Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BIỆN PHÁP THI CÔNG

Ngày 26 tháng 08 năm 2023

Khách hàng Vietnam Agribusiness Limited

Dự án 3D Level monitoring solution for Silo A2

Số tham chiếu 260823.VAL.TT.SOP.001

1
I. Table of Contents
I. Mô tả dự án...............................................................................................................3
II. Nội dung công việc thực hiện.................................................................................3
1. Tổng quan hệ thống đo mức dạng 3D................................................................4
1.1. Phần cứng......................................................................................................4
1.2. Sơ đồ đấu nối thiết bị.....................................................................................5
1.3. Tọa độ dự kiến lắp đặt cho Silos A2..............................................................6
1.4. Hệ thống mạng cho 6 Silo..............................................................................6
2. Phần mềm.................................................................................................................7
2.1. MultiVision Software.........................................................................................7
3. An toàn....................................................................................................................10
3.1. Trang thiết bị bảo hộ lao động.........................................................................10
3.2. Kế hoạch cứu hộ..............................................................................................10
3.3. Sơ cấp cứu........................................................................................................11
3.4. Hỗ trợ cá nhân.................................................................................................11
3.5. Thiết bị cứu hộ RA...........................................................................................12
3.5.1. Đặc tính hiện trường.................................................................................12
3.5.2. Kế hoạch cứu hộ.......................................................................................12
III. Biện pháp thi công...............................................................................................18
1. Kiểm tra...............................................................................................................18
1.1. Kiểm tra dây leo chuyên dụng.....................................................................18
1.2. Kiểm tra dây đai an toàn..............................................................................19
1.3. Mũ bảo hộ.....................................................................................................19
1.4. Kiểm tra phần cứng......................................................................................19
1.5. Khóa dây leo (Ascender)..............................................................................20
2. Các yêu cầu về an toàn.......................................................................................20
2.1. An toàn làm việc trên cao............................................................................20
2.2. Trước khi tiến hành công việc.....................................................................21
2.3. Tiếp cận........................................................................................................21
2.4. Vị trí dây cứu sinh và lắp đặt.......................................................................22
VI. Tiến độ dự kiến....................................................................................................29
V. Dụng cụ thi công....................................................................................................29
VI. Đánh giá các mối nguy hại..................................................................................33
1. Làm việc trên cao.................................................................................................33
2. Làm việc trong phòng sạch..................................................................................34
3. Hàn cắt.................................................................................................................34

2
I. Mô tả dự án

Hiện hữu nhà máy Vietnam Agribusiness Limited (VAL) đang có nhu
cầu sử dụng thiết bị đo mức dạng 3D, có thể xác định mức liệu trong các silo,
tính toán thể tích chính xác lượng liệu trong silo, và công cụ giúp mô phỏng bề
mặt vật liệu bên trong silo.

Hình 1: Các thiết bị đo thông thường không thể tính toán chính xác
cho các yêu cầu này

Để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả cho hệ thống tự động hóa trong nhà
máy, yêu cầu đặt ra một hệ thống đo đạt mức của 6 silo đậu nành một cách
chính xác nhằm xác định trạng thái đầy hoặc thiếu hụt cần bổ sung nguyên liệu
mà các thiết bị đo đơn điểm thông thường không thể xác định.

II. Nội dung công việc thực hiện

 Thực hiện gia công support cho cảm biến MVL trên các Silo.
 đi đường dây cáp điện kết nối các MVL về bộ controller.

3
 Tiến hành lập trình cho các thiết bị trong hệ thống đo đếm bằng phần
mềm chuyên dụng.
 Lập trình nhận tín hiệu từ MVL hiển thị lên SCADA (nếu yêu cầu)

1. Tổng quan hệ thống đo mức dạng 3D

1.1. Phần cứng


MVL model cung cấp thiết bị đo mức và thể tích một cách chính xác dự
trên góc quét 80%.

Thiết bị đo MVL có khả năng mô phỏng mặt phẳng bên trong Silo thông
qua máy tính. Chức năng này thật sự cần thiết cho các loại vật liệu phân bổ
không đều và ngẫu nhiêu trong thời gian ngắn trong Silo.

