Nhung Bai Van Hay Hki Lop 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Đề bài 9: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và

một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “ Hương sơn phong cảnh
ca” ( Chu Mạnh Trinh)

Mở bài 1 .Bạn có bao giờ thắc mắc rằng điểm khởi đầu và đích đến
của văn học là ở đâu ? Người thi sĩ sẽ kiếm điều gì trong chính trang
viết của mình? Bàn về sứ mệnh cao cả ấy, nhà văn người Nga Pau-
xtốp-xki đã từng quan niệm rằng : “Niềm vui của nhà văn chân chính
là niềm vui của những người dẫn đường đến cái đẹp”.Còn đối với
nhà văn Thạch lam thì cho rằng : “ Công việc của nhà văn là phát
hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, mang đến cho người đọc một bài
học trông nhìn và thưởng thức”.Ta thấy điều đó càng được khắc họa
rõ nét qua nghệ thuật của nhà thơ Chu Mạnh Trịnh – người nghệ sĩ
trái tim tha thiết suốt đời đi tìm và phụng sự cái đẹp . Ông đã để lại
cho văn đàn nhiều tác phẩm có giá trị , đặc biệt không thể không
nhắc đến bài thơ Hương Sơn phong cảnh .Với những nét đặc sắc của
nghệ thuật cũng như chủ đề của bài thơ , ông đã tài tình khắc họa một
khung cảnh thiên nhiên kì vĩ vào trong tâm trí của độc giả.
Mở bài 2.Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những
nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước
một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp,
say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm
xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một
dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh
là "Nam thiên đệ nhất động". Trong ba tác phẩm viết về cảnh non
nước hữu tình nơi đây, "Hương Sơn phong cảnh ca" là bài thơ nổi bật
và giàu tính miêu tả nhất.
Hương Sơn phong cảnh ca là một trong ba bài thơ được Chu Mạnh
Trinh viết vào dịp ông đứng trông coi việc trùng tu tôn tạo quần thể
thắng cảnh Hương Sơn. Bài thơ viết theo thể hát nói,19 câu thơ vẽ
nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và nên thơ về phong cảnh
Hương Sơn. Đây là một bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự. Không
chỉ vẽ cảnh đẹp, mà còn vẽ lòng người, đó là tâm sự yêu nước, tự hào
với cảnh đẹp quê hương đất nước của nhà thơ. Bài thơ nằm trong bộ
tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca,
Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của
Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ hát nói tự do,
không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông
thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên
nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự
tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào.
Bài thơ với những vần thơ long lanh mềm mại như dải lụa đào, rồi
thơ ca và thắng cảnh cũng hòa quyện vào nhau như là sinh ra để dành
riêng cho nhau. Nhà văn đến với chùa Hương, phóng tầm mắt ra xa
với cảnh nhìn bao quát đẹp vô cùng, bức tranh sơn thủy hữu tình hiện
ra trước mắt:
Bầu trời, cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Cảnh Bụt", một cách miêu tả rất độc, lạ và sáng tạo. Miêu tả vẻ đẹp
đến mức siêu thực của Hương Sơn, tác giả không dùng quá nhiều
những từ ngữ mĩ miều. "Cảnh Bụt", một cảnh đẹp chỉ có ở chốn thiên
đình, lại phảng phất sự duy tâm, linh thiêng, tĩnh lặng. Đây chính là
Hương Sơn trong truyền thuyết, Hương Sơn mà chúa Trịnh Sâm năm
xưa phải trầm trồ tán thưởng, là "ao ước bấy lâu nay" được diện kiến.
Bầu trời cao rộng đưa hồn thơ cất cánh bay bổng, người đọc có thể
hình dung sự rộng mở của không gian khiến ta cảm giác như đang
bồng bềnh giữa những đám mây. Hòa cùng với cảnh trời ấy là non, là
nước, là mây trời. "Kìa non non, nước nước, mây mây", nước thiếp
núi, núi tiếp mây, tất cả sự vật như hòa thành một tổng thể bức tranh,
hòa quyện vào nhau như bất tận. Chốn sơn thủy hữu tình tưởng như
chỉ có trong tưởng tượng nay đã hiện rõ trước mắt nhà thơ, Hương
Sơn đẹp không chỉ bởi phong cảnh hùng vĩ, không chỉ bởi hệ thống
núi nước độc lạ mà còn là không khí "Bụt", thoát tục, thanh thuần.
Đẹp là thế, để tác giả với tâm hồn nhạy cảm, sau sự bỡ ngỡ phút ban
đầu đã phải bật thốt lên rằng: "Đệ nhất động" hỏi là đây có phải? Một
câu hỏi không cần trả lời, câu hỏi chỉ để một lần nữa khẳng định lại
vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh này. Vẻ đẹp khiến con người ngỡ
ngàng, nét đẹp mang màu sắc tiên giới, phảng phất hương khói chốn
linh thiêng. Thiên nhiên chào đón khách tham quan bằng nét đẹp
thanh khiết, sạch sẽ, mời gọi những tâm hồn trong sạch và hướng
thiện tới với đất Phật, nơi thiên nhiên và con người giao hòa trong
một khung cảnh không thể diễn tả bằng lời.
