Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ LUYỆN TẬP

Đọc đoạn trích dưới đây:


Con người không có ý thức về cái Tôi thì sẽ không có sự phát triển nhân cách, vì sẽ
không biết “mình là ai”, sẽ không thể sống như “chính mình”. Chỉ có việc “quá quan trọng
hóa cái Tôi” mới là xấu!
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều biểu hiện của việc quá quan trọng hóa cái
Tôi:
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi nên trong mọi vấn đề chúng ta chỉ thấy là mình đúng,
tự cho mình là chân lý, còn những suy nghĩ, ý kiến của người khác thì ta mặc kệ, chẳng
thèm nghe.
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi nên chúng ta thường nghĩ mọi đau khổ, phức tạp đều
có nguyên do từ người khác, chứ không phải tại mình.
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi, chúng ta thường chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, xấu xa
của người khác, chứ ta không nhận biết bản thân mình thực sự ra sao?
Chính vì quan trọng hóa cái Tôi, chúng ta chỉ muốn thay đổi người khác theo ý mình,
chứ ít khi ta nghĩ rằng bản thân mình phải thay đổi trước…
(…) Một thái độ quá đề cao cái Tôi của bản thân nhất định là một thái độ sai lầm. Nó
có thể làm cho chúng ta ảo tưởng về bản thân, luôn tự cho mình là đúng, là hay, là giỏi
giang - trong khi thực chất mình không hề có. Nó khiến chúng ta khó suy nghĩ sáng suốt và
khó có được những hành động đúng đắn trong cuộc sống.
Để có được sự giản dị trong cõi lòng, trước hết, mỗi chúng ta phải biết quên cái “Tôi”
của mình đi. Một khi đã quyết tâm quên cái “Tôi” của mình đi, điều này sẽ thực sự làm thay
đổi thế giới của chúng ta, khiến cho nó trở thành tốt đẹp hơn.
(Lại Thế Luyện - Chìa khóa sống giản dị, NXB Thời đại)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương thức nghị luận
Câu 2. Theo đoạn trích, những biểu hiện của việc “quan trọng hóa cái Tôi” là gì?
- Trong mọi vấn đề chỉ luôn thấy mình đúng, tự cho mình là chân lý, còn những suy nghĩ, ý
kiến của ng khác thì mặc kệ, chẳng thèm nghe
- thường nghĩ mọi đau khổ, phức tạp đều có nguyên do từ người khác, chứ không phải tại
mình.
- thường chỉ nhìn thấy những lỗi lầm, xấu xa của người khác, chứ ta không nhận biết bản
thân mình thực sự ra sao
- chỉ muốn thay đổi người khác theo ý mình, chứ ít khi ta nghĩ rằng bản thân mình phải thay
đổi trước
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng “Một thái độ quá đề cao cái Tôi của bản thân
nhất định là một thái độ sai lầm”?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng “biết quên cái “Tôi” của mình đi, điều này sẽ thực sự làm
thay đổi thế giới của chúng ta, khiến cho nó trở thành tốt đẹp hơn” không? Vì sao?

You might also like