Bài giảng Bảo hiểm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

BỘ GIÁO GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

BÀI GIẢNG
Môn học: Bảo hiểm

Hà Nội, tháng 04/2024

1
MỤ C LỤ C
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM.....................................................................5
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM.............................................5
1.2. BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM................................................................................6
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................6
1.2.2. Bản chất của bảo hiểm.....................................................................................7
1.3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỀN CỦA BẢO HIỀM.................................................7
1.3.1. Bảo hiểm thương mại.......................................................................................7
1.3.2. Bảo hiểm xã hội................................................................................................8
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp........................................................................................8
1.4. VAI TRÒ KINH TỂ VÀ XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM..............................................8
1.4.1.Vai trò kinh tế....................................................................................................8
1.4.2. Vai trò xã hội.....................................................................................................9
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC BẢO HIỂM...10
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học bảo hiểm..............................................10
1.5.2. Nội dung nghiên cứu của môn học bảo hiểm...............................................10
CHƯƠNG 2 BẢO HIỂM XÃ HỘI...................................................................................12
2.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI..............................................................................................12
2.1.1. Bản chất và chức năng của BHXH...............................................................12
2.1.2. Nguyên tắc và tính chất của BHXH..............................................................13
2.1.3. Đối tượng tham gia BHXH............................................................................15
2.1.4. Những quan điểm cơ bản về BHXH............................................................15
2.1.5. Hệ thống các chế độ BHXH..........................................................................16
2.1.6. Quỹ BHXH......................................................................................................17
2.2. BẢO HIỂM Y TẾ...................................................................................................18
2.2.1. BHYT với đời sống KT-XH............................................................................18
2.2.2. Đối tượng và phạm vi BHYT..........................................................................19
2.2.3. Phương thức BHYT........................................................................................20
2.2.4. Quỹ BHYT.......................................................................................................21
2
2.3. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.................................................................................22
2.3.1. Thất nghiệp.....................................................................................................22
2.3.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm....................................................................25
0.2.3.3. Qũy bảo hiểm thất nghiệp và mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.................26
2.3.4. Thời gian hưởng trợ cấp BHTN......................................................................28
2.4. VÀI NÉT VỀ BHXH VÀ BHYT VIỆT NAM.......................................................29
2.4.1. BHXH ở Việt Nam..........................................................................................29
2.4.2. BHYT ở Việt Nam...........................................................................................30
2.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam..................................................................30
CHƯƠNG 3 BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.......................................................................32
3.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦABẢO HIỂM THƯƠNG
MẠI................................................................................................................................32
3.1.1. Khái niệm........................................................................................................32
3.1.2. Nguyên tắc hoạt động của BHTM.................................................................32
3.2. PHÂN LOẠI BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI...........................................................34
3.2.1 Bảo hiểm tài sản..............................................................................................35
3.2.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.........................................................................40
3.2.4. Bảo hiểm con người........................................................................................45
3.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI....................46
3.3.1 Khái niệm..............................................................................................................46
3.3.2. Chủ thể và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm..........................46
3.3.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm...............................................................48
3.3.4 Phí bảo hiểm.....................................................................................................48
3.3.5 Thời hạn bảo hiểm...........................................................................................49
3.4. TÁI BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.......................................50
3.4.1 Sự cần thiết khách quan..................................................................................50
3.4.2 Bản chất của hoạt động tái bảo hiểm.............................................................50
3.5. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.........................................................51
CHƯƠNG 4 BẢO HIỂM CON NGƯỜI...........................................................................53
5.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI......................................................53

3
5.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người........................................53
5.1.2. Tác dụng của bảo hiểm con người.................................................................53
5.1.3. Phân loại bảo hiểm con người.............................................................................54
5.2. BẢO HIỂM NHÂN THỌ (BHNT)........................................................................56
5.2.1. Sự ra đời và phát triển của BHNT.................................................................56
5.2.2. Những đăc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ..................................................56
5.2.3. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản......................................................58
5.2.4. Phí bảo hiểm nhân thọ...................................................................................62
5.2.5. Dự phòng phí BTNT.......................................................................................63
5.2.6. Phân chia lãi theo đơn bảo hiểm..................................................................63
5.2.7. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (HĐBHNT)....................................................64

4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM

1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM


Khái quát về rủi ro
Khái niệm: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc
mang lại kết quả không mong đợi
Các loại rủi ro:
+ Rủi ro đầu cơ: là rủi ro do hoạt động đầu cơ mang lại có thể gặp hậu quả xấu
nhưng cũng có thể gia tăng lợi ích.
+ Rủi ro thuần tủy chỉ có thể dẫn đến hậu quả tổn thất, thiệt hại.
+ Rủi ro cơ bản: là loại rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng và có khả
năng gây hậu quả hàng loạt.
+ Rủi ro riêng biệt: là rủi ro gây hậu quả cho cá biệt các cá nhân, tổ chức.
+ rủi ro tài chính: là rủi ro xác định hậu quả bằng tiền
+ Rủi ro phi tài chính: là rủi ro hậu quả không xác định được bằng tiền
Quản lý rủi ro
- KN Quản lý rủi ro là quá trình nhận biết, đánh giá, xây dựng hệ thống cảnh bảo rủi
ro, tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp, công cụ ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu
quả rủi ro.
- Các phương pháp phòng tránh, giảm thiểu, khắc phục hậu quả của rủi ro
+Tránh né rủi ro là cách thức không tham dự vào các hoạt động, lĩnh vực, môi
trường có rủi ro.
+ Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro: Bao gồm những biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu rủi ro, hạn chế sự xuất hiện của ruir ro và giảm nhẹ mức độ thiệt hại xảy ra.
+ Phương pháp khắc phục hậu quả của rủi ro:
+ Chấp nhận rủi ro: Là biện pháp tự chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại vật
chất, tài chính mà rủi ro gây nên. Có thể được thực hiện thụ động hoặc chủ động bằng
nguồn tài chính riêng của mình.
+ Chuyển giao rủi ro. Đây là biện pháp chuyển giao hậu quả bất lợi (về mặt vật
chất và tài chính) sang cho tổ chức, cá nhân khác gánh chịu. Chuyển giao rủi ro có thể
được thực hiện bởi quy định pháp lý, hợp đồng hoặc phương tiện giao dịch khác. Trong

5
đó chuyển giao rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít được vận dụng trong
nhiều hoạt động như cứu trợ và bảo hiểm.
Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm.
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ gặp phải rủi
ro vì những nguyên nhân khác nhau như: Bão lũ, hạn hán, ốm đau, bệnh tật, tai nạn...
Mỗi khi gặp phải rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất và đến sức khoẻ của con người. Vì vậy, ngay từ khi xã hội loài người
xuất hiện thì nhu cầu an toàn đối với con người cũng xuất hiện và nó là một trong
những nhu cầu vĩnh cửu.
Khi cuộc sống và sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn cũng được con
người ngày càng quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ
phát triển, một mặt đã làm tăng năng suất lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc
sống của con người, nhưng mặt khác tăng nguy cơ gặp rủi ro của con người. Để đối phó
với rủi ro và khắc phục hậu quả tổn thất, lúc này con người đã tìm ra nhiều cách thức
khác nhau để phòng vệ. Trong đó bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro trên cơ sở
phân tán, tương hỗ, số đông bù số ít được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội.
Từ thực tế diễn ra nêu trên đã chứng minh rằng, bảo hiểm ra đời là một đòi hỏi
khách quan của cuộc sống và sản xuất. Xã hội càng phát triển và văn minh thì hoạt động
bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, tổ
chức và mỗi quốc gia.

1.2. BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM


1.2.1. Khái niệm

- Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: "Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ
tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi".

- Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, các tập đoàn bảo hiểm thương
mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: "Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một
người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm,
công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm
và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm"...
Khái niệm về bảo hiểm có thể được hiểu như sau: “Bảo hiểm là một hoạt động
dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng
bồi thường hoặc chi trả tiển bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào
khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường

6
hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận. Tổ chức này có trách nhiệm trước các rủi
ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê”
Đây là khái niệm mang tính chất chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đã bao quát
được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm (BHTM, BHXH, BHTN và
BHYT)
1.2.2. Bản chất của bảo hiểm
Bản chất của bảo hiểm còn được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau đây:

- Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm. Có nhiều cách tiếp
cận khái niệm rủi ro, song theo nghĩa thông dụng nhất thì rủi ro là biến cố gây thiệt
hại và không mong đợi. Để đối phó với rủi ro, con người luôn phải tìm cách phòng vệ.
Trong bảo hiểm hiện đại, bên cạnh rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến bảo hiểm
như: Sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người lao động đến tuổi nghỉ hưu hay người
được bảo hiểm còn sống đến một thời điểm xác định trên hợp đồng BHNT...

- Cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia
bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo cơ chế này, bên tham
gia phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo
hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo
hiểm. Tất nhiên, rủi ro hay sự kiện bao hiểm phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên
đã thoả thuận.

- Phí bảo hiểm mà bên sự tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện
trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả
cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay
rủi ro xảy ra gây tổn thất. Khái niệm người thứ ba trong bảo hiểm thường được pháp
luật quy định trong loại hình BHTM.
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động
xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hoá rất cụ thể và vai trò quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc
gia.
1.3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỀN CỦA BẢO HIỀM
Hiện nay trên thế giới có 4 loại hình bảo hiểm, đó là: Bảo hiểm thương mại
(BHTM); Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất
nghiệp (BHTN). Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức ngành bảo
hiểm mà mỗi nước có thể triển khai tất cả hoặc chỉ triển khai một số loại hình trong
số 4 loại hình bảo hiểm nói trên.

7
1.3.1. Bảo hiểm thương mại
Là loại hình bảo hiểm kinh doanh nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận. Hoạt động
kinh doanh BHTM chịu sự chi phối chủ yếu của Luật kinh doanh bảo hiểm, các điều
ước và tập quán quốc tế. Phạm vi hoạt động kinh doanh BHTM rất rộng do đối tượng
của nó chi phối. BHTM là loại hình bảo hiểm chủ yếu và rất phát triển. Đã từ lâu, BHTM
không chỉ xâm nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội ở phạm vi một nước mà nó còn
phát triển và mở rộng ra phạm vi thế giới thông qua hoạt động tái bảo hiểm và đồng bảo
hiểm...
1.3.2. Bảo hiểm xã hội
BHXH là loại hình bảo hiểm đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó liên quan trực
tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động. Hoạt động BHXH không nhằm mục
đích kiếm lời và nó chịu sự chi phối chủ yếu của Luật BHXH cũng như định hướng
chính sách kinh tế - xã hội của từng quốc gia. BHXH có tính cộng đồng xã hội, tính
nhân đạo, nhân văn sâu sắc và là trụ cột chính của hệ thống BHXH của mỗi nước. Từ
đó, hầu hết các nước trên thế giới tham gia công ước đã vận dụng và ban hành chính
sách BHXH cho người lao động và BHXH đã không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
1.3.3. Bảo hiểm y tế
BHYT có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác và cũng có
thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ BHXH. Về cơ bản, loại hình bảo hiểm
này mang đầy đủ tính chất của BHXH. Xã hội càng phát triển và văn minh thì BHYT
cũng ngày càng phát triển, bởi nhu cầu được bảo vệ, được chăm sóc sức khoẻ, được
khám chữa bệnh một cách bình đẳng là những nhu cầu chính đáng và có tính xã hội rất
cao - đối với mọi tầng lớp dân cư.
Từ khi có công ước 102 về BHXH đến nay, có một số nước triển khai BHYT độc
lập và cũng có khá nhiều nước coi BHYT chỉ là chế độ chăm sóc у tế ban đầu nằm trong
hệ thống các chế độ BHXH.
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN cũng có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác và
cũng có thể triển khai kết hợp với BHXH. Khi triển khai kết hợp, nó chỉ là một chế độ
trong hệ thống các chế độ BHXH. Vì thế, mục đích, đối tượng và tính chất của BHTN
cũng tương tự như BHXH. Theo số liệu của ILO năm 2005, trên thế giới có 72 nước
triển khai BHTN và trợ cấp thất nghiệpcho người lao động.

8
1.4. VAI TRÒ KINH TỂ VÀ XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM
1.4.1.Vai trò kinh tế
Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư.
Bảo hiểm góp phần rất to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các
tổ chức tham gia bảo hiểm. Có thể là ổn định về thu nhập nếu tham gia BHXH hay
BHTM. Bởi lẽ, khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm, nếu bị
tổn thất, các cơ quan hay DNBH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia
nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất, làm cho sản xuất kinh
doanh phát triển bình thường.
Bảo hiểm là một trong nhũng kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đẩu tư phát triển
kinh tế - xã hội.
Các cơ quan và DNBH thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra
vói đối tượng bảo hiểm. Điều đó chophép họ có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý
chật chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, giữa thời điểm
xảy ra rủi ro do tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường luôn có một khoảng cách.
Khoảng thời gian này có thể kéo dài nhiều năm, nhất là trong BHTN và BHXH. Bởi vậy,
số phí thu được phải dựa vào dự trữ, dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Thêm vào
đó là các loại hình BHTN và BHXH lại ngày phát triển nhanh chóng và số phí được
tồntích lại ngàycàng lớn. Điều đó càng khẳng định thêm vai trò huy động vốn để đầu tư
của toàn ngành bảo hiểm là vô cùng quan trọng đối với các nền kinh tế.
Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển
quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước.
Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các cơ
quan, DNBH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất,
nếu như đối tượng bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, ngân sách Nhà
nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro
(trừ những trường hợp tổn thất mang tính xã hội rộng lớn). Mặt khác, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách
thông qua các loại thuế mà các DNBH phải nộp.
1.4.2. Vai trò xã hội
Bên cạnh vai trò về kinh tế, bảo hiểm thể hiện vai trò xã hội:
Bảo hiểm góp phẩn ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống
của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
Các loại hình bảo hiểm phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động, đồng thời còn tạo nên một nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội.
9
Tiết kiệm trong bảo hiểm thường là tiết kiệm một cách có kế hoạch từ nội bộ mỗi
gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Với những khoản tiền rất nhỏ, các cá nhân, các hộ
gia đình vẫn có thể tiết kiệm được thông qua loại hình BHNT. Có thể nói, vai trò xã
hộicủa bảo hiểm ở đây đã góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp сho người lao dộng và
tạo dựng một nếp sống đẹp trên phạm vi xã hội.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thẩn cho mọi người dân, mọi tổ chức kinhtế xã hội.
Thật vậy, chỉ với một mức phí bảo hiểm rất khiêm tốn mà các cơ quan, các
DNBH thu được, họ vẫn có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các gia đình, các cơ quan
doanh nghiệp khắc phục được hậuqua rủi ro cho dù đó là những rủi ro khôn lường trong
cuộc sống và sản xuất. Đó cũng chính là chỗ dựa để họ yên tâm hơn, tin tưởng hơn vào
cuộc sống tương lai.

