Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Chương 1

II. 1.a) Phòng trào cách mạng 1930-1931:


❖ Ý nghĩa lịch sử của sự kiện:
- Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai
cấp vô sản mà đại biểu là Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho
đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình.
- Phong trào đã rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước
- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cách mạng về khởi nghĩa
giành chính quyền.
- Cao trào để lại những bài học kinh nghiệm quí báu về lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
❖ Những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo đấu tranh cách mạng.
o Trong mỗi thời kỳ của cách mạng, phải biết căn cứ vào thực tế tình hình thế giới và
trong nước, căn cứ thực tế lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng mà
xác định mục tiêu cụ thể, trước mắt của phong trào cách mạng.
o Khi chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, phải biết sử dụng những hình thức và
phương pháp cách mạng thích hợp để vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền dân
chủ dân sinh, chứ không phải là lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.
o Xây dựng đảng của giai cấp công nhân trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc
hậu, giai cấp công nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số, vấn đề quan trọng
hàng đầu là coi trọng việc làm cho đảng viên thấm nhuần lập trường quan điểm của
giai cấp công nhân biểu hiện trong học thuyết Mác - Lê nin, coi trọng khắc phục
những khuynh hướng “tả”, “hữu”, xa rời lập trường, quan điểm, nguyên tắc tổ chức
và đường lối đúng đắn của Đảng.
II.1.c) Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội
Đảng lần thứ I (3 - 1935)
• Đầu năm 1932, theo chỉ thị Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đảng
viên công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương
• Đầu năm 1934, Ban chỉ huy ở hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được
thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy ở hải ngoại
• Tháng 3 - 1935 tại Ma Cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng
được triệu tập. Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt, bầu BCH Trung ương mới do
Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư, bầu đại biểu dự Đại hội QTCS lần VII, thông
qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng và các nghị quyết về vận động quần chúng.
• Đại hội vẫn chưa đề ra một chủ trương chiến lược phù hợp với thực tiễn cách
mạng Việt Nam, chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tập họp lực
lượng toàn dân tộc.
• Đại hội đại biểu lần I của Đảng đã đánh dấu sự thắng lợi căn bản cuộc đấu tranh
khôi phục hệ thống tổ chức Đảng từ cơ sở đến trung ương và các tổ chức quần
chúng cách mạng trong cả nước.
II.2.b) Lãnh đạo thực hiện phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm
áo, hòa bình. Ý nghĩa và kinh nghiệm.
❖ Ý nghĩa và kinh nghiệm:
- Cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo trong thời kỳ 1936 - 1939 ngay sau khi
khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng là một thắng lợi lớn của Đảng ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến
- Qua lãnh đạo cuộc đấu tranh hợp pháp, và nửa hợp pháp rộng lớn kết hợp với
hoạt động bí mật, không hợp pháp, Đảng được rèn luyện, trưởng thành, lực
lượng quần chúng cách mạng mở rộng và được thử thách. Cao trào cách mạng
1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho Cách mạng Tháng Tám năm
1945.
- Qua lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 - 1939, Đảng có thêm những kinh
nghiệm:
- Xác định rõ kẻ thù chủ yếu và xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách
mạng là tập hợp đội quân chính trị quần chúng - bước đi tất yếu chuẩn bị cho
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sau này.
- Chủ trương xây dựng Mặt trận dân chủ rộng rãi là hình thức thích hợp bảo đảm
thực hiện mục tiêu trước mắt đã đề ra, đưa đến một cao trào cách mạng mới.
- Để lãnh đạo được mặt trận rộng rãi, Đảng phải giữ vững tính độc lập về chính
trị và tổ chức, dựa chắc vào lực lượng công nông làm nền tảng.
- Giải quyết đúng các mối quan hệ mật thiết giữa mục tiêu đấu tranh với hình
thức và tổ chức đấu tranh; giữa các hình thức tổ chức và hoạt động công khai,
hợp pháp với các hình thức tổ chức và hoạt động bí mật, không hợp pháp; vừa
tập họp được đông đảo quần chúng, vừa chuẩn bị đề phòng khi kẻ thù đàn áp,
phải rút vào bí mật.
Chương 3
I.1.b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
• Sản xuất công, nông nghiệp có sự chuyển biến mới, nhưng trên mặt trận lưu thông
phân phối có nhiều rối ren.
• Cho đến lúc này, xét về đại thể, tư duy cũ về kinh tế vẫn tồn tại, nền kinh tế nước
ta rơi và khủng hoảng. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu
nhập chưa bảo đảm tiêu dùng xã hội. Nền kinh tế chưa tạo được tích lũy từ bên
trong. Lương thực , các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Thị trường vật giá
không ổn định. Thất nghiệp cao. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
I.2.b) Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế:
• Tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất, thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ
thống giá cả, đảm bảo tiền lương thực tế, xác lập quyền tự chủ tài chính của các
ngành và các cơ sở kinh tế... Điều quan trọng là đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và
những quy luật sản xuất hàng hóa.
• Cải cách giá-lương-tiền và đổi tiền (15/9/1985) và lạm phát
• Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (12/1985) chỉ ra 1 nguyên nhân sâu xa
là do nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ lên CNXH vẫn chưa rõ.

You might also like