Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


BÀI 2: MÔ TẢ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Môn học: Vật lí. Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Mô tả giáo án:
Bài học gồm 1 mục tiêu gắn với 4 hoạt động lớn.
MT1: Học sinh sử dụng được đồ thị phương trình dao động điều hòa để nêu được các định nghĩa về li
độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu, độ lệch pha.
Tiết 1:
Hoạt động 1 – Thời gian (15 phút): Tìm hiểu các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa (biên độ,
chu kì, tần số, tần số góc).
Hoạt động 2 – Thời gian (8 phút): Tìm hiểu pha ban đầu
Hoạt động 3 – Thời gian (12 phút): Tìm hiểu độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì.
Tiết 2:
Hoạt động 4 -Thời gian (35 phút): Từ phương trình dao động điều hòa có thể xác định được các đại
lượng đặc trưng của dao động điều hòa và vẽ được đồ thị li độ - thời gian.
- Thời lượng dạy: 2 (tiết)
- Phân loại giáo án: Tiết lý thuyết/ Bài tập, có hoạt động nhóm.

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
STT Mục tiêu học tập (MT) Tiêu chí thành công

Học sinh sử dụng được đồ thị HS sử dụng đồ thị phương trình dao động điều hòa đạt được
phương trình dao động điều hòa các tiêu chí sau:
để nêu được các định nghĩa về li + Trình bày được chính xác định nghĩa li độ, biên độ, chu
độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu, độ lệch pha.
góc, pha ban đầu, độ lệch pha. + Minh họa chính xác các kí hiệu và đơn vị SI của các đại
MT1
lượng li độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu,
độ lệch pha.

+ Trình bày được các công thức liên quan đến các đại lượng
li độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu, độ
lệch pha.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự học: Chủ động tích chuẩn bị bài và trong quá trình học tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu
hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để xác định các định nghĩa và đơn vị của các đại lượng đặc trưng
dao động điều hòa.
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều
hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

b) Năng lực Vật lí


- Vận dụng được các khái niệm: li độ, biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu, độ
lệch pha đề mô tả dao động điều hoà.
- Vận dụng được phương trình dao động điều hòa và mồi liên hệ giữa chu kì, tần số, tần số
góc trong dao động điều hòa đề giải bài tập.
- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết đề xác định được: các đại lượng
đặc trưng và pha ban đầu trong dao động điều hoà.
- Xác định được độ lệch pha giữa hai dao động điều hỏa cùng chu kì.
- Từ phương trình dao động điều hòa có thể vẽ được đồ thị li độ - thời gian.
3. Phát triển phẩm chất
- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.

Các tài liệu, dụng cụ dạy học, CSVC cần thiết:


1. Đối với giáo viên: SGK KNTT, SGV, Giáo án, hình ảnh hoặc video clip về dao động điều hòa của
một con lắc bất kì, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: SGK KNTT, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập
(nếu cần) theo yêu cầu của GV như vở, giấy nháp, bút, thước kẻ …

II. Tiến trình dạy học:

TIẾT 1
Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến
Trước tiết học: Giúp Học sinh xác định được
1. Giáo viên: Kiểm tra bài HS và chuẩn bị giáo án, PPT, bộ thí các đơn vị kiến thức, nội dung
nghiệm dao động điều hòa của con lắc đơn.
2. Học sinh: bài học sắp diễn ra.
+ HS đọc trước bài GV đã hướng dẫn và chuẩn bị bài. HS ghi nhận những nội dung cần
+ Tìm hiểu trước về các dao động điều hòa trong thực tế mà em hỗ trợ để trình bày và trao đổi
quan tâm. trên lớp.
Ổn định lớp – Điểm danh (03 phút)
Giới thiệu bài học
Bài học gồm 1 mục tiêu gắn với 3 hoạt động lớn.
Trong tiết học: I. ĐẠI LƯỢNG ĐẶC
Hoạt động 1 – Thời gian ( 15 phút): Tìm hiểu các đại lượng đặc TRƯNG CỦA DAO ĐỘNG
ĐIỀU HÒA
trưng của dao động điều hòa (biên độ, chu kì, tần số, tần số Các đại lượng dùng để mô tả
góc). dao động điều hòa.
- Li độ x là độ dịch chuyển từ vị
I. Hoạt động của GV – HS: trí cân bằng đến vị trí của vật tại
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập thời điểm t.


