Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


-------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


TRONG SẢN XUẤT NẤM RƠM TẠI HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

Họ và tên : LÂM VĂN KHÁNH


Khóa : 2021 - 2023
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số ngành : 8.34.04.10

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


TRONG SẢN XUẤT NẤM RƠM TẠI HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

Cán bộ hướng dẫn 1 : TS. NGUYỄN NGỌC THUỲ


Cán bộ hướng dẫn 2 : TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Họ và tên : LÂM VĂN KHÁNH
Khóa : 2021
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9/2023


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa
Mục lục........................................................................................................................
Danh sách các bảng...................................................................................................
Danh sách các hình....................................................................................................
MỞ ĐẦU...................................................................................................................
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................
1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề án...............................................................
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..............................................................................
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..............................................................................
1.1.3. Tổng hợp các nghiên cứu.................................................................................
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu............................................................................
1.2.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................
1.2.2. Khí hậu- thời tiết............................................................................................
1.2.3. Nguồn nước và chế độ thủy văn.....................................................................
1.2.4. Tài nguyên đất................................................................................................
1.2.5. Tài nguyên rừng.............................................................................................
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................
2.1.1. Nấm rơm.........................................................................................................
2.1.2. Kỹ thuật sản xuất nấm rơm............................................................................
2.1.3. Nông hộ..........................................................................................................
2.1.4. Hiệu quả tài chính sản xuất nông nghiệp.......................................................
2.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu:.............................................................
2.2.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................
3.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ và hiệu quả tài chính sản xuất nấm rơm tại
huyện Tân Hưng..................................................................................................
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm
rơm tại huyện Tân Hưng.....................................................................................
3.3. Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất
nấm rơm tại huyện Tân Hưng.............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................
DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề án..........................................
Bảng 2.1. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập...........................................................

5
DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Hưng.......................................................
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................

6
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nấm rơm được trồng ở nhiều nơi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tuy nhiên, ngành sản xuất nấm ở ĐBSCL được cho là chậm phát triển do thiếu quy
hoạch (Van Hung et al., 2019). Một trong những hạn chế lớn có thể kể đến là các hộ
và các cơ sở sản xuất chế biến nấm chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá
trình sản xuất dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Chi phí sản xuất tăng cao do chưa hình
thành được vùng sản xuất và chế biến tập trung, chưa tận dụng hết tiềm năng hiện
có, chưa xây dựng được mối liên kết giữa nhà kỹ thuật, nhà sản xuất và doanh
nghiệp. Năng suất nấm còn thấp do chưa áp dụng nhiều khoa học – công nghệ
(KHCN) vào sản xuất nấm. Các biện pháp phòng dịch bệnh trong quá trình trồng
nấm, các cơ sở còn chưa quan tâm tích cực dẫn đến hậu quả là khi dịch bệnh xảy ra
làm giảm sản lượng, chất lượng nấm, gây thất thu cho người nuôi trồng nấm. Ngoài
ra, meo giống là khâu quan trọng trong việc trồng nấm để đạt năng suất khi thu
hoạch, nhưng nhìn chung meo giống còn chưa đạt được các yêu cầu cao về chất
lượng, như thuần chủng, không có mầm bệnh, khả năng kháng khuẩn để tạo ra sản
phẩm nấm đạt chất lượng, sản lượng trong trồng nấm.
Tại Long An nói chung và huyện Tân Hưng nói riêng, sản xuất nấm rơm đã
phát triển trong nhiều năm qua. Tầm quan trọng của ngành sản xuất nấm rơm đối
với khu vực nông thôn ở nhiều địa phương đã được ghi nhận. Tại nhiều nơi ở huyện
Tân Hưng, nấm rơm còn được xem như loại hình canh tác chủ lực góp phần làm
tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, sản xuất nấm rơm sử
dụng nhiều lao động tại chỗ do đó góp phần giải quyết tình trạng lao động nông
thôn. Tuy nhiên, sản xuất nấm rơm là ngành sản xuất nhiều rủi ro, nhất là đối với
người trồng nấm rơm riêng lẻ, trồng theo kinh nghiệm, thiếu tính ứng dụng, cập
nhật KHCN,… dẫn đến năng suất nấm không ổn định và chưa đạt hiệu quả cao. Về
khía cạnh tiêu dùng, mặc dù nấm rơm là loại thực phẩm được tiêu dùng phổ biến và
thường xuyên của nhiều hộ gia đình nhưng thị trường nấm rơm hiện chưa phát triển

1
nhiều; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở dạng nấm tươi, thiếu sự đa dạng sản phẩm từ
nấm; và giá cả thường không ổn định.
Xuất phát từ thực tế đó, học viên tiến hành thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng,
tỉnh Long An”. Từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm
rơm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm
rơm tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ và hiệu quả tài chính sản xuất nấm rơm tại
huyện Tân Hưng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm
rơm tại huyện Tân Hưng
- Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất
nấm rơm tại huyện Tân Hưng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính trong sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Đối tượng khảo sát: Các hộ nông dân trồng nấm trên địa bàn huyện Tân
Hưng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2018 đến 2022. Số
liệu sơ cấp dự kiến được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu

