Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Khái niệm:
Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, còn được gọi là “learner-
centered approach” là một hướng tiếp cận trong đào tạo mà người học đóng vai trò
trung tâm trong quá trình học tập. Thay vì tập trung vào việc truyền đạt kiến thức
từ người giảng dạy đến học viên, phương pháp này chuyển trọng tâm đến sự tương
tác, tự quản lý học tập, và khám phá cá nhân của học viên. Người học được khuyến
khích xây dựng kiến thức bằng cách tham gia vào các hoạt động, thảo luận, nghiên
cứu, và tìm hiểu sâu hơn về chủ đề học.

Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa hai cách tiếp cận truyền thống và
cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm:
Cách tiếp cận truyền thống:
- Học viên: Học viên là những người bị động, ở trạng thái trống trơn.
- Người dạy: Người dạy là những chuyên gia truyền đạt thông tin để học viên dễ
tiếp thu.
- Nội dung: Nội dung hướng đến những gì người dạy muốn học viên học.
- Cách truyền tải: Việc giảng dạy thường dựa trên bài giảng, với phần kiểm tra ở
cuối để xem liệu học viên có thể lĩnh hội các kỹ năng và khơi dậy thông tin hay
không
.Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm:
- Học viên: Học viên tương tác với nội dung và tích cực chủ động theo đuổi việc
học.
- Người dạy: Người dạy đóng vai trò là người điều hành và huấn luyện để giúp
hướng dẫn khám phá.
- Nội dung: Nội dung hướng đến nhu cầu của học viên.
- Cách truyền tải: Giảng dạy năng động, phù hợp với trình độ của học viên. Nó bao
gồm các phương tiện truyền thông và các phương pháp đào tạo cho mỗi học viên
khác nhau. Có các bài kiểm tra kiến thức xuyên suốt để học viên biết mình hiểu
đến đâu và nâng cao tư duy của họ.

2. Lợi ích:
- Khuyến khích tư duy, sáng tạo.
- Tạo trải nghiệm học tập tích cực, tinh thần thoải mái.
- Hiểu biết thêm về công nghệ.
- Có sự tương tác trao đổi qua lại giữa các sinh viên và giảng viên.
- Ghi nhớ và nắm rõ được nội dung bài học.
- Tạo sự tự tin khi nói trước đám đông.
- Thu thập phản hồi mang tính xây dựng.
- Nâng cao hứng thú.
3. Vận dụng:
- Giảng viên cho sinh viên được phát biểu về bài học, thảo luận về các vấn đề đã
học, đưa ra các gợi ý khi sinh viên chưa làm được, khuyến khích sinh viên tự suy
nghĩ để giải quyết vấn đề hơn là tự mình đưa ra đáp án, giúp cho sinh viên có sự
tương tác trao đổi qua lại, đa phần việc này được thực hiện trong giờ thảo luận.
- Tổ chức các buổi thảo luận để sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế và
phát triển kỹ năng thực tiễn.
- Tận dụng các công nghệ giáo dục để tạo ra môi trường học tập linh hoạt và thoải
mái, cung cấp tài liệu đa dạng.

You might also like