Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


PHÂN HIỆU TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề bài:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lí đất nước bằng pháp luật,
sự vận dụng quan điểm trên trong xây dựng Nhà nước Việt
Nam hiện nay”
Lớp: 4738B
Nhóm: 02

Đắk Lắk, Ngày 28 tháng 12 năm 2023

1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội phân hiệu DakLak
Nhóm:02 Lớp 4738B
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lý do:

Mức độ tham gia, kết quả làm việc nhóm:

Mức độ tham gia, kết quả làm việc nhóm:

đánh giá
của sinh Đánh giá của GV
viên SV
ST Mã số
Họ và tên kí
T SV
tên Điểm Điểm GV
A B C
(số) (chữ) ký tên

Nguyễn Hoàng Nhật


1 473838
Minh

2 473862 Phạm Thị Thúy

3 473866 Nguyễn Đức Trung

4 473873 Nguyễn Anh Vũ

5
- Kết quả điểm bài viết:
- Kết quả điểm bài thuyết trình:
- Kết quả cuối cùng:

Daklak, ngày tháng năm

Giáo viên ký Nhóm trưởng

2
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 4
B. PHẦN NỘI DUNG 4
I. Quan điểm của Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội: 4
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng pháp luật 5
2.Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đưa pháp luật vào đời sống, đảm bảo
pháp luật được thi hành trên thực tế 8
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam............................................................................................................10
1. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng việc xây dựng hệ thống
pháp luật hợp pháp, hợp hiến, bảo đảm quyền lợi của nhân dân 10
2. Tăng cường đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước đi đôi với công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng,
lãng phí, quan liêu 11
C. PHẦN KẾT LUẬN : 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 14

3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin được Đảng ta
khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) nêu rõ: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã
trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước bằng pháp luật chính là sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện nước ta, là sự chọn
lọc, kế thừa tinh hoa trong việc xây dựng và quản lý nhà nước của dân tộc và
nhân loại. Với Hồ Chí Minh, một nhà nước vững mạnh là một nhà nước mà
mọi người dân đều sùng và tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước đồng
thời cũng phải dựa vào dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến việc xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm việc
thực thi quyền lực của nhân dân. Trong bài “Việt Nam yêu cầu ca”, Người đã
khẳng định vai trò của pháp luật là: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”,
điều này phản ánh tư tưởng cốt lõi của Người về nhà nước dân chủ mới - nhà
nước tôn trọng pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Trong những năm đất nước đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh
đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện Cương lĩnh, đường lối xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn
và có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta phải đối đầu với hàng loạt thách
thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như điều kiện trong nước tạo
lên. Từ những lí do trên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Trình bày tư
tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự
vận dụng ở Việt Nam hiện nay”.

B.PHẦN NỘI DUNG


I. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp luật :

4
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng pháp luật
của nhà nước kiểu mới.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ
một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng,
củng cố một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường cứu nước giải
phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)… mà Người còn quan tâm, đặt nền
tảng cho việc xây dựng nền pháp luật Việt Nam nghiêm minh, kỷ cương, phép
nước.

Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, hoạt động
của nhà nước trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, Hồ Chí Minh
cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tầm chất phổ
biến đối với các xã hội hiện đại. Nhận thức được tầm quan trọng của luật
pháp, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vai trò của chúng trong điều
hành và quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam” do chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội
nghị Versailles năm 1919. Bản yêu sách đã đưa ra yêu cầu: “Cải cách nền
pháp luật ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được hưởng
những đảm bảo về mặt pháp luật như người Châu Á, xóa bỏ hoàn toàn các tòa
án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam”; “thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo
luật”. Năm 1992, khi chuyển thể các nội dung của bản Yêu sách này thành bài
“Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó toát lên tinh thần pháp luật bản Hiến pháp:
Hai xin phép luật sửa sang,
Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng,

Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

5
Theo Bác, “thần linh” được Bác nói ở đây không phải là một sức mạnh
siêu nhân nào đâu, mà là sức mạnh của nền dân chủ của Nhà nước pháp
quyền. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật. Vì pháp luật là
“bà đỡ” cho dân chủ. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương
phép nước. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng
hiến pháp và pháp luật; ngược lại, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền
tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, phải làm cho pháp luật có hiệu
lực mạnh mẽ trong thực tế đời sống xã hội, các cơ quan, công chức nhà nước
phải gương mẫu chấp hành đúng luật pháp. Để thực hiện tất cả điều đó, trước
hết cần làm tất cả công tác lập pháp. Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945,
Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà là: Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Ngày
20/9/1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh
thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh
làm trưởng ban. Bản dự thảo Hiến pháp hoàn thành khẩn trương và nghiêm
túc dưới sự chủ đạo trực tiếp của Hồ Chủ Tịch. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội
khóa I vào tháng 10/1946, Quốc hội đã thảo luận dân chủ và thông qua bản dự
thảo Hiến pháp này. Đó là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam: Hiến
pháp năm 1946. Trong phiên họp Quốc hội thông qua hiến pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã phát biểu: “… Hiến pháp đề nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ
giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai
cấp”. Và nhấn mạnh rằng: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng 3 chính sách:
dân sinh, dân quyền và dân tộc”.

Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, đất nướcđạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến
pháp năm 1946 không còn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và
ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1959. Trong tư duy Hồ Chí Minh,
một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật “gác”
- Hiến pháp, cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các

6
quan hệ xã hội đều phát sinh và định hình. Ngoài hai bản Hiến pháp năm
1946, 1959, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh còn chủ đạo soạn thảo, ký
quyết định công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh, trong đó có 243 Sắc lệnh quy
định về tổ chức nhà nước đến hình thành một thể chế bộ máy nhà nước có
nhiều nhân tố cơ bản của một nhà nước pháp quyền và nhiều văn bản dưới
luật.

Bàn về vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra rằng liệu có sự mâu thuẫn
hay không khi trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do chủ tịch Hồ
Chí Minh ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles năm 1919,
người yêu cầu “thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”,
nhưng sau này, khi quản lý ở cương vị là người đứng đầu nhà nước Việt Nam,
người đã thông qua nhiều sắc lệnh như vậy? Theo quan điểm của nhóm chúng
tôi, đây không phải là sự mâu thuẫn mà là một tất yếu khách quan trong tiến
trình cách mạng. Khi đề cập đến việc thay các sắc lệnh bằng các đạo luật, yêu
sách này như không trực tiếp nói đến các sắc lệnh, các đạo luật mà thể hiện
một cách nhìn vấn đề một cách cơ bản, đi vào thực tế hơn: thay chế độ ra các
sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, tức là đề cập trực tiếp đến chế độ ra các
sắc lệnh và chế độ ra các luật. Nghĩa là cần thiết phải thay phương thức ra các
sắc lệnh bằng phương thức làm ra các đạo luật. Ở đây có thể thấy, Hồ Chí
Minh đã đặt ra vấn đề thay đổi thể chế nhà nước bằng con đường dân chủ hóa
một cách cơ bản thể chế nhà nước.

Ở Việt Nam, sắc lệnh được xem là loại văn bản pháp luật phổ biến trong
giai đoạn chiến tranh, đặc biệt là từ 2/9/1945 đến 31/12/1946 – đây là một
khoảng thời gian không dài, song rất khó khăn, phức tạp và đầy biến động.
Trong bối cảnh mới giành được chủ quyền với muôn vàn khó khăn, thách thức
của đất nước trong tình thế “nước sôi lửa bỏng” và “ngàn cân treo sợi tóc”,
Nhà nước non trẻ vừa ra đời phải đương đầu với giặc đứng, giặc dịch, giặc
ngoại xâm; vừa xây dựng, củng cố vừa giải quyết những nhiệm vụ khó khăn,
phức tạp trong lúc vẫn mệnh dân tộc đang hết sức nguy nan. Chính phủ cách
mạng đã triển khai hệ thống các sắc lệnh để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

