Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Vật liệu Cu2O được tổng hợp từ việc khử dung dịch CuSO4 chúng ta có thể dễ

dàng thực hiện. Mặt khác, glucozơ được sử dụng như một chất khử thân thiện
với môi trường và thường được sử dụng để chế tạo vật liệu nano.
Với điều kiện hòa tách đồng nồng độ H 2SO4 4M, nồng độ H2O2 15%, tỷ lệ rắn -
lỏng là 0,025 và nhiệt độ 40° C, thì thu được hiệu suất tách đồng là 71,64% sau 1
giờ và đạt 100% sau 2 giờ.Quá trình tổng hợp Cu2O được nghiên cứu qua
nghiên cứu trên thông qua khảo sát ảnh hưởng của môi trường pH và cách thực
hiện tổng hợp Cu2O. Các hạt nano Cu2O được điều chế thành công theo các
phương pháp với độ tinh khiết và độ tinh thể của các phương pháp có khác
nhau. Phương pháp tổng hợp Cu2O là cho từ từ dung dịch CuSO 4 vào dung dịch
gồm NaOH và glucozơ thì vật liệu Cu 2O thu được có độ tinh khiết và độ kết
tinh cao. Cu2O được tổng hợp thành công nhất trong điều kiện môi trường kiềm
có pH = 12 khi sử dụng tiền chất CuSO 4 với sự có mặt của D-glucozơ thấy hạt
nano Cu2O được tạo thành tương đối đồng đều và độ tinh khiết cao.
Phương pháp có nhiều ưu điểm như sau, sử dụng rác thải điện tử để sản xuất
đồng(I) oxide giúp giảm lượng rác thải và tận dụng tài nguyên, giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường do việc tiêu thụ và xử lý các chất độc hại đồng thời còn tiết
kiệm năng lượng bởi lẽ so với quá trình khai thác mới đồng từ mỏ, việc tái chế
từ rác thải điện tử có thể tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu. Tuy nhiên cần
đầu tư chi phí và công nghệ cao để phân tách xử lý rác thải điện tử đặc biệt là
các loại rác thải phức tạp. Quy trình tái chế đồng(I) oxide từ rác thải điện tử có
thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao.

You might also like