Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP 6

Câu 1. Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là
A. chlorine. B. bromine. C. iodine. D. fluorine.
Câu 2. Chất nào dưới đây có enthalpy tạo thành chuẩn khác không?
A. N2(g). B. Cl-(aq). C. Br2(l). D. Mg(s).
Câu 3. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. acid. D. base.
Câu 4. Ở điều kiện thường, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da?
A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.
2-
Câu 5: Số oxi hoá của carbon và oxygen trong C2O4 lần lượt là:
A. +3, -2. B. +4, -2. C. +1, -3 D. +3, -6
Câu 6. Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

Câu 7: Cấu hình electron của ion Cl là
A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p64s1. C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 8: Chất hoặc dung dịch nào sau đây không phản ứng với Cl2?
A. NaI. B. O2. C. CaBr2. D. H2.
Câu 9: Đâu là công thức của Iodic acid?
A. HI B. HIO C. HIO3 D. HIO4
Câu 10: Giản đồ dưới đây thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học.

Năng Chất ban đầu


lượng
Sản phẩm

Tiến trình phản ứng

Hình 5.7. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học
Cho các phản ứng sau:

(1) CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O; (2) 2H2 + O2 2H2O; (3) C + O2 CO2.
Phản ứng nào phù hợp với giản đồ trên?
A. Phản ứng (1) và (2). B. Phản ứng (2) và (3).
C. Phản ứng (1), (2) và (3). D. Không phản ứng nào.
Câu 11: Nước Gia-ven được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy là do nước Gia-ven có tính
A. oxi hóa mạnh. B. oxi hóa yếu. C. khử mạnh. D. khử yếu.
Câu 12: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng
A. cấu hình electron lớp ngoài cùng. B. số lớp electron.
C. số electron độc thân. D. tính oxi hóa mạnh.
Câu 13. Dẫn từ từ khí chlorine qua bình đựng KI có chứa sẵn hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch hiện màu xanh. B. Dung dịch có màu trắng.
C. Có kết tủa màu vàng nhạt. D. Dung dịch hiện màu vàng.
Câu 14. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của NaCl(s)?
A. Na s) + 1/2Cl2(g)  NaCl(s). B. NaCl(s)  Na+(aq) + Cl(aq).
C. Na+(aq) + Cl(aq)  NaCl (s). D. 2Na (s) + Cl2(g)  2NaCl(s).
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.
B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.
C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.
D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu.
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Muối iodine là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước Javel.
B. Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. Các muối AgI, AgF không tan trong nước.
D. Fluorine có tính oxi hóa yếu hơn chlorine
Câu 18: Các phản ứng khác nhau thì
A. tốc độ phản ứng khác nhau
B. tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.
C. tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.
D. tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.
Câu 19: Kí hiệu và đơn vị của tốc độ phản ứng là
A. kí hiệu là ν, đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thời gian.
B. kí hiệu là v , đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thời gian.
C. kí hiệu là ν, đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thể tích.
D. kí hiệu là v , đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thể tích.
Câu 20: Phản ứng 3H2 + N2 → 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?
A. Bằng ½ B. Bằng 3/2 C. Bằng 2/3 D. Bằng 1/3
Câu 21: Chọn phát biểu đúng: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học
A. tùy thuộc thời điểm xảy ra phản ứng
B. tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm
C. không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất trong phản ứng.
D. phụ thuộc vào cách viết hệ số tỉ lượng của phản ứng
Câu 22: Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. Toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
B. Thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
C. Toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
D. Thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
Câu 23: Phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?
A. Cho mẩu đá vôi vào dung dịch HCl.
B. Nhiệt phân Mg(OH)2 thì thu được MgO màu trắng.
C. Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra.
D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thấy có kết tủa trắng.
Câu 24: Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ phản ứng nào sau đây sẽ bị thay đổi?
A. CaCO3 (s) + 2HCl(aq)  CaCl2 (aq) + CO2 (g) + 2H2O(aq).
B. CaCO3 (s) CaO(s) + CO2(g).
C. H2(g) + Cl2(g) 2HF(g).
D. 2Al(s) + Fe2O3 (s) Al2O3 (s) + 2Fe(s).
Câu 25 : Đốt nóng đỏ một sợi dây iron rồi đưa vào bình khí chlorine. Mô tả nào dưới đây là chính xác về hiện
tượng quan sát được?
A. Dây iron không cháy.
B. Dây iron cháy yếu rồi tắt ngay.
C. Dây iron cháy âm ỉ rất lâu
D. Dây iron bùng cháy, sinh ra khí màu nâu đỏ
Câu 26: Cho một miếng đá vôi và một lọ dung dịch HCl 1 M, thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nào
sau đây sẽ thu được lượng CO2 lớn nhất trong một khoảng thời gian xác định?
A. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, không đun nóng.
B. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.
C. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1 M, không đun nóng.
D. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1M, đun nóng
PHẦN TRẮC NGHIỆM CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG/SAI
Câu 27: Thí nghiệm 1: Cho 100 mL dung dịch acid HCl vào cốc (1), sau đó thêm một mẫu kẽm và đo tốc độ
khí H2 thoát ra theo thời gian.
Thí nghiệm 2 (lặp lại tương tự thí nghiệm 1): 100 mL dung dịch acid HCl khác được cho vào cốc (2) rồi cũng
thêm một mẫu kẽm vào và lại đo tốc độ khí hydrogen thoát ra theo thời gian.
Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí hydrogen ở cốc (2) nhanh hơn ở cốc (1).
Những yếu tố nào sau đây có thể dùng để giải thích hiện tượng mà bạn đó quan sát được?
A. Phản ứng ở cốc (2) nhanh hơn nhờ có chất xúc tác. S
B. Lượng kẽm ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2). S
C. Acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2). Đ
D. Kẽm ở cốc (2) được nghiền nhỏ còn kẽm ở cốc (1) ở dạng viên. Đ
Câu 28: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín : NO(g) + O2( g)⇌NO2( g) =−115 kJ
a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng và v = k.[NO].[O2] S
b) Khi nén hỗn hợp khí NO và O2 ở áp suất cao, phản ứng xảy ra nhanh hơn Đ
c) Phản ứng này là phản ứng thu nhiệt S
d) Tốc độ phản ứng sẽ tăng 3 lần khi giữ nguyên nồng độ của NO và tăng Nồng độ của O2 lên 3 lần Đ
Câu 29: Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine.
A. Dung dịch nước chlorine gồm nước; hydrochloric acid (HCl); hypochlorous acid (HClO) và chlorine. Đ
B. Trong phản ứng này chorine đóng vai trò chất oxi hoá
C. Hiện tượng thu được là giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Nhưng ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến
mất. Đ
D. Giấy quỳ mất màu là do chlorine có tính oxi hoá mạnh. S
Câu 30: Cho các phát biểu về tốc độ phản ứng sau
A. Tốc độ của phản ứng hoá học chỉ có thể được xác định theo sự thay đổi nồng độ chất phản ứng theo thời
gian. S
B. Tốc độ của phản ứng hoá học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo
thời gian. S
C. Theo công thức tính, tốc độ trung bình của phản ứng hoá học trong một khoảng thời gian nhất định là không
thay đổi trong khoảng thời gian ấy. Đ
D. Dấu “−” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá
trị của tốc độ phản ứng không âm. Đ
Câu 31: Cho phản ứng đơn giản: H2 + I2 → 2HI
Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu ( CH2 và CI2) được lấy khác nhau và xác định được
tốc độ tạo thành HI trong 20 giây đầu tiên, kết quả cho trong bảng sau

