Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC
------------------o0o----------------

BÀI BÁO CÁO


MÔN: THÍ NGHIỆM DƯỢC LÝ 1

Mã môn: H01077

BÁO CÁO THUỐC GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Đức Toàn


ThS. Nguyễn Lê Thanh Tuyền
Nhóm: 505 Tiểu nhóm: 03
Sinh viên thực hiện:
Lê Bá Sang H2100454
Lê Thị Hoài An H2100382
Trương Thị Phương Trinh H2100471
Trần Nguyễn Bích Ngà H2100430
Hà Kim Ngân H2100432

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2024


SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành

1 Lê Bá Sang H2100454 100%

2 Lê Thị Hoài An H2100382 100%

3 Trương Thị Phương Trinh H2100471 100%

4 Trần Nguyễn Bích Ngà H2100430 100%

5 Hà Kim Ngân H2100432 100%

1
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại học
Tôn Đức Thắng và khoa Dược vì đã đưa bộ môn thí nghiệm dược lý 1 vào chương trình
giảng dạy, đồng thời luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, chúng em cảm ơn giảng viên bộ môn – Thầy Phạm Đức Toàn và cô Nguyễn Lê
Thanh Tuyền. Chính thầy và cô đã nhiệt tình chỉ dạy cho chúng em để chúng em có những
kiến thức quý báu trong học kỳ này. Tuy rằng thời gian gắn bó với môn học không dài
nhưng cũng đủ để em cảm nhận được sự tận tâm, nhiệt tình của quý thầy/cô dành cho sinh
viên chúng em, là người luôn tạo không gian học tập năng động và thoải mái cho sinh viên,
luôn tạo điều kiện để chúng em có thể trao đổi, thực hành hay đặt ra câu hỏi và nhận được
câu trả lời thỏa đáng, dễ hiểu. Vì vậy, chúng em có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ
năng thực hành bổ ích và cần thiết cho việc học tập hay làm việc sau này.

Môn thí nghiệm dược lý 1 là một bộ môn hay và bổ ích. Tuy nhiên, sinh viên chúng em
còn phải học hỏi nhiều hơn từ những sai sót trong quá trình học tập, vậy nên trong quá trình
nghiên cứu và trình bày bài viết này. Kính mong sự quan tâm và góp ý của quý thầy/cô sẽ
giúp chúng em hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn và củng cố kiến thức trong quá trình học tập
hơn nữa.

Quan trọng nhất, chúng em xin chúc quý thầy/cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
ngày càng thành công hơn nữa trong sự nghiệp "Trồng người". Mong rằng thầy/cô sẽ luôn
thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là truyền lại những kiến thức bổ ích cho thế hệ mai sau
với niềm tin của một người nhà giáo đáng trân quý.

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy/cô, Khoa Dược và
trường đại học Tôn Đức Thắng đã luôn giúp đỡ và hỗ trợ thật nhiều trong suốt quá trình
học tập để chúng em có thể dễ dàng hòa nhập và hoàn thiện bản thân trong môi trường và
trong xã hội mai sau.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn và kính chào!

2
NHẬN XÉT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

3
MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN ............................................................................................................... 5

1. Tổng quan về viêm .................................................................................................... 5

2. Diclofenac.................................................................................................................. 5

3. Carrageenan ............................................................................................................... 6

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN .......................................................................................... 6

III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM............................................................................................. 8

IV. TỔNG KẾT ................................................................. Error! Bookmark not defined.

4
I. TỔNG QUAN
1. Tổng quan về viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên để bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố gây bệnh, tuy nhiên
nếu phản ứng viêm quá mạnh mẽ sẽ gây ra tổn thương, hoại tử và rối loạn nhiều chức năng
của các cơ quan khác nhau.

Phản ứng viêm phát triển thành hai giai đoạn:

• Giai đoạn thứ nhất: Tiến triển rất nhanh gọi là giai đoạn cấp tính.
• Giai đoạn thứ hai: Bao gồm những hiện tượng phức tạp, là sự phối hợp của những
hiện tượng viêm và những quá trình sửa chữa gọi là giai đoạn mạn tính. Viêm cấp
thường biểu hiện bên ngoài với các triệu chứng phổ biến là sưng, nóng, đỏ và đau;
trong khi viêm mạn thường đặc trưng bởi vòng lặp phá hủy và phục hồi các mô tổn
thương bởi viêm. Nếu không được kiểm soát, tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn
đến các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, ung thư,
Alzheimer, xơ hóa phổi, các bệnh tự miễn và các bệnh tim mạch...

