Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TRUYỀN THÔNG

BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA
TẠI QUẬN 5 HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đệ


Người thực hiện : Phạm Thị Mộng Trinh D22VH024
Võ Thái Mỹ Uyên D22VH056
Lớp : 22DTT1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024


ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI HOA
TẠI QUẬN 5 HIỆN NAY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người Hoa sinh sống tập trung ở khu vực Sài Gòn chợ Lớn và có tuổi đời di cư
từ rất lâu về trước; quá trình sinh sống tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu, biến đổi
trong văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng. Do đó người Việt cũng
tiếp thu và thừa hưởng nền văn hóa độc đáo từ người Hoa về cách ăn uống, ẩm
thực, phương diện tâm linh và cũng hưởng ứng mạnh mẽ với những ngày lễ Tết
truyền thống của họ. Tuy nhiên, tất cả những thứ trên chỉ được truyền lại theo
nguyên tắc miệng truyền miệng chứ không được đẩy mạnh nhiều về mảng
truyền thông hay quảng bá du lịch. Dù người Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc
nhưng họ vẫn để lại một nền văn hóa nối bật về ẩm thực với những du khách
nước ngoài và những người đang sinh sống tại Việt Nam. Có thể nói tìm hiểu về
văn hóa ẩm thực sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cách thực hành văn hóa của gia
đình và cộng đồng nhóm người Hoa ở Quận 5 hiện nay.
Vì những lý do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa
ẩm thực của người Hoa tại Quận 5 hiện nay” với mong muốn nghiên cứu,
quảng bá nền văn hóa đặc biệt này, đẩy mạnh sức ảnh hưởng của nó đến người
dân trong nước và cả những khách du lịch tại Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa
ẩm thực của người Hoa ở Quận 5 cũng góp phần vào việc tìm hiểu chức năng
của ẩm thực trong đời sống của họ hiện nay.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện về văn hóa ẩm thực của người Hoa trên các phương diện ẩm thực
trong gia đình, ngoài gia đình và ẩm thực trong nghi lễ ngày Tết để khám phá và
giới thiệu nét văn hóa ẩm thực đặc trưng này. Mục đích chính của đề tài này là
nghiên cứu thực hành văn hóa qua ẩm thực của người Hoa tại Quận 5. Điều này
bao gồm việc nghiên cứu các món ăn truyền thống, cách chế biến, nguyên liệu
sử dụng, hình thức dùng bữa và ý nghĩa văn hóa của chúng.
Nghiên cứu tập trung vào việc xác định những yếu tố văn hóa đặc trưng mà
người Hoa đã đóng góp vào văn hóa ẩm thực của Quận 5. Điều này bao gồm
tìm hiểu về sự pha trộn và tương tác giữa các yếu tố văn hóa Hoa và yếu tố văn
hóa địa phương nhằm hướng tới một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của
văn hóa ẩm thực người Hoa; bao gồm các nhà hàng, quán ăn, và các hoạt động
liên quan. Đồng thời, xem xét các yếu tố như sự đa dạng văn hóa, sự thay đổi
trong khẩu vị và thị hiếu, cạnh tranh thương mại, và yếu tố kinh tế - xã hội khác
có ảnh hưởng đến ẩm thực người Hoa tại Quận 5.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích đặc điểm văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Quận 5 bao gồm các
món ăn truyền thống, phong tục ẩm thực, nguyên liệu sử dụng và phương pháp
chế biến nhằm hiểu rõ hơn về sự đa dạng và tương tác văn hóa. Mục tiêu là
nghiên cứu vai trò và đóng góp trong văn hóa ẩm thực của người Hoa đối với
Quận 5. Khảo sát và xem xét ảnh hưởng của nhà hàng, quán ăn và các hoạt
động liên quan đến văn hóa ẩm thực trong việc phát triển kinh tế và du lịch của
khu vực. Từ đó, cũng xem xét về thực hành bữa ăn tại gia, bữa ăn cộng đồng,
bữa ăn trong các nghi lễ ngày Tết để làm rõ hơn vai trò của ẩm thực tham gia
vào việc tạo dựng văn hóa tộc người, góp phần hiểu thêm được sự hội nhập bên
cạnh yếu tố truyền thống lưu giữ trong văn hóa ẩm thực của nhóm người Hoa
trên địa bàn Quận 5 hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những thực hành văn hóa qua ẩm thực
trong đời sống thường ngày và trong các nghi lễ ngày Tết của cộng đồng người
Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian và thời gian: Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề
tài là tập trung vào khảo sát các thực hành ẩm thực thường ngày, thực hành ẩm
