầu sẽ tạo thành kết tủa
Cr(OH)3 có tích số tan bằng 10-30, sau đó kết tủa Cr(OH)3 sẽ tan ra do tạo thành ion Cr(OH)4- theo phản ứng:
Cr(OH)3 + OH- Cr(OH)4- có pK = 0,4.
Giả thiết Cr(III) chỉ tồn tại ở 3 dạng: dạng tan là Cr3+ và Cr(OH)4-; dạng kết tủa là Cr(OH)3. Hãy xác định:
a) pH của dung dịch khi bắt đầu xuất hiện kết tủa Cr(OH)3.
b) pH của dung dịch khi kết tủa Cr(OH)3 tan hoàn toàn thành Cr(OH)4-
Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn 0,010 mol khí H2S vào nước cất, thu được 100,0 mL dung dịch A.
1. Tính nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch A.
2. Trộn 10,0 mL dung dịch A với 10,0 mL dung dịch FeCl2 0,02 M, thu được 20,0 mL dung dịch B. Có kết tủa xuất hiện từ
dung dịch B hay không?
3. Tính giá trị pH của dung dịch B để có thể tách được ion Fe2+ hoàn toàn ra khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa, biết rằng ion
Fe2+ được coi là tách hoàn toàn ra khỏi dung dịch khi nồng độ còn lại của sắt (II) trong dung dịch là 10–6 M.
4. Để điều chỉnh pH của dung dịch B đến khi kết tủa hoàn toàn ion Fe2+ (nồng độ còn lại của sắt (II) trong dung dịch là 10–6
M) ta có thể dùng dung dịch đệm axetat. Tiến hành như sau, đầu tiên cho CH3COOH đặc vào 20,0 mL dung dịch B đến nồng
độ 0,10 M; sau đó cho từ từ CH3COONa vào dung dịch thu được đến khi hết tủa hoàn toàn Fe2+ thì hết m (g).
Tính giá trị của m. Coi thể tích dung dịch không đổi sau khi cho thêm đệm axetat.
Cho biết: pKS(FeS) = 17,2; pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90;
pKa(CH3COOH) = 4,75; *(FeOH+) = 10-5,92; M(CH3COONa) = 82.
Câu 4. Ở nhiệt độ 25 C, độ tan của Fe2(SO4)3 là khoảng 245 g/1,00 L nước, có nghĩa là nồng độ khoảng 0,6 M. Một sinh viên
o

dự kiến pha 100,0 mL dung dịch Fe2(SO4)3 nồng độ 0,100 M. Tuy nhiên khi pha xong thì trong dung dịch thu được (gọi là
dung dịch A) xuất hiện vẩn đục màu nâu.
1. Bằng tính toán, hãy giải thích hiện tượng trên.
2. Để làm tan vẩn đục, sinh viên này thêm từ từ từng giọt dung dịch H 2SO4 đặc (nồng độ 98%, khối lượng riêng D = 1,84 g/mL)
vào 100,0 mL dung dịch A kể trên (vừa thêm dung dịch, vừa khuấy). Tính số giọt dung dịch H 2SO4 đặc tối thiểu mà sinh viên này
cần thêm vào dung dịch A để dung dịch trở nên trong suốt. Coi thể tích mỗi giọt là như nhau và đều là 0,030 mL.
Cho biết: pKa(HSO4–) = 1,99; pKs(Fe(OH)3) = 37,00; pKw = 14,00.
Fe3+ + H2 O FeOH2+ + H+ * = 10–2,17.

You might also like