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC BẢO HIỂM
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học bảo hiểm
Đối tượng nghiên cứu của môn học bảo hiểm là các mối quan hệ kinh tế - xã hội
giữa người tham gia bảo hiểm với các cơ quan và DNBH; cũng như giữa các cơ quan,
các DNBH với nhau. Ngoài những đặc điểm và phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong
lĩnh vực bảo hiểm, đối tượng này còn có những đặc trưng cụ thể như sau:

- Các mối quan hệ kinh tế - xã hội đề cập đến ở đây liên quan đến nhiều cá nhân,
tổ chức và ngoài lĩnh vực bảo hiểm. Các mối quan hệ này xuất phát từ chỗ, bảo hiểm
vừa là một hoạt động mang tính kinh tế vừa là hoạt động có tính xã hội, nhân đạo và
nhân văn. Tính kinh tế của bảo hiểm thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ giữa các bên thông
qua việc hình thành và sử dụng các loại quỹ bảo hiểm. Còn tính xã hội, tính nhân đạo
và nhân văn phản ánh tính cộng đồng sâu rộng theo quy luật "Số đông bù số ít". Xã hội
hoá bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm của xã hội, của cộng đồng với tất cả các thành
viên của mình trên phạm vi toàn xã hội.

- Người tham gia bảo hiểm có thể là các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội có
nhu cầu về bảo hiểm. Do bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ, hơn nữa hình thức bảo
hiểm có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện cho nên người tham gia ngày càng đông đảo.

- Người bảo hiểm có thể là các cơ quan BHXH, BHTN và BHYT hoặc cũng có
thể là DNBH thương mại. Đối với các cơ quan BHXH và BHTN, mối quan hệ kinh tế -
xã hội của họ chủ yếu là với người lao động và người sử dụng lao động.
1.5.2. Nội dung nghiên cứu của môn học bảo hiểm

- Làm rõ những vấn đề cơ bản của BHXH, bao gồm: đối tượng, tính chất và chức
năng của BHXH; quỹ BHXH và hệ thống các chế độ BHXH. Trình bày khái quát chính
10
sách BHXH của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và nội dung cơ bản của BHTN. Kinh nghiệm tổ
chức triển khai BHTN ở một số nước trên thế giới. Tiếp đó môn học làm rõ BHYT
trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, đối tượng, phạm vi, phương thức BHTN.

- Trước khi đi vào các nghiệp vụ BHTM, môn học đã trình bày khái quát những
vấn đổ cơ bản về BHTM, các nguyên tắc trong hoạt động BHTM. Đồng thời tiến hành
phân loại BHTM theo đối tượng của nó với 3 loại hình là: BHYT, bảo hiểm TNDS và
BHCN.

11
CHƯƠNG 2
BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI


2.1.1. Bản chất và chức năng của BHXH
Trong cuộc sống và lao động, con người không thể tránh khỏi những rủi ro bất ngờ
như bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao
động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v... Khi rơi vào những trường hợp này, các
nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên,
thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều
trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v...
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế
giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy “BHXH là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố
làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng
một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp
phân bảo đảm an toàn xã hội”.
Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện những nội dung chủ
yếu sau đây:

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã
hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao
động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa
dạng và hoàn thiện.

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động
và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham
gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao
động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách
do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi
có đủ các điểu kiện ràng buộc cần thiết.
- BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy га vì suy cho cùng, mất khả năng lao
động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy

12
định của BHXH. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính
chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
+ Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao
động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp
cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những
người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp.
Như vậy, theo quy luật số đống bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả
chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và
thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ
việc v.v... Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã
hội.
+ Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng
suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Chức năng này biểu hiện như một
đòn bảy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo
theo là năng suất lao động xã hội.
+ Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao
động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng
lao động còn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời
gian lao động v.v...
2.1.2. Nguyên tắc và tính chất của BHXH
2.1.2.1. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội
* Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH
Thực hiện được nguyên tắc này sẽ góp phần đảm bảo quyền bình đẳng giữa những
người lao động trên phương diện xã hội, nhất là trong điều kiện BHXH có sự bảo trợ
của Nhà nước. Vì vậy mà ngày nay, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của người
lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế. Ở Việt Nam, quyền tham gia và
hưởng BHXH của người lao động đã được ghi trong Hiến pháp (Điều 56) và Bộ luật
Lao động (Điều 7).
* Mức hưởng trợ cấp BHXH tương quan với mức đóng góp.
BHXH là một trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa những người tham
gia bảo hiểm nên cần xác định mức hưởng một cách công bằng, hợp lý, mức đóng có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đã đóng bảo
hiểm lao động xã hội trên một mức thu nhập nào đó thì có nghĩa là họ đã mua bảo hiểm

13
cho mức thu nhập đó. Khi mức thu nhập này bị giảm hoặc mất thì BHXH phải đảm bảo
cho người tham gia hưởng bằng mức đã nhận bảo hiểm.
* Nguyên tắc số đông bù số ít
Khi tham gia BHXH người lao động được bảo đảm một khoản thu nhập khi bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Khoản thu nhập này nói chung cao hơn
nhiều so với khoản phí BHXH mà họ đã đóng góp để làm được điều này BHXH phải
thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít người không may gặp rủi ro.Theo nguyên tắc này,
càng nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội thì san sẻ rủi ro càng thực hiện dễ ràng hơn.
* Nhà nước thống nhất quản lý BHXH
BHXH là một chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhà
nước với tư cách là đại diện chính thức về mặt quản lý xã hội phải có trách nhiệm thực
hiện chính sách xã hội, quản lý các hoạt động BHXH để đảm bảo ổn định và công bằng
xã hội.
* Kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
của đất nước
Khác với BHTM, BHXH ngoài mục đích là đảm bảo thu nhập cho người lao động
còn phải tính đến lợi ích chung và lợi ích của người sử dụng lao động, kết hợp với các
mục tiêu đó là mục tiêu xã hội. Vì vậy, kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu đó vừa là
cơ sở thiết kế hệ thống vừa là điều kiện là tổ chức thành công BHXH.
2.1.2.2. Tính chất của BHXH
- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội: Sản xuất phát triển, những rủi ro
đối với người lao động ngày càng nhiều và trở nên phức tạp hơn, dẫn đến mối quan hệ
chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải dứng ra can
thiệp thông qua BHXH. Vì vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khách quan trong đời
sống kinh tế xã hội của mỗi nước.
- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không
gian. Điều này thể hiện ở tính chất của những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian
và không gian, cho đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động.
- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, vừa có tính dịch vụ.
Tính kinh tế thể hiện ở chỗ, quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng
trưởng thì phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải quản lý chặt chẽ, sử dụng
đúng mục đích.
Tính xã hội thể hiện ở chỗ BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống đảm bảo xã
hội. Mọi người có quyền tham gia BHXH, và BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho
14
mọi người lao động và gia đình họ. Tính xã hội và tính dịch vụ của BHXH luôn gắn bó
chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã
hội của BHXH càng thể hiện rõ nét hơn.
2.1.3. Đối tượng tham gia BHXH
- Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động bị biến động hoặc mất đi do
người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
- Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tùy theo điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ
phận người lao động.
2.1.4. Những quan điểm cơ bản về BHXH
* Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và quan trọng nhất của chính
sách xã hội. Thực chất của BHXH là chính sách đối với con người nhằm đáp ứng quyền
và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu về việc làm, về an toàn lao động, an toàn
xã hội v.v…Mặt khác chính sách BHXH còn là động lực phát huy tiềm năng sáng tạo của
người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
* Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm xã hội cho
người lao động. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh
thì ngoài việc đầu tư cho máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, còn phải chăm lo cho tay
nghề và đời sống của người lao động làm việc cho mình. Khi người lao động gặp rủi ro,
ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp v.v… thì người sử dụng lao động phải có
trách nhiệm BHXH cho họ, để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực nâng cao năng suất
lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
* Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi BHXH. Trước hết,
bản thân người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH thì mới được BHXH hỗ trợ
và san sẻ rủi ro của mình. Mọi người lao động khi đã tham gia BHXH thì sẽ được hưởng
chế độ và quyền lợi trợ cấp BHXH như tuyên ngôn nhân quyền đã nêu.
* Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc và nhiều yếu tố:
- Các yếu tố có thể liệt kê là:
+ Tình trạng mất khả năng lao động;
+ Tiền lương khi đang đi làm;
+ Ngành công tác và thời gian công tác;
+ Tuổi thọ bình quân của người lao động;
+ Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

15
- Về nguyên tắc, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương khi đang đi làm,
nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Nếu mức trợ cấp bằng hoặc cao hơn mức lương
thì người lao động sẽ không tích cực tìm kiếm việc làm, mà ngược lại sẽ lợi dụng trợ cấp
BHXH để sống.
* Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH và tổ chức bộ máy thực hiện
chính sách BHXH:
- BHXH là một bộ phận cấu thành chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa
là động lực phát triển kinh tế, cho nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Nếu không
có sự quản lý và can thiệp của Nhà nước, mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động sẽ không duy trì bền vững. Nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình từ
việc hoạch định chính sách, giới hạn về đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến
việc đảm bảo vật chất và việc xét duyệt trợ cấp.
- Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ
máy tổ chức. Hiện nay, một số nước đã bắt đầu tư nhân hóa hệ thống BHXH.
1. (Chile: Chile là một trong những quốc gia tiên phong trong việc tư nhân
hóa hệ thống bảo hiểm xã hội. Hệ thống này đã được tư nhân hóa từ
những năm 1980 và đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho người dân
Chile.
2. Argentina: Argentina đã bắt đầu tiến hành tư nhân hóa hệ thống bảo hiểm
xã hội vào những năm 1990 và tiếp tục thúc đẩy quá trình này trong thập
kỷ sau đó.
3. Một số quốc gia khác như Peru, Colombia, Uruguay cũng đã áp dụng các
biện pháp tư nhân hóa hệ thống bảo hiểm xã hội để nâng cao hiệu quả
quản lý và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc tư nhân hóa hệ thống bảo
hiểm xã hội cũng gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi và thách thức trong việc
bảo đảm quyền lợi và tiện ích cho tất cả các thành viên trong xã hội.
2.1.5. Hệ thống các chế độ BHXH
Theo khuyến nghị của ILO, hệ thống các chế độ BHXH gồm:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ

16
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
Tùy điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước thực hiện ở các mức độ khác nhau. Các
chế độ BHXH được xây dựng theo pháp luật mỗi nước và điều kiện kinh tế - xã hội, các
yếu tố sinh học, môi trường v.v…
Mỗi chế độ đều được kết cấu bởi các nội dung chính:
- Mục đích thực hiện chế độ: giúp người lao động và người sử dụng lao động nhận
thức rõ trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH.
- Đối tượng: bản thân người lao động (trong quá trình lao động (thai sản), ngoài quá
trình lao động (hưu trí)), con cái, bố, mẹ người lao động (tử tuất).
- Điều kiện trợ cấp: xuất phát từ các rủi ro và sự kiện bảo hiểm theo từng chế độ
BH.
- Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp: Nguyên tắc mức trợ cấp sẽ thấp hơn tiền lương
hay thu nhập của người lao động tham gia bảo hiểm XH, tối thiểu đáp ứng được nhu cầu
tối thiểu của người lao động và gia đình họ, căn cứ vào mức sống, tình trạng sức khỏe, tỷ
lệ suy giảm khả năng lao động.
2.1.6. Quỹ BHXH
* Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Mục đích tạo
lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho người lao động ổn định cuộc sống khi gặp các biến
cố, rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH là những người tham gia đóng góp để hình thành nên
quỹ, bao gồm: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
* Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc
sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm thu nhập từ
lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích lợi nhuận. Nguyên tắc quản lý quỹ
BHXH là cân bằng thu - chi.
- Phân phối quỹ BHXH vưa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không
hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ người lao động là đối tượng tham gia và đống
BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH.
Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ cùng tham gia và đóng góp BHXH nhưng có người
được hường trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng có người được ít
lần hơn thậm trí không được hưởng.
- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ
BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc.
17
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của BHXH. Quỹ BHXH được coi
như “của để dành” của người lao động phòng khi ốm đau, tai nạn hoặc tuổi già v.v…
Nguồn quỹ này được đóng góp và tích lũy lại trong suốt quá trình lao động.
- Sự tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng
phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, đồng thời người lao
động, người sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, càng có điều kiện tham gia và
đóng góp BHXH.
* Nguồn hình thành quỹ BHXH:
- Người sử dụng lao động đóng góp;
- Người lao động đóng góp;
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm;
- Các nguồn khác.
* Sử dụng quỹ BHXH:
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau:
- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH;
- Chi phí cho quản lý BHXH;
- Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Trong các nội dung trên thì hoạt động chi trả trợ cấp các chế độ BHXH là khoản
chi lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này phụ thuộc và mức độ và phạm vi các
nguồn thu BHXH.
2.3 Nội dung chính của BHXH
2.3.1. Đối tượng và đối tượng tham gia BHXH

2.2. BẢO HIỂM Y TẾ


2.2.1. BHYT với đời sống KT-XH
BHYT ra đời nhằm khắc phục những khó khăn cũng như chủ động về tài chính
khi có những rủi ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, nhằm ổn định sức khỏe, ổn định đời
sống, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Mặt khác, khi đời sống con người được nâng cao, nhu cầu khám, chữa bệnh cũng
tăng lên. Trong khi đó, chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng, nên nhu cầu được chia sẻ
gánh nặng chi phí là cần thiết. Do đó BHYT càng ngày càng thể hiện vai trò không thể
thiếu trong đời sống con người.
18
Trong đời sống kinh tế - xã hội, ngoài những tác dụng to lớn của hoạt động bảo
hiểm, BHYT còn góp phần khắc phục sự thiếu hụt tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh cho nhân dân. Quỹ BHYT hỗ trợ cho ngân sách y tế, nhằm cải thiện và nâng cao
chất lượng ngành y. Đồng thời, sau khi tham gia BHYT, mọi người dân đều được khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, đảm bảo được công bằng xã hội.
2.2.2. Đối tượng và phạm vi BHYT
2.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng BHYT là sức khỏe của người được bảo hiểm. Nếu người được bảo
hiểm gặp rủi ro về sức khỏe (ốm đau, bệnh tật) thì sẽ được cơ quan BHYT xem xét chi
trả bồi thường.
Đối tượng tham gia BHYT là mọi người dân có nhu cầu BHYT cho sức khỏe của
mình, hoặc có thể là người đại diện cho một tập thể, một đơn vị, một cơ quan… đứng ra
ký kết hợp đồng cho tập thể đó.
Thông thường, có 2 nhóm đối tượng tham gia BHYT là đối tượng bắt buộc và tự
nguyện. Hình thức BHYT bắt buộc áp dụng với công nhân viên chức Nhà nước và các
đối tượng hưởng trợ cấp của ngân sách nhà nước như cán bộ hưu trí. Hình thức tự nguyện
áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội. Loại hình BHYT tự nguyện là loại hình
bảo hiểm kinh doanh. Có sự giống và khác nhau giữa BHYT thuộc BHXH và BHYT
kinh doanh
Sự giống nhau:
- Về bản chất: Hai loại hình bảo hiểm y tế (BHYT) này đều là sự thay thế hay bù đắp một
phần thu nhập đối với người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật, tai
nạn làm gián đoạn khả năng lao động.
- Về mục đích: Hai loại hình bảo hiểm này đều liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe con
người như bảo hiểm tai nạn lao động, nằm viện, phẫu thuật, sinh đẻ v.v…
Sự khác nhau:
Tiêu thức BHYT thuộc BHXH BHYT kinh doanh
1. Đối tượng tham Người lao động làm công, hưởng Những người có nhu cầu
gia lương
2. Hình thức thực Bắt buộc Tự nguyện
hiện
3. Cơ quan quản lý Cơ quan BHYT do Nhà nước tổ Các công ty bảo hiểm kinh
chức quản lý doanh (Nhà nước, tư nhân, cổ