Cảnh vật hiện lên đẹp một cách lạ thường dưới ngòi bút của tác giả.
Những hình ảnh cổng phật với cảm nhận tinh tế khiến tác giả không
thể không thốt lên đây có phải đệ nhất động. “Cá nghe kinh” là một
hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Cảnh sắc Hương Sơn mang màu sắc
thiền tính:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoáng bên tai một tiếng chày Kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Quả là sống trong cảnh Bụt, nhìn con chim ăn trái mai (mơ) mà tác
giả tưởng tượng ra con chim đang cúng trái cái đầu gật lên, gật xuống
để mổ trái cây, nhìn con cá đang lặng lờ bơi mà tác giả nghĩ cá đang
nghe kinh (im lặng để nghe). Chim cúng trái, cá nghe kinh… rồi cả
không gian cũng như loãng ra trong tiếng chuông chùa không dứt
tiếng chày kình. Và, đến lượt con người (khách tang hải) lại say bởi
cảnh vật, say bởi cái không gian đáng mến ấy.
Không khí thần tiên thoát tục đã bao trùm Hương Sơn. Cả một vùng
trời đất, từ không gian đến cảnh vật, con người đều ngất ngây trong
khí đạo, mùi thiền. Tác giả Hương Sơn phong cảnh ca gọi đó là cảnh
Bụt. Thực ra cảnh Bụt cũng là cảnh Tiên đẹp, người ta thường dùng
nó để chỉ cái đẹp khác với cái đẹp thông thường.
Nhưng Chu Mạnh Trinh không gọi là cảnh Tiên mà gọi là cảnh Bụt
vì gọi như thế vừa tránh được cái sáo mòn của chữ, lại vừa gợi được
khí vị thiêng liêng phù hợp với đối tượng miêu tả; mặt khác gọi là
cảnh Bụt cũng vừa thể hiện được cái đẹp vừa thể hiện được hành
động từ bi cứu nhân độ thế của đạo Phật.
Cảnh có hồn hay hồn người đã nhập vào cảnh? Ở đời có cái đẹp đánh
thức cái ham muốn tầm thường của con người, nhưng cũng có cái
đẹp làm cho con người thánh thiện hơn lên. vẻ đẹp đó là của Hương
Sơn. Con người trong cuộc sống đời trần vốn nhuộm đầy ưu tư phiền
muộn và cả bụi bặm đời thường. Nhưng khi đến vói Hương Sơn tất
cả sẽ được rũ bỏ để thành cao khiết hơn lên, thánh thiện hơn lên, bởi
ở đây con người có đủ điều kiện để trở nên trong sạch:
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh,
hàng loạt những danh lam thắng cảnh nằm trong quần thể Hương Sơn
được tác giả liệt kê lần lượt. Người ta thấy có sự giao hòa của con
người và thiên nhiên, nếu tự nhiên ban tặng cho suối, cho hang, cho
động thì con người đã biết cách tận dụng cảnh đẹp có một không hai
ấy để xây dựng chùa, nơi thờ tự và tu luyện nghiêm trang, thanh khiết
Cách phối thanh bằng, trắc trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút
pháp điêu luyện, tài hoa của tác giả để làm nổi bật tính nhạc của bài
hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích thắng cảnh nhưng Chu Mạnh
Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả. Suối
Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh mỗi di
tích mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta nhiều liên tưởng và hướng
thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà
thơ chan hòa vào cảnh Bụt, được sống lại giây phút mà chỉ có bầu
trời, cảnh Bụt nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình. Cảm hứng tín
ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối,
chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa
xa đưa lại mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng…
Tả hang động, Chu Mạnh Trinh dùng những từ ngữ đầy màu sắc,
giàu tính tượng hình. Cảnh sắc hang động ấy được tạo dựng nên bởi
hóa công và tài trí của con người
“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ
niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu
đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.
Hương Sơn có đường lên trời có hang xuống âm ti địa ngục dẫn
khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ
xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên
cao, huyền ảo.
Tả hang động, Chu Mạnh Trinh dùng những từ ngữ đầy màu sắc,
giàu tính tượng hình. Cảnh sắc hang động ấy được tạo dựng nên bởi
hóa công và tài trí của con người:
“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”.
Tiếp theo là những câu thơ giàu chất họa, chất nhạc với các từ láy gợi
hình long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần
tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động". Các từ láy: thăm thẳm,
gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn
non, hang động mà du khách lần bước vượt qua để hòa nhập với
thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của cảnh bụt. Phép đảo ngữ đã làm
nổi bật cái độ sâu thăm thẳm của hang động, cái nét gập ghềnh của
những sườn non, những thang mây cao vút. Có hang sâu thăm thẳm,
lại có lối uốn gập ghềnh, có bóng nguyệt lồng hang, lại có thang mây
uốn lối… Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật
là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn
người, đáng yêu và đáng nhớ.