Hình 2: 3D Level Scanner

Trong khi đó, không khí trước khi đưa vào dàn lạnh AHU sẽ đều được
lọc qua bộ phận tiền lọc, thường là dạng lọc thô và lọc túi (Bộ phận này nên vệ
sinh một cách thường xuyên).

4
Mỗi một MVL scanner sẽ đo 60 điểm trên mặt phẳng nó quét qua để xác
định vật liệu trung bình và các điểm mức cần thiết cho hình ảnh đồ họa 3D
chính xác.

Do kích thước của Silo gần 31m nên phải dùng tối thiểu 3 MVL scanner
để phân tích bề mặt bên trong Silo (vị trí lắp đặt như hình 4). Thông tin từ các 3
MVL sẽ được thu thập và tổng hợp bởi một bộ controller có ngõ ra là RS485 có
khả năng kết nối trực tiếp với máy tính để mô phỏng và hiển thị bề mặt lên màn
hình giám sát. Như vậy tổng cộng mỗi Silo chúng ta cần 3 scanner và 1 bộ
Controller để giám sát. Hiện hữu nhà máy có 6 Silo nên số lượng là 18 APM
Level Scanner và 6 bộ controller.

Xem video mô phỏng hoạt động của hệ thống tại: Đây

Hình 3: Chi tiết kết nối hệ thống

1.2. Sơ đồ đấu nối thiết bị

5
1.3. Tọa độ dự kiến lắp đặt cho Silos A2

1.4. Hệ thống mạng cho 6 Silo

6
2. Phần mềm

2.1. MultiVision Software

3D MultiVision cho phép đánh giá bề mặt chất rắn và bột dạng khối
thuộc bất kỳ loại hoặc kích thước nào được chứa trong Silo theo thời gian thực.
Ứng dụng cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các hoạt động cần thiết để
quản lý nhà máy và liệu trong Silo.

7
APM 3D MultiVision cho phép sử dụng một chức năng trên các nhóm
Silo, thâm chí thông qua nhiều vị trí khác nhau. 3D MultiVision hoạt động kết
hợp với 3D MVL scanner để thu thập dữ liệu từu tất cả các silo được giảm sát
trong toàn bộ nhà máy để kết hợp và tạo ra phân tích, báo cáo khác nhau

Hình 3: Tính năng Log option – biểu đồ khoảng cách (m), thể tích (%),
SNR(db), nhiệt độ (oC)

8
Người quản lý và nhân viên vận hành với các cấp ủy quyền thích hợp có thể
xem dữ liệu ở bất kỳ đâu trên một mạng Lan, Wan hoặc Wifi chung.

Hình 4: Giao diện giám sát , mô phỏng bề mặt bên trong Silo

9
Bên dưới là location report được mô phỏng với đế silo dạng phẳng và
miệng cấp liệu ở giữa silo. Dựa trên tính toán cho hệ thống này, sai số ước
tính < 5%.

Hình 4: bố trí và tính toán các thành phần trong hệ thống đo 3D Level Scanner

3. An toàn

3.1. Trang thiết bị bảo hộ lao động

Hiện tại do các mái của Silo dạng nón, khá trơn, dốc và nguy hiểm do đó
bắt buộc phải có các dụng cụ an toàn đi kèm trong quá trình thi công như dây
bảo hộ và tiếp cận bằng phương pháp đặc biệt – Rope Access (RA)

Các thành viên leo đây sẽ phải trang bị dây đai và thiết bị phù hợp cho
công việc leo dây. Ngoài ra còn trang bị thêm đồ bảo hộ cá nhân như:

 Mũ bảo hộ có quai cằm.


 Găng tay.
 Kính bảo hộ.

