Chính sách thuế đối với 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu hỏi: Chính sách thuế đối với 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Ở Việt Nam, Luật Thuế TNDN đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật Thuế lợi tức trước đó. Hiện nay, chính sách
thuế TNDN của Việt Nam được thực hiện theo Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày
03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và các luật sửa đổi, bổ sung Luật này. Trong
10 năm qua, Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào các năm
năm 2013, 2014 và 2020.
Quá trình cải cách chính sách thuế TNDN ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay nhìn chung
đã được thực hiện theo định hướng, mục tiêu xác định trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế
giai đoạn 2011 - 2020, từng bước tiếp cận với xu hướng cải cách chính sách thuế TNDN trên thế
giới. Điểm nổi bật trong tiến trình cải cách chính sách thuế TNDN của Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua là đảm bảo duy trì một sắc thuế TNDN không có sự đối xử phân biệt giữa các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; thực hiện giảm nghĩa vụ thuế cho mọi loại hình
doanh nghiệp thông qua việc điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN phổ thông; từng bước
mở rộng cơ sở thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế TNDN từ 25% xuống 22%
từ ngày 01/01/2014, riêng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất 20%
ngay từ ngày 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông tiếp tục
được giảm xuống 20%, áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Việc quy định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo
nguyên tắc loại trừ cho phép doanh nghiệp được trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến
hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện quy định (như
kèm theo hóa đơn, chứng từ, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với giao dịch trên
ngưỡng quy định...); đồng thời, việc bỏ quy định khống chế khoản chi phí liên quan đến quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới… đã góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm
chi phí thuế TNDN và giảm chi phí tuân thủ, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về phương diện động viên nguồn lực cho NSNN, thu từ thuế TNDN đóng vai trò ngày
càng quan trọng cơ cấu thu NSNN của Việt Nam. Tỷ trọng thu từ thuế TNDN (không kể thu thuế
TNDN từ dầu thô) trong tổng thu NSNN mặc dù giảm vào những thời điểm thực hiện điều chỉnh
giảm mức thuế suất thuế TNDN phổ thông vào năm 2014 và 2016, tuy nhiên, sau đó đã có xu
hướng tăng trở lại từ năm 2017 (Hình 2). Đến năm 2020, quy mô thu NSNN từ thuế TNDN
(không tính thuế TNDN từ dầu thô) chiếm khoảng 16,2% tổng thu NSNN, tương đương 3,9%
GDP. Mặc dù mức thuế suất phổ thông thuế TNDN được giảm mạnh từ 25% xuống 20% nhưng
quy mô thu NSNN từ thuế TNDN (không tính thuế TNDN từ dầu thô) so với tổng thu NSNN và
so với GDP cơ bản không có sự biến động quá lớn trong giai đoạn 2011- 2020 (Hình 1 và Hình
2). Nguyên nhân một phần là do tác động tích cực của việc thực hiện các biện pháp về mở rộng
cơ sở thuế và tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, cũng như sự phát triển của sản xuất -
kinh doanh trong nước.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã thực hiện chuyển đối tượng hưởng ưu đãi thuế TNDN
theo diện đầu tư mới từ pháp nhân (doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư) sang ưu đãi thuế
theo dự án đầu tư mới của doanh nghiệp, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi về thuế TNDN. Ngoài ra, trong quá trình sửa đổi
chính sách thuế TNDN cũng đã thực hiện rà soát, điều chỉnh phạm vi lĩnh vực, ngành nghề, địa
bàn được ưu đãi thuế; bổ sung ưu đãi thuế TNDN đối với một số đối tượng cần khuyến khích
như dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các dự án thuộc diện
được hỗ trợ đầu tư đặc biệt; bổ sung quy định miễn, giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng nếu
đáp ứng một số tiêu chí theo quy định. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế TNDN cùng
với các biện pháp cải cách có liên quan khác đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong
nước, đưa Việt Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với nguồn vốn FDI (Trương Bá Tuấn,
2017).
Ngoài ra, chính sách thuế TNDN của Việt Nam cũng đã được sử dụng một cách linh hoạt
dưới giác độ là một công cụ kinh tế vĩ mô để hỗ trợ cho nền kinh tế trong những giai đoạn khó
khăn, tăng trưởng kinh tế chậm. Cụ thể, tại những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, một số
chính sách về giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho một số nhóm đối tượng cũng đã được
ban hành để hỗ trợ các doanh nghiệp
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất;
trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số tiền thuế thu
nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những căn cứ dùng để tính thuế thu
nhập doanh nghiệp. Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng bao gồm 02
mức:
Mức thuế suất 20%
Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp
dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%
tại Mục 1.2 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu
đãi.
Mức thuế suất từ 32% đến 50%
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất từ 32%
đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý
hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí,
điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù
hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích
được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa
bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Lưu ý: Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng theo Danh mục địa
bàn ưu đãi đầu tư (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP) để xác định địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên
quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, vonfram, antimon, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản
3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

You might also like