Tựu trung lại, cả đoạn thơ tác giả nhằm thể hiện vẻ đẹp siêu thoát
của Hương Sơn; nhưng siêu thoát chứ không siêu hình. Chính vì thế
ai chưa một lần đến Hương Sơn, sau khi đã thưởng thức bài thơ này
rất khao khát được đến và rồi sẽ nghiệm ra vẻ đẹp để càng yêu mến
Hương Sơn hơn. Hương Sơn đẹp! vẻ đẹp của Hương Sơn suy rộng ra
cũng là vẻ đẹp của giang sơn, đất nước:
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu
Một câu hỏi không cần câu trả lời nhưng chắc chắn ai cũng có thể trả
lời được: đợi chủ nhân của nó. vẫn biết cảnh đẹp Hương Sơn chủ yếu
là do thiên tạo, nhưng sao không phải là trên đất khác mà lại trên đất
này- đất Việt Nam? Chính vì thế Hương Sơn là của người Việt Nam,
của giang sơn Việt- Nam.
Và từ đó ta cũng có thể hiểu ra: yêu Hương Sơn là yêu giang sơn
Việt Nam. Câu thơ kết thúc tác giả còn bỏ lửng: Càng trông phong
cảnh càng yêu như có ý để người đọc tự viết tiếp những từ mà tự
mình cho là hợp lí nhất . Không khí thần tiên là nơi để tu tập, để giũ
bỏ tham sân si của cuộc sống trần gian, thả trôi tâm hồn về miền cực
lạc. Đất Phật, đất tổ, nơi con người và thiên nhiên giao hòa, một hình
ảnh trữ tình, nên thơ. Con người và thiên nhiên cùng nhau tồn tại,
trao cho nhau tình yêu thương và sự tôn trọng. "Càng trông phong
cảnh lại càng yêu", một câu thơ thể hiện tâm trạng trực tiếp, câu thơ
mang nặng cảm xúc tình tự, xốn xang. Màu sắc linh thiêng và kì bí
của Phật pháp, người đọc cảm nhận được sự giao thoa và hòa hợp
giữa con người và thiên nhiên, không chỉ có núi non nước ngự trị mà
còn có cả đình chùa do con người xây dựng, lòng hướng Phật do con
người truyền bá, làm thiên nhiên càng thanh tịnh hơn, yên bình hơn.
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng,
bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía
cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên
vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người
cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra
được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái
tài hơn người của Chu Mạnh Trinh. Hương Sơn phong cảnh ca” là
một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài cảnh sắc thiên
nhiên. Đặc biệt, ở bài thơ này, không những chỉ vẽ lên bức tranh
danh lam thắng cảnh đẹp tựa chốn bồng lai bao người mơ ước, mà
còn khéo léo thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, tự
hào, tự tôn dân tộc của Chu Mạnh Trinh. Cảnh thiên nhiên đẹp hài
hòa khi kết hợp với bàn tay của con người, sự xuất hiện của con
người. Con người đứng giữa thiên nhiên đẹp kỳ vỹ mà vẫn không hề
thấy xa lạ, choáng ngợp. Hơn nữa còn qua đó mà càng thêm yêu,
càng thêm muốn cống hiến, muốn giữ gìn. Quả là một bài thơ vừa
đẹp, lại vừa hay
"Hương Sơn phong cảnh ca" là một bức tranh phong cảnh nhưng
được vẽ bằng ngôn từ, là một sợi dây kết nối giữa con người và thiên
nhiên. Vẻ đẹp thiên nhiên càng được khắc họa với những nét vẽ vừa
tráng lệ lại vừa yểu điệu uyển chuyển. Qua đó, cũng thể hiện tình yêu
thiên nhiên và cũng như sự tinh tế, con mắt tinh tường của tác giả
trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

Đề bài 10: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và
một số nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Thơ duyên” ( Xuân
Diệu)

Nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa từng cho rằng :” sáng tạo là hành
động vượt lên chính mình nhưng không đánh mất mình”. Trong giai
đoạn thơ mới (1930-1945) có lẽ là sự sáng tạo , cảm quan cá nhân
được đề cao hơn bao giờ hết . Những tác giả trong thời kì này tập trung
đi tìm bề sâu để thể hiện cái tôi cá nhân , tâm tình của mình trong
những” đứa con tinh thần”. Vì lẽ đó mà nhà thơ Xuân Diệu đã tạo nên
những vân chữ riêng của mình qua tác phẩm Thơ duyên với những
nghệ thuật đặc sác góp phần tạo nên sự độc đáo trong bài thơ. Bài
"Thơ duyên" đã thể hiện những gì tinh tế nhất của tâm hồn tác giả
trong sự cảm nhận về tình yêu, về sự chảy trôi của thời gian, những
rung cảm về thiên nhiên tuyệt diệu.Khi đi sâu vào từng câu chữ của bài
Thơ Duyên ta có thể thấy được những điều đó.

“Thơ duyên” là khúc hát say mê, nhạy cảm với cuộc đời. Chữ “duyên”
có thể hiểu là sự giao cảm, hòa nhịp với thiên nhiên đất trời, con
người. Vốn là một con người dễ rung động trước cái đẹp, lại là người
đa sầu đa cảm nên nhà thơ lại càng trân trọng sự chuyển động của thời
gian và cụ thể ở bài thơ này là sự chuyển giao giữa hạ sang thu. Không
chỉ đến bài thơ này thi sĩ mới viết về mùa thu mà trong tập “Thơ thơ”
độc giả cũng đã bắt gặp “nàng thơ” với sự “ngẩn ngơ”, u sầu trong
“Đây mùa thu tới”. Còn “Thơ duyên” bắt đầu với những hình ảnh
trong sáng, nhẹ nhàng.
