TRÍCH RẠCH ÁP Xe

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRÍCH RẠCH ÁP-XE (NG.

TẮC, KỸ THUẬT VÀ XỬ LÝ TAI


BIẾN)
- Đa số các áp-xe vùng miệng và hàm mặt thường có nguyên nhân từ răng, mô quanh
răng: áp-xe quanh chóp, áp-xe nha chu, tai biến mọc răng khôn, chấn thương.
- Cũng có nguyên nhân từ viêm nhiễm khác như tuyến bả, mô mềm vùng hàm mặt.
- Tùy độc tính của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể nhiễm khuẩn có thể tụ lại tại chỗ
hoặc lan rộng.
1. Nguyên tắc rạch áp-xe: - Chỉ rạch khi áp-xe đã có sự tụ mủ, đường rạch nên
tránh vùng giải phẫu nguy hiểm như mạch máu TK. - Đối với vùng hàm mặt còn chú
ý thẩm mỹ và dẫn lưu được mủ.
2. Kỹ thuật
- BN ngồi trên ghế nha khoa với tư thế giống như khi nhổ răng.
- Đối với những BN nặng như áp-xe lan tỏa ở những vị trí sâu nên thực hiện việc
trích rạch trong phòng mổ với các phương tiện cấp cứu và hồi sức.
Xác định vị trí áp-xe
- Nhìn cho biết vị trí áp-xe, độ rộng, sự lan tỏa, da (niêm mạc) phủ bên trên, nơi
mỏng nhất của da (niêm mạc) của khối áp-xe,…- Sờ với cảm giác các đầu ngón tay.
Nơi tụ mủ thường mềm có cảm giác phập phồng. Ước lượng độ lớn của áp-xe. -
Chọc dò thử nếu áp-xe ở sâu khó xác định được vị trí có thể dùng dùng kim chọc
hút thử nên thử với nhiều hướng để tìm vị trí ổ mủ. Không nên sử dụng kim chọc dò
có đường kính quá nhỏ mủ khó thoát ra được.
Vô cảm: - Nếu có thể được nên gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ nhưng xa vùng ổ mủ
vì gây tê tại chỗ qua vùng có ổ mủ thì không hiệu quả. - Gây mê trong trường hợp
áp-xe lan tỏa rộng quá sâu, các áp-xe sàn miệng hoặc dưới hàm, ở trẻ con.
Đường rạch
 Nên ở vị trí tụ mủ thấp nhất để dẫn lưu dễ dàng. Tuy nhiên ngày nay có nhiều
quan điểm cho rằng đường rạch nên nằm trên vùng mô lành và ở nơi thấp nhất
bóc tách đến ổ mủ để quá trình lành thương được tốt hơn, ít để lại sẹo xấu.
 Đường rạch nên đủ dài để mủ có thể thoát ra dễ dàng và chú ý thẩm mỹ . -
Đường rạch đủ sâu tới được ổ mủ
 Đường rạch ngoài da nên theo các nếp nhăn của da. - Cần chú ý đến vấn đề thẩm
mỹ và sẹo để lại sau này.
 Đường rạch nên cố gắng chọn đường trong miệng.
 Nếu rạch ngoài da nên chọn những nơi khuất, khó nhìn và đường rạch khi khâu
đóng nên trùng hoặc song song với nếp nhăn da mặt.
Bóc tách: - Dùng kẹp cong không mấu bóc tách mô dưới da hay niêm mạc để đi vào
ổ mủ khi tách bóc cần nhẹ nhàng và đi vào từng lớp. - Cần thiết phải cố định ổ mủ,
hướng đi của kẹp bóc tách phải hướng đến ổ mủ.
-Dùng khay hứng lấy dịch thoát ra từ ổ mủ để quan sát và làm kháng sinh đồ.
Dẫn lưu: - Có thể dẫn lưu bằng chỉ nylon, cat gut đối với các áp-xe nhỏ - Lá cao su có
thể cắt ra từ găng tay,
- Gạc tẩm betadine và ống cao su có đục nhiều lỗ nhỏ dọc thành ống. - Dẫn lưu được
thực hiện trong vòng 24
– 48 giờ. Tuy nhiên đối với những áp-xe lớn có thể dẫn lưu từ 5 – 7 ngày.
3. Theo dõi và xử lý tai biến
- Khi làm phẫu thuật vào vùng sâu dễ chạm vào mạch máu lớn (khoang bên
hầu, sau hàm…): chỉ rạch đứt da, tách và luồn kẹp cầm máu từ từ cho đến khi ổ mủ,
khi có mủ chảy ra thì dừng lại.
- Theo dõi nhiễm khuẩn: cấy máu, cấy mủ, làm kháng sinh đồ. Kháng sinh theo
kháng sinh đồ.
- Bơm rửa hàng ngày dẫn lưu mủ và thay dẫn lưu
- Bệnh tiến triển tốt khi dẫn lưu hết mủ, nhổ răng nguyên nhân, kháng sinh.

You might also like