Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 3

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH

Học phần: Pháp luật đại cương

Hà Nội – 2023

1
CHỦ ĐỀ 3:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỊNH VỀ CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH.
Mục lục
I. Khái niệm ............................................................................................... 3
1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức ............................................... 3
II. Khái niệm hoạt động công vụ và nguyên tắc thi hành ......................... 6
1. Khái niệm: ............................................................................................ 6
2. Nguyên tắc: .......................................................................................... 7
III. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc trong hoạt động
nghề nghiệp của viên chức............................................................................ 7
1. Khái niệm: ............................................................................................ 7
2. Nguyên tắc............................................................................................ 7
IV. Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức............................................ 8
1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức ........................................................... 8
2. Quyền của cán bộ, công chức: .............................................................. 8
3. Khen thưởng đối với cán bộ, công chức ................................................ 8
V. Trách nhiệm pháp lí của cán bộ, công chức ............................................ 9
1. Trách nhiệm kỉ luật: ............................................................................. 9
2. Trách nhiệm vật chất: ......................................................................... 10
3. Trách nhiệm hình sự .......................................................................... 10
4. Trách nhiệm hành chính .................................................................... 10
VI. Quyền, nghĩa vụ và hình thức kỉ luật của viên chức .......................... 10
1. Quyền của viên chức: ......................................................................... 10
2. Nghĩa vụ của viên chức: ..................................................................... 10
3. Hình thức xử lí vi phạm...................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 13

2
I. Khái niệm
1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
- Trong mỗi giai đoạn khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 76/SL – văn bản
đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định về công chức.
“Công dân Việt Nam được chính quyền cách mạng tuyển bổ giữ một chức
vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ” mới được coi là công chức
(trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định). Như vậy, phạm
vi công chức quy định trong Sắc lệnh nêu trên rất hẹp.
- Từ năm 1954 trở đi Sắc lệnh số 76/SL hầu như không được áp dụng mặc
dù không có văn bản nào chính thức bãi bỏ nó. Trong các văn bản pháp
luật, thuật ngữ thường được sử dụng là “cán bộ, viên chức”. Cán bộ, viên
chức bao gồm những người trong biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương, trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính
trị - xã hội, trong các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang nhân
dân. Cán bộ, viên chức được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, phân
công khi tốt nghiệp. Như vậy, phạm vi khái niệm cán bộ, viên chức rất rộng
và nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức cũng rất phong phú; khái
niệm này không phản ánh được đặc điểm nghề nghiệp, tính chất công việc,
trình độ chuyên môn,… của cán bộ, viên chức. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí
công tác, đánh giá và thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức.
- Để tạo cơ sở pháp lí cho việc tuyển chọn đúng, sử dụng có hiệu quả những
người làm việc trong các cơ quan nhà nước, từng bước xây dựng đội ngũ
công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngày 25/5/1991 Hội đồng bộ trưởng
đã ban hành Nghị định số 169/HĐBT về công chức nhà nước.
- Nghị định số 169/HĐBT, công chức nhà nước là công dân Việt Nam được
tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở
của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước,
đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp, đó
là:
❖ Những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương,
ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
❖ Những người làm việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
❖ Những người làm việc trong các trường học, bện viện, cơ quan nghiên
cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước
và nhận lương từ ngân sách.
3
❖ Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ quốc phòng.
❖ Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường
xuyên trong bộ máy của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội
đồng nhân dân các cấp.
❖ Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quy
định.
- Ngày 26/2/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh cán
bộ, công chức đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình xây dựng
pháp luật về cán bộ, công chức.
❖ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ
thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn,
được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà
nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có
chức danh tiêu chuẩn riêng.
❖ Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm soát viên viện kiểm soát nhân dân.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 thì cán bộ, công chức bao
gồm:
❖ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
cấp tỉnh và cấp huyện.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc
giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc
giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
❖ Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.
❖ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân
4
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
❖ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong
thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng
uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
❖ Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn
nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã.
Theo điều 4 Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ tư số
22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008:
• Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
• Công chức là công dân việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản việt nam, nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là
đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
➢ Công chức trong bộ máy nhà nước bao gồm:
o Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội,
Kiểm toán nhà nước.
o Công chức trong bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức khác do Chính
phủ, Thủ tưởng Chính phủ thành lập.
o Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện.
o Công chức trong hệ thống toà án nhân dân.
o Công chức trong hệ thống viện kiểm sát nhân dân.
o Công chức trong cơ quan, đơn vị của quân đội nhân dân và công an
nhân dân.
o Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí đơn vị sự nghiệp công lập.