2
Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan chức năng huyện Tân Hưng và nông hộ
trồng nấm rơm có giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong sản
xuất nấm rơm.
5. Kết quả của nghiên cứu
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục được kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Nội dung chương 1 tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu liên đến các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm rơm, bên cạnh đó,
chương 1 trình bày tổng quan huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương 2 trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên
cứu và các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nội dung chương 3 trình bày thực trạng sản xuất và tiêu thụ và hiệu quả tài
chính sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính trong sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng; các hàm ý chính sách nâng cao
hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề án


1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Kalu và cộng sự (2012) đã sử dụng hàm lợi nhuận biên giới ngẫu nhiên để đo
lường mức độ và các yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm tại bang
Abia, Đông Nam Nigeria. Nghiên cứu khảo sát 60 nông dân trồng nấm tại ba khu
nông nghiệp của bang Abia. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế cấp trang
trại trung bình là khoảng 85%. Các yếu tố lao động đầu vào, quy mô trang trại, tuổi
tác, trình độ giáo dục và thành viên của hợp tác xã ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
kinh tế của nông dân trông nấm tại khu vực này.
Khan và cộng sự (2019) đã phân tích lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của nông hộ sản xuất nấm ở quận Dhaka, Bangladesh. Dữ liệu được thu
thập từ 50 nông dân trồng nấm của bốn khu vực trồng nấm lớn nhất thuộc quận
Dhaka. Khu vực này có sự tập trung của những người nông dân trồng các loại nấm
khác nhau. Từ phân tích các chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng, nghiên
cứu cho thấy nấm là một cây trồng có lợi nhuận khá cao. Tổng chi phí, lợi nhuận
gộp và BCR không chiết khấu mỗi năm sản xuất nấm mỗi mùa lần lượt là Tk.
284009.62, Tk. 463954.80 và 1.63. Kết quả hàm Cobb-Douglas chỉ ra rằng lợi
nhuận gộp mỗi năm chịu tác động đáng kể bởi trình độ học vấn, số lao động gia
đình và số lượng gói sinh sản (hạt giống) của nông dân.
Newman (2019) đã phân tích chuỗi giá trị nấm và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của các nông hộ nhỏ tham gia chuỗi giá trị ở quận Mbarara, Tây Nam
Uganda. Thông tin được thu thập từ 206 nông hộ trồng nấm và 25 doanh nghiệp, đại
lý. Nghiên cứu xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị nấm là: đầu vào cung cấp,
sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng. Phân tích lợi nhuận chi phí cho thấy
trông nấm có đóng góp đáng kể đối với thu nhập của nông hộ nhỏ. Mô hình hồi quy

4
cho thấy lợi nhuận của nông hộ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chi phí giống và nguồn
cung cấp giống chính thức. Ngoài ra, trình độ học vấn, số lao động gia đình, tham
gia tập huấn và tiếp cận vốn vay cũng có tác động đến lợi nhuận của nông hộ.
Ngoài ra, thiếu kiến thức về công nghệ và chuỗi giá trị, thiếu các cơ sở lưu trữ, thiếu
máy sấy, và thiếu điện là những yếu tố kinh tế - xã hội và thể chế quan trọng hạn
chế sự tham gia của nông dân vào sản xuất nấm.
Opoplot (2023) đã đánh giá việc trồng nấm ở quận Soroti, miền đông
Uganda. Nghiên cứu đã khảo sát 60 nông dân trồng nấm quy mô nhỏ ở quận Soroti.
Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận gộp trung bình là 21.081, 64 Ushillings mỗi vườn và
tỷ suất lợi nhuận gộp là 84,3% mỗi thời gian sản xuất của ba tháng. Năng suất nấm
là 2,5 kg, thị trường tiêu thụ là người tiêu dùng trực tiếp, các nhà bán lẻ và bán buôn
với giá trung bình của sản lượng là 10.000 Ugshilling mỗi kg nấm tươi và 50.000
Ushilling cho kg nấm khô. Kết quả t-test cho thấy, các nhóm nông hộ có độ tuổi,
giới tính, số lao động, nguồn meo giống, nguồn nguyên liệu rơm có ảnh hưởng đến
lợi nhuận của nông hộ.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tôn Nữ Hải Âu (2017) đã đánh giá hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng
Trị thông qua tính toán lợi nhuận và xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản
xuất của nông hộ. Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích hiệu quả của hoạt động
sản xuất nấm sò của 94 hộ trồng nấm sò ở tỉnh Quảng Trị thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nó thông qua mô hình Cobb –
Douglas. Kết quả phân tích cho thấy, bình quân mỗi hộ có thể thu được 7,9 triệu
đồng lợi nhuận từ 1000 bịch giống, chiếm 38,6% tổng giá trị sản xuất của hộ. Số
lượng bịch giống và số tháng trồng nấm là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
nấm sản xuất. Ngoài ra, loại nước tưới và tình trạng tham gia tập huấn cũng như
giới tính của những người sản xuất cũng được xác định có ảnh hưởng mang ý nghĩa
thống kê đến kết quả sản xuất của các hộ điều tra. Vì vậy tăng lượng giống sử dụng
hoặc tăng số tháng trồng nấm trong năm, mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ
thuật trồng nấm sò cũng như phương pháp phòng và trị sâu bệnh và khuyến khích