19
phần…)
4. Tính chất bảo Tính nhân đạo, tính cộng đồng Hạch toán kinh tế, cân đối thu
hiểm chi và nộp thuế
5. Nguồn quỹ Người sử dụng lao động, người lao Người tham gia bảo hiểm nộp
BHYT động đóng góp theo tỷ lệ % tiền phí bảo hiểm theo các mức
lương, có sự hỗ trợ của Nhà nước thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm
6. Phương thức và Chủ yếu chuyển thẳng cho cơ sở y Trả cho người được bảo hiểm
mức thanh toán tế đảm nhận khám, chữa bệnh theo hoặc bệnh viện đã ký hợp
tiền BHYT quy định của cơ quan BHYT. Mức đồng với công ty bảo hiểm.
thanh toán quy định theo những Mức chi trả theo thỏa thuận
bệnh thông thường trong hợp đồng

2.2.2.2. Phạm vi BHYT:


Quỹ BHYT có trách nhiệm thanh toán các phi phí khám chữa bệnh, đảm bảo sức
khỏe cho mọi người tham gia bảo hiểm theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hiểm đã ký kết.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cố tình tự hủy hoại bản thân, mắc bệnh nan y, vi
phạm pháp luật thì cơ quan BHYT có quyền không chi trả.
Mỗi quốc gia có những chương trình sức khỏe quốc gia khác nhau, trong đó quy
định một số loại bệnh được ngân sách đó đài thọ chi phí thì cơ quan BHYT cũng sẽ
không thanh toán.
Với hai hình thức BHYT tự nguyện và bắt buộc thì phạm vi bảo hiểm cũng có sự
khác nhau. Phạm vi nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhóm BHYT bắt buộc.
2.2.3. Phương thức BHYT
Căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT,
các phương thức BHYT phổ biến là:

 BHYT trọn gói: Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT chịu trách nhiệm
thanh toán mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT.

 BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu thuật: Là phương thức BHYT trong đó cơ quan
BHYT chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT trừ chi
phí cho các cuộc đại phẫu thuật theo quy định của cơ quan y tế.

 BHYT thông thường: Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT chịu trách
nhiệm giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT.
20
Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, các nước này có thể thực hiện cả 3
phương thức trên. Các nước nghèo thì hầu hết áp dụng phương thức BHYT thông
thường.
2.2.4. Quỹ BHYT
2.2.4.1. Nguồn hình thành quỹ BHYT:
Quỹ BHYT hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người tham gia bảo hiểm,
gọi là phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có thể là người lao động, người sử dụng
lao động, mức đóng góp phụ thuộc vào luật pháp ở mỗi nước.
Phí bảo hiểm phụ thuộc nhiều yếu tố như xác suất mắc bệnh, chi phí y tế, độ tuổi
tham gia BHYT, khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm v.v…. Trong đó chi phí
y tế lại phụ thuộc vào tổng số lượt người khám chữa bệnh, số ngày bình quân 1 đợt điều
trị, chi phí bình quân cho một lần khám chữa bệnh, tần suất xuất hiện các loại bệnh.
Phí BHYT thường được tính trên cơ sở số liệu thống kê về chi phí y tế và số người
tham gia BHYT thực tế trong thời gian liên ngay trước đó.
Công thức: P = f + d
P: Phí BHYT/người/năm
f: Phí thuần
d: Phụ phí
Phụ phí thường được quy định bằng tỷ lệ % so với phí BHYT (khoảng 20-
30%)
Phí thuần tính bằng bình quân gia quyền chi phí y tế của toàn bộ người
được BHYT trong năm.
Ngoài ra quỹ BHYT còn được bổ sung bằng các nguồn khác như: Hỗ trợ của
NSNN, đóng góp của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư quỹ v.v…
2.2.4.2. Chi quỹ BHYT:
Sau khi hình thành, quỹ BHYT được sử dụng như sau:
- Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT: Đây là khoản chi lớn nhất,
thường xuyên của BHYT
- Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn: Khoản chi này được dồn tích trong thời gian
dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Chi đề phòng, hạn chế tổn thất: Khoản chi này được chi ra để giảm thiểu tổn thất
đáng ra sẽ nặng nề hơn nếu rủi ro xảy ra.

21
- Chi phí quản lý hành chính cho cơ quan BHYT

2.3. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP


2.3.1. Thất nghiệp
2.3.1.1. Khái niệm
Ở Đức, người thất nghiệp là người không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện
những công việc ngắn hạn.
Ở Thái Lan, người thất nghiệp là người lao động không có việc làm, muốn làm
việc, có năng lực làm việc.
Ở Việt Nam, khái niệm chung cho thất nghiệp được hiểu như sau: Thất nghiệp là
tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không
thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.
Người thất nghiệp phải thể hiện các đặc trưng sau:
- Là người lao động, có khả năng lao động;
- Đang không có việc làm;
- Đang đi tìm việc làm.
2.3.1.2. Phân loại thất nghiệp:
* Căn cứ vào tính chất thất nghiệp, thất nghiệp chia thành:
- Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp xảy ra do quy luật cung cầu của thị
trường sức lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát. Tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên ở mỗi quốc gia là khác nhau và có xu hướng tăng lên.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thât nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối cung - cầu
về các loại lao động. Cầu loại lao động này tăng lên, loại lao động khác giảm xuống,
cung điều chỉnh không kịp cầu. Trong quá trình phát triển, sẽ có ngành kinh tế phát triển,
thu hút nhiều lao động, có những ngành lại bị thu hẹp làm giảm nhu cầu lao động.
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng, miền,
thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Thất nghiệp
tạm thời khá phổ biến và diễn ra thường xuyên.
- Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ro mức cầu lao động giảm xuống. Sau một chu kỳ kinh
tế phát triển hưng thịnh, đến giai đoạn suy thoái, nền kinh tế làm vào tình trạng khủng
hoảng, thất nghiệp và lạm phát gia tăng. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và
mang tính quy luật.
- Thất nghiệp thời vụ: Phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, theo chu kỳ,
thời vụ sinh trưởng của cây, con.
* Căn cứ vào mức độ thất nghiệp, chia thành:

22
- Thất nghiệp toàn phần: Là loại thất nghiệp mà người lao động hoàn toàn không
có việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm
thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối lượng công
việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3-4 giờ/ngày và họ vẫn có nhu
cầu làm thêm.
2.3.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp
a. Nguyên nhân của thất nghiệp:
- Do sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động,
khi thu hẹp thì lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung và cầu trên thị trường lao động
co giãn, thay đổi phát sinh thất nghiệp
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là quá trình tự động hóa sản xuất
diễn ra nhanh chóng, làm cho số công nhân bị máy móc thay thế tăng lên.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hóa và toàn cầu
hóa nền kinh tế làm cho một số bộ phận lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này chủ
yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội
địa với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài làm cho một số doanh nghiệp phá sản
dẫn đến lao động dư thừa.
- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc,
họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
b. Hậu quả của thất nghiệp:
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là nguyên
nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Nếu tình trạng thất nghiệp
gia tăng, sẽ làm tăng thêm lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, khả năng hồi
phục chậm. Với người thất nghiệp, đời sống sẽ ngày càng khó khăn khi mất đi thu nhập.
- Đối với xã hội: Thất nghiệp làm cho người lao động hoang mang, buồn chán,
thất vọng, dẫn tới khủng hoảng lòng tin. Về khía cạnh xã hội, thất nghiệp là nguyên nhân
gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ đường cùng để tìm kế
sinh nhai.
- Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công,
biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ và khả năng lãnh đạo
của nhà cầm quyền.
c. Một số giải pháp khắc phục thất nghiệp:
- Chính sách dân số:
Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài góp phần làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tức là giảm tốc độ tăng lực lượng lao động, từ đó tạo
23
thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Thực hiện chính sách dân số là thực hiện các chương
trình kế hoạch hóa gia đình, cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, từ đó làm giảm
được tỷ lệ tăng dân số và nguồn lao động.
- Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành phố:
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn, nhưng vẫn có một số bộ phận dân
cư nông thôn di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm, từ đó tạo áp lực rất lớn cho bản
thân cư dân thành thị. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan quản lý đã thực hiện một loạt
chương trình định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn, tăng cường các dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn…
- Áp dụng công nghệ thích hợp:
Khuyến khích áp dụng công nghệ sử dụng được nhiều lao động hơn. Khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng hóa thu hút nhiều lao động. Khi thực
hiện chính sách này, Chính phủ có thể sử dụng công cụ thuế hoặc lãi suất để điều tiết.
- Giảm độ tuổi nghỉ hưu:
Đây là biện pháp tình thế khi tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh gây áp lực lớn về chính
trị. Việc giảm tuổi hưu của người lao động sẽ nhanh chóng thu hút được một bộ phận lao
động đang bị thất nghiệp thay thế chỗ làm của người nghỉ hưu.
- Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế:
Chính phủ có thể bơm tiền để xây dựng thêm những vùng kinh tế, xây dựng cơ sở
hạ tầng, công trình công cộng để tạo thêm việc làm cho người lao động và thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội khác.
- Trợ cấp thôi việc, mất việc làm:
Đây là một biện pháp tình thế mà các doanh nghiệp áp dụng góp phần giải quyết
khó khăn khi người lao động của mình phải thôi việc hoặc mất việc do doanh nghiệp phá
sản hay giải thể. Mức trợ cấp phụ thuộc vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp vì họ đã
có thời gian cống hiến, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Trợ cấp thất nghiệp:
Khoản tiền trợ cấp này được lấy từ quỹ bảo hiểm quốc gia, với điều kiện người lao
động phải có quá trình đóng góp vào quỹ trước khi bị thất nghiệp. Khoản tiền này nhằm
giúp cho người lao động có được một khoản thu nhập để ổn định cuộc sống và xúc tiến
tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp.
- Bảo hiểm thất nghiệp:
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của chính sách bảo hiểm xã hội
nhưng dần dần đã tách ra khỏi bảo hiểm xã hội. Ngày nay bảo hiểm thất nghiệp được coi
là một chính sách có vai trò to lớn trong việc khắc phục tình trạng thất nghiệp.

24
2.3.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) xuất hiện đầu tiên ở Thụy Sỹ năm 1983 trong nghề
sản xuất các mặt hàng thủy tinh. Theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, hiện nay
bảo hiểm thất nghiệp đã được triển khai ở rất nhiều nước dưới hình thức tự nguyện hoặc
bắt buộc.
2.3.2.1. Đối tượng của BHTN:
* Đối tượng của BHTN là thu nhập của người lao động. Khi người lao động bị thất
nghiệp, tức là họ không có việc làm, thì họ cũng sẽ không có thu nhập để trang trải các
chi phí sinh hoạt và các chi phí khác. BHTN chính là sự hỗ trợ một phần thu nhập cho
người lao động trong thời gian họ không có thu nhập và đi tìm việc làm.
* Đối tượng tham gia BHTN:
Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm
thất nghiệp:
- Người lao động: Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Không xác định thời hạn;
+ Xác định thời hạn;
+ Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến
dưới 12 tháng.
* Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không
phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng
lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng
lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao
gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
+ Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng
lao động đã nêu.
25
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Các đối tượng tham gia BHTN được hưởng các quyền lợi sau:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2.3.2.2. Phạm vi BHTN:
Rủi ro thuộc BHTN là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro mất việc làm. Người lao động
tham gia BHTN khi bị mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều kiện để
được hưởng trợ cấp thất nghiệp là:
- Người lao động phải nộp phí bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Luật Việc làm số 38/2013/QH13 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động
đóng phí BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng
lao động;
- Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.
- Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại cơ quan lao động có
thẩm quyền do Nhà nước quy định.
- Phải luôn chủ động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
- Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quy định.
Những người thất nghiệp mặc dù có đóng BHTN nhưng không được hưởng trợ
cấp khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, bị sa thải vì vi phạm kỷ luật
lao động hoặc từ chối không đi làm v.v…
0.2.3.3. Qũy bảo hiểm thất nghiệp và mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
2.3.3.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Là một quỹ tài chính độc lập trung gian nằm ngoài ngân sách. Quỹ được hình
thành chủ yếu từ 3 nguồn sau:
- Người tham gia BHTN đóng góp
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Nhà nước bù thiếu
Cũng giống như BHXH, người tham gia BHTN và người sử dụng lao động đóng góp
bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tiền lương và tổng quỹ lương.

26
Theo điều 57, Luật Việc làm 2013, người lao động đóng góp 1% tiền lương, người sử
dụng lao động đóng góp 1% tiền lương tháng trả cho người lao động. Mức lương đóng
BHTN là mức lương đóng BHXH của người lao động.