A. Tốc độ phản ứng tức thì giảm dần theo thời gian
B. Áp suất có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
C. Tốc độ phản ứng có giá trị bằng tốc độ tạo thành HI
D. Hằng số tốc độ phản ứng K có giá trị bằng 125 M-1s-1 Đ
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 32: Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn:
CH4 (g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O (l) = -890,36 kJ
CaCO3 (s) → CaO (s) + CO2 (s) = 178,29 kJ
Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo
2 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. 7.2 g

Câu 33: Cho 1,2 gam kim loại A hoá trị II tác dụng hết với khí Cl 2 thu được 4,75 gam muối. Xác định kí hiệu
hóa học của kim loại A A là Mg.
Câu 34: Enzyme catalase phân huỷ hydrogen peroxide thành oxygen và nước nhanh gấp khoảng 10 7 lần sự
phân huỷ khi không có xúc tác. Giả sử một phản ứng không có xúc tác phân huỷ một lượng hydrogen peroxide
mất 360 ngày, hãy tính thời gian (theo giây) cho sự phân huỷ cùng một lượng hydrogen peroxide đó khi sử
dụng enzyme catalase làm xúc tác 3.11s
Câu 35: Để điều chế khí chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate
(KMnO4) tác dụng với hydrogen chloride (HCl).
a) Viết phương trình phản ứng. 2KMnO4 + 16HCl -> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
b) Giả sử lượng khí chlorine sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9,96 muối KX (X là một nguyên tố
halogen) thu được 4,47 gam một muối duy nhất. Xác định công thức phân tử của muối KX.
2 KX + Cl2 => 2KCl + X2
9.96 / (39+X) = 4.47 / (39+35.5)
X = 127 (I)

You might also like