- Biên độ A là độ dịch chuyển
- Từ đồ thị và phương trình li độ - thời gian của dao động điều hòa
cực đại của vật tính từ vị trí cân
hình thành khái niệm biên độ, chu kì, tần số, tần số góc trong dao
bằng.
động điều hòa.
- Chu kì: là khoảng thời gian để
- GV tổ chức để HS tìm hiểu các đại lượng biên độ, chu kì, tần số
vật thực hiện được một dao
góc trong dao động điều hòa.
động, kí hiệu là T.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi của mục I
Đơn vị của chu kì dao động là
(trang 10 SGK).
giây (kí hiệu là s).
* Câu hỏi (SGK – tr10)
- Tần số: là số dao động mà vật
thực hiện được trong một giây,
kí hiệu là f.
Ta có: f=1/T
Đơn vị của tần số là 1/s, gọi là
héc (kí hiệu là Hz).
- Tần số góc:
Cứ sau mỗi chu kì thì dao động
của vật lặp lại như cũ. Như vậy,
theo phương trình dao động, ta
Hãy xác định: có:
- Biên độ, chu kì, tần số của dao động. x=Acosω(t+T)=Acos(ωt)
- Nêu thời điểm mà vật có li độ x = 0; x = 0,1m. Theo tính chất của hàm cosin ta
- Tần số góc của dao động của vật. suy ra:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập ωT=2π hay ω=2π/T (rad/s)
- HS làm việc cá nhân tìm hiểu về những đại lượng đặc trưng của Đại lượng được gọi là tần số
dao động điều hòa. góc.
- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi -Trong dao động điều hòa của
mà GV yêu cầu. mỗi vật thì bốn đại lượng: biên
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận độ, chu kì, tần số và tần số góc
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 là những đại lượng xác định,
câu.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. không phụ thuộc vào thời điểm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập quan sát. Vì thế chúng là những
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung đại lượng đặc trưng cho dao
mới. động điều hòa.
ĐÁNH GIÁ NHANH KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ MỤC Trả lời câu hỏi (tr10 – SGK)
TIÊU: + Biên độ, chu kì, tần số của dao
Mức độ Mức độ Mức độ Giỏi động: A = 0,2m; T = 0,4s; f =
Đạt Khá 2,5Hz.
Trả lời Trả lời Trả lời đúng 100% thông tin quan + Các thời điểm vật có li độ x =
được 60% đúng 80% trọng và lí giải được câu hỏi làm sâu 0 là: 0; 0,2s; 0,4s; 0,6s.
thông tin. thông tin. kiến thức của GV. + Các thời điểm vật có li độ x =
0,1m là t = T6+kT=±0,23+k.0,4
(s), với k = 1, 2, 3,…
+ Tần số góc dao động của vật:
ω=5π (rad/s).
Hoạt động 2 – Thời gian ( 8 phút): Tìm hiểu pha ban đầu. II. PHA BAN ĐẦU. ĐỘ
I. Hoạt động của GV – HS: LỆCH PHA
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Pha ban đầu:
- GV chiếu hình ảnh về đồ thị hai vật dao động điều hòa cùng chu Pha ban đầu cho biết tại thời
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

kì, cùng biên độ nhưng dao động 1 luôn đạt tới giá trị cực đại sớm điểm bắt đầu quan sát, vật dao
hơn dao động 2 một thời gian là T4 (hình 2.2 SGK). động điều hòa ở đâu và sẽ đi về
phía nào.
Nó có giá trị nằm trong khoảng
từ -π đến (rad).
Trả lời câu hỏi (SGK – tr11):
- Trên hình 2.3 SGK, tại thời
điểm ban đầu, con lắc đang ở vị
trí biên âm x = -A và đang dịch
chuyển về vị trí cân bằng.
- Pha ban đầu của dao động
- GV giới thiệu với HS: Các phương trình dao động tương ứng với φ=π.
đồ thị hình 2.2 có pha ban đầu lần lượt là:
x1=Acos(ωt) với 1=0
x2=Acos(ωt-2) với 2=-2
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu pha ban đầu.
- GV chốt lại kiến thức với HS về pha ban đầu.
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK – tr11.
* Câu hỏi (SGK – tr11)
Hình 2.3 là đồ thị dao động điều hòa của một con lắc.