Thời điểm chuyển giao giữa hạ thu khiến tâm hồn nhạy cảm của
Xuân Diệu thấy vô cùng xúc động. Chính thời khắc ấy là thời điểm
người ta dễ bàng hoàng trước sự chảy trôi của thời gian nhưng cũng
khiến ta háo hức, say đắm trước vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”
Thu vốn vẫn vậy, đẹp lạ lùng như tâm hồn cô gái tuổi đôi mươi. Thu
khiến lòng người xuyến xao khó tả. Chiều thu mang vẻ mộng mơ trong
làn sương khói hoàng hôn như đang nũng nịu trên nhánh cây vô cùng
duyên dáng, dịu dàng. Nhìn tổng thể cảnh vật mùa thu qua khổ một có
thể thấy đây là một bức tranh sinh động và nên thơ. Với không gian là
buổi “chiều mộng” – lãng mạn, êm ái hòa vào đó “thơ trên nhánh
duyên” gợi nên khung cảnh trữ tình. Vạn vật dường như cũng vui
mừng, hò reo khi thu về khi có “cặp chim chuyền” đang ríu rít trên
“cây me”. Động từ “ríu rít” lột tả được phấn khởi, vui vẻ khi chúng
liên tiếp “chuyện trò” với nhau. Hình ảnh cây me cũng gợi nhớ lại Hà
Nội xưa cũ, một phần của quê hương xứ sở. Cùng lúc đó cả “bầu trời”,
“lá” đều chuyển sang màu ngọc. Sắc màu này đã từng được nhà thơ
Hàn Mạc Tử nhắc đến qua “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây
thôn Vĩ Dạ). Màu sắc gợi lên cảm giác trong xanh cùng với động từ
“đổ” tạo cảm giác dứt khoát, lan tràn. Bây giờ không gian không chỉ
nhuốm màu xanh mà còn tươi vui, rộn rã với “động tiếng huyền”. Cụm
từ “thu đến” như một tiếng reo vui mừng, phấn khích cho mơ ước bấy
lâu giờ đã thành hiện thực.
Như vậy ngay chính trong khổ thơ đầu thì cái đẹp cái hay của thơ
duyên, của duyên thiên nhiên đã hiện ra trước mắt chúng ta. Cái màu
sắc, âm thanh, hình ảnh của mùa thu ấy êm đềm dịu ngọt quá khiến
cho những chúng ta như được bước vào một cõi tiên thơ mộng. Nhưng
vô cùng ngạc nhiên rằng chính cái tiên cảnh ấy lại là những cái quá đỗi
thân quen nơi trần gian này. Và chính qua sự cảm nhận rất thơ của
Xuân Diệu thì điều đó trở nên thật tuyệt vời. Đồng thời qua đây ta
cũng không cảm thấy cái buồn của mùa thu ta chỉ thấy cái hay cái đẹp
của nó mà thôi.
Thu không mang trong mình bộ trang phục kiêu kì, sặc sỡ như xuân
nhưng thu mang nét gần gũi bình dị, dịu dàng như nó vốn có. Thu
mang nét duyên rất riêng khiến lòng người nhạy cảm thêm quý, thêm
yêu.Nếu như đối với khổ thơ đầu, tác giả vẽ nên bức tranh thiên nhiên
thì khổ kế tiếp nhà thơ đã tinh ý khi lồng vào đó chút tình cảm riêng tư
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.”
Từ tầm nhìn trên cao tác giả “kéo” không gian của mình xuống gần
hơn. Thi sĩ liên tiếp sử dụng từ láy hoàn toàn như “nho nhỏ”, “xiêu
xiêu”, “lả lả” gợi sự đáng yêu trên nền nắng chiều. Động từ “trở” đầy
sức gợi, mang đến cảm giác chuyển mình. Nếu từ “chiều” ở khổ một
còn mang nét huyền huyền ảo ảo thì với khổ thơ này nó mang nét
mạnh mẽ, “đậm nắng” hơn. Trong cái sắc hương của trời đất khi sang
thu, thi sĩ nhớ lại lần rung động đầu tiên của mình. Thêm một động từ
nữa cũng kích thích trí tò mò của độc giả không kém là “nghe”.
“Nghe” ở nghĩa tường minh tức là sử dụng thính giác để lắng nghe âm
thanh của cuộc sống, nhưng ở nhân vật “ta” hành động “nghe” lại chỉ
ra được tâm ý, sự thầm thương, phải lòng “cố nhân”. Đó là cách dùng
từ vô cùng đặc sắc của tác giả.
Dường như, nhìn đâu đâu sự sống vẫn mang cái vẻ tư lự của không khí
mùa thu. Đây là con đường nho nhỏ, đây là làn gió xiêu xiêu. Kia là
cảnh hoang là lả, kia là nắng sớm trở chiều, tất cả đều rất duyên, đó là
cái duyên sóng đôi, duyên song hành cùng nhau trên mỗi chặng đường.