7
là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và “kiến thiết quốc gia trên nền
tảng dân chủ”, quản lý xã hội theo phương châm “kháng chiến kiến quốc”.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đưa pháp luật vào đời sống, đảm bảo
pháp luật được thi hành trên thực tế :

Điều mà Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn là tầnh hiệu lực của Hiến
pháp, pháp luật trong thực tế cuộc sống. Cách hệ thống Hiến pháp, pháp luật
thì cũng vẫn chưa đủ mà điều quan trọng là phải nhanh chóng đưa hệ thống
pháp luật đến trong cuộc sống, phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới thực
hiện luật được tẩt. Người luôn chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống,
bảo đảm cho pháp luật được thi hành và cách chế giám sát việc thi hành pháp
luật. Người chấ rõ sự cần thiết phải nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sử
dụng luật của người dân, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong
nhân dân. Người nói: “Một nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là một nhà
nước làm cho mọi người dân biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật. Nhà nước pháp quyền cần phát huy hiệu lực của mình khi nắ biết kết hợp
giáo dục đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội và nhà nước”, “làm sao
cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình,
dám nói, dám làm”. Người đặc biệt chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho
mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Cùng với đó, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh nghiêm minh trong việc
thi hành pháp luật. Trong Lễ tuyên thệ cho các Thẩm phán mới, Người nhắc
nhở: “Thẩm phán của nước Việt Nam mới, phải “chân chính vô tư”, không
được để cho nén bạc đâm tóc tơ giấy”. Người đặt nêu cao đức thanh liêm, đề
cao hai chữ “công tâm” của người cán bộ tư pháp và yêu cầu không để lợi ích
cá nhân làm mờ mắt mà làm sai pháp luật. Cán bộ trực tiếp thi thi luật pháp
phải thật sự công tâm và nghiêm minh. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng
viên cần nhiệm vụ “gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật
của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình tham gia”. Trong việc
giữ vững tình nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, cán bộ làm công tác tư
pháp có vai trò quan trọng. Họ chính là người trực tiếp thi luật pháp, đại diện
8
cho “cân xứ công lý”. Vì thế, Hồ Chí Minh yêu cầu ở họ phải chất đạo đức
cần thiết: Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch như thế
cũng chưa đủ vì không thể chấn hạn chế hoạt động của mình không chỉ phải
diễn ra trong khung tổ chức toà án mà còn phải gần dân, giúp dân, học dân,
hiểu dân để giúp mình thêm liêm khiết và công bằng, trong sạch. Người nêu
cao tinh nghiêm minh của pháp luật: “Pháp luật Việt Nam tuy không nhỏ nhẹ
với những người biết cải tổ và chấn hành, nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những
tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước, buôn dân”. Cùng với đó, Hồ Chí Minh luôn
khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát
quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, liên tục nhắc nhở các cán bộ các cấp,
các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác nêu gương trong việc thi
hành pháp luật. Là người đứng đầu Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tiên
phong, gương mẫu trong việc thực thi pháp luật. Đồng thời, người yêu cầu từ
Chủ tịch nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân đều phải làm theo luật.
Những cán bộ, đảng viên mà vi phạm, người xử lý rất nghiêm khắc, kể cả
những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Ví dụ điển hình là trường hợp
phạm trọng tội và Bác Hồ đã y án tử hình với tội phạm là Trần Đức Châu -
Đại tá, Cục Trưởng Quân nhân tội bán xén ăn cắp tài sản của cán bộ, chiến sĩ
để ăn chơi sa đọa. Tòa án Binh Tòa cao mở phiên tòa xét xử Trần Đức Châu bị
tuyên án tử hình. Sau đó, Trần Đức Châu đã gửi đơn lên Chủ tịch Hồ Chí
Minh xin tha tội chết. Dù rất đau lòng nhưng với cương vị là Chủ tịch nước
lúc bấy giờ, Bác đã dựa vào luật pháp nước ta đã ban hành, quyết lệnh bác đơn
chống án của Trần Đức Châu mà nghiêm khắc với trường hợp phạm tội. Qua
đó cho thấy, Bác rất yêu thương đồng chí mình. Những cán bộ đảng viên nào
làm hại đến tính mệnh và tài sản của Nhân dân, làm ảnh hưởng đến danh dự
và uy tín của Đảng, Nhà nước thì dù là cán bộ đảng viên ở cấp bậc cao đi nữa,
Bác dựa vào pháp luật để thi hành hành pháp luật sao cho công bằng, thể hiện
tinh nghiêm minh, không vì động cơ cá nhân mà bước qua việc phạm tội của
Đại tá Trần Đức Châu.