5
• Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
• Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
➢ Các chức danh:
o Trưởng công an.
o Chỉ huy trưởng quân sự.
o Văn phòng – thống kê.
o Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối
với xã).
o Tài chính – kế toán.
o Tư pháp – hộ tịch.
o Văn hoá - xã hội.
Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật viên chức (có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2012):
• Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
➢ Viên chức quản lí là những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí
có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc
một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là
công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lí.
Sự phân biệt cán bộ, công chức, viên chức trong Luật cán bộ, công chức và Luật
viên chức là cơ sở pháp lí quan trọng cho việc ban hành các văn bản pháp luật
điều chỉnh có tính chất chuyên biệt đối với từng nhóm đối tượng người lao động
hưởng lương ngân sách.
II. Khái niệm hoạt động công vụ và nguyên tắc thi hành
1. Khái niệm:
“Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy
định khác có liên quan” _Điều 2 Luật cán bộ, công chức_

6
Có thể hiểu hoạt động công vụ:
➢ Được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ
chức và cá nhân.
➢ Có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự
do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước, được bảo
đảm bằng quyền lực nhà nước.
2. Nguyên tắc:
- Hoạt động công vụ phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất
định:
• Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
• Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân.
• Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
• Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
• Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
III. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc trong hoạt động
nghề nghiệp của viên chức
1. Khái niệm:
- Theo quy định tại Điều 4 Luật viên chức thì “Hoạt động nghề nghiệp của
viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ,
năng lực, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”
- Về tính chất, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
cho nên đòi hỏi người tiến hành phải được đào tạo ở trình độ tương ứng đáp
ứng yêu cầu thực hiện hoạt động. Đồng thời cũng đòi hỏi họ phải thường
xuyên học tập nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức, kĩ năng.
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được tiến hành trong phạm vi và để
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công
lập được xác định là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy
định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lí nhà nước.
2. Nguyên tắc
- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Tận tuỵ phục vụ nhân dân.
- Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
và quy tắc ứng xử.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
và của nhân dân.
7
IV. Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức
1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
• Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân: là những nghĩa vụ mà cán
bộ, công chức dù ở cương vị nào cũng phải thực hiện như nhau:
❖ Trung thành với Đảng, Nhà nước, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích
quốc gia.
❖ Tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
❖ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân.
❖ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
• Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: là những nghĩa vụ được quy định cụ thể,
gắn trực tiếp với công việc, nhiệm vụ được giao:
❖ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
❖ Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của cơ quan,
đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi phạm pháp,
bảo vệ bí mật nhà nước.
❖ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết
trong cơ quan, đơn vị.
❖ Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được
giao.
❖ Chấp hành quyết định của cấp trên.
❖ Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
• Những việc cán bộ, công chức không được làm: bao gồm những nghĩa vụ
liên quan đến đạo đức công vụ, những nghĩa vụ liên quan đến bí mật nhà
nước và những nghĩa vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân
sự:
❖ Liên quan đến đạo đức công vụ.
❖ Liên quan đến bí mật nhà nước.
❖ Liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự.
2. Quyền của cán bộ, công chức:
• Để thi hành công vụ, cán bộ, công chức được trao một phạm vi quyền tương
đối rộng rãi:
- Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ.
- Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
- Quyền về nghỉ ngơi.
- Các quyền khác.
3. Khen thưởng đối với cán bộ, công chức
- Khen thưởng là hình thức công nhận chính thức thành tích của cán bộ,
công chức; được nhà nước sử dụng để khuyến khích về tinh thần, vật
8
chất đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, có công trạng,
thành tích.
- Cán bộ, công chức có thể được xét khen thưởng với các hình thức:
o Huân chương.
o Danh hiệu vinh dự nhà nước.
o Kỉ niệm chương.
o Bằng khen.
o Giấy khen.