Đất trời vạn vật có đôi, ta thấy lòng mình cùng thổn thức khôn nguôi.
Những rung động đầu đời khiến ta luôn mong nhớ, thèm chút dư vị
yêu thương. Người con gái ấy bước điềm nhiên giữa con đường mùa
thu, anh cũng chẳng theo em phía sau như bao kẻ yêu đương khác, vậy
mà giữa cái tuyệt vời của tạo hoá, hai con người tuy xa lạ giữa hai thế
giới nhưng lại là sự giao cảm tự bên trong tâm hồn:
“Em bước điềm nhiên chẳng vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần.”
Hình ảnh của sự “rung động” ấy được tái hiện rõ hơn. Nhân vật “em”
và “anh” cùng dạo bước trên con đường nhỏ. “Em” thì hồn nhiên, ngây
thơ bước đi không hề bận tâm gì. Còn “anh” thì “lững đững” – trạng
thái thoải mái, thong dong. Hai con người xa lạ bỗng gặp nhau trên con
đường nhỏ, tưởng xa hóa lại gần. Quả là cái duyên tiền định!
“Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.”
“Vô tâm” phải chăng là sự lãnh cảm, rời xa hay chính là cái xa lạ
nhưng có sự giao lưu, kết nối. Với thủ pháp so sánh nhà thơ Xuân Diệu
đã đưa ra quan niệm của mình về chữ “duyên”. Đối với ông thiên
nhiên hòa hợp với thiên nhiên, con người say đắm trước cảnh vật vẫn
là chưa đủ mà còn một “cặp bài trùng khác” là sự giao duyên giữa con
người với nhau. Chẳng thế mà dù em vô tư bước đi không để ý gì về
người đằng sau, còn anh thong dong ngắm nhìn trời đất cũng không
đoái hoài gì người phía trước nhưng giữa họ lại có sự kết nối như “cặp
vần” – gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Một nhân sinh quan thật
mới mẻ. Bức tranh thu đến đây phảng phất nét buồn và cô đơn, cánh
chim đang rộng nhưng vẫn thấy nhỏ nhoi giữa nền trời bao la, cái nhỏ
bé đối lập với cái lớn lao vô tận khiến lòng người càng cô đơn yếu
đuối.
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.”
Khổ bốn mang đến cho độc giả cảnh thu trên không gian rộng lớn.
Hoạt động của thiên nhiên cũng dần dồn dập, nhanh chóng hơn. Từ láy
“gấp gấp” tạo cảm giác hối hả, thúc giục. Tuy nhiên cụm từ “về đâu”
lại đặt ra câu hỏi cho nơi đến của mây. Cùng với mây, con cò dường
như cũng “phân vân”, đắn đo không biết nên bay lên cao hay xuống
thấp, bay gần hay bay xa. Chiều thu tàn bắt đầu có chút gì đó bâng
khuâng, bầu trời trải rộng ra và dường như cánh chim cũng đã thích
nghi với điều này để rồi “giang thêm cánh”. Thi sĩ gán cho chim với
động từ “nghe” như để sinh vật này hiểu được bầu trời, cảm nhận được
thiên nhiên rồi từ đó điều chỉnh để thích nghi. Cách nhà thơ sử dụng
cái hữu hạn (cánh chim) để diễn tả cái vô hạn (bầu trời) là một thủ
pháp hay và ý vị. Người đọc dễ dàng hình dung được một cánh chim
không mỏi, bay miệt mài trên nền xanh của bầu trời. Và càng chìm dần
vào chiều thu, sương càng rơi xuống nhiều. “Hoa lạnh” vì có thể do
“đẫm sương” hoặc do cơn gió nào đó. Chiều mùa thu bắt đầu lạnh làm
cho người đọc cũng mang chút gì xao xuyến, bâng khuâng. Trong khổ
thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia
li giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn
quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.

Đến khổ thơ cuối cùng, nhân vật trữ tình lại hồi tưởng về mối tình đầu
của mình, về những rung động đầu đời lồng ghép vào trong hình ảnh
thiên nhiên:
Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng bằng nhân gạ tỏ mềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Cánh hoa có chút gì lạnh lẽo càng tô đậm nỗi cô đơn của lòng người.