Quỹ BHTN nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia và số người
tham gia BHTN. Tỷ lệ đóng góp của người tham gia và người sử dụng lao động phụ
thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng như
nội dung sử dụng quỹ.
Quỹ BHTN được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra quỹ còn
được sử dụng cho các hoạt động nhằm đưa người thất nghiệp mau chóng trở lại ví trí làm
việc như đào tạo, chi phí tìm kiếm và môi giới việc làm; chi cho tổ chức hoạt động
BHTN.
2.3.3.2. Mức trợ cấp BHTN
Về nguyên tắc, mức trợ cấp BHTN phải thấp hơn thu nhập của người lao động khi
đang có việc làm. Mức trợ cấp phụ thuộc các yếu tố sau:
- Mức lương tối thiểu
- Mức lương bình quân cá nhân
- Mức lương tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc
Có 3 phương pháp xác định mức trợ cấp thất nghiệp:
- Xác định theo một tỷ lệ đồng đều cho tất cả mọi người thất nghiệp căn cứ vào
mức lương tối thiểu, mức lương bình quân cá nhân, mức lương tháng cuối cùng.
- Xác định theo tỷ lệ giảm dần so với tiền lương tháng cuối cùng
- Xác định theo tỷ lệ lũy tiến điều hòa, nghĩa là mức lương thấp thì được hưởng trợ
cấp cao, mức lương cao thì hưởng trợ cấp ở mức thấp nhằm duy trì mức sống tối thiếu,
tránh tình trạng lợi dụng BHTN.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 28/NĐ-CP ngày 12/03/2015 và Thông tư 28/TT-BLDTBXH
ngày 31/07/2015, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định như sau:

Mức hưởng hàng Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền
= x 60%
tháng kề trước khi thất nghiệp

Trong đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không vượt quá 05 (năm) lần
mức lương tối thiểu vùng nơi người lao động làm việc. Bảng dưới đây mô tả mức lương
tổi thiểu vùng quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng

27
Vùng I 4.180.000 đồng/tháng

Vùng II 3.710.000 đồng/tháng

Vùng III 3.250.000 đồng/tháng

Vùng IV 2.920.000 đồng/tháng

Ví dụ minh họa:
Chị Phùng Thị Thái, là công nhân may, tham gia BHXH từ tháng 01/2015 đến hết
tháng 07/2019 thì nghỉ việc. Lương cơ bản đóng BHXH của chị Thái từ 01/01/2019 đến
06/2019 là 3.200.000 đồng/tháng, lương cơ bản đóng BHXH tháng 7/2019 của chị là
3.360.000 đồng. Chị Thái đã làm đầy đủ các thủ tục để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hãy tính mức trợ cấp mà chị Thái được hưởng hàng tháng theo quy định?
Lời giải:
- Tính mức lương bình quân tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp của chị Thái:

Bình quân tiền lương tháng


= (3.200.000*5 + = (đồng
đóng BHTN của 06 tháng liền kề
3.360.000)/6 3.227.000 )
trước khi thất nghiệp

- Xác định mức trợ cấp hàng tháng:

Mức hưởng hàng


= 3.227.000 * 60% = 1.936.200 (đồng)
tháng
2.3.4. Thờ i gian hưở ng trợ cấ p BHTN
Thời gian hưởng trợ cấp BHTN tối đa phụ thuộc vào yếu tố tài chính, quỹ bảo
hiểm và thời gian tham gia BHTN. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước.
Cụ thể, người lao động thất nghiệp được hưởng trợ cấp thấp nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định, ngay khi họ tìm được việc làm sẽ ngừng trợ cấp. Thời gian
hưởng trợ cấp BHTN được quy định cụ thể, nếu quá thời hạn tối đa mà người lao động
chưa tìm được việc làm thì cũng phải ngừng trợ cấp. Ở Việt Nam, theo Nghị định 28/NĐ-
CP ngày 12/03/2015 và Thông tư 28/TT-BLDTBXH ngày 31/07/2015 thì thời gian
hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian tham gia BHTN, tham gia từ 1-3 năm
thì thời gian hưởng trợ cấp là 03 tháng, từ năm thứ 4 tham gia BHTN thì cứ mỗi năm
thêm một tháng trợ cấp. Khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu tìm

28
được việc làm, có lương thì sẽ ngừng trợ cấp BHTN. Số tháng còn lại chưa được hưởng
trợ cấp sẽ được lũy kế với thời gian đóng BHTN tiếp theo.
Ví dụ minh họa: Ông Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm thất nghiệp 50 tháng, với
lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 4.000.000đ
Thời gian được hưởng BHTN của Ông A:
+ 36 tháng BHTN đầu tiên => được hưởng 3 tháng trợ cấp
+ 12 tháng BHTN tiếp theo => được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
+ dư 2 tháng BHTN => cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
Vậy ông A được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng hàng tháng là:
4.000.000đ x 60% = 2.400.000đ

2.4. VÀI NÉT VỀ BHXH VÀ BHYT VIỆT NAM


2.4.1. BHXH ở Việt Nam
Hiến pháp 1992 nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức
Nhà nước, người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác
đối với người lao động”. Văn kiện Đại hội Đảng VIII hướng thực hiện “mở rộng chế độ
BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”, góp phần thực hiện công
bằng xã hội và tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động, đáp ứng
sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong mọi thành phần kinh tế.
Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2007 nêu rõ nước ta thực hiện các loại hình BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. BHXH tự nguyện thực hiện bắt đầu
từ 01/01/2008 với 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ
01/01/2009. BHXH bắt buộc thực hiện 5 chế độ sau:
1. Trợ cấp ốm đau;
2. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Trợ cấp thai sản;
4. Trợ cấp hưu trí;
5. Trợ cấp tử tuất.
Các chế độ BHXH ngày càng được bổ sung, hoàn thiện; mức đóng góp của người
lao động và người sử dụng lao động ngày càng tăng lên, phụ thuộc vào điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.

29
2.4.2. BHYT ở Việt Nam
BHYT Việt Nam ra đời theo Nghị định 299-HĐBT ngày 15/08/1992, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/10/1992, chính thức đi vào hoạt động và thực hiện theo điều lệ
BHYT kèm theo Nghị định này.
Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc là chủ sử dụng lao động và người lao động ở
các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân
sách; các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao
động trở lên v.v…
BHYT Việt Nam bước đầu giới hạn trong phạm vi khám chữa bệnh đối với BHYT
bắt buộc. Phạm vi BHYT loại trừ các trường hợp say rượu, tự tử, vi phạm pháp luật
v.v…, các dịch vụ y tế tự chọn, bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp.
Với BHYT tự nguyện thì phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao gồm cả những dịch vụ
y tế đặc biệt như tạo hình thẩm mỹ, khám chữa bệnh ở nước ngoài…
Sau 25 năm thực hiện chính sách BHYT, số lượng người tham gia BHYT ngày
càng tăng, phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng; các
đơn vị công lập và ngoài công lập đủ điều kiện tham gia khám chữa bệnh BHYT; người
tham gia BHYT được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu v.v… Mục tiêu của Đảng và
Nhà nước là đến năm 2020 có 100% dân số tham gia BHYT.
2.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những thành tựu
đáng kể. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, lạm phát được
kiểm soát chặt chẽ, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt và từng bước được nâng cao. Tuy
nhiên, vấn đề thất nghiệp ở nước ta cũng đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng, nhất là ở
các thành phố lớn, nơi tập trung rất đông người lao động tìm kiếm việc làm.
Ngoài các nguyên nhân giống với các nước, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong
những năm vừa qua còn có các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi nền kinh tế, dẫn đến hiện tượng
dôi dư lao động.
- Kinh nghiệm, trình độ quản lý còn non yếu, máy móc thiết bị lạc hậu, chất lượng
sản phẩm kém, khó cạnh tranh với hàng ngoại, nhất là hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh rất khó khăn.
- Định hướng, phân bố đào tạo nghề hiện nay còn tồn tại rất nhiều bất cập. Tình
trạng phổ biến hiện nay là “thừa thầy, thiếu thợ” đã tạo ra sức ép rất lớn đối với nền kinh
tế. Một số lĩnh vực sản xuất hiện đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật có tay nghề cao,

30
trong khi các lĩnh vực khác thì thừa rất nhiều “cử nhân”. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa
khiến diện tích đất nông nghiệp ở nông thôn thu hẹp đáng kể, người lao động không còn
ruộng đất để canh tác, trong khi không được quan tâm, đào tạo nghề, dẫn đến một lực
lượng lao động rất lớn ở nông thôn lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh
xã hội đã kiến nghị rất nhiều chính sách và giải pháp để hạn chế tình trạng thất nghiệp
trong nền kinh tế. Một trong những chính sách nổi bật thời gian vừa qua là việc xây dựng
và kiện toàn chế độ bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ
hình thành cũng như thúc đẩy hoạt động của các trung tâm môi giới việc làm, tư vấn lao
động và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện nhiều chương trình liên kết, xúc tiến xuất
khẩu lao động, đào tạo lao động để xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Định hướng lại
hoạt động đào tạo nghề, chủ trương thành lập nhiều trường dạy nghề với các loại hình
nghề nghiệp đa dạng, nhất là chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chất lượng
đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ cho người có nhu cầu tìm
việc, lại cung ứng được lao động cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất, các làng nghề v.v…

31
CHƯƠNG 3
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

3.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦABẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
3.1.1. Khái niệm
Cho đến nay, câu hỏi “bảo hiểm thương mại là gì?” có thể được trả lời theo nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Nếu xét từ góc độ pháp lý, “bảo hiểm là một thoả thuận, qua đó
bên tham gia bảo hiểm cam kết trả cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí
bảo hiểm; ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thường
một khoản tiền khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất”. Nhìn nhận bảo hiểm
dưới góc độ quản lý rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng: “Bảo hiểm là
một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển
nhượng rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đó sẽ chi trả bồi thường cho người
được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất
cả những người được bảo hiểm”(AIG). Dưới góc độ kỹ thuật bảo hiểm, có thể hiểu
BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro
dựa vào một quĩ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả
năng gặp rủi ro đó thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bằng cách chia nhỏ
tổn thất như vậy, hậu quả lẽ ra rất nặng nề, nghiêm trọng với một hoặc một số người sẽ
trở nên không đáng kể có thể chấp nhận được đối với cả cộng đồng những người tham
gia bảo hiểm. BHTM, ở một phương diện khác, chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế
giữa các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
khắc phục hậu quả do các rủi ro bất ngờ gây ra để ổn định đời sống và khôi phục hoạt
động sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Nguyên tắc hoạt động của BHTM
Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít
Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ
phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn
gấp nhiều lần so với khoản phí mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhận được. Để làm được
điều này, hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Đây là nguyên tắc
xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ BHTM nào, theo đó hậu
quả của rủí ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy
động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm
32
Hoạt động BHTM cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu
cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm đều chấp nhận
các yêu cầu bảo đảm. Hiếm có doanh nghiệp bảo hiểm nào đồng ý thoả thuận bồi thường
cho các trường hợp tổn thất gây ra do sự cố ý của người được bảo hiểm. Cũng vậy, doanh
nghiệp bảo hiểm thật khó chấp nhận bảo đảm cho những thiệt hại vật chất của một chiếc
xe ôtô ởtrong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu hành.
Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần
như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm: hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt
thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử... Nói cách
khác, những rủi ro có thể được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước
được.
Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
Là người nhận các rủi ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm, nhà bảo
hiểm lúc này sẽ là người phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra.
Mặc dù quĩ bảo hiểm là một quĩ tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều
người theo nguyên tắc số đông và như vây, với tư cách là người huy động và quản lý quĩ,
các doanh nghiệp bảo hiểm cókhả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm. Nhưng trên
thực tế, không phải lúc nào doanhnghiệp bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng
này. Điều này có thể thấy rất rõ với những trường hợp quĩ bảo hiểm huy động được còn
chưa nhiều (doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có qui
mô nhỏ) trong khi đó giá trị bảo hiểm (GTBH) lại rất lớn hoặc với những trường hợp có
rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn thất lớn.
Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối
Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có
trách nhiệm cân nhắc các điểu kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho
quyền lợi của hai bên. Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ nên khi
mua, người tham gia bảo hiểm không thể cầm nắm nó trong tay như các phẩm vật chất
khác để đánh giá chất lượng và giá cả... mà chỉ có thể có được một hợp đổng hứa sẽ bảo
đảm. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay không, giá cả (phí bảo hiểm) có hợp
lý hay không, quyền lợi của ngườiđược bảo hiểm có đảm bảo đầy đủ, công bằng hay
không... đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía doanh nghiệp bảo hiểm.
Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Nguyên tắc này yêu cầu người tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị tổn
thất nếu đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro. Nói cách khác, người tham gia bảo hiểm

33
phải có mối liên hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận.Nguyên
tắc về quyền lợi có thể được bảo hiểm nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của
người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ một đơn bảo hiểm.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi một loại hình BHTM sẽ có thêm các
nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc
khoán,...

3.2. PHÂN LOẠI BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI


* Theo phương thức quản lý: BHTM có thể phân loại thành bảo hiểm tựnguyện và
bảo hiểm bẳt buộc. Phần lớn các sản phẩm BHTM đều là bào hiểm tự nguyện. Việc tham
gia bảo hiểm hay phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Các
doanh nghiệp bảo hiểm có đáp ứng được hay không cũng tuỳ thuộc vào khả năng tài
chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của công ty đó. Trong khi đó, bảo hiểm bắt buộc bao
gồm các sản phẩm bảo hiểm mà luật pháp có những qui định vẻ điều kiện bảo hiểm, mức
phí bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc (thường gắn với các rủi
ro có hậu quả tốn thất không chỉ ảnh hưởng đến một đối tượng hay một chủ thể mà còn
ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội. Ví dụ như bảo hiểm trách nhiệm dân sự
(BHTNDS) chủ xe cơ giới, BHTNDS của chủ lao động đối với người lao động.
* Theo kỹ thuật bảo hiểm: Các đặc trưng kỹ thuật được dùng làm căn cứ để phân
loại BHTM thành bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia và bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích.
Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia là các bảo hiểm có thời hạn ngắn (thường là một năm)
bảo đảm cho các rủi ro có tính chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con người.
Khi có rủi ro được bảo hiểm phát sinh trong thời hạn hợp đồng thì quĩ bảohiểm được sử
dụng để chi trả luôn. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các bảo hiểm về tài sản, về trách
nhiệm dân sự và các bảo hiểm con người phi nhân thọ khác chính là loại bảo hiểm theo
kỹ thuật phân chia. Kết quả thu - chi của các bảo hiểm này được phân bổ hết hàng năm.
Bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích có đặc trưng là thời hạn dài, quĩ được tích tụ qua
nhiều năm mới được sử dụng để chi trả. Bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích thường bảo đảm
cho các rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, và thường gắn liền
với tuổi thọ con người. BHNT thuộc loại bảo hiểm có kỹ thuật tổn tích
- Theo đối tượng được bảo hiểm. Tiêu thức này cho phép phân chia BHTM thành ba
loại chủ yếu: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người.
Cũng căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm, nhưng nếu phân loại một cách chi tiết hơn,
BHTM có thể được phân chia thành: bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm phi hàng hải, bảo hiểm
trách nhiêm pháp lư, bảo hiểm xe cơ giới...

