Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Đặng Thị Hạnh

Ngày sinh: 04/06/1997


Số báo danh: 64 – Lớp 23.1 A1
Lớp: Luật sư Chuyên sâu Dân sự 1 (NV1) tối tại Hà Nội

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN SỐ 02 - MÔN CHUYÊN SÂU DÂN SỰ 1

Đề bài:
Ngày 20/08/2019, vợ chồng bà T có mua 2.000kg phân bón NPK 18/12/8 của
Đại lý phân bón G. Ông bà đã bón phân cho 3800 cây cà phê và cây tiêu trong vườn.
Sau khi bón phân được 10 ngày thì phát hiện cây bị vàng lá và chết hàng loạt, cụ thể:
144 cây cà phê trồng năm thứ 3 bị chết; 70 đến 80 cây bị vàng lá. Vợ chồng bà T cho
rằng: Lý do cây chết là do phân bón NPK vì thế đã báo sự việc cho chủ đại lý G, sau đó
ông G cùng với đại diện Công ty phân bón Q mang 2.000kg vôi đến yêu cầu cho vào
gốc cây và tưới nước liên tục, Công ty có lập biên bản cam kết bồi thường cho gia đình
bà T số cây cà phê bị thiệt hại không thể phục hồi.
15/12/2020, hai bên xác định tổng số cây chết là 200 cây cà phê. Ông bà T đã
làm đơn tố cáo Đại lý phân bón G và Công ty phân bón Q đến Cơ quan cảnh sát điều tra
công an huyện K yêu cầu làm rõ và xử lý vụ việc lừa đảo, bán hàng giả.
Ngày 18/01/2021 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện K đã thông báo không
đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Vợ chồng bà T làm đơn khởi kiện yêu cầu Công ty Q cùng đại lý G phải bồi
thường số tiền 190.000.000 đ (Một trăm chín mươi triệu đồng) gồm các khoản sau: Số
cây cà phê bị chết: 200 cây x 230.000đ/cây = 46.000.000đ; Tiền mất thu nhập trong năm
2019, 2020: 1.600kg x 40.000đ/kg = 64.000.000đ; Thiệt hại của 3.800 cây do bón vôi
trong 2 năm 2019, 2020: 2.000kg x 40.000đ/kg = 80.000.000đ.
Câu hỏi:
1.Anh chị cho biết có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
này không? Tại sao? Nếu có thì đây là trách nhiệm bồi thường của ai? Tại sao?
2.Nêu các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho vợ chồng bà T?
Các khoản thiệt hại vợ chồng bà T có thể được bồi thường bao gồm những khoản nào?
Bài làm:
Câu 1:
Căn cứ Điều 584 và Điều 608 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp này, có
thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

1
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có
sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Trong trường hợp này, đã có thiệt
hại xảy ra đối với tài sản của vợ chồng bà T, cụ thể là 200 cây cà phê của ông bà T bị
chết và không thể thu hoạch được. Như vậy, điều kiện về thiệt hại đã thỏa mãn trong
trường hợp này.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân
sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không
hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật
buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Trong trường hợp này, vợ chồng ông bà T cho
rằng Đại lý phân bón G đã bán hàng giả cho vợ chồng bà gây nên thiệt hại. Tuy nhiên
để xác định hành vi của Đại lý phân bón G có phải là hành vi trái pháp luật hay không
thì cần phải xác định chính xác phân bón mà Đại lý G bán ra có phải là hàng giả, hàng
có khuyết tật hay không?
Căn cứ khoản 7, Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì “Hàng giả” gồm:
“a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất
tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có
giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố
hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật
cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ
đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc
tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng
hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược
liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt
chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít
nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu
quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp
dụng;