Những rung động, những cảm nhận tinh tế với thiên nhiên trong con
người tác giả đã tạo nên một vẻ "duyên" thu. Cái duyên mang những
tâm hồn đồng điệu đến gần nhau hơn.Hình ảnh nhân hóa “bước thu
êm” như sự chuyển động nhẹ nhàng, dịu dàng của nàng thu. Từ “êm”
gợi cảm giác dễ chịu, thoải mái. Trên nền thu dịu dàng , e ấp “anh” lại
nói về sự rung động của mình khi gặp em – “lòng anh thôi đã cưới
lòng em”. Động từ “cưới” như một sự chắc nịch rằng anh đã phải lòng
em và tấm lòng của anh chỉ hướng tới em. Động từ này còn nói lên sự
gắn bó, xem “em” như là “mảnh ghép” còn lại của đời mình. Ở câu kết
cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải
lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn
thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn
bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của
các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi
đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên
tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
“Thơ duyên” là bài thơ được nhà thơ Xuân Diệu sáng tác năm 16 tuổi,
vì vậy mà những rung động đầu đời được nhà thơ tái hiện đầy chân
thực,hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh một chàng trai đầy ngây
thơ, lần đầu tiên biết rung động, lần đầu tiên biết yêu. Nhưng đúng với
độ tuổi của mình, chàng trai ấy dụt dè, nhút nhát, không dám bày tỏ,
dãi bày với người mình yêu. Nhưng trái với sự dụt dè của hành động là
tình cảm sâu nặng đầy chân thành mà chàng trai dành cho cô gái.

Bài thơ “Thơ duyên” không chỉ xuất sắc về nội dung mà ở khía cạnh
hình thức bài thơ cũng đã làm rất “tròn vai” của mình. Bên cạnh việc
sử dụng các từ láy, phép nhân hóa, các từ ngữ đặc sắc một nét khá đặc
biệt trong bài thơ là cách ngắt câu. Thường thường ở thơ bảy chữ mà
có bốn câu thì chỉ chấm kết thúc ở dòng cuối cùng ở mỗi khổ nhưng
với “Thơ duyên” thì khác, dòng một với dòng ba là có dấu chấm phẩy
khi kết thúc dòng. Còn dòng hai với dòng bốn là dấu chấm. Tức là hai
dòng sẽ tạo thành một câu. Đây là một nét lạ và sáng tạo của Xuân
Diệu.

Bằng ngòi bút giàu nhiệt huyết, tình yêu sôi nổi của một con người
luôn trân quý, nắm bắt thời gian nhà thơ Xuân Diệu đã khắc họa nên
bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh, nhiều sắc thái đặc trưng của
mùa thu. Cùng với đó tác giả đã viết nên sự rung động đầu đời của
mình – sự giao cảm, kết nối giữa những con người tưởng chừng xa lạ
nhưng lại là cái duyên đã được sắp đặt sẵn. Tình duyên nảy nở trong
tình thu!

Đề bài 11: Phân tích để thấy được ý nghĩa của văn bản “Lời má năm
xưa” (trích) -Trần Bảo Định

Nếu phải chọn ra ý nghĩa cao cả nhất của văn chương , thì đó là việc
văn chương đã cống hiến cho cuộc đời này những câu chuyện đẹp đẽ về
con người và cuộc sống . Những rung cảm mạnh mẽ và những thông điệp
đầy ý nghĩa qua lăng kính của cảm xúc trong tâm hồn người nghệ sĩ . Tất
cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn Trần
Bảo Định qua đoạn trích Lời má năm xưa . Đến nay vẫn còn vấn vương
trong lòng biết bao độc giả bởi những câu từ đầy ý nghĩa.
Văn bản lời má năm xưa có cốt truyện đơn giản , xoay quanh những vấn
đề thường thấy và trải qua đối với mỗi con người chúng ta và cả tác giả .
Đây là một văn bản đầy ý nghĩa qua những lời dạy bảo của người má và
cả nỗi ân hận day rứt của tác giả từ ngày ấy cho đến bây giờ .Tác phẩm
đã bày tỏ nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70
năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài. Khi đi sâu vào
phân tích văn bản ,ta có thể thấy văn bản ý nghĩa đến nhường nào.
Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu cho chúng ta những câu hò xuất
xứ từ làng quê thân thương của mình : Ở quê tôi , trai gái đều thuộc lòng
câu hò :
Chim thằng chài có ngày mắc bẫy
Em cho anh hay anh hãy tránh xa
Mẹ cha không thể chịu hòa
Em đâu dám cãi để mà theo anh
Có thể thấy đây là câu hò mang đậm tính chất về tình yêu đôi lứa ,
Chim thằng chài hay còn gọi là chim bói cá , một loài chim sống đơn giản
; thường lao đầu xuống mặt nước hoặc bay trên mặt nước để bắt những
con mồi .trong câu hò trên mà tác giả trích dẫn “ chim thằng chài có ngày
mắc bẫy” với tập tính săn bắt đó của mình thì loài chim ấy rất dễ bị mắc
bẫy do con người hoặc do những kẻ thù tạo ra . Nhưng Đã có lời nhắc
nhở của “Em” em cho anh hay anh hãy tránh xa những mỗi nguy hiểm đó
để khỏi mắc bẫy của kẻ thù. Vì mẹ vì cha nên em chẳng thể nào dám bỏ
theo anh . Đó là những câu ca dao mang đậm tính chất tình yêu đôi lứa
những cũng không quên xen kẽ về tình cảm gia đình .