10
 Giày bảo hộ.
 Quần áo bảo hộ.
 Các trang thiết bị yêu cầu khác từ khách hàng

Dụng cụ hay thiết bị có trọng lượng tối đa cho phép là 8kg, nhân viên leo
dây có thể mang theo trực tiếp hoặc từ móc khóa chuyên dụng. Đối với duung
cụ có trọng lượng trên 8 kg sẽ được mang theo bởi một hệ thống dây khác. Các
dụng cụ hay thiết bị trong mọi trường hợp phỉa được neo dẫn không để dịch
chuyển tự do trên không

Dây leo phải được bảo vệ bằng dụng cụ bảo vệ dây nhằm tránh những hư
hỏng có thể xảy ra. Dây leo được bảo quản trong túi chuyên dụng. Nếu mối
nguy hư hại cho dây cho ở mức độ cao, kỹ thuật viên leo dây sẽ phải đảm bảo
an toàn bằng việc cài đặt thêm hệ thống dây leo phụ.

3.2. Kế hoạch cứu hộ

Phương pháp leo dây cho phép kỹ thuật viên tự do di chuyển theo chiều
dọc để có thể thực hiện các công việc mà bình thường chúng ta khó tiếp cận
được, điều đó cũng có nghĩa khả năng giải thoát ứng cứu cho các kỹ thuật viên
leo dây cũng rất khó khăn. Nếu họ không có khả năng và không thể tự giúp
mình thì những người còn lại trong đội sẽ phải có trách nhiệm giải cứu họ.
Trang bị đầy đủ thiết bị để phục vụ công tác ứng cứu là yêu cầu bắt buộc phải
có ngay khi bắt đầu công việc. Kỹ thuật ứng cứu phải được thiết lập tại mọi vị
trí làm việc. Phương pháp ứng cứu thực tiễn yêu cầu các nguyên tắc cơ bản cho
việc sơ cứu tại chỗ như cấp cứu khi ngừng thở, mất máu…

Người giám sát leo dây được yêu cầu có kiến thức và kỹ năng cứu hộ để
đáp ứng các yêu cầu cho mọi trường hợp đảm bảo có khả năng cứu hộ cho
người khác và cho chính mình. Tuy nhiên việc giải cứu phải tuân theo các bước
trong quy trình. Nếu cso một trường họp cứu hộ xảy ra, một người trong đội
ứng cứu phải ứng trực tại đó để liên lạc trực tiếp với người bị nạn, trong khi đó
một người khác chịu trách nhiệm đi thông báo cho nhân viên an toàn công

11
trường. Công tác cưu shooj cần thực hiện càng nhanh càng tốt nhưng không
vượt khỏi các quy định an toàn. Người bị nạn được giải cứu trong điều kiện
nahnh nhất có thể để sơ cấp cứu cho nạn nhân tránh tình trạng xấu hơn xảy ra.
Biện pháp cứu hộ thực tế còn dựa trên tình huống bị njan của nạn nhân.

3.3. Sơ cấp cứu

Tham khảo từ bảng thông tin an toàn cho mọi công tác sơ cấp cứu.

Yêu cầu tại vị trí làm việc phải có một túi cứu thương với đầy đủ dụng cụ
và thiết bị sơ cấp cứu tương ứng với số lượng nhân viên trên công trường do
khách hàng cung cấp.

Khách hàng nên cắt cử một nhân viên y tế ứng trực cho công tác sơ cấp
cứu.

Số lượng nhân viên sơ cấp cứu phải tương ứng với số lượng người lao
động ngoài công trường.

3.4. Hỗ trợ cá nhân

Khách hàng sẽ hỗ trợ cho việc cung cấp các điều kiện cho các nhu cầu
thiết yếu. trên công trường việc hỗ trợ tối thiểu dựa trên số lượng công nhân làm
việc, việc trợ cấp bao gồm:

 Nhà vệ sinh
 Nhà tắm, giặt
 Phòng thay đồ và tủ cất đồ cá nhân
 Khu vực nghỉ ngơi

3.5. Thiết bị cứu hộ RA

12
3.5.1. Đặc tính hiện trường

 Luôn thiết lập hệ thống giàn cứu hộ tại khu vực dự kiến làm việc.
Trong trường hợp không áp dụng được phương án ứng cứu thứ cấp
(cứu hộ co giật), thì hệ thống cứu hộ đã sẵn sàng và luôn trong tư thế
chuẩn bị ứng phó.
 Tất cả các Kỹ thuật viên của IRATA đều được đào tạo ở các cấp độ
nhất định về các kỹ thuật cứu hộ. Người giám sát tiếp cận dây sẽ được
chỉ định làm người cứu hộ với kiến thức được đào tạo về cứu hộ thích
hợp.
 Trong tình huống ứng cứu, người giám sát truy cập IRATA sẽ là
người điều tiết trong mọi tình huống.
 Kỹ thuật cứu hộ phải được thực hiện dựa trên tài liệu này.