5
người nông dân sử dụng nước máy để tưới nấm là những biện pháp cần thiết để
nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu quả sản xuất.
Ngô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thị Quyến Hương (2017) đã nghiên cứu
hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella Volvacea) ngoài trời ở huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí doanh
thu lợi nhuận (cost return analysis) để đo lường hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm
rơm và phương pháp so sánh (t-Test) để so sánh sự biến động của năng suất và lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất nấm rơm ngoài trời của các nông hộ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, năng suất nấm rơm đạt 35 ± 10 kg/tấn rơm khô (3,5 ± 1,0% nguyên
liệu). Chi phí sản xuất nấm rơm là 1.101 ± 682 nghìn đồng/tấn rơm. Doanh thu là
1.057 ± 350 nghìn đồng/tấn rơm/vụ, thu nhập ròng là 596 ± 335 nghìn đồng/tấn
rơm/vụ và lợi nhuận là -44 ± 704 nghìn đồng/tấn rơm/vụ. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm, như:
Thời tiết, nguồn meo giống, nguồn nguyên liệu rơm, giá bán và giá nguồn nguyên
liệu rơm và meo giống.
Võ Thành Danh và cộng sự (2021) đã đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm
rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào phân tích
hiệu quả sản xuất (bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế). Có 115 hộ trồng
nấm rơm được lựa chọn khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các
phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy được sử dụng trong
nghiên cứu. Kết quả tính cho thấy rằng lợi nhuận bình quân tính cho 1 cuộn rơm là
16,6 ngàn đồng/cuộn (lợi nhuận bình quân tính cho 1 kg nấm tươi là 14,7 ngàn
đồng/kg). Đối với trường hợp tính trên 1 hộ trồng nấm, về hiệu quả tài chính, lợi
nhuận bình quân đạt gần 23 triệu đồng/vụ/hộ tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là
37,5%; về hiệu quả kinh tế, tỷ lệ lãi gộp là 34,4% và tỷ suất lợi nhuận là 17%. Kết
quả phân tích cho thấy về phương diện thống kê, các yếu tố về giới tính của đáp
viên, số vụ trồng nấm trong năm, loại rơm, số lượng rơm, số lao động nhà (tưới
nước), diện tích trồng nấm là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất kinh tế.
Nguyễn Thị Bích Thuận và cộng sự (2022) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh

6
hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm rơm tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Các sơ
liệu được thu thập từ 100 nông hộ đã và đang trồng nấm rơm trên địa bàn huyện Lai
Vung. Nghiên cứu đã sử dụng dạng hàm Cobb - Douglas cùng với kiểm định F,
Durbin - Watson, Ramsay reset và Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để lựa
chọn mô hình giải thích tốt nhất các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm
rơm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả sản xuất nấm rơm chịu sự ảnh hưởng
của các yếu tố: lượng meo, lượng rơm, lượng xăng, kinh nghiệm, thời tiết, trình độ
chuyên môn. Đồng thời, nghiên cứu đã gợi ý các chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất nấm rơm cho các nông hộ, góp phần phát triển kinh tế cho các nông hộ
ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
1.1.3. Tổng hợp các nghiên cứu
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề án
Tên tác giả - công trình Phương
STT Kết quả chính
nghiên cứu pháp
Kalu và cộng sự (2012) -
Các yếu tố quyết định hiệu Lao động đầu vào, quy mô
Hàm lợi
quả kinh tế của sản xuất nấm trang trại, tuổi tác, trình độ
nhuận biên
1 ở bang Abia: Phương pháp giáo dục và thành viên của
giới ngẫu
tiếp cận chức năng lợi nhuận hợp tác xã ảnh hưởng tích
nhiên
biên giới Stochastic cực đến hiệu quả kinh tế
Translog
- Tỉ lệ lợi ích-chi phí = 1,63
Khan và cộng sự (2019) -
- Phân tích - Trình độ học vấn, số lao
Lợi nhuận và các yếu tố ảnh
lợi ích chi phí động gia đình và số lượng
2 hưởng đến việc sản xuất
- Hàm Cobb- gói sinh sản (hạt giống) ảnh
nấm ở Savar Upazila của
Douglas hưởng đến lợi nhuận gộp
Dhaka
mỗi năm
3 Newman (2019) - Các yếu tố - Phân tích - Trồng nấm giúp tăng thu
ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợi ích chi phí nhập của nông hộ
nấm và tạo thu nhập cho - Phân tích - Xác định được các tác
nông dân sản xuất nhỏ ở chuỗi giá trị nhân tham gia chuỗi giá trị
huyện Mbarara.

