Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 18: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật


1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
- Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều có giai đoạn diễn ra nhanh, có giai đoạn diễn ra chậm.
- Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.
- Sinh trưởng đạt mức tối đa khi cơ thể trưởng thành tùy thuộc vào giống, loài động vật. Các loài khác
nhau có tốc độ và giới hạn sinh trưởng khác nhau
3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
- Quá trình sinh trưởng, phát triển động vật gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
4. Các hình thức phát triển ở động vật
Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái. Sự phát triển qua bién thái bao gồm biến thái
hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Mỗi hình thức phát triển đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy
trì sự tồn tại của loài.
Đặc điểm Phát triển qua biến thái Phát triển không qua biến
thái
BT hoàn toàn BT không hoàn toàn
Kích thước con non so Nhỏ hơn Nhỏ hơn Nhỏ hơn
với con trưởng thành
Cấu tạo và hình dạng Rất khác Gần giống Tương tự
con non so với con
trưởng thành
Sinh lí con non so với Rất khác Gần giống Tương tự
con trưởng thành
Ví dụ muỗi, ếch, ... châu chấu, gián, ... gà, mèo, ...
II. Sinh trưởng và phát triển ở người
1. Giai đoạn phôi
Giai đoạn phôi thai kéo dài khoảng 38-42 tuần. Trứng thụ tinh thành hợp tử và phát triển thành phôi thai.
Phôi thai làm tổ trong tử cung và trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai.
2. Giai đoạn hậu phôi (sau sinh)
Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người không qua biến thái.
Trong quá trình phát triển, cơ thể người có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa
tuổi. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa
trẻ thành người trưởng thành.
BÀI 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHẮT TRIỀN ở ĐỘNG VẬT
I. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
1. Di truyền:
Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài như kích thước, tuổi thọ, khả năng kháng
bệnh… Hệ gene còn quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn, tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát
triển.
2. Giới tính:
Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
3. Hormone:
* Động vật có xương sống có 4 loại chính: hormone sinh trưởng (GH), thyroxine, testosterone và
estrogen.
Hormone Nguồn gốc Vai trò
Hormone sinh Được tiết ra từ Kích thích phân chia tế bào. Kích thích tổng hợp protein làm tăng
trưởng (Growth thuỳ trước kích thước tế bào. Kích thích phát triển xương.
hormone - GH) tuyến yên.
Hormone Được sản sinh Kích thích quá trình trao đổi chất. Ảnh hưởng đến hoạt động và chức
thyroxine từ tuyến giáp. năng của hệ thần kinh.
Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai
Do tinh hoàn đoạn dậy thì (kích thích phát triển xương, phân hóa tế bào, tăng tổng
Testosterone
tiết ra. hợp protein giúp phát triển cơ, hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp)
Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nữ ở giai
Do buồng trứng
Estrogen đoạn dậy thì (phát triển xương, phân hóa tế bào, hình thành đặc điểm
tiết ra.
sinh dục phụ thứ cấp)
* Động vật không có xương sống có 2 loại hormone chính:
+ Tác dụng sinh lí của ecdysone: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
+ Tác dụng sinh lí của juvenile: phối hợp với ecdysone gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình sâu biến
đổi thành nhộng và bướm.
II. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
1. Dinh dưỡng (thức ăn)
Là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Các chất
dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
2. Điều kiện môi trường:
+ Nhiệt độ:
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động
bật biến nhiệt.
+ Ánh sáng: Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau.
3. Tác nhân gây bệnh:
- Virus, vi khuân, nấm, kí sinh trùng,...
- Kim hãm quá trình sinh trưởng và phát triển , thậm chí gây tử vong hàng loạt.
Do đó, nên sử dụng vaccine, kháng sinh, .. đúng cách giúp quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật
diễn ra thuận lợi hơn.
III. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn
Các biện pháp tác động lên tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật mang lại giá trị tốt hơn:
+ Xây dựng chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác
nhau (giai đoạn con non, mang thai,...).
+ Chọn giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, cải tạo giống bằng phương pháp lai giống, áp
dụng công nghệ phôi tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao,...
+ Cải tạo môi trường sống: Chuồng nuôi động vật ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè …
+ Xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển dễ bị tổn thương nhất của động vật gây hại, từ đó đề ra biện
pháp tiêu diệt phù hợp.

You might also like