Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

B.

định hướng và nội dung phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
- Một là xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo ra cơ sở kinh tế vững
chắc cho xây dựng dân chủ XHCN
+ Thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại
hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở
hữu, loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đổi với các tài
sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu... quy định rõ, quyển trách nhiệm của các chủ sở hữu
đối với xã hội.

+ Thể chế môi trường kinh doanh cũng như thể chế kinh tế nói chung chỉ phát huy tác dụng có hiệu quả
khi tạo được sự đổi mới triệt để nhận thức đùng đắn của xã hội về vai trò quan trọng của thể chế. Đồng
thời, xây dựng và hoàn thiện thể chế phải được tiến hành đồng bộ cả ba khâu: thứ nhất, ban hành văn
bản, quy định của thể chế; thứ hai, xây dựng cơ chế vận hành, thực thi thể chế trong hoạt động kinh
doanh cụ thể; thứ ba, hoàn thiện tổ chức bộ máy theo dõi, giám sát việc thi hành thể chế, xử lý vi phạm
và tranh chấp trong thực thi thể chế. Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường kinh doanh phải
tập trung cải cách hành chính, từ bộ máy hành chỉnh đến thủ tục hành chính. Thắng lợi của cải cách
hành chính sẽ nhanh chóng thúc đẩy cải thiện nhiều về môi trường kinh doanh.

+ Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Sớm hình thành việc rà soát, bổ sung,
hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với Việt Nam. Trong điều kiên hiện nay, để
hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh dân chủ, cần tập trung khắc phục thực trạng yếu kém của
một số văn ban luật pháp. Đổi mới, hoàn thiện các quy định về giá, cạnh tranh, kiếm v độc quyền, về ký
kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Thực hiện nhất quán cơ chế giá trị trường có sự điều
tiết của Nhà nước.
- Hai là xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN
+ Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây
dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường
xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức
và năng lực lãnh đạo. Đảng phải dân chủ hỏa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự
phê bình và phê bình. Có như vậy, Đảng mới đảm bảo sự lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thì dân chủ
Xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
phải thực thi quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện bằng
Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo quyền con người là giá trị cao nhất. Chính vì vậy, tất cả
các chính sách, pháp luật đều phải dựa vào ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước đảm bảo quyền
tự do của công dân, đảm bảo danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng pháp
luật và trên thực tế đời sống xã hội.
+ Năng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa.

Các tổ chức chính - xã hội ở nước ta cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để: nâng cao vị
trí, vai trò của mình, để tham gia giám sát, phản hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đàng và Nhà
nước, tạo ra khối đoàn
Diện
Nguyễn Văn Diện
kết toàn dân, chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội; tham gia vào bảo vệ
chính quyền, xây dựng Đảng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.
- Ba là xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát phản biện xã hội để phát huy puyền
làm chủ của nhân dân.
+ Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội là yếu tố đảm bảo xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý của nhân dân khi nhìn nhận đánh giá các chủ trường,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, cần công khai hóa, minh bạch hóa, dân
chủ hóa về thông tin, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Cần cụ thể hóa hơn nữa các quy chế và hình thức thể hiện sự tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề phát triển của đất nước.
- Bốn là nâng cao dân trí, văn hóa pháp luật cho toàn xã hội.

+Dân chủ Xã hội chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Trước hết, nhân dân cần hiểu (nhận thức
được) mình có những quyền gì cả ở tầm tổng quát, lâu dài lẫn quyền cụ thể. Để dân “hiểu” rõ mọi vấn
đề, họ cần có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, bình đẳng về thông tin trong phạm vi quy định của
pháp luật, là điều kiện đầu tiên bảo đảm dân chủ khi tranh luận, thảo luận, tham gia vào việc giải quyết
các vấn đề của cuộc sống.

+Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh, lại thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư
bản chủ nghĩa, cũng có nghĩa là bỏ qua dân chủ Tư sản, nên nhân dân chưa có ý thức và năng lực thực
hành dân chủ, chưa có một nền văn hóa dân chủ ở mức cần thiết, thiếu hiểu biết pháp luật và chưa có
thói quen tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phải nâng cao dân trí,
phải làm cho hoạt động của nhân dân mang tính tự giác ngày càng cao thông qua công tác tư tưởng,
tuyên truyền, giáo dục. Sức mạnh thật sự của chế độ, của Đảng cầm quyền, của Nhà nước không thể
hiện ở chỗ dân chúng dễ bảo, dễ nghe, dễ phục tùng mà phải ở trình độ dân trí cao, xã hội năng động,
người dân biết phát huy tối đa năng lực của mình. Tất cả những điều đó chỉ trong chế độ dân chủ mới có
khả năng tạo ra được. Không dựa trên cơ chế dân chủ thì không có một thứ pháp luật, đạo đức hay công
cụ nào có thể ngăn chặn hữu hiệu sự thao túng của các nhóm lợi ích, vi phạm quyền làm chủ của nhân
dân.

+Chất lượng dân chủ của một xã hội phải được đo bằng sự chuẩn bị thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ
cho nhân dân để nhân dân được biết. Khi dân trí được nâng lên, nhân dân sẽ tham gia bàn bạc các công
việc của xã hội, đất nước. Vì vậy, nâng cao dân trí là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy dân
chủ và đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

You might also like