Cơ chế tạo nên các phản ứng viêm khá phức tạp, liên quan đến nhiều hóa chất trung gian,
nhiều loại tế bào tham gia theo nhiều con đường khác nhau. Hiện nay, liệu pháp điều trị
viêm chủ yếu là các thuốc corticoid và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Tuy
nhiên, các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, tim mạch và thận, không thích
hợp cho việc sử dụng dài ngày.

2. Diclofenac
Diclofenac là một dẫn chất của phenylacetic acid - một chất chống viêm không chứa
steroid (NSAID).

• Chỉ định: Diclofenac có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt nhanh, điều
trị các triệu chứng sau phẫu thuật, điều trị triệu chứng viêm khớp mạn tính như
viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến…
• Cơ chế: Diclofenac ức chế không chọn lọc COX, qua đó làm giảm sự tạo thành
các chất trung gian của quá trình gây viêm như thromboxan, prostacyclin và
prostaglandin.
5
• Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị quá mẫn với các thành phần
của thuốc, bệnh nhân bị suy tim, hen suyễn, loét dạ dày, xung huyết.
• Tác dụng phụ: Gây ho, nôn ra máu, chóng mặt, mẩn ngứa, phát ban, suy giảm thị
lực, ù tai, đau tức ngực…

3. Carrageenan
Carrageenin (Carrageenan, carageen) là một sulfopolygalactosid, bao gồm một chuỗi các
phân tử đường galactose liên kết với nhau, tại vị trí 4 hoặc vị trí 2 của phân tử galactose
mạch nhánh hầu hết có một gốc sulfat. Carrageenin được chiết xuất từ các loài Tảo đỏ (Red
seaweed), chủ yếu từ các loài Chondrus crispus L., Gigartina stellata và Gigartina
mammilosa; thường dùng làm chất tạo gel, nhũ hóa, ổn định các dịch. Trong lĩnh vực y tế,
carrageenin là chất làm dịu (demulcent) và để gây phù thực nghiệm trên động vật thí nghiệm
bằng cách tiêm dưới da gan bàn chân chuột trắng.

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN


Chuột được gây viêm bằng cách tiêm vào dưới da gan bàn chân trái 0,03 ml dung dịch
Carrageenan 1% pha trong dung dịch sinh lý. Tiến hành đo thể tích bàn chân chuột. Có thể
đo ở nhiều thời điểm khác nhau như đo sau khi tiêm Carrageenan 1 giờ, 2 giờ để xem diễn
biến sưng phù theo thời gian.

Các bước thực hiện:

- Chuột thử nghiệm chia ngẫu nhiên vào các lô:


• Lô chứng: uống nước cất.
• Lô đối chứng: uống diclofenac.
- Sau khi cho chuột uống thuốc được 15 phút, tiến hành gây viêm bằng cách tiêm
vào dưới da gan bàn chân trái 0.03 ml dung dịch Carrageenan 1% pha trong dung
dịch sinh lý.
- Quan sát chân chuột trước và sau khi tiêm 1 giờ, 2 giờ…

6
- Pha 75mg Diclofenac trong 25mL nước cất.

Nhóm đối chứng:


Diclofenac

Cho uống (PO)


0,2ml

Nhóm chứng:
Nước cất

Tiêm ID cho cả 2 nhóm


với 0,03ml Carageenan

Quan sát

Sau 1h

Quan sát và ghi nhận kết quả

Sau 2h

Quan sát và ghi nhận kết quả

Mô hình tổng quát quá trình thực hiện

7
III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Thực hiện kỹ thuật cho chuột uống nước cất và uống diclofenac thành công, không bị
trào thuốc, chuột sau khi uống vẫn khỏe mạnh.

Thực hiện kỹ thuật tiêm ID Carageenan thành công, thuốc không bị trào nhưng bị chảy
máu chỗ tiêm và sau khi tiêm chuột vẫn khỏe mạnh.

