Cách S D NG N y Nha Khoa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÁCH SỬ DỤNG NẠY NHA KHOA

1. Cách cầm nạy


 Nạy được cầm gọn trong lòng bàn tay, ở phần tay cầm của nạy. Mở bàn
tay phải, ngữa bàn tay, đặt nạy vào lòng bàn tay ở vị trí tay cầm. Ngón
tay trỏ duỗi thẳng ra đặt dọc theo cán nạy, 4 ngón còn lại ôm lấy tay
cầm của nạy.
 Nếu là nạy Winter (phần cán và lưỡi nạy vuông góc với tay cầm) thì
phần cán nạy được đi ra ở kẽ giữa ngón tay trỏ và ngón giữa, các ngón
tay ôm lấy tay cầm của nạy.
 Các loại nạy khác có cách cầm riêng cho từng loại sao cho thuận tiện khi
sử dụng.
2. Cách sử dụng nạy:
- Sử dụng nạy:
+ Tiến trình nhổ răng thường được bắt đầu với việc sử dụng nạy thẳng, nạy
thẳng được dùng để: tách biểu mô bám dính. làm giãn rộng XỎR. lung lay
răng. bẩy để lấy răng ra.
+ Vị trí đặt nạy: là gốc ngoài gần hoặc gốc ngoài xa của răng cần nhổ.
+ Tác dụng lưỡi nạy là chêm sâu vào khoảng dây chằng nha chu, ép chân răng
về bên đối diện, làm dãn XOR về bên ngược lại, đứt DCNC và bẩy lấy răng
ra.
+ Nạy thẳng: lưỡi nạy được chọn phù hợp với răng cần nhổ, sao cho lưỡi nạy
ôm sát bề mặt chân răng. Nạy được đặt nghiêng một gốc 450 so với trục của
răng.
+ Nạy cong: Tùy theo hình dạng và tác dụng của lưỡi nạy mà có cách sử dụng
khác nhau. Hoặc lưỡi nạy được đặt giống như nạy thẳng hoặc lưỡi nạy được
đặt phù hợp với hình dạng cấu tạo và tác dụng riêng của nó.
- Kiểm sóat lực: điều quan trọng là phải kiểm soát được lực đặt lên nạy, đặc
biệt là lưỡi nạy. Sao cho lưỡi nạy thực hiện được yêu cầu tác dụng của nó
trong từng giai đoạn và mục đích khi nhổ răng. Co ́ hai loại lực thường được
sử dụng trong nhổ răng bằng nạy:
- Lực chêm: + Khi đặt nạy vào đúng vi ̣ tri ́ khe nướu ấn nạy xuống sẽ tạo
lực thẳng đứng từ trên xuống làm đứt phần BMBD tách nướu ra khỏi răng. +
Khi đặt nạy vào đúng vị trí giữa chân răng và XOR (khoảng DCNC), dùng
lực ấn nạy xuống, nạy sẽ chui sâu vào khoảng DCNC + ép chân răng về bên
đối diện và ép XOR theo hướng ngược lại, làm giãn XOR. + Lực chêm còn có
tác dụng đẩy răng đi ngược với hướng chêm làm răng có khuynh hướng đi ra.
- Lực đòn bẩy: Áp dụng qui tắc đòn bẩy loại 3. + Sau khi nạy len được vào
khoảng DCNC, lưỡi nạy nằm giữa chân răng và XOR, vào đủ sâu để đảm bảo
khi đó lưỡi nạy tác dụng lực hiệu quả lên chân răng. + Mặt trong của lưỡi nạy
tác dụng lực lên chân răng thì mặt ngoài của lưỡi nạy tựa lên XOR, tạo lực tác
dụng lên chân răng theo nguyên tắc đòn bẩy loại 3 để bẩy răng lung lay và bẩy
răng ra.
+ Đối với nạy cong lực khi tác dụng tay cầm của nạy theo chiều hướng này thì
lực tác dụng lên lưỡi nạy theo chiều hướng khác. Thí dụ lực xoay ở tay cầm
và cán nạy sẽ tạo lực đòn bẩy loại 3 ở lưỡi nạy. + Lực quá mạnh và không
kiểm soát được nạy sẽ gây ra trượt nạy có thể làm tổn thương răng bên cạnh
hoặc tổn thương những cấu trúc lân cận hoặc những cấu trúc ở xa, đôi khi gây
ra những tổn thương trầm trọng cho BN.
+ Những lực tác dụng không đúng như:
 Lực quá mạnh và không kiểm soát đúng sẽ làm gãy chân răng đang nhổ
hoặc vỡ XOR.
 Lực đặt không đúng vị trí sẽ gây chấn thương với răng bên cạnh.
 Lực đặt lên bề mặt chân răng sẽ tạo lực đẩy về phía chóp chân răng làm
chân răng đang nhổ chui vào những cấu trúc bên dưới.

You might also like