7
Tên tác giả - công trình Phương
STT Kết quả chính
nghiên cứu pháp
nấm
- Chi phí giống, nguồn
cung cấp giống chính thức,
- Phân tích trình độ học vấn, số lao
hồi quy động gia đình, tham gia tập
huấn và tiếp cận vốn vay
tác động đến lợi nhuận của
nông hộ
- Tỷ suất lợi nhuận gộp là
- Phân tích 84,3%
Opoplot (2023) - Đánh giá
lợi ích chi phí - Độ tuổi, giới tính, số lao
4 việc trồng nấm ở huyện
- Kiểm định động, nguồn meo giống,
Soroti ở miền đông Uganda
t-test nguồn nguyên liệu rơm có
ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Lợi nhuận từ 1000 bịch
giống là 7,9 triệu đồng
Tôn Nữ Hải Âu (2017) - - Phân tích
- Số lượng bịch giống, số
Hoạt động sản xuất nấm sò ở lợi ích chi phí
5 tháng trồng nấm, loại nước
tỉnh Quảng Trị: lợi nhuận và - Hàm Cobb-
tưới, tình trạng tham gia tập
các nhân tố ảnh hưởng Douglas
huấn, giới tính ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất
- Thu nhập ròng là 596 ±
Ngô Thị Thanh Trúc và 335 nghìn đồng/tấn rơm/vụ
Nguyễn Thị Quyến Hương - Thời tiết, nguồn meo
- Phân tích
(2017) - Hiệu quả kinh tế giống, nguồn nguyên liệu
lợi ích chi phí
6 sản xuất nấm rơm rơm, giá bán và giá nguồn
- Kiểm định
(Volvariella Volvacea) ngoài nguyên liệu rơm và meo
t-test
trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh giống có ảnh hưởng đến
Hậu Giang hiệu quả kinh tế sản xuất
nấm rơm
7 Võ Thành Danh và cộng sự - Phân tích - Tỷ suất lợi nhuận là 17%
(2021) - Hiệu quả kinh tế

8
Tên tác giả - công trình Phương
STT Kết quả chính
nghiên cứu pháp
- Giới tính, số vụ trồng nấm
trong năm, loại rơm, số
lợi ích chi phí
sản xuất nấm rơm ở Đồng lượng rơm, số lao động nhà
- Phân tích
bằng sông Cửu Long (tưới nước), diện tích trồng
hồi quy
nấm ảnh hưởng đến năng
suất kinh tế
Nguyễn Thị Bích Thuận và
Lượng meo, lượng rơm,
cộng sự (2022) - Nghiên cứu
lượng xăng, kinh nghiệm,
các nhân tố ảnh hưởng đến Hàm Cobb -
8 thời tiết, trình độ chuyên
hiệu quả sản xuất nấm rơm Douglas
môn ảnh hưởng đến hiệu
tại huyện Lai Vung, tỉnh
quả sản xuất nấm rơm
Đồng Tháp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nông nghiệp. Các nghiên
cứu trên là cơ sở quan trọng để đề tài kế thừa trong việc chọn các biến trong mô
hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp phân tích số liệu.
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Tân Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, diện tích tự nhiên:
49.670,8 ha, có 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn);
- Phía Bắc giáp Campuchia (biên giới dài 15,814 km).
- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường tỉnh Long An.
- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

9
(Nguồn: UBND huyện Tân Hưng, 2023)
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Hưng
1.2.2. Khí hậu- thời tiết
Khí hậu mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều
quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Đây là điều
kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực
phẩm.
1.2.3. Nguồn nước và chế độ thủy văn

10
Nguồn nước mặt: Tân Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía sông Tiền dẫn
vào địa phận của tỉnh Long An; đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện phía
Nam của tỉnh.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Hưng xuất
hiện sâu, nên khi đầu tư các trạm cung cấp nước sạch nông thôn cần vốn rất lớn.
Ngập lũ: Đây là vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mekong, hàng năm
thể hiện rõ nét chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa lũ lụt, thời gian ngập lụt kéo dài
khoảng 4 tháng, thường từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 11 hàng năm.
1.2.4. Tài nguyên đất
Toàn huyện có 2 nhóm đất là nhóm đất xám có diện tích 21.502,5 ha (chiếm
43,29% DTTN) và nhóm đất phèn 28.106,6 ha (chiếm 56,59% DTTN).
1.2.5. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê hiện toàn huyện có hơn 3.000 ha rừng, chủ yếu là rừng
tràm, tập trung nhiều ở Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen..

