KTCT 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Lý luận giá trị thặng dư


Sự chuyển hoá tiền thành tư bản không thể phát sinh từ bản thân số tiền đó, mà nó
phải xảy ra ở hàng hoá trong quá trình vận động của tư bản. Và sự chuyển hoá đó
xảy ra ở giá trị sử dụng của hàng hoá. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, các nhà tư
bản đã tìm ra một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là
nguồn gốc sinh ra giá trị, hơn nữa sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân
nó. Thứ hàng hoá đặc biệt đó chính là hàng hoá sức lao động. Có thể thấy, lao
động của những người làm thuê chính là một món hàng hoá mà các nhà tư bản trao
đổi và làm giàu từ nó. Điều này xảy ra do mối quan hệ giữa hai giai cấp này, khi
người làm thuê buộc phải bán sức lao động của mình để có thể sống và những nhà
tư bản lợi dụng quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động của người
làm thuê.

Theo C. Mác, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động
do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư
bản. Nói cách khác, phần giá trị này là do những người làm thuê tạo ra nhưng bị
chiếm đoạt bởi nhà tư bản – những người giàu. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng
dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động
do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. Người công nhân chỉ
được nhận lại mức lương ngang bằng giá trị hàng hoá sức lao động, đủ để họ tái
sản xuất sức lao động. Tuy nhiên họ sản xuất ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân hàng hoá sức lao động. Vì vậy, giá trị thặng dư họ không được hưởng, điều
này gây ra một vòng lặp, người giàu có thể tích luỹ tài sản và tăng sự giàu có của
mình mà không cần phải tạo ra giá trị bằng chính sức lao động của họ. Người giàu
sử dụng các giá trị thặng dư này để đầu tư các dự án mới, mở rộng kinh doanh từ
đó nhận được các giá trị thặng dư khác. Sự tư bản hoá cứ thế ngày một tăng lên.
Đây chính là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu.

2. Lý luận tích luỹ tư bản

Tích luỹ tư bản là việc sử dụng giá thị thặng dư làm tư bản hoặc sự chuyển hoá giá
trị thặng dư trở lại thành tư bản. Để tăng thêm lợi nhuận cũng như đứng vững trong
thị trường cạnh tranh, các nhà tư bản cần tái đầu tư sản xuất, chính vì vậy, họ
biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm rồi lặp lại quá trình
này để tích lũy thêm nhiều tư bản hơn. Nói cách khác, giá trị thặng dư chính là
nguồn gốc duy nhất để nhà tư bản tích lũy tư bản.
Để mở rộng quy mô tích luỹ tư bản, nhà tư bản dùng các cách:
 Tăng trình độ bóc lột sức lao động: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày
lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là thời gian công
nhân sáng tạo ra giá trị thì càng được kéo dài nhưng chi phí càng được cắt
giảm, do vậy khơi lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn và quy mô của tích
luỹ tư bản ngày càng lớn.
 Tăng năng suất lao động: Năng suất lao động tăng lên sẽ có thêm những yếu
tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, làm tăng quy mô tích
luỹ.
 Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong quá
trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá
trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như
vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy
móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc
được xem như là sự phục vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì
sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do
đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu
của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng
lớn.
 Tăng quy mô tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối
lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy
mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối
lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô
của tích lũy tư bản
Hệ quả của tích luỹ tư bản:
1. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Khi nhà tư bản tích lũy thêm tư bản, họ đầu tư vào việc mua sắm máy móc,
công cụ, và tài sản khác để mở rộng sản xuất. Điều này làm tăng khối lượng
tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất, góp phần tạo ra giá trị thặng dư.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản bao gồm các yếu tố như máy móc, nhà xưởng,
công nghệ, và tài sản khác, tạo nên khả năng sản xuất và bóc lột lao động.
Các nhà tư bản sử dụng cơ sở vật chất này để tạo ra lợi nhuận và tích tụ tư
bản ngày càng lớn.
2. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa
giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được để tái đầu tư
sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Đó là quá trình tích tụ tư bản. Và để
mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành
một tư bản cá biệt lớn hơn, đó là quá trình tập trung tư bản.

Như vậy, tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng
tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn
tư bản xã hội không đổi.

3. Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê
Bần cùng hoá tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu
nhập quốc dân ngày càng giảm, tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng
tăng. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp,
ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn như khủng
hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…

You might also like