Hãy xác định:


- Biên độ, chu kì, tần số của dao động.
- Nêu thời điểm mà vật có li độ x = 0; x = 0,1m.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV
giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang hoạt động 3.
ĐÁNH GIÁ NHANH KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ MỤC
TIÊU:
Mức độ Đạt Mức độ Mức độ Giỏi
Khá
Trả lời Trả lời Trả lời đúng 100% thông tin quan
được 60% đúng 80% trọng và lí giải được câu hỏi làm
thông tin. thông tin. sâu kiến thức của GV.

Hoạt động 3 – Thời gian (12 phút) Tìm hiểu độ lệch pha giữa II. PHA BAN ĐẦU. ĐỘ
hai dao động cùng chu kì. LỆCH PHA
2. Độ lệch pha giữa hai dao
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

I. Hoạt động của GV – HS: động cùng chu kì


Trong khoa học và trong kĩ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
thuật, độ lệch pha quan trọng
- GV giới thiệu với HS: Hình 2.2 còn cho thấy tại bất kì thời điểm
hơn pha, vì nó là đại lượng
nào thì độ lệch pha giữa hai dao động trên cũng bằng 2.
không đổi, không phụ thuộc vào
- GV chiếu hình 2.4 về hai dao động đồng pha và ngược pha.
thời điểm quan sát.
+ Nếu
1>2 thì dao động 1 sớm pha hơn
dao động 2.
+ Nếu 1<2 thì dao động 1 trễ
pha hơn dao động 2.
+ Nếu 1=2 thì dao động 2 cùng
(đồng) pha với dao động 2.
+ Nếu 1=2±π thì dao động 1
ngược pha với dao động 2.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu độ lệch pha giữa hai
dao động cùng chu kì.
- GV chốt lại kiến thức với HS về độ lệch pha giữa hai dao động
cùng chu kì.
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK – tr12.
*Câu hỏi (SGK – tr12)
Hai con lắc 1 và 2 dao động điều hòa cùng tần số, tại cùng thời
điểm quan sát vị trí của chúng được biểu diễn trên Hình 2.5 a,b.
Hỏi dao động của con lắc nào sớm pha hơn và sớm hơn bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV
giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện
tập.

Đánh giá – Thời gian: 05 phút


Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

- GV dành 3 phút cho HS đọc hiểu bài tập SGK và hướng dẫn HS
đọc làm VD
Ví dụ 1 (CB): Một vật dao động điều hòa với phương trình x =
4cos(2πt + π/2) cm. Xác định biên độ, chu kỳ và vị trí ban đầu của
vật?
Ví dụ 2 (CB): Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm.
Trong khoảng thời gian 90 giây, vật thực hiện được 180 dao động.
Lấy π2 = 10.
a) Tính chu kỳ, tần số dao động của vật.
b) Tính tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.
Ví dụ 3 (NC): Một vật dao động điều hòa có vmax = 16π (cm/s);
amax = 6,4 (m/s2 ). Lấy π2 = 10.
a) Tính chu kỳ, tần số dao động của vật.
b) Tính độ dài quỹ đạo chuyển động của vật.
; x= √
−A A 3
c) Tính tốc độ của vật khi vật qua các li độ x=
2 2

Sau tiết học:


1. Suy ngẫm:
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu tự đánh giá:
Nhiệm vụ 1. Con hãy điền những điều đã học được trong bài học
vào trong vở?
Nhiệm vụ 2. Con đang ở cấp độ nào của tiêu chí thành công? (tiếp
cận, tiêu chuẩn, nâng cao)
2. Dặn dò về nhà:
a. Dành cho nhóm HS cần hỗ trợ:
● Hoàn thành lý thuyết và các bài tập đã giải trên lớp vào vở.

● Tìm hiểu thêm dạng toán tương tự với các bài tập trên lớp.
● Học kĩ lý thuyết và GV sẽ kiểm tra lại trong tiết học tiếp
theo.
B. Dành cho nhóm HS Khá - Giỏi:
● Hoàn thành lý thuyết và các bài tập đã giải trên lớp vào vở.