11
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Nấm rơm
Nấm rơm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm chỉ sau
thịt, cá. Nấm rất giàu chất khoáng, vitamin và các axit amin.
Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen.
Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại.
Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30-350C, độ ẩm nguyên liệu 65-70% (vắt
chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%; nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng
nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, để sống.
2.1.2. Kỹ thuật sản xuất nấm rơm
Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm
Chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không ảnh hưởng tới
nấm, vị trí phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh. Có thể đặt rơm ở nhiều nơi
như: xung quanh nhà, ở vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trên kệ, trong
bọc nylon… Địa điểm phải bằng phẳng, khô ráo tránh bị ngập úng vào mùa mưa,
nếu gần nước tưới tiêu thì càng tốt, để thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như là chăm
sóc và thu hoạch khiến cách trồng nấm rơm sẽ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía,
thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường dùng rơm rạ. Chất nấm bằng
rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng
rơm còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen)
sẽ cho năng suất không cao.
Chọn giống
Việc chọn giống nấm cũng đóng vai trò rất quan trọng, giống nấm sẽ quyết
định tới sự thành, bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Giống nấm không bị

12
nhiễm bệnh, giống không quá già cũng không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Túi
giống phải có mùi trưng của giống nấm rơm, không loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín
đáy.
Bịch mô tốt là sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như
nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trоng bịch meo. (Riêng một số meo
giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho
năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm
rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếр 4-5m. Không chọn sử dụng bịch meo có
đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía
dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.
Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc nấm rơm
Ủ rơm bằng cách chất rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều
dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm
đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm
có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để
giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60-
70oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ
trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau
này.
Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao
khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.
Xử lý nước vôi trước khi ủ bằng cách lấy rơm, rạ nhúng vào nước vôi, pha
với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp,
tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.
Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước,
chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy
nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm
quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm

13
nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra
lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.
Khi ủ xong đóng rơm, bà con lấy rơm trong đống đã ủ, dỡ bỏ lớp rơm ngoài
mặt đống ủ, lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết
trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đật khi ủ, sau đó đặt khuôn (có thể vun thành luống
không dùng khuôn) sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện
tích.
Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4m, chіều cao từ 0,35 – 0,4m. Trải một lớp
rơm rạ vào khuôn dày 10-12cm. Cấy một lớp giống νiền xung quanh сách mép
khuôn 4-5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp trên
bề mặt (lớp thứ 4).
Lượng giống cấy chо 1,2m mô khoảng 200-250g. Mỗi lớp giống cấy xong
dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh làm thành mô. Trung bình một tấn rơm rạ khô
trồng được 90-100 mét mô nấm.
Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy
đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.
Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó
sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm
bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20
cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy
qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô
cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm,
thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm.
Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt
độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức

14
nóng và thoát bớt nhiệt.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ
bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa,
cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ
nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.
Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy
trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo
được nấm
Thu hoạch
Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại
meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu
hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày). Thu hái mỗi ngày 2 lần.
Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa
để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi
mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư
các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại. Thời gian thu hoạch nấm
thường 7-10 ngày. Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn
để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150
2.1.3. Nông hộ
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề
mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người
nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông
dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Nông hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông
nghiệp. Ngoài ra họ còn thực hiện một số hoạt động khác để tăng thu nhập tuy
nhiên đó chỉ là hoạt động phụ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ:
Ellis (1993) cho rằng hộ nông dân là các hộ làm nông nghiệp, tự kiếm nghề

15
sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất, thường nằm trong hệ kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không
hoàn hảo cao”.
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông
nghiệp và nông thôn (Lê Đình Thắng, 1993). Còn theo Đào Thế Tuấn (1997) cho
rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. FAO (2007)
định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng trọt, nghề rừng,
nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp
được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên
trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam lẫn nữ.
Theo Đào Thế Tuấn và Lê Quốc Doanh (1995) hộ nông dân là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các
hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua
sự hoạt động của hộ nông dân.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm nông hộ
có những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nông thôn, có ngành nghề sản
xuất chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông; là
đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Như vậy, nông hộ có thể hiểu là các hộ với phần lớn lao động gia đình tham
gia sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Hiệu quả tài chính sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả tài chính là một bộ phận của hiệu quả kinh tế, nghĩa là hiệu quả tài
chính chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả lợi ích và chi phí đều được quy theo giá thị
trường. Hiệu quả tài chính được đo lường bằng việc so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Hiệu quả tài chính là biểu hiện tính
hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong
sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được về

16
các chi phí bằng tiền lương mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế là khoảng thặng
dư của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí trực tiếp và chi phí ẩn, lợi ích kinh
tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại (Phạm Văn Khôi Và
Hoàng Mạnh Hùng, 2020).
2.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Quy trình nghiên cứu

- Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thu và hiệu quả tài
Xác định vấn đề và chính trong sản xuất nấm rơm
mục tiêu nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong
sản xuất nấm rơm
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài
chính trong sản xuất nấm rơm