3.5.2. Kế hoạch cứu hộ

 Theo báo cáo của kỹ thuật viên cần giải cứu, người giám sát IRATA
RA hiện đang phụ trách tại địa điểm làm việc và đảm nhận quyền
kiểm soát quá trình cứu hộ.
 Khi điều này được thực hiện, Người giám sát / người phụ trách sẽ
cảnh báo cho khách hàng về tình hình đang diễn ra thông qua bộ đàm /
điện thoại.
 Người giám sát tiếp cận IRATA RA sẽ đánh giá ai là người có thẩm
quyền ở vị trí tốt nhất trên độ cao hoặc trên mặt đất để xác định kế
hoạch cứu hộ.
 Các dịch vụ tiếp theo sau đó sẽ tiếp nhận một khi sự cố được giải
quyết một cách an toàn và chính xác.
 Hệ thống cứu hộ treo:

13
Mô tả kế 1. hệ thống hạ / kéo cứu hộ phải được lắp đặt trước khi thực hiện.
hoạch cứu 2. Trong tình huống cứu nạn khẩn cấp, hệ thống hạ / kéo được thiết lập sẵn sẽ
hộ nhân được sử dụng để nâng trọng lượng nạn nhân và nạn nhân phải được hạ xuống
viên không một cách có kiểm soát với khả năng quản lý thương vong tốt đến độ cao và khu
còn khả vực an toàn.
năng nhận
thức.

14
Hệ thống
treo

Giải cứu co 1. Bị nạn trong tư thế leo lên.

giật 2. Người cứu hộ sẽ leo lên sợi dây an toàn của người bị nạn với thiết bị dự
phòng của mình trên sợi dây làm việc cho nạn nhân. khi tiếp cận người bị
nạn, người cứu hộ nên xem xét để kiểm tra tình trạng của nạn nhân đường
thở, tuần hoàn ... Chảy máu
3. Gắn dây buộc vào nạn nhân để cho phép bạn di chuyển thiết bị dự phòng
của mình đến vị trí phía trên nạn nhân, sau đó tiếp tục đi lên phía trên nạn
nhân khoảng 0,5 mét và chuyển sang tư thế đi xuống
15
4. Leo xuống nạn nhân và gắn dây kết nối ngắn với nạn nhân và cố định
phần phụ kiện thứ cấp, sau đó tháo thiết bị dự phòng nạn nhân khỏi dây.
Cài đặt thiết bị dự phòng cho nạn nhân bên trên thiết bị dự phòng của
người cứu hộ bằng dây carabineer
5. Trước khi mở khóa cứu hộ, luôn sử dụng phanh carabiner để tạo thêm lực
cản.
6. Hạ xuống từ từ một cách có kiểm soát bằng cách sử dụng phanh
carabineer và tránh bất kỳ chuyển động giật nào có thể gây sốc với tải
trọng (người) và giám sát người bị nạn một cách sát sao.
7. Trước khi mở khóa cứu hộ, luôn sử dụng phanh carabiner để tạo thêm lực
cản.
8. Nếu có khả năng nạn nhân bị chấn thương do hệ thống treo, hãy hạ xuống
điểm mà chân của bạn ở mặt đất nhưng nạn nhân vẫn bị treo, tháo dây nịt
của bạn khỏi carabineer xuống và bước ra xa.

16
9. Người bị nạn sẽ được tạm giữ cố định cho đến khi có sự xuất hiện của đội

phản ứng khẩn cấp.