V. Trách nhiệm pháp lí của cán bộ, công chức


1. Trách nhiệm kỉ luật:
❖ Cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm kỉ luật trong mọi trường hợp vi
phạm pháp luật. Trách nhiệm kỉ luật được xác định là trách nhiệm pháp lí
do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi
phạm các quy định về nghĩa vụ, đạo đức và văn hoá giao tiếp; vi phạm các
quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm và vi phạm pháp
luật bị toà án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng
văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
❖ Các hình thức xử lí kỉ luật đối với cán bộ:
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Cách chức.
• Bãi nhiệm.
➢ Cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo
nhiệm kì.
❖ Các hình thức xứ lí kỉ luật đối với công chức:
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Hạ bậc lương.
• Giáng chức.
• Cách chức.
• Buộc thôi việc.
➢ Các hình thức giáng chức và cách chức chỉ áp dụng đối với công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.
❖ Thời hiệu xử lí kỉ luật (thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn
đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lí kỉ luật)
là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Thời hạn xử lí kỉ luật
(khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỉ luật của cán bộ, công
chức đến khi có quyết định xử lí kỉ luật của cơ quan có thẩm quyền) được
xác định không quá 2 tháng.
9
❖ Cán bộ, công chức bị kỉ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì bị kéo
dài thời gian nâng bậc lương thêm 6 tháng; nếu bị giáng chức, cách chức
thì thời gian bị kéo dài là 12 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
❖ Quyết định kỉ luật được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
2. Trách nhiệm vật chất:
- là trách nhiệm bồi thường bằng tiền.
❖ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: được tiến hành trên cơ sở những nguyên
tắc:
• Căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại
để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm
khách quan, công bằng và công khai.
• Việc cán bộ, công chức bị xử lí kỉ luật không loại trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
• Nếu có nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc
gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, đơn vị thì họ đều phải liên đới
chịu trách nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế
và mức độ lỗi của mỗi người.
• Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng
thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
❖ Việc bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành
công vụ được tiến hành theo 2 bước:
• Cơ quan, đơn vị bồi thường cho người bị thiệt hại.
• Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà cơ quan, đơn
vị đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
❖ Trách nhiệm hoàn trả.
3. Trách nhiệm hình sự
4. Trách nhiệm hành chính
VI. Quyền, nghĩa vụ và hình thức kỉ luật của viên chức
1. Quyền của viên chức:
- Để tiến hành hoạt động nghề nghiệp, viên chức được trao phạm vi quyền
hạn khá rộng. Quyền của viên chức được phân làm 5 nhóm lớn sau đây:
❖ Nhóm thứ nhất: là các quyền về hoạt động nghề nghiệp.
❖ Nhóm thứ hai: là các quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên
quan đến tiền lương.
❖ Nhóm thứ ba: là các quyền của viên chức về nghỉ ngơi.
❖ Nhóm thứ tư: là các quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm
việc ngoài thời gian quy định.
❖ Nhóm thứ năm: là các quyền khác của viên chức.
2. Nghĩa vụ của viên chức:
- được phân thành 3 nhóm lớn:
10
❖ Những nghĩa vụ chung của viên chức:
• Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
• Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư.
• Có ý thức tổ chức kỉ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp,
thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự
nghiệp công lập.
• Bảo vệ bí mật nhà nước, giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả,
tiết kiệm tài sản được giao.
• Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của
viên chức.
❖ Những nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp:
• Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời
gian và chất lượng.
• Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ
• Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
• Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn, nghiệp
vụ.
• Khi phục vụ nhân dân phải có thái dộ lịch sự, tôn trọng nhân dân; có
tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; không hách dịch, cửa quyền, gây
khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; chấp hành các quy định về đạo
đức nghề nghiệp.
• Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
• Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
❖ Những việc viên chức không được làm:
• Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
• Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với
quy định của pháp luật.
• Phân biệt đối xử nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo dưới mọi hình thức.
• Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây
phương hại đối với thuần phong, mĩ tục, đời sống văn hoá, tinh thần của
nhân dân và xã hội.
• Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.

11
• Làm những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức xử lí vi phạm
❖ Khiển trách.
❖ Cảnh cáo.
❖ Cách chức.
❖ Buộc thôi việc.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.


2. Luật Viên chức năm 2010.
3. Giáo trình Luật hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Giáo trình Pháp luật đại cương.

13

You might also like