34
Chương này sẽ đi cụ thể hơn vào ba loại bảo hiểm được phân chia theo đối tượng
được bảo hiểm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người.
3.2.1 Bảo hiểm tài sản
Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng là tài sản (cố định hay lưu động) của người được
bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá của các
chủ hàng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản của ông chủ nhà
trong bảo hiểm trộm cắp v.v…, chúng ta sẽ nghiên cứu hoạt động bảo hiểm phổ biến là
bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
3.2.1.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm vật chất xe cơ giới
a. Đối tượng bảo hiểm
Xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng
động cơ của chính chiếc xe đó. bao gồm ô tô, mô tô và xe máy.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản vànó được thực hiện dưới
hình thức bảo hiểm tự nguyện.
Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật
chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng
bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu
hành.
Đối với xe môtô, xe máy thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân
xe.
Đối với xe ôtô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể tham gia từng
bộ phận của xe. (Bộ phận thường thống nhất quy định là tổng thành xe). Xe ôtô thường
có các tổng thành: thân vỏ; động cơ; hộp số ...
b. Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bảo
gồm:

- Tai nạn do đâm va, lật đổ


- Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá
- Mất cắp toàn bộ xe.
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gâynên
- Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất gây racho chiếc xe được
bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe
35
tham gia bảohiển những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro
được bảo hiểm
- Chí phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gầnnhất
- Giám định tổn thất nếu thụộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng STBT của công tybảo hiểm là không vượt
quá STBH-đã ghi trên đơn hay giấychứng nhận bảo hiểm.
3.2.1.2. Giá trị bảo hiểm, sô tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
a. Giá trị bao hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo
hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe
tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, giá xe trên thị trường luôn có những biến động và có thêm
nhiều chủng loại xc mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác định giá
trị xe.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao (nếu có)
Ví dụ 2: Chủ chiếc xe ô tô Mecedes mua ngày 01 tháng 01 năm 2003 với giá 600
triệu đồng, mua bảo hiểm vật chất xe vào ngày 10 tháng 03 nãm 2006. Công ty bảo hiểm
đánh giá tỉ lệkhấu hao là 12%/năm, mức khấu hao được tính cho từng tháng, nếu mua bảo
hiểm trước ngày 16 thì tháng đó không phải tính khấu hao, còn từ ngày 16 trờ đi thì tháng
đó phải tính khấu hao. Trong trường hợp này, giá trị bảo hiểm sẽ được tính như sau:
Giá trị ban đầu 600.000.000 VND
Khấu hao 2003: (0,12) x 600.000.000 = 72.000.000 VND
2004: (0,12) x 600.000.000 = 72.000.000 VN D
2005: (0,01 x 2) X 600.000.000 = 12.000.000 VND
Tổng: 156.000.000 VND
Như vậy GTBH sẽ là:
600.000.000 - 156.000.000 = 444.000.000 VND
Trong cơ sở giá trị bảo hiềm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm
nhỏ hơn, hoặc bằng, hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Tuy nhiên, việc quyết định tham
gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định STBT khi có tổn thất xảy ra
(sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau).
36
b. Phí bảo hiểm
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm
phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo
cồng thức sau:
p=f+d
Trong đó: p - Phí thu mỗi đầu xe
d - Phụ phí
f - Phí thuần
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc
vào các nhân tố sau:
- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó.
Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán đượcphần phí thuần “f”cho
mỗi đầu xe như sau:
Công thức:

(Với i= 1,2,…,n)

Trong đó: Si - Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i


Ti - Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci - Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
n - Thứ tự các năm lấy số liệu tính phí.
- Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d), bao gồm các chi phí như chi đề
phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý... Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỉ lệ
phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
3.2.1.3. Giám định và bồi thường tổn thất
a. Tai nạn và giám định
Thông báo tai nạn: Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm yêu
cầu chủ xe (hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế
tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết. Chủ xe không được di
chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường
hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyẻn.
Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc giám
định tổn thất được cóng ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc

37
người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chỉ trong
trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên
chuyên môn làm trung gian.
b. Nguyên tắc bổi thường tổn thất
* Trường hợp xe tham gia bào hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế

* Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc “lợidụng” bảohiểm,
công ty bảo hiểm chi chấp nhận STBH nhò hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia
bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm,
HĐBH sẽ không có hiệu lực.
* Trường hợp tổn thất bộ phận
Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sử nguyên
tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn
mức bồi thường đối với tổn thất bộ phân bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe.
Ví dụ 3: Chủ xe A có chiếc xe Toyota Corona 4 chỗ ngồi, giá trị thực tế của xe tại
thị trường Việt Nam là 30.000 USD (tương đương 330.000.000 đồng Việt Nam). Chủ xe
tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn
thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau:
Thân vỏ: 70.000.000 VND
Động cơ: 55.000.000 VND
Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe công ty bảo hiểm quy định: Tỷ lệtổng
thành thân vỏ là 53,5%, tỷ lệ tổng thành động cơ là 15,5%. Như vậy trong trường hợp
này số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho chủ xe là:
Thần vỏ: 330 x 53,5% = 176,55 tr.đ, lớn hơn 70 trđ, do đó giải quyếtbồi
thường là 70 tr.đ.
Động cơ: 330 x 15,5% = 51,15 tr.đ, nhỏ hơn 55 tr.đ,do dó giải quyết bổi thường là
51,15 tr.đ.
* Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến
mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi
bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, STBT lớn nhất bằng
38
STBH và phải tính khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương
đương với giá trị xe ngay trýớc khixảy ra tổn thất.
Ví dụ 4: Đầu năm 2019 chủ xe A có chiếc xe Toyota giá tổng thực tế 300 Tr.đ tham
gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 300 Trđ tại công ty bảo hiểm B. Ngày 13/07/2019 xe gặp
tai nạn bị tổn thất toàn bộ. Khi tham gia bảo hiểm, xe dã sử dụng được 5 năm, tỷ lệ khấu
hao xe là 5%/năm. Trong trường hợp này số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm B cho
chủ xe A được xác định như sau:
Giá trị ban đầu của xe = (300)/(l-5%x5) = 400 tr. đ
Giá trị xe tại thời điểm trước khi xảy ra tai nạn = 400 - 400x (66x5%/12) = 290 tr.đ.
Như vậy, số tiền bổi thường chủ xe A nhận được là 290 tr.đ.
Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá
trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỉ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất
toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỉ lệ cấu thành xc. Chúng ta hãy xem xét
ví dụ minh hoạ sau.
Ví dụ 5: Chủ xe A có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 200 triệu đồng tham gia bảo
hiểm toàn bộ với số tiền 200 Trđ tại công ty bảo hiểm X. Theo quy định của công ty bảo
hiểm X, chi được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80%
giá trị thực tế cùa xe tính theo bảng tỉ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai
nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa là:
Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 120 tr.đ
Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 35 tr.đ
Hộp số thiệt hại 100% chi phí sửa chữa 15 tr.đ
Tổng cộng thiệt hại 170 tr.đ
Giá tri thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe (170 tr.đ/200 tr.đ = 0.85).
Nhưng căn cứ vào bảng tỉ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty
bảohiểm X là:
Thân vỏ: 53,5% x 100% = 53,5%
Động cơ: 15,5% x 100% = 15.5%
Hộp số: 7,0% x 100% = 7,0%
Tổng cộng: 76%
Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải
quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận.

39
3.2.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) có đối tượng được bảo hiểm là trách
nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo luật định. Ví dụ:
BHTNDS củ chủ xe cơ giới, BHTNDS của chủ lao động, Bảo hiểm trách nhiệm sản
phẩm, Bảo hiểm trách nhiệm công cộng...
Theo luật dân sự, trách nhiệm dân sự của một chủ thể (như chủ tài sản, chủ doanh
nghiệp,...) được hiểu là trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, về con
người... gây ra cho người khác do lỗi của người chủ đó. Trách nhiệm dân sự có thể là
trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thông thường
các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng. Nội dung này chúng ta nghiên cứu một loại hình bảo hiểm là BHTNDN của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba.
3.2.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay
nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu
hành gây tai nạn.
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe
gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì đối
tượng này mới được xác định cụ thể. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ
xe đối với người thứ ba bao gồm:
- Điều kiện thứ nhất: có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình
hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vị phạm các qui định khác của
Nhà nước...
- Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ
xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứhai, thứ ba là phát sinh
trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều
kiên đó, trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh và do đó không phát sinh trách
nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là
40
do nguồn nguy hiểm cao độ mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe). Ví dụ: Xe
đang chạy bị nổ lốp, lái xe mất khả năng điều khiển nên đã gây tai nạn. Trong trường hợp
này, trách nhiệm dân sự vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện đầu tiên.
b.Phạm vi bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được
gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ thể, các thiệt hại nằm
trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba;
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ ba;
- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập;
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt
hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không
mang lại hiệu quả);
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn
ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
3.2.3.2 Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm
Hạn mức trách nhiêm trong nghiệp vụ này thường được ấn định bằng một số tiền
bảo hiểm nhất định. Chẳng hạn, theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC năm 2007 của Bộ
Tài chính thì hạn mức trách nhiêm là 50 triệu đồng/người/vụ và 50 triệu đồng/tài sản/vụ.
Hạn mức trách nhiệm là số tiền tối đa mà các DNBH phải trả cho những thiệt hại về
người và tài sản trong mỗi vụ tai nạn có phát sinh trách nhiêm dân sự.
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí
BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình.
Mặt khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn
khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm
phương tiện).
Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường
tính theo năm) là:
P=f+d
Trong đó: P - Phí bảo hiểm /đầu phương tiện
f - Phí thuần
d - Phụ phí (được qui định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí
bảo hiểm).

41
Phí thuần được xác định theo công thức:

Trong đó:
Si - Số vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bồi
thường trong năm i.
Ti - Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn có phát sinh TNDS trong năm i.

Ci - Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS trong năm i.
n - Số năm thống kê, thường từ 3- 5 năm, i=( 1, n)
Như vậy, f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trongthời kỳ n năm cho
mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
Ví dụ: Có số liệu thống kê 5 năm về tình hình tai nạn giao thông có phát sinh
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đối với loại xe tải trên 5 tấn như sau:
Nãm Số xe hoạt ðộng Số vụ tai nạn Thiệt hại binh quân một vụ
(Chiếc) (Vụ) (Triệu ðồng)
1 1.000.000 11.400 7,5
2 1.100.000 10.600 7,8
3 1.200.000 11.900 7,9
4 1.300.000 13.000 8,7
5 1.400.000 13.700 9,2
Yêu cầu: Xác định phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe tải cho năm thứ 6.
Trước hết tính phí thuần f:

f=

= = 0,083555 (tr.đ/xe) = 83.555 (đ/xe)


Nếu tỷ lệ phụ phí chiếm 20% thì phí thuần f sẽ chiếm 80% trong tổng phí bảo hiểm
tính cho mỗi đầu xe. Từ đó ta có phí bảo hiểm năm thứ 6 cho mỗi đầu xe là:
P = f/0,8 = 83.555/0,8 = 104.443 (đ/xe)
Hoặc tính theo công thức:
P = f + d (83.555 + 20.888 = 104.443(đồng/xe), trong đó

42
Phụ phí d = (0,2 x 83.555)/ 0,8 = 20.888 (đồng/xe).
3.2.3.3. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm
Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
- Thiệt hại về tài sản bao gồm: tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại
liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc
phục thiệt hại.
Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tại
thời điểm tổn thất còn đối với tài sản cố định, khi xác định giá trị thiệt hại phải tính đến
khấu hao. Cụ thể: Giá trị thiệt hại = Giá trị mua mới (nguyên giá) - Mức khấu hao.
- Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về tính mạng.
Như vậy, toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba:
Thiệt hại thực tế của bên thứ ba = Thiệt hại về tài sản + Thiệt hại về người
Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố, đó là:

- Thiệt hại thực tế của bên thứ ba;


- Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn.
Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ xe x Thiệt hại của bên thứ ba
Ví dụ: Trong một vụ tai nạn giao thông, hai xe máy A và B va quệt nhau. Vụ va chạm
này làm bị thương 1 người đi xe đạp. Thiệt hại của các bên theo kết quả giám định như
sau:
- Xe máy A thiệt hại 30% giá trị. Lái xe A bị thương, vào viện điều trị 5 ngày, khi
xuất viện thanh toán viện phí 500.000 đồng.
- Xe máy B thiệt hại 70% giá trị. Lái xe B bị thương nặng, điều trị nội trú 20 ngày.
Viện phí phải thanh toán khi xuất viện là 3.000.000 đồng.
- Xe đạp bị hỏng, thiệt hại 200.000 đồng. Người đi xe đạp bị thương nhẹ, tổng thiệt
hại về con người là 300.000 đồng.
- Giá trị thực tế của xe máy A là 20.000.000 đồng
- Giá trị thực tế của xe máy B là 30.000.000 đồng
- Thu nhập của lái xe A !à: 9.000.000 đồng/tháng;
- Thu nhập của lái xe B là: 1.5.00.000 đồng/tháng;
- Xe A có lỗi 60%, xe B có lỗi 40%.
Hai xe máy A, B mua BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tương ứng tại
43
hai công ty bảo hiểm X và Yvới mức trách nhiệm về tài sản là 30.000.000 đồng/vụ; về
con người là 50.000.000 đồng/người/vụ. Biết rằng mỗi ngày nằm viện, nạn nhân được
bồi dưỡng 0,1% mức trách nhiệm về người.
Trong vụ tai nạn trên, xác định thiệt hại các bên như sau:
- Xe máy A:
+ Thiệt hại về tài sản: 20.000.000 x 30% = 6.000.000 đồng
+ Thiệt hại về con người:
Viện phí: 500.000 đồng
Bồi dưỡng: 50.000.000 x 0.1% x 5 = 250.000 đồng.
Thiệt hại thu nhập: 9.000.000 x 5/30 = 1.500.000 đồng
Tổng thiệt hại về con người: 2.250.000 đồng

- Xe máy B:
+ Thiệt hại về tài sản: 30.000.000 x 70% = 21.000.000 đồng
+ Thiệt hại về con người:
Viện phí: 3.000.000 đồng
Bồi dưỡng: 50.000.000 x 0.1% x 20 =1.000.000 đồng
Thiệt hại thu nhập: 15.000.000 x 20/30 = 10.000.000 đồng
Tổng thiệt hại về con người: 14.000.000 đồng
- Xe đạp:
+ Thiệt hại về tài sản: 200.000 đồng
+ Thiệt hại về con người: 300.000 đồng
Sau khi xác định được thiệt hại mỗi bên, căn cứ vào mức độ lỗi của các bên đó, bảo
hiểm tiến hành bồi thường như sau:
Số tiền trách nhiệm dân sự của chủ xe A đối với xe B và xe đạp:
- Về tài sản:(21.000.000 + 200.000) x 60%= 12.720.000 đồng
- Về con người:
+ Đối với lái xe B là: 14.000.000 x 60% = 8.400.000 đồng
+ Đối với người đi xe đạp là:
300.000 x 60% =180.000 đồng.