Giải cứu nạn Người cứu hộ sẽ leo lên dây an toàn của nạn nhân bằng thiết bị dự phòng của
nhân khi leo mình trên dây làm việc của nạn nhân. Khi tiếp cận người bị nạn, người cứu hộ
xuống cần xem xét để kiểm tra tình trạng của đường thở, nhịp thở, tuần hoàn ... Chảy
máu.

1. Nếu có khả năng nạn nhân bị chấn thương do hệ thống treo, hãy hạ xuống
điểm mà chân của bạn ở mặt đất nhưng nạn nhân vẫn ở tư thế treo, tháo dây nịt
của bạn khỏi carabineer xuống và bước ra xa.

2. Hạ nạn nhân xuống và dây kế nối ngắn cho nạn nhân và cố định phụ kiện thứ
cấp, sau đó tháo thiết bị dự phòng nạn nhân từ dây

3. sHạ nạn nhân từ từ cho đến khi anh ta được treo lơ lửng với người cứu hộ và
gắn carabineer ở bụng người bị nạn cho người cứu hộ để quản lý vết thương
tốt.
17
4. Trước khi mở khóa an toàn, sử dụng phanh carabineer để tạo lực cản và ma
sát.

5. đu xuống từ từ và sử dụng phanh, tránh bất kỳ các chuyển động giật nào có
thể gây quán tính lên người thực hiện và giữ chắc người bị nạn.

6. Nếu có khả năng xảy ra thương vong do chấn thương do hệ thống treo, hãy
hạ xuống một điểm mà bạn đang ở trên mặt đất nhưng nạn nhân vẫn ở tư thế
treo, hãy tháo dây nịt của bạn từ thanh carabineer xuống và bước ra xa.

7. Người bị nạn sẽ được tạm giữ cố định cho đến khi có sự xuất hiện của đội
phản ứng khẩn cấp.

18
III. Biện pháp thi công

1. Kiểm tra

Trước khi tiến hành công việc leo dây tiếp cận phải kiểm tra đặc tính an
toàn của các thiết bị.

Giám sát/ kỹ thuật viên leo dây tiếp cận có trách nhiệm kiểm tra tất cả các
thiết bị trước khi làm việc. công nhân cũng hỗ trợ kỹ thuật viên thực hiện việc
kiểm tra khi có thể.

Hình 5: kiểm tra thiết bị an toàn trước khi thực hiện

1.1. Kiểm tra dây leo chuyên dụng

Bao gồm kiểm tra dây thừng, điểm neo, nút htawst dây, lắp đặt thiết bị
bảo vệ dây thừng ở các vị trí gờ, rìa – cạnh.

Dây thừng phải đảm bảo tình trạng tosots, không bị xoắn, tưa. Đường
kính dây thừng nằm trong khoảng từ 10-12,5mm. chiều dài thông thường nằm
trong khaongr 200m. tuy nhiên có thể cắt ngắn tùy theo yêu cầu công việc. Dây
thừng phải có khả năng chịu lực tối thiểu 18kN

19
Ngay lập tức thay dây thừng nếu phát hiện có bất cứ hư hỏng hay có
người bị rơi khi sử dụng dây thừng này.

Trong leo đây tiếp cận có 2 loại neo là neo cố định và neo tạm thời. Neo
cố định phải được kiểm định hằng năm bởi cơ quan có chức năng. Neo tạm thời
đòi hỏi phải phải do giám sát leo dây tiếp cận tính toán thiết kế, lắp đặt và kiểm
tra mới được phép đưa vào sử dụng.

Kiểm tra và đảm dây thừng được gắn các thiết bị bảo vệ ở những vị trí có

dây thừng có thể bị hư hỏng.

Hình 6: thiết bị bảo vệ dây thừng

1.2. Kiểm tra dây đai an toàn

Đảm bảo dây đai an toàn được mang đúng, chặt và kết nối phù hợp.
Không được sử dụng dây đai có đấu hiệu bị hư hỏng, sứt mẻ nào.

