Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 5

GIÁO DỤC THẨM MỸ

1. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ


- Trong mỹ học macxit, khái niệm giáo dục thẩm mỹ được hiểu
theo 2 nghĩa:
+ Nghĩa hẹp: Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho con người biết thụ
cảm, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
+ Nghĩa rộng: Giáo dục thẩm mỹ là sự giáo dục và tự giáo dục,
phát huy mọi năng lực bản chất con người theo quy luật của cái đẹp.
Giáo dục thẩm mỹ đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ.
- Giáo dục thẩm mĩ là hoạt động có kế hoạch nhằm mục tiêu cụ
thể là hình thành năng lực thẩm mĩ cho con người hay giáo dục thẩm
mỹ nhằm nhằm hình thành chủ thể thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và
sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.
- Giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực thẩm mỹ ở mỗi người,
trong đó có việc bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và
lý tưởng thẩm mỹ.
- Giáo dục thẩm mỹ mang tính dân tộc
- Giáo dục thẩm mỹ mang tính giai cấp
- Giáo dục thẩm mỹ mang tính thời đại
2. Các nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ của mỹ học Mác – lênnin
2.1. Nguyên tắc toàn diện của giáo dục thẩm mỹ
2.2. nguyên tắc lấy con người làm trung tâm của giáo dục thẩm mỹ
2.3. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ mang tính dân tộc
2.4. Nguyên tác lý luận gắn liền với thực tiễn
2.5. Nguyên tắc thống nhất và đa dạng
3. Các hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ
3.1 Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động và trong lao động
- Lao động là nguồn gốc của nghệ thuật. Một mặt, lao động lâu dài
của loài người đã hình thành một hình thái phản ánh độc đáo – phản ánh
hình tượng với sự kết hợp hài hòa hình thức – nội dung, tình cảm – lý trí,
thực tại – lý tưởng. Chính lao động đã hình thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu
cầu nghệ thuật và cuối cùng là sáng tạo ra những sản phẩm có tính nghệ
thuật và nghệ thuật thực sự.
- Thực tiễn lao động và bản thân các hoạt động, các thao tác sẽ tạo
ra một cách sinh động nhất tư duy thẩm mỹ, kỹ năng thẩm mỹ, khả năng
nắm bắt và thể hiện các yếu tố thẩm mỹ, các quy luật thẩm mỹ và quy
luật cái đẹp.
- Thực tiễn lao động sản xuất thực sự là thực tiễn đào luyện các
giác quan, làm cho chúng ngày càng trở nên khéo léo hơn, tinh xảo, điêu
luyện. Trong lao động sản xuất, trí tuệ, tình cảm, kinh nghiệm, ý chí của
con người được phát triển mạnh mẽ, các quan hệ văn hóa giữa người với
người ngày càng sâu sắc, hình thành nên những chủ thể phát triển phong
phú về thể chất, tinh thần và phát huy năng lực sáng tạo ngày càng cao.
- Lao động làm nảy sinh, hình thành và phát triển những cảm xúc,
nhu cầu thẩm mĩ của con người.
+ Niềm thích thú trước sản phẩm lao động.
+ Niềm vui trước khả năng chinh phục thiên nhiên
+ Khát vọng được hưởng thụ và sáng tạo ra những sản phẩm đẹp
đẽ hấp dẫn. (Sản phẩm = vật tiêu dùng + tác phẩm nghệ thuật)
Tóm lại: lao động vừa là phương thức con người duy trì sự tồn tại
vừa là phương thức con người tự phát triển.
- Lao động nghệ thuật là loại lao động bậc cao, vì nó tham gia trực
tiếp vào hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật để phát huy các
phẩm chất thẩm mỹ của con người – xã hội.
3.2. Giáo dục thẩm mỹ bằng môi trường
- Nếu như cảm quan thẩm mỹ, tư duy thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ
mang đặc trưng trực quan, sinh động, thì sự tác động có tính trừu tượng
của thế giới bên ngoài tới các giác quan của con người có ý nghĩa to lớn
đối với sự hình thành và phát triển ý thức, trình độ, năng lực thẩm mỹ ở
mỗi cá nhân
- Môi trường thẩm mỹ của thiên nhiên và xã hội vừa là thế giới
hình ảnh gây ấn tượng, gây khoái cảm, thanh lọc và nâng cao đời sống
tinh thần, đó là những yếu tố kích thích gợi nên sự tưởng tượng, liên
tưởng, thôi thúc con người tự điều chỉnh, tự hành động cho hòa hợp với
môi trường, đốt cháy lên tình yêu cuộc sống, nhiệt tình sáng tạo, hoàn
thiện bản thân và giúp ích cho đồng loại.
- Hòa mình vào các hoạt động xã hội, hòa mình vào thiên nhiên,
vui chơi giải trí, sáng tạo và thưởng ngoạn … đó là những hành động
vận dụng môi trường, tạo ra sự hài hòa, sự thỏa mái cho con người.
- Môi trường được hiểu là môi trường sống của con người.
Tạo ra môi trường xã hội thẩm mỹ: gia đình, nhà trường, xã hội.
Cải tạo để có môi trường tự nhiên thẩm mỹ: nhà ở, giao thông ....
"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", con người được tắm
mình trong một môi trường đẹp, có văn hoá tất yếu sẽ vận động
phát triển theo hướng tốt đẹp.
- Điều đặc biệt cần chú ý là trong điều kiện internet phát triển
như vũ bão hiện nay, con người dễ bị ngộ nhận về các thần tượng, rất
dễ bắt trước một cách mù quáng từ trang phục đến lối ứng sử, lối sống,
nhiều khi là phản văn hoá của các "ngôi sao" vốn không xứng đáng là
tấm gương
3.3. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật
* GDTM bằng nghệ thuật là hình thức giáo dục đặc biệt ưu việt:
- Nghệ thuật- phương tiện giáo dục có bản chất thẩm mỹ, hình
tượng NT tiềm ẩn những sức mạnh lớn lao. Sáng tạo thẩm mỹ là
mục tiêu bản chất của nghệ thuật. “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu
được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có
nghệ thuật. Đó là một định lí." (Bêlinxki).
- GDTM bằng nghệ thuật thường nhẹ nhàng hấp dẫn, vui tươi vì
nghệ thuật đem lại cho con người những cảm giác thoả mãn và khoái
cảm thẩm mĩ. Đến với nghệ thuật con người được đi xem diễn trò.
Nghệ thuật không như ông thầy, không thuyết giáo mà như người
đồng hành đối thoại với người tiếp nhận. Vì vậy giáo dục bằng nghệ
thuật mang tính tự giác cao.
- Đến với nghệ thuật con người được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp
rất phong phú và đa dạng: Vẻ đẹp của lời nói/của đời sống thông qua
con mắt của nghệ sĩ/của “ thiên nhiên thứ hai"/vẻ đẹp của sự hài hoà,
cao thượng, vô tư, của thế giới công bằng tự do.
* Yêu cầu GDTM bằng nghệ
thuật:
- Gắn GDTM với g i á o d ụ c nghệ thuật: trang bị cho con
người những tri thức lí luận, lịch sử về nghệ thuật. "Nếu anh muốn
được thưởng thức nghệ thuật, thì trước hết, anh phải là con người được
giáo dục về nghệ thuật".
- Tổ chức các hoạt động thực tiễn nghệ thuật: sáng tác, tiếp
nhận, biểu diễn, Đây là điều kiện dể các chủ thể bộ lộ những năng
lực thẩm mĩ.
- Đối tượng được giáo dục phải đảm bảo được tiếp xúc với
những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

You might also like