Với những câu văn của tác chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về loài
chim bói cá . Một loài chim khiến cho chúng ta có thể thấy cảm động với
cuộc sóng của chúng . Chúng chẳng có mẹ ấp trứng , chẳng có mẹ để
nuôi dưỡng và săn sóc , chúng tự thích nghi với môi trường và tự rèn
luyện kĩ năng sống . Khi lớn lên chúng kết giao với đồng loại và tự bảo
vệ cho nhau . Chúng nhường mồi cho bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái
ăn . Và nhường mặt nước đầy tôm cá cho những thằng chài già yếu bệnh
tật . Khi chúng ta đọc đến đây , có lẽ sự mạnh mẽ , sự tự lập của chúng
khiến cho ta trầm trồ thán phục, bởi chỉ là một loài chim những chúng
chẳng cần vòng tay của mẹ chẳng cần ai dạy dỗ mà tự mình lớn lên và
hoàn thiện . Không những thế chúng còn là một loài chim tình cảm và
cũng có cảm xúc yêu đương như con người chúng ta .
Quay ngược thời gian , trở về thời thơ ấu của tác giả , tác giả đã ngậm
ngùi chia sẻ lại câu chuyện cũ với biết bao xúc cảm . Khi còn là một đứa
trẻ , ông cùng với tụi bạn đi rình mò dung cái ná thun với những viên đạn
được vo tròn bằng đất sắt để bắn vào những con chim bói cá , có con may
mắn thì bị thương còn không thì chết . Một loài chim sống tình cảm đáng
trân quý , một loài chim như vậy ấy vậy mà lại bị những con người vô
thức làm hại , khi nghĩ lại những chuyện ấy tác giả cảm thấy thật trớ trêu
thay , cảm giác hối hận , ray rứt lại bắt đầu giằn xé trong tâm trí ông .
Chim rình cá , người rình chim, cớ sự từ cái rình theo cuộc .
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng mẹ , và chính mẹ là người đã dạy dõ
chúng ta mỗi khi mắt sai lầm . Và tác giả cũng thế ; bởi chỉ sau khi nghe
câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống
của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Người thực sự cứu chim thằng chài
chính là người má :''Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rới bên
sông....Má bảo tôi ra bến vớt nó lên''. Sau đó là một loạt hành động của
nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài. Khi người mẹ của
ông nhìn thấy chính tay ông bắn thằng chài rớt bên sống , ông bị má đánh
đòn . Với câu nói nhẹ nhàng sâu lắng của người má : “ sao con cướp đi sự
sống của nó , rồi ai cướp đi sự sống của con” chính câu nói ấy đã khiến
tác giả cảm thấy ân hận và ray rứt thâm tâm đến tận bây giờ .Với những
lời của người mẹ , nhân vật tôi đã làm theo những lời chỉ bảo ấy , ông
đem về nhà , trị thương băng bó cho nó . Nhưng trớ trêu thay khi ông đút
cá cho nó , nó lại không ăn ; cá chính là món mồi mà nó vẫn mạo hiểm đi
săn bắt mỗi ngày ấy vậy mà giờ đây nó lại làm ngơ trước miếng mồi ấy ,
đút thứ khác nó cũng không thèm ăn , phải chăng đây chính là sự tức giận
trong nó , nó đang trầm trách rằng tại sao lại cướp đi sự sống của nó
chăng . Chính vì điều đó đã làm cho nhân vật tôi hối hận và bối rối hơn
bao giờ hết , giá như lúc đó mình không bắn nó thì có lẽ giờ nó đã được
tự do bay lượn cùng với đồng loại chứ không phải là bị thương tật và nằm
ngay đây .đến tận mấy ngày sau vết thương đã lành nhưng thể xác của nó
cũng không như trước , nó ốm nhôm và không thể bay được có lẽ vì đuối
sức .
Có thể thấy chẳng có gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử và hình ảnh người
má của nhân vật tôi - người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài
trong cơn nguy kịch với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu
của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình.
Trở về với câu chuyện cũ của tác giả , khi ông đem thằng chài để dưới
gốc mận gần cầu nước , nó được những thằng chài khác, nó được những
thằng chài khác bu quanh đút mồi , nó ăn một cách ngon lành , ngon đến
nỗi khiến tác giả cũng phải thèm theo .Qua hình ảnh của tác giả , một lần
nữa đã gợi lên cho chúng ta thấy lối sống tình cảm keo sơn đùm bọc của
những con chim bói cá mãnh liệt đến nhường nào . Chỉ là một loài chim
nhưng lại sống tình cảm như tác giả đã từng nghĩ đây là một loài “thú
diện nhơn tâm” tuy hình hài là một con chim , gương mặt là một con
chim nhưng lòng dạ tấm long trái tim là của một con người , thật sâu sắc
và ý nghĩa đến nhường nào.