44
Như vậy bảo hiểm X bồi thường cho xe A số tiền:
- Về tài sản bồi thường hết mức trách nhiệm: 12.720.000 đồng
- Về con người: 8.580.000 đồng
Tổng cộng số tiền bồi thường: 21.300.000 đồng
Số tiền trách nhiệm dân sự của chủ xe B đối với xe A và xe đạp:
- Về tài sản: (6.000.000 + 200.000) X 40% = 2.480.000 đồng
- Về con người:
+ Đối với lái xe A là: 2.250.000 x 40% = 900.000 đồng
+ Đối với người đi xe đạp là: 300.000 x 40% = 120.000 đồng.
Như vậy bảo hiểm Y bồi thường cho xe B số tiền:
- Về tài sản: 2.480.000 đồng
- Về con người: 1.020.000 đồng
Tổng cộng số tiền bồi thường: 3.500.000 đồng
3.2.4. Bảo hiểm con người
- Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất
chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Song trong lao động sản xuất
cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những rủi ro: Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc
làm, già yếu v.v... vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người.
Vì vậy, vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được hậu
quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người. Thực tế, đã có nhiều biện pháp
được áp dụng như: phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm.v.v. nhưng bảo hiểm luôn được đánh
giá là một trong những biện pháp hữu hiệu.
BHXH, BHYT thực chất cũng là bảo hiểm con người song đối tượng và phạm vi
còn hạn hẹp, mức trợ cấp thấp. Bởi vậy, con người vần còn quan tâm đến những vấn đề
khác nảy sinh trong cuộc sống, chẳng hạn như:
- Việc mất hoặc giảm thu nhập của người trụ cột trong gia đình ảnh hưởng đến cuộc
sống của con cái và người thân. Vấn đề lại càng tồi tệ hơn khi vẫn phải chi tiêu hàng
ngày trong lúc các nguồn thu khác không có. Có lẽ không một người trụ cột trong gia
đình nào lại muốn những người đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải chịu những khó
khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải rủi ro (tử vong, mất khả năng lao
động, ốm đau...) nhất là khi con cái chưa đến tuổi trưởng thành, nợ nần còn chồng chất.
Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho
tương lai, cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là một biện
45
pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa.
- Bảo hiểm con người (BHCN) có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng,
tình trạng sức khoẻ con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng
tới cuộc sống con người.
- Nếu như trong bảo hiểm thiệt hại, việc thanh toán tiền bảo hiểm được dựa vào
nguyên tắc bồi thường thì trong BHCN, nguyên tắc chi phối việc giải quyết thanh toán
tiền bảo hiểm là "nguyên tắc khoán". Khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả một khoản tiền dựa vào STBH đã được thoả thuận lựa chọn
khi ký kết hợp đồng bảo hiểm chứ không dựa vào thiệt hại thực tế.
3.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
3.3.1 Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) là một văn bản pháp lý qua đó doanh nghiệp bảo hiểm
cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
gây tổn thất, ngược lại bên mua bảo hiểm cam kết trả khoản phí phù hợp với mức trách
nhiệm và rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận.
Như vậy, trong HĐBH sẽ có hai bên: Bên bảo hiểm, chính là các doanh nghiệp bảo
hiểm, sẽ được nhận phí bảo hiểm để thiết lập quỹ tài chính và chịu trách nhiêm chi trả
hoặc bồi thường bảo hiểm; bên mua bảo hiểm, là người tham gia bảo hiểm, sẽ chịu trách
nhiệm về việc ký kết và nộp phí bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải là người có đủ
tư cách pháp lý khi đi tham gia bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là các sự kiện khách quan do
các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo
hiểm. Các HĐBH có thể được ký kết một cách trực tiếp giữa người tham gia bảo hiểm
với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ký kết gián tiếp thông qua môi giới, đại lý.
3.3.2. Chủ thể và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
3.3.2.1 Các chủ thể có liên quan
Trong hợp đồng BHTM có các chủ thể có liên quan:

 Doanh nghiệp bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân
được Nhà nước cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được thu phí để lập
ra quĩ bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường hay chi trả cho bên được bảo hiểm khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra.

 Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân ký kết HĐBH với doanh
nghiệp bào hiểm và đóng phí bảo hiểm.
Như đã đề cập trong nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, người tham gia
46
bảo hiểm phải là người có quyền lợi hợp pháp khi đối tượng được bảo hiểm gập rủi ro và
bị tổn thất. Ngoài trách nhiệm đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểmcòn có trách
nhiệm khai báo chính xác rủi ro khi ký kết HĐBH đổng thời phải nhanh chóng kịp thời
thông báo thiệt hại khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

 Người được bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự,
tính mạng hoặc tình trạng sức khoẻ được bảo hiểm theo HĐBH.

 Người thụ hưởng: Là tổ chức hoặc cá nhân được người tham gia bảo hiểm chỉ
định trong HĐBH sẽ nhận sự trợ giúp và bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Người thụ hưởng có thể được chỉ định đích danh hoặc không đích danh. Nếu được
chỉ định đích danh thì trong HĐBH sẽ nêu rõ tên người được hưởng và mối quan hệ với
người được bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
Việc xác định các chủ thể trong một HĐBH là cần thiết để hiểu rõ được trách nhiệm
và quyền lợi của các chủ thể này. Trong đa số các trường hợp, người tham gia bảo hiểm
hoặc người được bảo hiểm là một. Trong một số trường hợp khác, người được bảo hiểm
và người tham gia bảo hiểm là một, còn người thụ hưởng lại là một chủ thể khác. Còn có
những trường hợp, các chủ thể này hoàn toàn độc lập nhau.
3.3.2.2 Trách nhiệm các bên trong hợp đồng bảo hiểm
Các bên trong HĐBH có một số trách nhiệm ràng buộc chủ yếu sau.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, trách nhiệm chính là giải quyết bồi thường chi trả
khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất. Việc thanh toán phải đảm bảo nhanh chóng kịp
thời và hợp lý. Khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiêp bảo hiểm phải đảm bảo tính trung
thực để bảo vệ cho quyền lợi của cả hai bên. Khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo
hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực và chính xác các thông tin liên quan đến
HĐBH, đồng thời phải giải thích các điều kiện, điều khoản bảo T hiểm cho bên mua bảo
hiểm.
- Bên tham gia bảo hiểm, trước hết, với tư cách là người đi muạ sản phẩm bảo hiểm
nên phải trả phí đầy đủ, đúng kỳ hạn. Khi khai báo rủi ro, người tham gia bảo hiểm phải
trả lời một cách trung thực, chính xác các câu hỏi có liên quan đến đối tượng được bảo
hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã yêu cầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có
những thay đổi nào liên quan liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, ví dụ như gia tăng
giá trị; gia tăng rủi ro, phát hiện ra bệnh truyền nhiễm,... mà có thể ảnh hường đến xác
suất xảy ra rủi ro hoặc công tác bồi thường thì người tham gia bảo hiểm phải kịp thời
thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để điều chỉnh sửa đổi. Người tham gia bảo hiểm
phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng hạn chế tổn thất. Nếu
rủi ro được bảo hiểm xảy ra thì người tham gia bảo hiểm phải thông báo kịp thời và chính
47
xác để thanh toán bồi thường.
3.3.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm được hiểu là giá trị của đối tượng được bảo hiểm. Trong BHTM có
ba nhóm đối tượng được bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự và con người. Trách
nhiệm dân sự là một khái niệm trừu tượng, chưa được xác định cụ thể khi ký hợp đồng
bảo hiểm, còn đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ của con người là vô giá,
không được đánh giá thành tiền. Do vây, khái niệm GTBH không được sử dụng trong
BHTNDS cũng như trong BHCN mà chỉ được xem xét trong BHTS.
Như vậy, GTBH chính là giá trị của các tài sản được bảo hiểm và nó được lấy làm
căn cứ để xác định STBH và phí bảo hiểm. Ví dụ, giá trị bảo hiểm trong một HĐBH vật
chất xe ô tô là giá trị của xe ô tô tính vào thời điểm nhận bảo hiểm, hoặc GTBH là của
ngôi nhà trong bảo hiểm hoả hoạn...
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong HĐBH thể hiện giới hạn trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào,
STBT hay số tiền chi trả cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ bằng STBH.
Trong BHTS, STBH được xác định theo ba trường hợp:
- STBH < GTBH: Được gọi là bảo hiểm dưới giá trị. Ví dụ, chủ một xe ô tô chỉ
tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho phần thân vỏ xe, lúc này STBH được xác định
căn cứ vào phần thần vỏ xe nhỏ hơn giá trị của chiếc xe được bảo hiểm.

- STBH = GTBH: Được gọi là bảo hiểm ngang giá trị.


- STBH > GTBH: Được gọi là bảo hiểm trên giá trị.
Trên thực tế, hầu hết mọi trường hợp người tham gia bảo hiểm thường tham gia
dưới giá trị hoặc ngang giá trị. Còn trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị thường chỉ xảy
ra khi có thoả thuận trước giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, hay gặp
trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đối với BHCN, STBH được xác định dựa trên sự thoả thuận của hai bên và khả
năng tài chính của người tham gia bảo hiểm. C̣òn trong BHTNDS, STBH thường được
xác định dựa trên sự thoả thuận.
3.3.4 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm (còn được gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm) là số tiền mà người
tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro
chuyển sang cho công ty bảo hiểm. Thuật ngữ “phí bảo hiểm” thường được dùng trong
các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó các tổ chức hay hội tương hỗ sử dụng thuật
ngữ “mức đóng góp”.
48
Cơ cấu phí bảo hiểm gồm 2 phần:
P = f+d
Trong đó: P: Phí bảo hiểm toàn bộ
f: Phí thuần
d: Phụ phí
- Phí thuần (f) là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả, bồi
thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra. Khoản phí này thường chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng phí toàn bộ và được tính căn cứ một số yếu tố sau:
+ Xác suất xảy ra rủi ro: Khả năng xảy ra tổn thất phải bồi thường.
+ Cường độ tổn thất: tính khốc liệt, mức độ trầm trọng của tổn thất.
+ STBH.
+ Thời hạn bảo hiểm.
+ Lãi suất đầu tư: Đặc biệt chi phối phí thuần trong BHNT.
- Phụ phí (d) là khoản phí cần thiết để doanh nghiệp bảohiểm đảm bảo cho các
khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm:
+ Chi hoa hồng.
+ Chi quản lý hành chính.
+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất.
+ Chi thuế nhà nước.
Trên thực tế, mức phí bảo hiểm toàn bộ P thường được tínhcăn cứ vào STBH và tỷ
lệ phí theo công thức:
Phí bảo hiểm (P) = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm
Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm có thể là tỷ lệ phần trăm (%) hoặc tỷ lệ phần ngàn
(%o). Nhìn chung, phí bảo hiểm được nộp ngay khi HĐBH được ký kết. Trong trường
hợp phí bảo hiểm là một khoản tiền lớn thì người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận
với doanh nghiệp bảo hiểm để đóng làm nhiều lần. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thu
định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng tuỳ theo thoả thuận. Phí bảo hiểm có thể thay đổi tăng, giảm
trong quá trình thực hiện HĐBH nếu có sự thay đổi tăng hoặc giảm mức độ rủi ro được
bảo hiểm.
3.3.5 Thời hạn bảo hiểm
Là thời gian HĐBH có hiệu lực, kể từ khi ký kết HĐBH và có bằng chứng doanh
nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo
49
hiểm (trừ trường hợp đã có thoả thuận khác trong HĐBH) cho tới khỉ kết thúc trách
nhiệm bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm của các HĐBH phi nhân thọ thường là một năm. Đối với một số
hợp đồng,có thể thời hạn bảo hiểm là kể từ lúc bắt đầu một chuyến hành trình cho tới khi
kết thúc chuyến hành trình đó (bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm du lịch...).
Trong BHNT, thời hạn hợp đồng thường dài hơn 5-10 năm hoặc suốt cuộc đời tuỳ theo
sự thoả thuận của hai bên.

3.4. TÁI BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI


3.4.1 Sự cần thiết khách quan
Tái bảo hiểm (TBH) là một hoạt động gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, là một phần cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sự gắn bó giữa bảo
hiểm và TBH là tất yếu bởi vì hoạt động TBH không chỉ là một biện pháp quan trọng
giúp các nhà bảo hiểm phân tán bớt rùi ro để ổn định hoạtđộng kinh doanh mà còn gián
tiếp đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm. Hơn thế nữa, hoạt động TBH là một
hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thi trường bảo hiểm.
Hoạt động TBH quan trọng và cần thiết trước hết cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Một doanh nghiệp bảo hiểm muốn giữ được thị trường, nâng cao vị thế và giữ được uy
tín với khách hàng, không thể lúc nào cũng từ chối bảo hiểm những hợp đồng có giá trị
lớn mà thậm chí lớn hơn cả quĩ tài chính họ đang quản lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo
hiểm cũng khó có thể đảm nhận những hợp đồng bảo hiểm như vậy vì quĩ tài chính
không đảm bảo khả năng thanh toán. Thông qua TBH, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể
mở rộng khả năng tài chính của chính họ để đảm nhận dược các HĐBH có giá trị lớn.
3.4.2 Bản chất của hoạt động tái bảo hiểm
Như đã được đề cập, TBH là nghiệp vụ thông qua đó một doanh nghiệp bảo hiểm
(doanh nghiệp bảo hiểm gốc hay công ty nhượng tái) chuyển cho một hoặc nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm khác (công ty nhận tái) một phần rủi ro đã nhận đối với một đối tượng
bảo hiểm nhất định trên cơ sỏ chuyển nhượng bớt một phần số phí bảo hiểm đã nhận.
Như vậy, về bản chất TBH là một cơ chế phân tán rủi ro. Có nghĩa là các doanh
nghiệp bảo hiểm cũng muốn giảm bớt lo âu, tìm kiếm sự an toàn cho sự tổn tại của chính
họ bằng việc mua TBH. Trong cơ chế này, doanh nghiệp bảo hiểm gốc có thể san sẻ bớt
rủi ro cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác
cùng một lúc dựa vào khả năng tài chính và mối quan hệ kinh doanh của họ trong thị
trường bảo hiểm. Từ góc độ kỹ thuật, hoạt động TBH cho phép các doanh nghiệp bảo
hiểm phân tán bớt rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm giữ lại củamột doanh nghiệp bảo
hiểm phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tài chính của nó. Phần vượt quá khả năng giữ lại

50
đó cần phải được bù đắp, hỗ trợ của các công ty nhận tái bảo hiểm.