9
II. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý đất nước bằng pháp
luật trong hoạt động xây dựng nhà nước Việt nam hiện nay

1. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng việc xây dựng hệ thống
pháp luật hợp pháp, hợp hiến, bảo đảm quyền lợi của nhân dân.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về
quản lý nhà nước bằng pháp luật vẫn còn nguyên giá trị, soi sáng cho con
đường cách mạng của Đảng và nhà nước ta. Tư tưởng của Người đã trở thành
quan điểm chính đạo, phương châm xây dựng, quản lý, hoàn thiện nhà nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự vận dụng thực tế của tư tưởng HCM trong
quản lý nhà nước bằng pháp luật điển hình là tổ chức thực hiện, xây dựng và
hoàn thiện nhà nước hợp hiến, hợp pháp, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân gắn liền việc thiết lập, thực hiện pháp trị thắng nhất trên phạm vi cả nước.

Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh các dự án luật nhằm hòa hợp với các
quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, đảm bảo thể hiện đầy
đủ nội dung về phân cấp, phân quyền trong các đạo luật theo tinh thần của
Hiến pháp và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền được quy định tại Luật tổ
chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương; tập trung hoàn
thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị;
ngày càng hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá -
thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân sự, gia đình, trẻ em và chính sách xã
hội; pháp luật về quốc phòng, an ninh; pháp luật về hội nhập quốc tế.

Hiện nay hệ thống pháp luật được xây dựng một cách tương đối ổn
định, đồng bộ, thống nhất, có sự gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các chủ
trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo nền
tảng pháp lý bảo đảm quyền tự do kinh doanh, các quyền về an sinh xã hội của
công dân, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và phát triển các lĩnh vực
10
kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và doanh
nghiệp; ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo
đảm an sinh xã hội.

Ngoài ra, việc ban hành các văn bản ở tầm chiến lược về cải cách tư
pháp, cải cách hành chính cũng là một vấn đề trọng tâm trong nội dung quản
lý nhà nước bằng pháp luật; chuyển hướng chiến lược từ ưu tiên cho hoạt
động xây dựng pháp luật sang ưu tiên tập trung hoàn thiện pháp luật gắn với tổ
chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

2. Tăng cường đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước đi đôi với công tác phòng, chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu

Ngày 11/12/2021, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam
đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức Hội thảo Hội thảo cấp
quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Triển
khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã đưa
vào Chương trình làm việc nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đề án “Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030,
định hướng đến năm 2045”. Đây là một Đề án quan trọng, góp phần quyết
định đối với thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong giai
đoạn tới đây.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những quan điểm, tư tưởng về Nhà nước
pháp quyền được hình thành, phát triển phong phú, toàn diện trong thời kỳ
cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Những giá trị cốt lõi và đặc trưng cơ
bản của Nhà nước pháp quyền đã được C.Mác, Ph.Ăng-ghen kế thừa và phát
triển sâu sắc theo quan điểm khoa học và cách mạng, nhất là xây dựng một
nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân, một
hệ thống pháp luật dân chủ, triệt để giải phóng con người, bảo vệ quyền con
người.