Xây dựng khung


phân tích

Lựa chọn phương - Phương pháp điều tra, phỏng vấn


pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp hồi quy

Xử lý và phân tích
dữ liệu

Kết luận, giải pháp


và kiến nghị

17
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023)
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính của sản xuất nấm rơm
Các tỷ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất nấm rơm dựa trên 3
chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Theo Hoàng Việt và Vũ Thị Minh (2020),
nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của các nông hộ sản xuất nông nghiệp, các chỉ số
được áp dụng bao gồm:
Chi phí sản xuất
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền mà nông hộ phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đạt được
mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa (Hoàng Việt và Vũ Thị Minh, 2020).
Chi phí trồng sản xuất nấm rơm gồm:
- Chi phí thuê đất
- Chi phí đầu vào
+ Chi phí rơm
+ Chi phí meo
+ Chi phí phân bón
+ Chi phí thuốc BVTV
- Chi phí lao động
+ Chi phí làm rơm
+ Chi phí trồng nấm
+ Chi phí tưới nước
+ Chi phí bón phân, xịt thuốcDoanh thu
Là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số tiền mà nông
hộ nhận được khi bán cây ăn quả (Phạm Văn Khôi Và Hoàng Mạnh Hùng, 2020).
Doanh thu = SL * ĐG
Lợi nhuận

18
Là số tiền nông hộ nhận được khi bán cây ăn quả đã trừ đi tất cả các khoản
chi phí sản xuất bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định (Phạm Văn Khôi và
Hoàng Mạnh Hùng, 2020).
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
Tỉ số lợi nhuận trên chi phí
Để đánh giá mức độ hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất, lý thuyết kinh
tế đã giới thiệu các thước đo khác nhau, trong đó chủ yếu sử dụng tỉ số lợi nhuận
trên chi phí:
Tỉ số lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ số này dương thì nhà sản xuất có lời và giá trị của tỷ
số này càng lớn càng tốt (Hoàng Việt và Vũ Thị Minh, 2020).
2.2.2.2. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của sản xuất nấm rơm
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đã trình bày, đề tài kế
thừa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của sản xuất nấm rơm gồm:
Kinh nghiệm, giá bán nấm rơm, diện tích trồng, ứng dụng công nghệ trong sản xuất,
tập huấn, tín dụng chính thức.

Ứng dụng công nghệ trong


Kinh nghiệm sản xuất

Lợi
Giá bán nấm rơm nhuận sản Tập huấn kỹ thuật
xuất nấm
rơm

Tín dụng chính thức


Diện tích trồng

19
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

20
Bảng 2.1. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập
Kỳ vọng
Biến Mô tả Nguồn tham khảo
dấu
Kinh nghiệm trồng nấm
Nguyễn Thị Bích
rơm được tính bằng số
KINHGNHIEM Thuận và cộng sự +
năm đã trồng nấm rơm
(2022)
(năm)
Giá bán nấm rơm
Ngô Thị Thanh Trúc
Nhận giá trị 1 nếu giá bán
và Nguyễn Thị
GIABAN ổn định, 0 nếu là giá bán +
Quyến Hương
không ổn định có thời
(2017)
diểm xuống thấp
Diện tích trồng nấm rơm Kalu và cộng sự
Diện tích trồng nấm của (2012), Võ Thành
DIENTICH +
gia đình, bao gồm cả sở Danh và cộng sự
hữu và thuê mướn (m2) (2021)
Kalu và cộng sự
Tập huấn kỹ thuật
(2012), Newman
TAPHUAN Số lần tham gia tập huấn +
(2019). Tôn Nữ Hải
của nông hộ (lần)
Âu (2017)
Tín dụng chính thức
Số tiền vay từ các tổ chức
TINDUNG Newman (2019) +
tín dụng chính thức của
nông hộ (triệu đồng)
Ứng dụng công nghệ
trong sản xuất
ỨDCNC Nhận giá trị 1 nếu có Tác giả đề xuất +
ỨDCNC; 0 nếu không
ỨDCNC

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)

21
2.2.2.3. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
a) Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp là những tài liệu đã được thông qua hội đồng khoa học
các cấp có thẩm quyền như luận văn tốt nghiệp ,các đề tài nghiên cứu đã được
nghiệm thu ,công bố ,các giáo trình giảng dạy có liên quan tới trồng, chăm sóc, thu
hoạch nấm rơm và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Liên hệ với các cơ quan thuộc UBND huyện Tân Hưng: Phòng Tài chính -
Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê
huyện Tân Hưng để thu thập tài liệu và số liệu tổng quan về huyện Tân Hưng và
tình hình sản xuất nấm rơm giai đoạn 2018-2022. Ngoài ra thu thập thông tin trên
mạng internet.
b) Số liệu sơ cấp
Đối với phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được
tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell,
1996) với m là số biến độc lập, khi đó mô hình nghiên cứu đề xuất với 6 biến độc,
do đó cỡ mẫu khảo sát được xác định là n = 50+8*6 = 98 mẫu.
Vậy đề tài khảo sát 98 hộ trồng nấm rơm tại huyện Tân Hưng. Việc điều tra,
khảo sát thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và thuận tiện
Thiết kế bảng câu hỏi:
Phiếu điều tra được xây dựng nhằm thu thập những thông tin đáp ứng cho mục
tiêu nghiên cứu. Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra bao gồm những thông tin sau:
1. Thông tin cơ bản về hộ điều tra: Giới tính, Tuổi, Số năm sống tại chỗ, Trình độ
học vấn, Số người trong hộ, Tổng thu nhập trong năm của hộ, Tình hình vay vốn.
2. Thông tin về hoạt động sản xuất nấm rơm của hộ: Diện tích trồng, chi phí
giống, đầu tư ....
3. Thông tin về thu hoạch, giá bán nấm rơm.