1.3. Mũ bảo hộ

Lựa chọn mũ phù hợp với khôn đầu và cài quai thích hợp. Mũ bảo hộ sử
dujgn trong leo đây tiếp cận là loại mũ đặc biệt không có tán ở phái trước, cũng
như có thể lắp đặt các thiết bị phụ trợ đi kem như kính chắn, mặt nạn hàn,…

1.4. Kiểm tra phần cứng

Kiểm tra chức năng của các khóa kết nối và các thiết bị làm việc

20
Đảm bảo các khóa kết nối sử không bị hư hỏng, méo mó hay mài mòn.
Carabiner phải có chốt khóa và tối thiểu chịu được lực 22,2 KN.

Sử dụng đúng thiết bị descender. Thiết bị descender sử dụng trong công


nghiệp phải có phanh hãm. Kiểm tra chức năng của thiết bị trước khi đưa vào sử
dụng.

1.5. Khóa dây leo (Ascender)

Sử dụng Ascender để người làm việc có thể leo dây. Thông thường
Ascender được thiết kế để làm việc trên dây thẳng đứng hoặc góc cao hơn 45
độ.

Trong trường hợp phải di chuyển từ dây này sang dây khác thì người ta
thiết kế Ascender dành cho góc độ nhỏ hơn. Người làm việc trên dây phải chú ý
để ngăn ngừa những tình huống phát sinh do Ascender có thể bị tách rời khi góc
dây nhỏ hơn thiết kế

Hình 7: Trang bị khóa dây leo Ascender.

2. Các yêu cầu về an toàn

2.1. An toàn làm việc trên cao

21
Khi làm việc trên cao, vị trí làm việc cần đảm bảo an toàn không có
chướng ngại trong suốt quá trình làm việc.

Đảm bảo môi tkrờng lànịyiậc phải thích hợp và an toàn để kiểm soát việc
leo dây tiếp cân, chống rơi rớt, trượt ngã. Vận hành thủ công được yêu cầu tối
thiểu và tuân thủ theo quy trình leo dây.

Kế hoạch cửu hộ cứu nạn phải được lập ra với miêu tả đầy đủ các yêu
cầu, biện pháp, hành động, trách nhiệm của các bộ phận và ban hành tới tất cả
các nhân viên dự án.

Tuân thủ tất cả các quy định hiện hành khi làm việc trên cao.

2.2. Trước khi tiến hành công việc

 Tiến hành nhận diện và phân tích mối nguy để tìm phương án thực
hiện công việc phù hợp.
 Chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
 Chuẩn bị giấy phép làm việc
 Thực hiện các biện pháp cô lập về điện hay dòng công nghệ có thể ảnh
hưởng đến công việc leo dây tiếp cận.
 Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và nguồn lực phù hợp cho công việc
 Kiểm tra an toàn các thiêt bị dụng cụ sử dụng cho công việc leo đây
tiếp cận như hướng dẫn bên trên.
 Chuẩn bị túi để vận chuyển vật liệu, dụng cụ.
 Kiểm tra tình trạng khu vực làm vieejcc trước khi tiến hành công việc.
 Barricade xung quanh khu vực làm việc, ngăn ngừa phương tiện hay
người vô phận sự đi vào khu vực nguy hiểm.
 Kiểm tra điều kiện thời tiết, đặc biệt là tốc độ gió.
 Lắp đặt thiết bị bảo vệ chống té ngã tại vị trí tiếp cận với khu vực neo.

2.3. Tiếp cận

22
Công việc tiếp cận sẽ bắt đầu từ việp.xác định các điểm neo dây an toàn ở
kết cấu thép của sàn thao tác trên mái Silo, kỹ/thuật viên leo dầy,theo hướng
dẫn từ nhân viên nhà máy sẽ tiến hành tiếp cận mái của Silo và tìm những vị trí
neo dây an toàn chắc chắn để tiến hành tạo điểm neo.

2.4. Vị trí dây cứu sinh và lắp đặt

Hệ thống cứu hộ sẽ sử dụng cùng một sợi dây và các điểm neo như thiết
lập để thực hiện nhiệm vụ tliẹố yêu cầu vì dây cứu sinh được chuẩn bị sẵn sàng
và sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thiết lập kế hoạch cứu sinh sẽ được ưu
tiên trước.