thực dịp lễ Tết trong phạm vi gia đình và ngoài gia đình như quán ăn, nhà hàng
của người Hoa đang sinh sống tập trung tại quận 5 trong bối cảnh ngày nay.
Về mặt vấn đề nghiên cứu: Văn hóa ẩm thực là một khái niệm rộng. Do đó, đề
tài này chúng tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của cộng đồng
người Hoa ở một vài khía cạnh như cấu trúc bữa ăn, nguyên liệu chuẩn bị bữa
ăn,… Qua đó thể hiện cách thức người Hoa dùng ẩm thực để khẳng định đặc
trưng văn hóa của họ.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu trong đó chủ yếu tập trung vào các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp quan sát, tham dự: Là phương pháp mà nhà nghiên cứu phải thâm
nhập vào nhóm, cộng đồng cần nghiên cứu. Quan sát tham dự thường quan sát
nhiều lần với nhiều đối tượng trong thời gian tương đối dài để thu nhập thông
tin mang tính chính xác và thực tế cao. Chúng tôi đã đến quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh để tiếp xúc, tham dự vào các sự kiện diễn ra qua bữa ăn hàng ngày
đến các nghi lễ trong ngày Tết. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã quan
sát trực tiếp cách họ thực hành văn hóa qua ẩm thực để thu nhập thêm thông tin
nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi lựa chọn đối tượng phỏng vấn ở nhiều
khía cạnh khác nhau về độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, địa vị trong gia đình
và xã hội,… để giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về vai trò hay sự biến
đổi trong văn hóa ẩm thực đang diễn ra tại cộng đồng người Hoa hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Quận 5 là cách để hiểu và
bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa đặc biệt của cộng đồng này. Ẩm thực của người Hoa trong bối
cảnh đa văn hóa giúp làm sáng tỏ các yếu tố tương tác và hòa nhập văn hóa giữa
người Hoa và các cộng đồng khác trong khu vực. Đóng góp những thông tin cần
thiết cho các nghiên cứu về sự phát triển xã hội và văn hóa tại địa phương, từ
góc nhìn của ẩm thực và những thay đổi trong khẩu vị và thói quen ăn uống của
cộng đồng người Hoa.
Kiến thức từ nghiên cứu này có thể được áp dụng vào việc đào tạo và giáo dục
về văn hóa ẩm thực, từ đó tạo ra những chương trình giáo dục phong phú và thú
vị về ẩm thực người Hoa cho cộng đồng địa phương và du khách.
Ý nghĩa thực tiễn
Tìm hiểu về ẩm thực của người Hoa ở Quận 5 dưới góc nhìn văn hóa góp phần
cung cấp nguồn tư liệu quan trọng về văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hoa
cũng như về đời sống văn hóa của con người nơi đây. Với những thông điệp văn
hóa, xã hội cũng như kinh tế, chính trị được thể hiện thông qua ẩm thực giúp
cho việc hiểu về ẩm thực không chỉ là việc ăn uống thông thường mà ẩm thực
còn là văn hóa, biểu đạt nhiều thông điệp văn hóa, xã hội. Nguồn tài liệu này
giúp ích không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn có vai trò rất quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục, và sự đoàn kết giữa các
cộng đồng địa phương.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Ẩm thực thường ngày của người Hoa
Chương 3: Ẩm thực trong dịp lễ Tết của người Hoa
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Vài nét về người Hoa ở Quận 5
1.2.3. Vài nét về nguồn lương thực của người Hoa hiện nay
Tiểu kết
CHƯƠNG 2: ẨM THỰC THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI HOA
2.1. Tổng quan bữa ăn trong gia đình
2.1.1. Cấu trúc bữa ăn
2.1.2. Chuẩn bị bữa ăn
2.1.3. Thực hành văn hóa qua một bữa ăn
2.2. Ẩm thực cộng đồng trong đời sống thường ngày
2.2.1. Các món ăn nổi bật - lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn ngoài
2.2.2. Thực hành văn hóa qua ẩm thực tại các nhà hàng Trung Hoa
Tiểu kết
CHƯƠNG 3: ẨM THỰC TRONG DỊP LỄ TẾT CỦA NGƯỜI HOA
3.1. Ẩm thực và ước vọng trong các nghi lễ ngày Tết
3.1.1. Thực hành ẩm thực qua các nghi lễ
3.1.2. Ước vọng thể hiện qua các món ăn
3.2. Văn hóa ẩm thực cộng đồng qua các ngày Tết
Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách gia đình, quán ăn, nhà hàng tác giả đã tham dự
Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn sâu
Phụ lục 3: Hình ảnh

You might also like