11
Ở Việt Nam, ngay từ những buổi đầu thành lập Nhà nước công nông đầu tiên,
tư tưởng xây dựng một Nhà nước kiểu mới “trăm điều phải có thần linh pháp
quyền”, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được hình thành. Từ những
giá trị phổ biến về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
được kiểm chứng trong quá trình phát triển của các nhà nước trên thế giới;
nhất là xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới,
Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) đã chính thức xác định Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do
Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
mà chúng ta xây dựng; Hiến pháp năm 2013 (Điều 2) khẳng định: “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Để hiện thực hóa chủ trương, quan
điểm trên, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để định
hình rõ hơn và tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Nhờ đó đến nay, hệ thống pháp luật của chúng ta đã được hoàn thiện một
bước cơ bản; vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú
trọng. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày
càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp
xếp lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quyền con người,
quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Có thể thấy, ở
nước ta những giá trị tiến bộ, nhân văn của Nhà nước pháp quyền XHCN từng
bước được thực hiện, góp phần quan trọng bồi đắp, củng cố niềm tin của Nhân
dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi
sáng của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Đảng ta cũng đã thẳng thắn chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý
đất nước trong tình hình mới”. Biểu hiện cụ thể là: Hệ thống pháp luật còn
một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực
tiễn. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân
dân chưa được phát huy mạnh mẽ. Việc chấp hành pháp luật nhìn chung chưa
nghiêm; kỷ cương, phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ; việc bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn hạn chế. Bộ máy chính quyền ở một số
12
nơi còn quan liêu; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Cải cách bộ máy nhà
nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn chậm. Hiệu lực,
hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước chưa cao.

Do đó, Thủ tướng đề nghị Hội thảo làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn đang đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam; đề xuất được những giải pháp mới, có tính đột
phá, giúp Ban Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu đưa vào Đề án trình Ban Chấp
hành Trung ương vào cuối năm 2022; đồng thời tin tưởng với sự tham gia
trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà
quản lý, cán bộ làm công tác thực tiễn, Hội thảo sẽ thu được nhiều kết quả tích
cực.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận, làm rõ và
sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với nhiệm vụ
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đề xuất những
giải pháp mới, có tính đột phá, giúp Ban Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu đưa vào
Đề án, trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm
2030, định hướng đến năm 2045. Việc xây dựng Đề án là nhiệm vụ quan trọng
mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra. Khi được hoàn thiện và triển
khai thực hiện, Đề án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước, bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp và pháp luật
của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam.

C. PHẦN KẾT LUẬN


Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước bằng pháp luật bao quát các
vấn đề cốt lõi, cơ bản trên cơ sở vận động và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin về xây dựng một nhà nước hợp hiến hợp pháp; về nhà nước pháp
quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; về nhà nước pháp quyền kiểu mới
của dân, do dân và vì dân phải là nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả;

13
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước bằng pháp luật có ý nghĩa về
lý luận và thực tiễn sâu sắc, đem lại nhiều bài học quý giá cho Đảng và nhân
dân ta. Giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước bằng
pháp luật đương, đang và sẽ tiếp tục soi sáng quá trình xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên thực tế việc xây dựng, quản lý và hoàn thiện nhà nước bằng pháp luật
là một quá trình khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có
bước đi vững chắc để đáp ứng được tình hình mới của đất nước trong quá
trình hội nhập và phát triển, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân
chủ; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc; làm cho vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho
bậc đại học hệ không chuyên Lý luận chính trị), Nxb. CTQG ST, Hà
Nội, 2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.51, tr.29-30.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr.8.
4. TS. Nguyễn Đinh Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XI, nguyên Bộ trưởng
Bộ Tư pháp, Bàn về lập hiến, Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt
Nam.

5. Đỗ Đức Minh, Hệ thống “sắc lệnh” – nguồn luật chủ yếu của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giai đoạn 1945 – 1946,
Báo Nhân dân, 2017.
6. Nguyễn Thu An, Luận án tiến sĩ luật học “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền – Những quan điểm cơ bản và giá trị kế
thừa trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Khoa
14
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.
7. https://dangcongsan.vn/thoi-su/nhung-tien-bo-cua-nha-nuoc-phap-
quyen-xhcn-gop-phan-cung-co-niem-tin-cua-nhan-dan-599404.html

15

You might also like