Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được hình thành như thế nào?

=> Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ GATT 1947 đã bộc lộ nhiều
điểm hạn chế, bất cập:

▪ Một là, một bên có thể cản trở của quá trình GQTC, làm cho thủ tục bị trì trệ

▪ Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp chưa thống nhất

▪ Ba là, cơ chế giải quyết tranh chấp chưa tạo được sự tín nhiệm từ các quốc gia thành
viên

Chính vì những lý do trên nên là

- Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là kết
quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành công đặc
biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuỗi thế kỷ XX với một hệ thống đồ
sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền
và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên.
- Mục đích của WTO: thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại trên toàn cầu, nâng
cao mức sống của người dân các nước thành viên và giải quyết các bất đồng về lợi
ích giữa các quốc gia trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa biên, sự vận hành
của WTO đã và sẽ có tác động to lớn đối với tương lai lâu dài của kinh tế thế giới
cũng như kinh tế của từng quốc gia.
- Cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ của WTO đã được thiết lập
nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định,
ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc
thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO. Cơ chế giải quyết này là sự kế thừa các
qui định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm
qua trong lịch sử GATT 1947. Từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến
căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của
các quyết định giải quyết tranh chấp.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc:
+ công bằng,
+ nhanh chóng
+ hiệu quả
+ chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các
quyền và nghĩa, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân
thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO cung cấp các thủ tục đa phương giải
quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành
viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung
của các qui tắc thương mại quốc tế.

2. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

+ Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):

Sự quản lý của DSB sẽ được quy định tại Điều 2 DSU

DSB – là cơ quan trung tâm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc
gia thành viên.

DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm
và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết
tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên,
DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải
quyết tranh chấp.

Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.
Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả
thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua.

+ Ban hội thẩm(PANEL):

-Chức năng, nhiệm vụ: ( Điều 11 DSU)

+ Là cơ quan giải quyết tranh chấp cấp sơ thẩm của WTO

+ Có 3 chức năng:

• Đánh giá khách quan về các vấn đề đặt ra.

• Đưa ra những nhận xét, kết luận khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến
nghị
• Đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đưa
ra một giải pháp thỏa đáng đối với cả 2 bên

=> Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền
quyết định (bởi với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh
chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).

- Cơ cấu, tổ chức:

+ Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban
hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên (Điều 8.5 DSU).

+Thành viên Ban hội thẩm là những cá nhân có năng lực tốt, có chuyên môn, có thể là cá
nhân thuộc tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ (Điều 8.1 DSU). Các thành viên Ban
hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính
phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên
trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh
chấp.

Toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp từ thời điểm các bên tranh chấp tự thương lượng
với nhau cho đến khi nhóm chuyên gia đệ trình báo cáo lên DSB tối đa không quá một
năm và báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ được gửi đến cho các bên tranh chấp trong vòng
sáu tháng .Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua
khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các
quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động. Nguyên tắc này khắc phục được
nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng
nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các
thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một
rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp. không quá
một năm và báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ được gửi đến cho các bên

+ Cơ quan Phúc thẩm(SAB):

Cơ quan phúc thẩm - là cơ quan thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Chức năng, nhiệm vụ:.

Là cấp thứ hai xem xét lại vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có yêu cầu kháng
cáo
Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét các vấn đề pháp lý được đề cập tại báo cáo của
Ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của Ban hội thẩm ( Điều 17.6 DSU)

- Cơ cấu tổ chức:

+ Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên, làm việc theo chế độ luân phiên

+ Do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần).

+ Thành viên Cơ quan phúc thẩm:

Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và
có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong
những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Quốc tịch của thành
viên không quan trọng, nhưng phải đảm bảo hoạt động độc lập, không được gắn kết với
chính phủ nào;

Cơ cấu thành viên phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên của WTO

=> Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực
hiện một cách độc lập.

Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa
đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm

Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay
khiếu nại tiếp

Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện quyết định cuối cùng của DSB
trên cơ sở báo cáo phúc thẩm

Thời hạn xem xét phúc thẩm là 60 ngày, có thể được gia hạn nhưng không quá 90 ngày

You might also like