Quay lại với thực tại , quên đi câu chuyện cũ kia , nhưng đã gần bảy mươi
năm kể từ khi xảy ra câu chuyện ấy , vậy mà giờ đây khi nhắc lại câu
chuyện cũ ông không sao không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối
khi nhớ lại chuyện cũ, và đặc biệt không thể nào quên được câu hỏi của
má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của
con?” .Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai
cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. Việc lặp lại
câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là
chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ
không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi. Đây vừa như lời trách
móc vừa như một lời dạy bảo: tại sao con lại làm thế với con chim ? Nó
không có tội gì, không làm gì đến con. Con phải hiểu rõ . Người má như
muốn dạy nhân vật chính sự thấu hiểu, lòng thương cảm đối với loài vạt
như con chim thằng chài
Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật
tôi: Tôi hối hận và bối rối , tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh , tôi không thể
nào quên câu nói của má, tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối
hận và bối rối . Với thủ pháp liệt kê một số từ ngữ, câu văn thể hiện trực
tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”: “tôi hối hận và bối rối”; “tần
ngần”; “hối hận và bối rối”.Có thể thấy tác phẩm là những chuỗi cảm xúc
đầy ý nghĩa với bài học đầy nhân văn của tác giả muốn truyền tải đến cho
mỗi chúng ta , hãy yêu quý , bảo vệ thiên nhiên , động vật , đừng làm gì
tổn hại đến chúng bởi sẽ có ngày nào đó chúng ta cảm thấy ray rứt và hối
hận mỗi khi nhớ đến dù những chuyện đã qua đi rất lâu. Đây cũng là bài
học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính và nhân vật chính ấy lại
muốn truyền tải đến cho bao bạn đọc.
Giữa con người và thiên nhiên , loài vật có mối quan hệ có thể tác động
lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết
định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật
cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con
người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài ''vươn vai, hót mấy tiếng
như muốn cảm ơn tôi''
Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần
gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy,
không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và
xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn
biết yêu thương và không hãm hại nhau ,con người và thiên nhiên đều có
quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người
không thể tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật.
Bằng ngòi bút của mình , ông đã kể lại câu chuyện cũ với những xúc cảm
của mình Văn bản đã bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của
nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng
chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn
và lương thiện. Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai
khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông.
Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết
thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động
này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.Văn bản cho thấy mối quan
hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân
thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học thế nên ,
Andecxen đã từng nói : “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do chính cuộc sống mình viết ra” .Quả đúng như vậy , nhà văn
Trần Bảo Định với những trải nghiệm của riêng mình đã phát hiện ra cái
đẹp ở chỗ không ai ngờ tới,tìm ra cái đẹp kín đáo bị che lắp để cho người
đọc có thể ngắm nhìn và thưởng thức thong qua tác phẩm của mình.Và
đoạn trích lời má dặn chính là câu chuyện đẹp đẽ về thiên nhiên cũng như
lời thủ thỉ của người mẹ . Tác phẩm lời má dặn để lại những ấn tượng
trong lòng bạn đọc, rồi vượt lên mọi giới hạn của thời gian không gian để
mãi trường tồn và đọng sâu trong lòng người đọc

Đề bài 12: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm với
thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng các từ ngữ gợi cảm xúc.

Tạo hóa đã đặt ân ban cho loài người chúng ta một món quà vô giá –
đó chính là thiên nhiên . Từ thuở xa xưa khi con người có mặt là đặt
những bước chân đầu tiên trên mặt đất thì “ mẹ” thiên nhiên đã có
mặt. Cứ hiểu theo nghĩa nôm na , chẳng cần chi những kiến thức sâu
rộng , thiên nhiên đơn giản là những thứ bao quanh chúng ta ,là ngụm
nước ngọt chúng ta uống khi khát , là những mảnh đất , những cánh
đồng , là bầu trời xanh thẳm , là những hàng cây xanh ; những ánh
bình minh hay hoàng hôn mà chúng ta vẫn thường hay thấy .Từ ngàn
đời nay con người vẫn sống hòa hợp với thiên nhiên , làm cho mỗi con
người chúng ta luôn có tình yêu với thiên nhiên và cả thiên nhiên luôn
có sự hài hòa giao chúng với con người chúng ta .Có lẽ đó chính là sự
hàn gắn sâu đậm từ ngàn đời nay ; thiên nhiên và con người luôn hòa
thành một , là người mẹ , là người bạn . Từ tận con tim , bằng tất cả
tình yêu thiên nhiên , cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn mà thiên
nhiên trở thành những niềm cảm hứng bất tận , những dòng thơ mộng
dưới những ngòi bút tài tình của người thi sĩ. Thiên nhiên giúp cho ta
xoa dịu những nổi đau về tinh thần , thiên nhiên giúp chúng ta khơi
dậy cảm xúc và thiên nhiên giúp cho chúng ta sống bao dung hơn. Có
thể thấy thiên nhiên và con người luôn có những mối chặt chẽ , khắn
khít quan trọng với nhau vì vậy chúng ta hãy sống lành mạnh , yêu quý
đối với thiên nhiên và thiên nhiên sẽ cho chúng ta những tài nguyên
quý báu . Nếu như bạn đang triệt phá hay làm hại đến thiên nhiên thì
chính là bạn đang làm hại bạn và con người hôm nay và tương lai; hôm
nay bạn phá hoại nó thì ngày mai nó sẽ biến mất .Để mỗi chúng ta ai
cũng được sống trong môi trường trong lành và hòa hợp cùng với thiên
nhiên thì mỗi người hãy chung tay bảo vệ bằng những việc làm đơn
giản nhất .Và hãy luôn nhớ rằng con người sẽ không tồn tại được nếu
như không có thiên nhiên . Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên,
chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm.

You might also like