● Hoàn thành thêm các bài tập trên trang web:

TIẾT 2
Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến
Trước tiết học: Giúp Học sinh xác định được
1. Giáo viên: Kiểm tra bài BTVN của HS và chuẩn bị giáo án, PPT. các đơn vị kiến thức, nội dung
2. Học sinh:
bài học sắp diễn ra.
+ HS đọc trước bài GV đã hướng dẫn và chuẩn bị bài.
+ Tìm hiểu trước về các dao động điều hòa trong thực tế mà em HS ghi nhận những nội dung cần
quan tâm. hỗ trợ để trình bày và trao đổi
trên lớp.
Ổn định lớp – Điểm danh (03 phút)
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

Giới thiệu bài học


Bài học gồm 1 mục tiêu gắn với 1 hoạt động lớn.
Trong tiết học: Câu 1:
Hoạt động 4 – Thời gian ( 30 phút): Từ phương trình dao động - Biên độ: A = 6 cm
điều hòa có thể xác định được các đại lượng đặc trưng của dao - Chu kì: T = 1 s
động điều hòa và vẽ được đồ thị li độ - thời gian. - Tần số: f = 1 Hz
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tần số góc: ω=2π(rad/s)
- Pha ban đầu: φ=−π/2(rad)
- Hoàn thành 3 bài tập theo HD GVBM và PHT Câu 2:
[ Mức 1] Câu 1: Đồ thị li độ - thời gian như hình dưới - Ta có tần số f = 5 Hz
1 1
T = = =0.2 s
f 5
Tần số
góc: ω=
2π 2π
=
T 0.2
=10 π ( )
rad
s
- Tại thời điểm ban đầu (t = 0)
vật có li độ cực đại theo chiều
dương nên pha ban đầu thoả
mãn:
- Phương trình dao động điều
hoà:
Từ đồ thị xác định được các đại lượng: Biên độ, chu kỳ, tần số, tần
số góc, pha ban đầu.
{ v =0 {
x=A =¿ A= Acosφ
v=0
¿> φ=0
[Mức 2] Câu 2: Xét một vật dao động điều hoà có biên độ 10 cm,
tần số 5 Hz. Tại thời điểm ban đầu (t = 0) vật có li độ cực đại theo
chiều dương.
- Xác định chu kì, tần số góc, pha ban đầu của dao động.
- Viết phương trình và vẽ đồ thị (x - t) của dao động.
[Mức 3] Câu 3:
Cho hai con lắc đơn dao động điều hoà. Biết phương trình dao
động của con lắc thứ nhất là
Con lắc thứ hai có cùng biên độ và tần số nhưng lệch về thời gian
so với con lắc thứ nhất một phần tư chu kì. Viết phương trình dao
động của con lắc thứ hai. Câu 3:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1
Đặng Thị Thùy Dương -20010046 Sư phạm Vật Lí

câu.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung
mới.
ĐÁNH GIÁ NHANH KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ MỤC
TIÊU:
Mức độ Mức độ Mức độ Giỏi
Đạt Khá
Trả lời Trả lời Trả lời đúng 100% thông tin quan
được 60% đúng 80% trọng và lí giải được câu hỏi làm sâu
thông tin. thông tin. kiến thức của GV.
Sau tiết học:
1. Suy ngẫm:
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu tự đánh giá:
Nhiệm vụ 1. Con hãy điền những điều đã học được trong bài học
vào trong vở?
Nhiệm vụ 2. Con đang ở cấp độ nào của tiêu chí thành công? (tiếp
cận, tiêu chuẩn, nâng cao)
2. Dặn dò về nhà:
a. Dành cho nhóm HS cần hỗ trợ:
● Hoàn thành lý thuyết và các bài tập đã giải trên lớp vào vở.

● Tìm hiểu thêm dạng toán tương tự với các bài tập trên lớp.
● Học kĩ lý thuyết và GV sẽ kiểm tra lại trong tiết học tiếp
theo.
B. Dành cho nhóm HS Khá - Giỏi:
● Hoàn thành lý thuyết và các bài tập đã giải trên lớp vào vở.
Ghi chú (suy ngẫm, rút kinh nghiệm, lưu ý…):

You might also like