2
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên,
địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số
đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì
hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi
sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”
Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định:
“Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có
khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả
trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp
cho người tiêu dùng, bao gồm:
a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận
chuyển, lưu giữ;
c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng
không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng”.
Như vậy, để xác định được Đại lý phân bón G có bán hàng giả, hàng có khuyết
tật cho vợ chồng bà T hay không thì cần phải tiến hành giám định loại phân bón mà vợ
chồng bà T đã mua của Đại lý phân bón G. Nếu kết luận giám định cho thấy loại phân
bón là vợ chồng bà T đã mua của Đại lý phân bón G là hàng giả (thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP đã dẫn trên) hoặc
hàng có khuyết tật (thuộc các trường hợp tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu
dùng năm 2010 đã dẫn trên) thì có thể khẳng định hành vi của Đại lý phân bón G là hành
vi trái pháp luật.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ không phát sinh nếu
thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật từ phía người
gây thiệt hại. Trong trường hợp này, ngoài việc xác định Đại lý phân bón G có bán hàng
giả cho vợ chồng bà T hay không thì cần phải xác định xem nguyên nhân mà 200 cây
cà phê của vợ chồng bà T có phải do sử dụng phân bón của Đại lý G hay không. Để làm
rõ vấn đề này, cần tiến hành giám định nguyên nhân chết của cây cà phê trong vườn của
ông bà T. Nếu kết luận giám định xác định nguyên nhân chết của cây cà phê là do sử
dụng phân bón giả của Đại lý G thì có thể khẳng định điều kiện này thỏa mãn.

3
Thứ tư, điều kiện về lỗi của người gây thiệt hại. Trong trường hợp này, phải xét
đến yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu Đại lý G biết việc phân
bón là hàng giả nhưng vẫn cố tính bán cho vợ chồng bà T để gây ra thiệt hại thì lỗi thuộc
về Đại lý G.
Như vậy, để khẳng định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp này hay không thì phải xét đến các điều kiện nêu trên. Nếu chỉ thỏa mãn một
điều kiện thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà phải thỏa mãn
tất cả các điều kiện nêu trên.
Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường nếu phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, Điều 608 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại
cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Do đó, trong trường hợp này, chủ thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường nếu có phát sinh trách nhiệm bồi thường là Công ty phân
bón Q vì Đại lý phân bón G chỉ là đơn vị đại lý thương mại của Công ty phân bón Q.
Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 thì Đại lý thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh
chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao
đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Ngoài ra, khoản 2 điều 173 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây: “Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ”.
Từ những căn cứ nêu trên, mặc dù Đại lý phân bón G là chủ thể trực tiếp xác lập
quan hệ mua bán hàng hoá với vợ chồng bà T, tuy nhiên, xét về bản chất quan hệ đại lý,
Công ty phân bón Q mới là chủ sở hữu của hàng hóa, là đơn vị trực tiếp sản xuất ra hàng
hóa, do đó Công ty phân bón Q có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh
trách nhiệm trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Công ty phân bón
Q đã thực hiện phân phối đúng loại phân bón đạt chất lượng cho Đại lý phân bón G
nhưng Đại lý này lại cố tình sử dụng loại phân bón khác không đạt chất lượng, phân bón
giả để bán cho vợ chồng bà T gây ra thiệt hại thì Đại lý phân bón G là chủ thể phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Câu 2:
Các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho vợ chồng bà T:
Căn cứ Điều 608 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt
hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

4
Ngoài ra, khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng
quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc
không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của
Luật này”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên và Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, nếu
vợ chồng bà T có căn cứ chứng minh Đại lý phân bón G đã bán hàng hàng giả, hàng có
khuyết tật gây thiệt hại chết 200 cây cà phê của gia đình bà T thì vợ chồng bà T hoàn
toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Đại lý G và Công ty Q bồi thường thiệt hại cho vợ
chồng bà T theo các căn cứ nêu trên.
Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015 thì các khoản thiệt hại vợ chồng bà T
có thể được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, cụ thể là giá trị của 200 cây cà
phê bị chết không thể phục hồi
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, cụ thể
là tiền mất thu nhập trong năm 2019 đối với 200 cây cà phê bị chết
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại, cụ thể là chi phí
để bón vôi cứu sống các cây cà phê khác không chết nhưng bị ảnh hưởng, chi phí nhân
công để bón vôi, loại bỏ các cây cà phê bị chết,… (nếu có)
4. Các chi phí khác: chi phí định giá tài sản, giám định nguyên nhân cây chết,
giám định chất lượng phân bón,… (nếu có).
Để có thể chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và các khoản yêu cầu
bồi thường là có cơ sở thì vợ chồng bà T phải thu thập, cung cấp cho Tòa án các chứng
cứ để chứng minh như: chứng từ thể hiện việc mua bán phân bón với Đại lý G; Kết luận
giám định nguyên nhân cây chết, Kết luận giám định chất lượng phân bón, Kết luận định
giá tài sản; Chứng từ thể hiện thu nhập từ cây cà phê hằng năm, chi phí thuê nhân công,
chi phí giám định,…

You might also like