22
2.2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập các thông tin số
liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan
đến tình hình hiện tại của nông hộ.
Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để phân tích, đánh giá, tình hình hoạt động sản xuất nấm rơm của nông hộ.
Trong phần mô tả dùng một số chỉ tiêu như: Số tuyệt đối, số tương đối, số
trung bình, độ lệch chuẩn và ước lượng khoảng tin cậy cho các tiêu chí nghiên cứu
nhằm giải quyết vấn đề cơ bản hộ nông dân.
b. Phương pháp phân tích hồi quy
Trong đề tài này, hàm hồi quy tuyến tính đa biến được dùng để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất nấm rơm của nông hộ.
Y = 0 + 1 KINHNGHIEM +2GIABAN + 3DIENTICH + 4TAPHUAN +
5TINDUNG + 6ƯDCNC + 
Trong đó:
Y: Lợi nhuận (triêu đồng/1000m2/năm)
0: Hằng số
KINHNGHIEM: Số năm trồng nấm của hộ
GIABAN: Biến Giá bán nấm rơm
DIENTICH: Biến Diện tích trồng
TAPHUAN: Biến Tập huấn kỹ thuật
TINDUNG: Biến Tín dụng chính thức
ƯDCNC: Biến Ứng dụng công nghệ trong sản xuất
Kiểm định mô hình
- Kiểm định các giả thiết của mô hình
Kiểm định t: Mục đích là tìm hiểu biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ
với nhau không.
Đặt giả thiết:

23
H0: βi = 0 (i = 1,2,3…k) (Tất cả các biến X đều không ảnh hưởng đến Y)
H1: : βi ≠ 0 (i = 1,2,3…k) (Tất cả các biến X đều có ảnh hưởng đến Y)
Tìm trị số thống kê Tstat (từ mô hình hồi quy) và Tα, n-k-1 (tra bảng phân phối t
– student).
Nếu |Tstat| < Tα, n-k-1: Chấp nhận H0. Nếu |Tstat| > Tα, n-k-1: Bác bỏ H0.
Kiểm định F: Mục tiêu là để kiểm định mức ý nghĩa tổng quát của hồi quy.
Đặt giả thiết:
H0: βi = 0 (i = 1,2,3…k)
H1: Có ít nhất một βi ≠ 0.
Tìm Ftt (từ mô hình hồi quy) và Fα, K-1, n-k (tra bảng phân phối F). Trong đó:
n: Số mẫu quan sát α: Mức ý nghĩa
K: Số biến của phương trình
Nếu Ftt < Fα, K-1, n-k: Chấp nhận H0. Nếu Ftt > Fα, K-1, n-k: Bác bỏ H0
- Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình
Hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity): Là hiện tượng
mà các phương sai của các đường hồi qui của tổng thể ứng với các giá trị của các
biến độc lập là khác nhau (phương sai không là một hằng số). Dùng kiểm định
White để kiểm định hiện tượng này.
Đặt giả thiết:
H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. H 1: Có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi.
Đầu tiên cần ước lượng mô hình hồi quy với các biến được chọn và số mẫu
điều tra được. Sau đó hồi quy phần dư u i2 theo các biến độc lập, số hạng bình
phương và số hạng chéo (gọi là hồi quy phụ).
Tính trị số thống kê: Wstat = n*R2 với n là số mẫu quan sát, R 2 là R2 chưa hiệu
chỉnh từ hồi quy phụ và χ2α, k với α là mức ý nghĩa cho trước, k là số biến trong hồi
quy phụ (tra bảng phân phối χ2).
Nếu Wstat > χ2α, k: Bác bỏ H0
Nếu Wstat < χ2α, k: Không đủ chứng cớ để bác bỏ H0.

24
Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollineatity): Là hiện tượng xảy ra khi tồn
tại một mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xắp xỉ hoàn hảo giữa một vài hay tất
cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy.
Để thực hiện việc kiểm định này, trước hết ước lượng mô hình hồi quy giữa
biến phụ thuộc và các biến độc lập để tìm R 2original, sau đó ước lượng giữa các biến
độc lập với nhau theo từng biến một, tìm các Raux. Nếu Raux > R2original thì xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến.
c. Công cụ xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô.
Sau giai đoạn làm sạch dữ liệu căn bản, chuyển số liệu sang phần mềm SPSS 20.0
để chạy các mô hình kinh tế lượng.