3.5. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM


Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam bắt đầu cùng với sự ra đời của Công ty
Bảo hiểm Việt Nam (Tên giao dịch là Bảo Việt) vào năm 1965 theo Quyết định số
179/CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ. Nghiệp vụ kinh doanh lúc bấy giờ chỉ
bao gồm bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển. Phạm vi địa
bàn kinh doanh tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng. Từ sau khi Miền Nam được giải phóng,
địa bàn kinh doanh bảo hiểm được mờ rộng dần trên phạm vi cả nước. Bắt đầu từ 1978,
hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam mờ rộng ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác
như bảo hiểm giàn khoan, bảo hiểm xe cơ giớỉ, bảo hiểm trộm cắp, hoả hoạn, bảo hiểm
hành khách,... Tuy vậy, lĩnh vực kinh doanh ở giai đoạn này vẫn chỉ là bảo hiểm phi nhân
thọ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm với tính chất “một mình một chợ” ở nước ta kéo dài
khoảng 30 năm. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự phát triển của hoạt động bảo hiểm
thương mại Việt Nam gắn liển với quá trìnhtrưởng thành và phát triển của Công ty Bảo
hiểm Việt Nam (được đổi tên thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam vào năm 1989).
Vào cuối năm 1993, Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ
được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng và phát triển bảo hiểm thương mại ở
nước ta. Từ cuối năm 1994 cho đến nay, các doanh nghiệp, bảo hiểm thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời như Bảo Minh,PJICO, PVI, PTI, Bảo Long,
VIA, UIC,…Hoạt động bảo hiểmthương mại ở Việt Nam từ lúc này mới được coi là thực
sự theo cơ chế thị trường có sự cạnh tranh và đa dạng hoá. Sản phảm bảo hiểm ngày càng
được cải tiến hơn, đa dạng hơn, đáp ứng với nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng.
Nãm 1996, bảo hiểm thương mại Việt Nam ghi nhận thêm một mốc mới. Đó là sự mở
rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm nhân thọ lần lượt được thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, Luật Kinh doanh
bảo hiểm được ban hành, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm
thương mại ở Việt Nam.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một trong những thị
trường bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Doanh
thu phí bảo hiểm hên tục tăng trưởng cao. Tổng số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị
trường đã lên đến gần 40 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp tái
bảo hiểm. Trong đó có cả những doanh nghiệp bảo hiểm có mô hình tổ chức thành tập
đoàn lớn về tài chính bảo hiểm (Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt). Cùng với sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động bảo hiểm thương mại Việt Nam cũng từng
51
bước hội nhập hơn với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới.

52
CHƯƠNG 4
BẢO HIỂM CON NGƯỜI

5.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI


5.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người
- Ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lượng sản xuất
chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Song trong lao động sản xuất
cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những rủi ro: tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc
làm, già yếu v.v... vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người.
Vì vậy, vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được hậu
quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người. Thực tế, đã có nhiều biện pháp
được áp dụng như: phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm.v.v. nhưng bảo hiểm luôn được đánh
giá là một trong những biện pháp hữu hiệu.
BHXH, BHYT thực chất cũng là bảo hiểm con người song đối tượng và phạm vi
còn hạn hẹp, mức trợ cấp thấp. Bởi vậy, con người vần còn quan tâm đến những vấn đề
khác nảy sinh trong cuộc sống, chẳng hạn như:
- Việc mất hoặc giảm thu nhập của người trụ cột trong gia đình ảnh hưởng đến cuộc
sống của con cái và người thân. Vấn đề lại càng tồi tệ hơn khi vẫn phải chi tiêu hàng
ngày trong lúc các nguồn thu khác không có. Có lẽ không một người trụ cột trong gia
đình nào lại muốn những người đang sống nhờ vào thu nhập của họ phải chịu những khó
khăn về tài chính hoặc bị khánh kiệt khi họ gặp phải rủi ro (tử vong, mất khả năng lao
động, ốm đau...) nhất là khi con cái chưa đến tuổi trường thành, nợ nần còn chồng chất.
Vì vậy, đối với mỗi cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để chuẩn bị cho
tương lai, cho việc giáo dục con cái, chuẩn bị hành trang cho con cái vào đời là một biện
pháp hết sức thiết thực và có ý nghĩa.
5.1.2. Tác dụng của bảo hiểm con người
Cũng như các loại hình bảo hiểm tài sản (BHTS) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
BHCN trong BHTM ra đời có những tác dụng chủ yếu sau đây.
Thứ nhất là, góp phần ổn định đời sống nhân dân, là chỗ dựa tinh thần cho người
được bảo hiểm. Mặc dù trong thời đại hiên nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển cao,
nhưng rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra và thực tế chứng minh rằng nhiều cá nhân và gia
đình trở nên khó khăn, túng quẫn khi có một thành viên trong gia đình, đặc biệt thành
viên đó lại là người trụ cột bị chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn.
Thứ hai là, góp phần ổn đinh tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh

53
nghiệp, tạo lập mối quan hệ gắn gũi, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Tuỳ theo đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, các chủ doanh nghiệp
thường mua bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn.v.v.. cho người làm công và những
người chủ chốt trong doanh nghiệp nhầm đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo ra sự lôi
cuốn, gắn bó ngay cả trong những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn.
Thứ ba là, thông qua dịch vụ BHCN, một dịch vụ có đối tượng tham gia rất đông
đảo, các nhà bảo hiểm thu được phí để hình thành quỹ bảo hiểm, quỹ này được sử dụng
chủ yếu vào mục đích bồi thường, chi trả và dự phòng. Khi nhàn rỗi, nó sẽ là nguồn vốn
đầu tư hữu ích góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư của các công ty
bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thường rất lớn, vì hoạt động BHNT mang tính dài hạn, do dó
nguồn vốn BHNT cung cấp cho thị trường cũng là vốn dài hạn, thường là 10 năm trở lên.
Nếu được đầu tư phát triển các vùng kinh tế chiến lược xây dung cơ sở hạ tầng sẽ rất phù
hợp và có hiệu quả.
Thứ tư là, BHCN còn là một công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặt
nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm góp phần chống
lạm phát. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao sẽ xuất hiện nhu
cầu tiết kiệm hoặc đầu tư số tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Ở các nước đang phát triển và
chậm phát triển, thường thiếu các công cụ để đáp ứng nhu cầu này, vì vậy BHCN, mà đặc
biệt là BHNT ra đời đã giúp các tổ chức và cá nhân thực hiện nhu cầu một cách có hiệu
quả.
Thứ năm là, BHCN còn góp phần giải quyết một số vấn đề về mặt xã hội như: tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái,
tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế hoạch, v.v...
5.1.3. Phân loại bảo hiểm con người
5.1.3.1. Theo thời hạn bảo hiểm
Căn cứ vào tiêu thức này, BHCN được chia ra 2 loại: BHCN ngắn hạn và dài hạn.
- BHCN ngắn hạn là loại hình bảo hiểm mà trong đó người tham gia bảo hiểm cam
kết trả phí bảo hiểm trong một thời hạn ngắn thường là một năm trở xuống. Ngược lại,
người bảo hiểm cam kết thanh toán trợ cấp khi có các rủi ro bảo hiểm xảy ra đối với
người được bảo hiềm. Ví dụ: bảo hiểm tai nạn hành khách bảo hiểm sinh mạng cá
nhân.v.v..
- BHCN dài hạn, đó là loại hình bảo hiểm mà trong đó người tham gia bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời hạn dài thường là trên một năm cho đến hết đời.
Điển hình nhất là các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 5 năm, 10 năm hay trọn đời.v.v..
Cách phân loại này giúp người tham gia bảo hiểm nhận biết được từng loại hợp
54
đồng để từ đó xác định rõ mục đích tham gia và cân đối được khả năng tài chính. Còn
phía công ty bảo hiểm sẽ có kế hoạch cụ thể để cân đối, quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn phí bảo hiểm thu được.
5.1.3.2. Theo hình thức bảo hiểm
Căn cứ vào tiêu thức này, BHCN trong BHTM được chia thành 2 loại: Bảo hiểm bắt
buộc và bảo hiểm tự nguyện.
- Bảo hiểm bắt buộc là hình thức mà theo pháp luật bắt buộc các đối tượng phải
tham gia. Ví dụ: bảo hiểm tai nạn hành khách được Nhà nước ta quy định bảo hiểm bắt
buộc. Sự quy định này không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của
hành khách và gia đình họ mà còn góp phần nhanh chóng khắc phục hậu quả mỗi vụ tai
nạn, tạo ra sự bình ổn về kinh tế và trật tự an toàn xã hội...
- Bảo hiểm tự nguyện là hình thức chủ yếu nhất trong BHCN. Người được bảo hiểm
hoặc người tham gia bảo hiểm có thể đưa ra rất nhiều nhu cầu bảo hiểm, còn người bào
hiểm có thể chấp nhận hay không chấp nhận là tuỳ theo sự thoả thuận và cam kết. Tính tự
nguyện khiến người bảo hiểm phải phục vụ tốt hơn, không ngừng cải tiến, đa dạng hoá
sản phẩm cũng như tăng cường tiếp thị, lôi kéo khách hàng để chiếm lĩnh thị trường.
5.1.3.3. Theo tính chất của rủi ro được bảo hiểm
Theo tiêu thức này, BHCN được chia làm 2 loại: BHNT và BHCN phi nhân thọ.
- BHNT là loại hình bảo hiểm bảo đảm cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của
con người. BHNT còn được chia ra các loại sau:
+ Bảo hiểm trong trường hợp sống, loại này nhằm chi trả cho người tham gia bảo
hiểm một số tiền trợ cấp hay số tiền bảo hiểm, nếu đến một thời điểm nào đó được ấn
định trong hợp đồng mà người được bảo hiểm vẫn còn sống. Ví dụ: Bảo hiểm hưu trí.
+ Bảo hiểm trong trường hợp tử vong, nhằm chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi
bảo hiểm STBH nếu người được bảo hiểm bị chết trứớc tại một thời điểm đã được ấn
định hoặc chết vào bất kỳ thời điểm nào tuỳ thuộc vào sự cam kết trong hợp đồng. Ví dụ:
Bảo hiểm tử kỳ; BHNT trọn đời.
+ BHNT hỗn hợp, nhăm chi trả cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm số tiền trợ
cấp hay STBH, nếu người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm sống đến một
thời điểm quy định hay chết trước tại một thời điểm ấn định trong hợp đồng. Ví dụ, công
ty bảo hiểm nhân thọ nước ta đang triển khai 2 loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
5 năm và 10 năm. Thực chất đây là những hợp đồng cùng một lúc bảo hiểm cho cả 2 sự
kiện “sống’' và “chết” của người được bảo hiểm.
- BHCN phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các rủi ro như: bệnh
55
tật, tai nạn, mất khả nàng lao động và cả tử vong. Đặc điểm của loại này là không liên
quan đến tuổi thọ của con người.

5.2. BẢO HIỂM NHÂN THỌ (BHNT)


5.2.1. Sự ra đời và phát triển của BHNT
Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển từ rất lâu trên thế giới. Hình thức bảo hiểm
nhân thọ đầu tiên ra đời năm 1583 ở Luân đôn, người được bảo hiểm là William Gybbon.
Như vậy, bảo hiểm nhân thọ có phôi thai từ rất sớm, nhưng lại không có điều kiện phát
triển ở một số nước do thiếu cơ sở kỹ thuật ngẫu nhiên, nó giống như một trò chơi nên bị
nhà thờ giáo hội lên án với lý do lạm dụng cuộc sống con người, nên bảo hiểm nhân thọ
phải tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên sau đó do sự phát triển kinh tế
mạnh mẽ, cuộc sống của con người được cải thiện rõ rệt, thêm vào đó là sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật nên bảo hiểm nhân thọ đã có điều kiện phát triển trên
phạm vi rộng lớn. Với sự xuất hiện các phép tính xác suất Pascal và Fermat thì sự phát
triển của bảo hiểm nhân thọ là một tất yếu khách quan.
Cho đến nay bảo hiểm nhân thọ đã phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng. Từ những
loại hình nhân thọ cơ bản là Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn (Bảo hiểm tử kỳ), Bảo hiểm
trọn đời, Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, Bảo hiểm trợ cấp hưu trí, mỗi công ty bảo hiểm
đều thiết kế những sản phẩm mang những đặc thù riêng để đáp ứng nhu cầu tài chính của
từng khu vực dân cư và phù hợp với chính sách kinh tế, xã hội của từng quốc gia.
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia
bảo hiểm, trong đó người bảo hiểm sẽ chi trả cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người
được bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có sự kiện đã định trước xảy ra (người được
bảo hiểm bị chết hoặc đến một thời điểm nhất định) dựa trên mức phí bảo hiểm mà người
tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm.
Người ta cũng thường có những điều khoản bổ sung trong đó phạm vi bảo hiểm là
tai nạn hoặc bệnh tật, ốm đau, các bệnh hiểm nghèo xảy ra trong thời hạn bảo hiểm của
hợp đồng chính (là một trong bốn dạng trên).
Trên thế giới, hiện nay doanh số của bảo hiểm nhân thọ chiếm trên 50% doanh số
của ngành bảo hiểm.