Thời
Nội dung Nhóm chứng Nhóm đối chứng
gian
- Khi vừa tiêm thuốc vào chân - Khi vừa tiêm thuốc vào chân
chuột sẽ có hiện tượng phồng rộp chuột sẽ có hiện tượng phồng rộp
nhưng chưa xuất hiện hiện bất kì nhưng chưa xuất hiện hiện bất kì
Hiện
hiện tượng phù nào ở chân chuột. hiện tượng phù nào ở chân chuột.
tượng
Chân chuột có hiện tượng chảy Chân chuột có hiện tượng chảy
máu do sai sót kỹ thuật, thao tác máu do sai sót kỹ thuật, thao tác
tiêm chưa tốt. tiêm chưa tốt.
- Tại thời điểm 0h, carageenan - Tại thời điểm 0h, carageenan
chưa gây phù chân chuột do chưa gây phù chân chuột do
Giải
0h lượng thuốc vừa mới được tiêm lượng thuốc vừa mới được tiêm
thích
chưa đi được đến máu nên hoạt chưa đi được đến máu nên hoạt
lực chưa nhiều. lực chưa nhiều.

Hình ảnh

Kết luận Tại thời điểm 0h, Carrageenan chưa gây hiện tượng phù chân chuột.
- Chân chuột bắt đầu xuất hiện - Chân chuột bắt đầu xuất hiện
Hiện
Sau 1h hiện tượng phù hơn so với thời hiện tượng phù nhưng ít hơn so
tượng
với nhóm chứng, có thể quan sát
8
điểm 0h, có thể quan sát được sự được sự thay đổi rõ rệt bằng mắt
thay đổi rõ rệt bằng mắt thường. thường.
- Sau 1h lượng Carrageenan bắt - Sau 1h lượng Carrageenan bắt
đầu vào máu và phân tán gây nên đầu vào máu và phân tán gây nên
quá trình viêm, nhưng do thời quá trình viêm, nhưng hiện
gian chưa đủ lâu để thuốc có thể tượng sưng phù ít vì Diclofenac
Giải
gây nên hiện tượng viêm rõ ràng có tác dụng ức chế COX giảm
thích
cho chuột. sản xuất chất trung gian gây
viêm nên sau 1h nhóm đối chứng
có hiện tượng phù ít hơn nhóm
chứng (chỉ uống nước).

Hình ảnh

Kết luận Tại thời điểm 1h, Carrageenan gây sưng phù ở chân chuột.
- Chân chuột bị sưng phù rõ ràng - Chân chuột có hiện tượng phù
Hiện hơn, sưng to và phồng rộp dễ và sưng hơn so với thời điểm 1h
tượng quan sát bằng mắt thường. và ít sưng hơn so với nhóm
chứng.
- Do Carrageenan kích ứng gây - Do Carrageenan kích ứng gây
Sau ra các phản ứng viêm làm chân ra các phản ứng viêm làm chân
2h chuột sưng, phù. chuột sưng, phù.
Giải - Sau 2h Diclofenac giảm dần tác
thích dụng nên các phản ứng viêm
không còn bị ức chế do đó xuất
hiện hiện tượng sưng, phù hơn so
với thời điểm 1h.

9
Hình ảnh

Tại thời điểm 2h, Carrageenan gây sưng phù ở chân chuột to hơn so
Kết luận
với thời điểm 1h.

IV. TỔNG KẾT


Khi tiêm Carrageenan gây viêm, sưng, phù, thì thuốc Diclofenac được dùng trong lô
chuột đối chứng có thể hiện được hoạt tính kháng viêm, khởi phát nhanh, hiệu quả vì khi
cho uống thuốc trong vòng 3 giờ nhưng hiệu quả rõ rệt so với lô chuột nhóm chứng là giảm
sưng, phù lòng bàn chân.

Ngoài ra, chuột dù chảy máu tại vị trí tiêm do kỹ thuật chưa đạt thì không thấy xuất hiện
dấu hiệu bất thường sau tiêm (Co giật, chảy nước bọt, dựng lông, Straub, tiêu chảy, tiểu
tiện, chứng thanh bì, chết, chết cấp thời, mất phản xạ thăng bằng…), điều đó cho thấy được
rằng thuốc không gây quá nhiều triệu chứng hay tác dụng phụ nào quá nguy hiểm.

10

You might also like