25
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ và hiệu quả tài chính sản xuất nấm rơm tại
huyện Tân Hưng
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất nấm
rơm tại huyện Tân Hưng
3.3. Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất
nấm rơm tại huyện Tân Hưng

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kalu, C. A., Ogbueghu, O. U., & Mbanasor, J. A., 2012. Determinants of


Economic Efficiency of Mushroom Production in Abia State: A Translog
Stochastic Frontier Profit Function Approach. Nigeria Agricultural Journal,
43 (2012), 45-49.
2. Khan, A., Rahman, R., & Kabir, H., 2019. Profitability and Factors Affecting the
Mushroom Production in Savar Upazila of Dhaka. Journal of Environmental
Science and Natural Resources, 11(1-2), 83–86.
https://doi.org/10.3329/jesnr.v11i1-2.43375.
3. Newman, C., 2019. Factors Affecting Mushroom Value Chain and Income
Generation among Smallholder Farmers in Mbarara District. Agribusiness
Master's thesis, Bishop Stuart University.
4. Ngô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thị Quyến Hương, 2017. Hiệu quả kinh tế sản
xuất nấm rơm (Volvariella Volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 15, số 1: 118-127.
5. Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết và Dương Minh Thông, 2022. Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm rơm tại huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Công thương, Số 10, Trang 182-187.
6. Opoplot, C., 2023. Assessment of mushroom farming in Soroti district in eastern
Uganda. Agribusiness Master's thesis, Busitema University.
7. Tôn Nữ Hải Âu, 2017. Hoạt động sản xuất nấm sò ở tỉnh Quảng Trị: lợi nhuận và
các nhân tố ảnh hưởng. Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế, Số 04 – Tháng
9/2017, 81-93.
8. Võ Thành Danh, Ngô Thị Thanh Trúc, Phạm Thị Gấm Nhung, Nguyễn Hữu
Đặng và Trương Thị Thuý Hằng. 2021. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 57(2),
211-219. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.056.

27
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Kính chào quí ông/bà, tôi là học viên của trường Đại học Nông lâm
TP.HCM, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính trong sản xuất nấm rơm tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An”. Để
phục vụ cho nghiên cứu tôi có biên soạn những câu hỏi để tìm hiểu thêm thông tin
từ quí Ông/bà. Tôi rất mong quí cô/chú suy nghĩ và trả lời giúp tôi những câu hỏi
sau đây:
Xin ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào câu
trả lời
1. Giới tính
2. Tuổi (năm):..................................
3. Số năm sống tại chỗ (năm).......................................
4. Trình độ học vấn (số năm đi học) ......................................
5. Số người trong hộ (người) ......................................
6. Tổng thu nhập trong năm của hộ (1.000 đồng) ......................................
-Từ nông nghiệp................
-Từ Phi nông nghiệp........................
7. Chi phí thuê đất/năm (1.000 đồng) ......................................Số vụ trồng nấm trong
năm (năm) ......................................
8. Số lần tập huấn (lần) ......................................
9. Diện tích trồng (m2) )/vụ:
Vụ 1:...................
Vụ 2:...................
Vụ 3:...................
10.Tổng số lượng nấm thu hoạch (kg)/vụ:
Vụ 1:...................
Vụ 2:...................
Vụ 3:...................

28
11. Tham gia tập huấn?
Có tham gia
Không tham gia
12. Tham gia đoàn thể?
Có tham gia
Không tham gia
13. Ông bà có vay vốn các tổ chức tín dụng chính thức? .............................
Số tiền vay?......................................
14. Anh chị vui lòng cho biết thông tin trồng nấm
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Diện tích trồng nấm m2
2 Số cuộn rơm (18-23 kg/cuộn) cuộn
4 Sản lượng nấm thu hoạch Kg
5 Năng suất nấm/m2 kg/m2
6 Năng suất nấm/cuộn rơm kg/cuộn
7 Giá bán 1 kg nấm tươi 1.000
đồng/kg
8 Doanh thu (4) x (6) 1.000 đồng
9 Chi phí sản xuất 1.000 đồng
9.1 - Chi phí thuê đất 1.000 đồng
9.2 - Chi phí đầu vào 1.000 đồng
9.2.1 + Chi phí rơm 1.000 đồng
9.2.2 + Chi phí meo 1.000 đồng
9.2.3 + Chi phí phân bón 1.000 đồng
9.2.4 + Chi phí thuốc BVTV 1.000 đồng
9.3 - Chi phí lao động 1.000 đồng
9.3.1 + Chi phí làm rơm 1.000 đồng
9.3.2 + Chi phí trồng nấm 1.000 đồng

29
9.3.3 + Chi phí tưới nước 1.000 đồng
9.3.4 + Chi phí bón phân, xịt thuốc 1.000 đồng
Chân thành cảm ơn và ông bà đã hỗ trợ!!!

30

You might also like