5.2.2. Những đăc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ
5.2.2.1. Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro
Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với bảo hiểm phi
nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí
bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, ngược lại công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một số
56
tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thoả thuận
từ trước khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. STBH được trả khi người được bảo hiểm đạt
đến một độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho
thân nhân và gia đình người được bảo hiểm khi người này không may bị chết sớm ngay
cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua việc đóng phí bảo hiểm. Số tiền
này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết như: thuốc men,
mai táng, chi phí giáo dục con cái.v.v.. Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết
kiệm, vừa mang tính rủi ro. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân,
từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỹ luật. Nội dung tiết kiệm khi
mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm đảm bảo trả cho
người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới
tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được bảo hiểm không may gặp
rủi ro, trong thời hạn bao hiểm đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được
những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro
trong BHNT.
5.2.2.2. BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau cho người tham gia bảo hiểm
Trong khi các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là
góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp sự cố, từ đó góp phần
ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT đã đáp ứng được nhiều mục đích. Mỗi
mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn, HĐBH hưu trí sẽ
đáp ứng yêu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp đều đặn hàng tháng, từ đó góp
phần ổn định cuộc sống của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm
để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục
đích của người quá cố như: trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ
già.v.v... HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc
BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia
đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác.v.v.. Chính vì đáp ứng được nhiều mục
đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng và được rất
nhiều người quan tâm.
5.2.2.3. Các loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và phức tạp
Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng BHNT thể hiện ở ngay các sản phẩm
của nó. Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT
hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau, lại
có sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham gia.. Ngay cả
trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản
HĐBH phi nhân thọ trong mỗi HĐBH nhân thọ có thể có 4 bên tham gia: người bảo

57
hiểm, người được bảo hiểm; người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo
hiểm. Nôi dung này sẽ được tiếp tục làm rõ trong phần hợp đồng BHNT.
5.2.2.4. Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, vì vậy quá trình
định phí khá phức tạp
Theo tác giả Jean- Claude Harrari “sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không gì hơn chính
là kết quả của một tiến trình đầy đủ đế đưa sản phẩm đến công chúng”. Trong tiến trình
này, người bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiêu chi phí để tạo nên sản phẩm như: chi phí khai
thác, chi phí quản lý hợp đồng.
Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phẩn để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT
(tính phí BHNT), một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào:
+ Độ tuổi của người được bảo hiểm
+ Tuổi thọ bình quân của con người
+ Số tiền bảo hiểm
+ Thời hạn tham gia
+ Phương thức thanh toán
+ Lãi suất đầu tư
+ Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền
5.2.2.5. Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong nhưng điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định
Ở các nước kinh tế phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay.
Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được BHNT, mặc
dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà
kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã
hội phải phát triển.
5.2.3. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản
5.2.3.1 Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm.
a) Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có
thời hạn).
Được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng.
Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được
bất kỳ một khoản hoàn phí nào cho số phí bảo hiểm đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là

58
người bảo hiểm không phải thanh toán STBH cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu
cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách
nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định.
Đặc điểm:
+ Thời hạn bảo hiểm xác định
+ Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời.
+ Mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được bảo
hiểm.
Mục đích:
+ Đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất.
+ Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn
+ Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được
bảo hiểm.
Bảo hiểm tử kỳ còn được đa dạng hoá thành các loại hình sau:
- Bào hiểm tử kỳ cố định: Có mức phí bảo hiểm và STBH cố định, không thay đổi
trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Mức phí thấp nhất và người bảo hiểm
không thanh toán khi hết hạn hợp đồng. Hợp đồng hết hiệu lực nếu sau ngày gia hạn hợp
đồng không nộp phí bảo hiểm. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn
đọng trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong.
- Bào hiểm tử kỳ có thể tái tục: Loại này có thể được tái tục vào ngày kết thúc hợp
đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khỏe của người được bảo hiểm,
nhưng có sự giới hạn về độ tuổi (thường độ tuổi tối đa là 65). Tại lúc tái tục, phí bảo hiểm
tăng vì độ tuổi của người được bảo hiểm lúc này tăng lên.
Ví dụ: Anh A có độ tuổi là 45; anh không tham gia HĐBH tử kỳ với thời hạn 20
năm, mà chỉ tham gia với thời hạn 5 năm sau đó tái tục, sau mỗi thời kỳ là 5 năm. Nhưng
sau mỗi lần tái tục phí sẽ tăng lên vì độ tuổi của anh ta tăng dần.
Bảo hiểm từ kỳ có thể chuyển đổi: Đây là loại hình bảo hiểm tử kỳ cố định nhưng
cho phép người được bảo hiểm có sự lựa chọn chuyển đổi một phần hay toàn bộ hợp
đồng thành một hợp đồng BHNT trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó
khi hợp đồng đang còn hiệu lực. Phí bảo hiểm được tính dựa trên hợp đồng BHNT trọn
đời hay hỗn hợp mới theo độ tuổi của người có hợp đồng.
Loại hợp đồng này phát hành như một sự bảo chứng cho khoản tiền vay. Đồng thời
nó còn nhằm thực hiện yếu tố tiết kiệm trong tương lai của người dược bảo hiểm.

59
- Bảo hiểm tử kỳ giảm dần: Đây là loại hình bảo hiểm mà có một bộ phận của
STBH giảm hàng năm theo một mức quy định. Bộ phận này giảm tới 0 vào cuối kỳ hạn
hợp đồng. Đặc điểm của loại này là:
+ Phí bảo hiểm giữ ở mức cố định.
+ Phí thấp hơn bảo hiểm tử kỳ cố định.
+ Giai đoạn nộp phí ngắn hơn toàn bộ thời hạn hợp đồng để tránh việc thanh toán
vào cuối thời hạn của hợp đồng khi mà số tiền bảo hiểm còn rất nhỏ. Loại hình bảo hiểm
này đáp ứng nhu cầu của người tham gia, khi họ phải nợ một khoản tiền phải trả dần
chẳng hạn: Anh C ở độ tuổi 31, anh mua 1 chiếc xe ô tô theo phương thức trả góp 10
năm. Đơn giá chiếc xe mua theo phương thức này là 100.000.000 VND, mỗi năm anh
phải trả người bán ô tô 10.000.000 VND. Anh lựa chọn mua bảo hiểm?
+ Loại bảo hiểm tử kỳ giảm dần
+ Số tiền bảo hiểm: 120.000.000 VND
trong đó có: 100.000.000 VND giảm dần hàng năm.
+ Thời hạn hợp đồng là 10 năm.
Như vậy, mỗi năm STBH giảm 10.000.000 VND tương ứng với số nợ giảm đi
10.000.000 VND mà anh C đã trả. Nếu chẳng may năm 35 tuổi anh bị chết, quyền lợi bảo
hiểm mà gia đình anh được nhân từ công ty bào hiểm là: 70.000.000 VND. Với số tiền
này, gia đình anh vần đủ để trả nợ và có tiền chi mai táng, khắc phục khó khăn sau cái
chết của anh.
- Bảo hiểm tử kỳ tăng dần: Loại này được phát hành nhằm giúp người tham gia bảo
hiểm có thể ngăn chặn được yếu tố lạm phát của đồng tiền. Có nghĩa là STBH thực trong
hợp đồng bị giảm do đồng tiền sụt giá trong 1 khoảng thời gian. Để ngăn chặn có thể:
+ Tăng số tiền bảo hiểm theo 1 tỷ lộ % được lập hàng năm.
+ Hoặc đưa ra các loại hợp đồng ngắn hạn và sau đó tái tục với một số tiền bảo
hiểm tăng dần.
Như vậy, loại hợp đồng này có đặc điểm là phí bảo hiểm sẽ tăng dần theo STBH và
phải dựa trên tuổi tác của người được bảo hiểm khi tái tục hợp đồng.
- Bảo hiểm thu nhập gia đình: Loại hình bảo hiểm này nhằm đảm bảo thu nhập cho
1 gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình bị chết. Quyền lợi bảo hiểm mà gia
đình nhận dược sau cái chết của người trụ cột có thể:
+ Nhận được toàn bộ (trọn gói)
+ Nhận được từng phần dần dần cho đến khi hết hạn hợp đồng.
60
Nếu người được bảo hiểm còn sống đến hết hạn hợp đồng, gia đình sẽ không nhận
được bất kỳ một khoản thanh toán nào từ công ty bảo hiểm
- Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên: Loại hình bảo hiểm này cũng nhằm tránh yếu
tố lạm phát của đồng tiền . Đảm bảo các khoản thanh toán của công ty bảo hiểm cho gia
đình không may có người được bảo hiểm bị chết tương ứng với STBH khi mới ký hợp
đồng
- Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện : Điều kiện ở đây là việc thanh toán trợ cấp chỉ được
thực hiện khi người được bảo hiểm bị chết, đồng thời người thụ hưởng quyền lợi bảo
hiểm được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống.
b) Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (BHNT) (Bảo hiểm trường sinh)
* Loại bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng một STBH đã được ấn
định trên HĐBH, khi người được bảo hiểm chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp
đồng. Phương châm của loại BH này là “Bảo hiểm đến khi chết”
* Đặc điểm:
- STBH được trả một lần khi người được BH bị chết
- Thời hạn bảo hiểm không xác định
- Phí BH có thể đóng một lầm hoặc định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình
đóng BH.
* Mục đích:
- Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn chất
- Bảo đảm thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình
- Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau
5.2.3.2. Bảo hiểm trong trường hợp sống (BH sinh kỳ)
* Là loại hình bảo hiểm mà người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền đều
đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo
hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thì không được chi trả bất cứ
một khoản tiền nào.
* Đặc điểm:
- Trợ cấp định kỳ cho người được BH trong thời gian xác định hoặc cho đến khí
chết
- Phí bảo hiểm đóng một lần
- Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định
61
* Mục đích:
- Đảm bảo thu nhập sau khi về hưu hoặc tuổi cao sức yếu
- Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi về già
- Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời
5.2.3.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
* Loại bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm tử
vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau nên loại hình BH này được áp
dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
* Đặc điểm:
- STBH được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị tử vong trong
thời hạn bảo hiểm
- Thời hạn BH xác định: 5 năm, 10 năm, 20 năm v.v…
- Phí BH đóng định kỳ và không đổi trong suốt thời hạn đóng BH
- Có thể được chia lãi thông qua hoạt động đầu tư phí BH và có thể được hoàn phí
khi không có điều kiện tham gia.
* Mục đích:
- Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình
- Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ
- Dùng làm vật thế chấp, vay vốn v.v…
5.2.4. Phí bảo hiểm nhân thọ
5.2.4.1. Nguyên tắc xác định phí BHNT:
- Đảm bảo các khoản thu trong tương lai phải bù đắp đủ các khoản chi phí và tiền
bảo hiểm, đồng thời mang lại lợi nhuận cho công ty bảo hiểm.
- Phí phải được tính trên cơ sở khoa học nhất định như quy luật số lớn trong toán
học, bảng tỷ lệ tử vong thống kê, quy luật về giới tính và quy luật tuổi thọ tăng dần.
- Việc định phí phải dựa vào một số giả định như giả định về tỷ lệ tử vong giữa
các ngành nghề, vùng địa lý, giả định về tỷ lệ lãi suất giữa các loại hình đầu tư, giả định
về chi phí v.v…
- Phí BHNT phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh
5.2.4.2. Tính phí BHNT:

62
Phí BHNT do người tham gia bảo hiểm nộp gọi là phí toàn phần, được xác định
như sau:
Phí toàn phần = Phí thuần + Phí hoạt động
Hay P = f + h
- Phí thuần (f) là phí được xác định theo tỷ lệ cân bằng thu – chi. Số chi là số tiền
bảo hiểm tử vong, không bao gồm các khoản chi khác.
- Phí hoạt động (h): Là các chi phí liên quan đến hoạt động tìm khách hàng, ký kết
hợp đồng, hoa hồng, chi phí quản lý v.v…
5.2.5. Dự phòng phí BTNT
Bản chất của bảo hiểm là các công ty BH thu phí từ người tham gia và chi trả tiền
bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí BHNT thường cố định và mang tính định
kỳ. Tuy nhiên, theo quy luật, khi tuổi càng cao, xác suất rủi ro càng lớn. Cho nên phí BH
thu từ những năm đầu tiên thường sẽ cao hơn mức chi phí và những năm tiếp theo sẽ thấp
hơn mức chi phí. Số tiền dư ở những năm đầu không được sử dụng mà phải được tích lũy
để bù đắp phần thiếu hụt trong giai đoạn sau. Số tiền tích lũy tạo lập nên nguồn quỹ này
được gọi là dự phòng phí bảo hiểm.
Dự phòng phí BH là vấn đề quan trọng để các công ty bảo hiểm ổn định kinh
doanh. Phần lớn các công ty BH chọn cách xác định dự phòng phí thuần và sử dụng 2
phương pháp:
- Phương pháp quá khứ: Là phương pháp xác định dự phòng phí BH trên cơ sở lấy
số tiền tích lũy từ tiền thu phí BH trừ đi số tiền tích lũy của các khoản chi BH đã trả.
- Phương pháp tương lai: Xác định dự phòng phí BH bằng cách lấy số tiền bảo
hiểm phải trả trong tương lai trừ đi số tiền sẽ thu được từ phí BH.
Ta có:
Giá trị tích lũy Giá trị hiện tại của Giá trị tíc lũy Giá trị hiện tại của
của phí thuần + phí thuần sẽ thu = của số tiền BH + tiền BH phải trả
đã thu trong tương lai đã trả trong tương lai

5.2.6. Phân chia lãi theo đơn bảo hiểm


Lợi nhuận là chênh lệch giữa số thu từ phí BH và chi phí thực tế. Nếu số thu lớn
hơn số chi, phần lợi nhuận này sẽ được chia cho người tham gia BH dưới hình thức chia
lợi nhuận của HĐBH. Việc chia lợi nhuận phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Công bằng: Đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người tham gia BH, cho mọi
HĐBH

63
- Thực tế: Thông thường tỷ lệ lợi nhuận phân chia căn cứ theo STBH mà người
tham gia bảo hiểm đóng góp
- Hợp lý: Tỷ lệ lợi nhuận phải được tính toán để so sánh với các loại lãi suất khác
trên thị trường tiền tệ để khuyến khích khách hàng tham gia BHNT.
Ngoài việc phân chia lợi nhuận hàng năm, một số công ty còn triển khai các
HĐBH phân chia lợi nhuận vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. Lúc đó, ngoài STBH mà
người tham gia BH nhận được, họ có được chia một phần lợi nhuận từ công ty bảo hiểm.
5.2.7. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (HĐBHNT)
5.2.7.1. Khái niệm:
HĐBHNT là sự cam kết giữa hai bên, theo đó bên nhận bảo hiểm có trách nhiệm
chi trả cho bên được bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm (SKBH) xảy ra, còn bên được
bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng phí BH như thỏa thuận.
- Bên nhận BH là các công ty BHNT. Sau khi cam kết, nhiệm vụ của công ty là
chi trả STBH khi có các SKBH xảy ra như: Tử vong, hết hạn hợp đồng, sống đến một độ
tuổi nhất định v.v…
- Bên được bảo hiểm là người mà sinh mạng và cuộc sống của họ được bảo hiểm
theo các điều kiện của hợp đồng.
5.2.7.2. Đặc điểm của HĐBHNT:
- Hợp đồng BHNT rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia.
- Hợp đồng BHNT có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của người tham gia BH.
- Hợp đồng BHNT có thể dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc người tham gia BH
có thể ứng trước một số tiền.
- Hợp đồng BHNT thường là hợp đồng dài hạn nên chủ yếu được ký kết với cá
nhân.
5.2.7.3. Một số quy định khi ký kết HĐBHNT:
- Hiệu lực hợp đồng: Thường được tính từ ngày nộp phí BH lần đầu tiên. Hợp
đồng phải được ký kết với người có đủ năng lực pháp lý.
- Tuổi của người được BH: Là tuổi thể hiện trên các giấy tờ pháp lý của người
tham gia BH
- Nộp phí BH: Người tham gia BH có thể nộp phí theo tháng, quý, năm hoặc đóng
một lần. Việc đa dạng hóa thời hạn nộp phí tạo điều kiện cho người tham gia BH có kế
hoạch sử dụng ngân sách gia đình hợp lý.

64
- Thủ tục trả tiền BH: Khi có các sự kiện BH xảy ra, người được BH phải thông
báo cho công ty BH biết, sau đó hoàn tất hồ sơ khiếu nại và nộp cho công ty BH. Sau một
thời gian theo quy định, công ty BH sẽ chi trả số tiền BH cho người có quyền lợi được
hưởng STBH.

65

You might also like