Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SINH HỌC 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 -2022


TUẦN HOÀN
1. Bạch cầu – miễn dịch
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:
 Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.
 Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện.
 Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Miễn dịch
 Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
 Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay
sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
 Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị
nhiễm bệnh.
Ví dụ: Người không bao giờ bị mắc bệnh của động vật khác như: toi gà, lở mồm long móng
của trâu bò. Hay người đã từng một lần bị bệnh sởi, thủy đậu, quai bị,… thì sau đó sẽ không
mắc lại bệnh đó nữa.

2. Đông máu – nguyên tắc truyền máu


 Các nhóm máu ở người: AB, O, A, B.
 Sơ đồ truyền máu:
 Nguyên tắc truyền máu: trước khi truyền máu phải xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu
truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người
nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, người có nhóm máu này có thể cho bất kì người
nào. Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, người có nhóm máu này có thể nhận máu
của bất kì người nào.

? Trước khi truyền máu thì cần phải làm gì?


HÔ HẤP
1. Hoạt động hô hấp
 Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ
máu vào không khí phế nang.
 Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O 2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào
vào máu.
2. Hãy giải thích cơ chế gây độc của khí CO khi con người hít phải một lượng lớn khí
này.?

TIÊU HÓA
SINH HỌC 8

1. Tiêu hóa ở khoang miệng


Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Biến đổi thức


Các thành phần
ăn ở khoang Các hoạt động tham gia Tác dụng của hoạt động
tham gia hoạt động
miệng

- Tiết nước bọt - Các tuyến nước bọt - Làm ướt và mềm thức
ăn
- Nhai - Răng
- Làm mềm và nhuyễn
thức ăn
Biến đổi lí học - Đảo trộn thức ăn - Răng, lưỡi, các cơ
- Làm thức ăn thấm đẫm
môi và má
nước bọt
- Răng, lưỡi, các cơ
- Tạo viên thức ăn - Tạo viên thức ăn và
môi và má
nuốt

- Hoạt động của enzim - Enzim amilaza - Biến đổi 1 phần tinh bột
Biến đổi hoá
amilaza trong nước bọt trong thức ăn thành
học
đường mantozơ.

Giải thích một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến tiêu hóa:
+ Giải thích hiện tượng khi ăn đôi khi có hạt cơm chui lên mũi? Hiện tượng nghẹn?
+ Tại sao khi ăn không nên cười đùa?
+ Giải thích thành ngữ » nhai kỹ no lâu»

2. Tiêu hóa ở ruột non


Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều
tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân
giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có
thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin, axit béo, axit amin).

3. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân:


Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng
diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
- Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2.
Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.

You might also like