Sẽ có 02 sợi dây được bố trí trong toàn bộ thười gian làm việc

 Dây làm việc


 Dây dự phòng

Tất cả các dây này có thể và sẽ được sử dụng nếu cần thiết để thực hiện
cứu hộ. Sẽ có chuyên gia giám sát leo dây giám sát liên tục trong khi kỹ thuật
viên leo dâ thực hiện công việc.

Kế hoạch thực hiện:

 Kỹ thuật viên leo dây IRATA sử dụng đây điểm neo để cài đặt điểm
neo tại kết cấu sàn thao tác trên mái Silo
 Các kỹ thuật viên leo dây IRATA sẽ chuẩn bị dây đai an toàn, các
móc khóa, dây chống rơi cho công cụ, dụng cụ khi làm việc trên cao
dựa trê kỹ thuật IRATA đã được đào tạo
 Các kỹ thuật viên leo dây sẽ leo xuoogns các vị trí làm việc từ khu vực
điểm neo dây, Mỗi kỹ thuật viên sử dụng một hệ thống gồm hai dây:
một dây dự phòng và một dây làm việc. Hai dây này có cấu tạo và tải
trọng như nhau
 Toàn bộ thiết bị, dụng cụ phải đượcc buộc dây chống rơi để đảm bảo
an toàn

23
Hình 8: Làm việc trên mái Silo sử dụng phương phpas leo dây tiếp cận

 Xác định 03 vị trí cần lắp đặt cảm biến trên mái Silo và làm dấu
 Trong quá trình thi công, việc cắt mái tôn được thực hiện bởi kéo
(kích thước 210x210), hạn chế tối đa sử dụng cưa hoặc máy cắt do
phát sinh tia lửa, chỉ được sử dụng để làm mỏng các bề mặt phía
trên nóc Silo. Trường hợp mái tole dày, phải dùng phương pháp
khoan với nhiều điểm tạo thành một đường tròn đường kính tối
thiểu 200mm. Công tác tưới nước trong quá trình khoan phải diễn
ra liên tục để tránh tia lửa xuất hiện.

24
 Sau khi khoét được lỗ trên mái tôn, tiến hành đặt mảng tôn mới đã

được gia công mặt bích lên trên lỗ hở. (như hình 6)
Hình 9: lắp đặt mảng tole gia công mặt bích lên khu vực vừa cắt
 Sau khi lắp đặt mặt bích cho các 3DLevel Scanner, những chi tiết
cơ khí tiếp nối giữa mái Silo và cơ cấu lắp đặt 3DLevel Scanner sẽ
được trám lại bởi vật liệu chống thấm Sika gốc PU, có tính giản nỡ,
chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao
 Các vị trí lắp đặt trên mỗi Silo được thể hiện theo hình 4.

IV. BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÔNG VIỆC

STT NỘI DUNG MỐI NGUY BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Xe vận chuyển vật tư Tai nạn giao thông trong quá - Di chuyển đúng theo hướng

tập kết và di chuyển trình di chuyển xe tại nhà dẫn của bản chỉ dẫn và tuân

vào nhà máy máy thủ tốc quy định theo biển
báo.
1 - Di chuyển đúng làn đường
quy định

Va quẹt thiết bị trong quá - Quan sát kỹ khu vực xung


trình vận chuyển quanh trong quá trình di
chuyển

2 Vận chuyển vật tư tới Té ngã, va vấp - Vật tư được sắp xếp gọn

vị trí lắp đặt gàng, ngăn nắp


- Di chuyển lên cầu thang cẩn

25
thận theo quy tắc ba điểm.

Rơi vật tư, dụng cụ thi công - Vật tư khi di chuyển phải

từ trên cao được để gọn gàng và ràng


buộc cẩn thận và chắc chắn
chắc chắn
- Ràng buộc cẩn thận và chắc
chắn đối với các vật tư kéo
từ dưới đất lên vị trí lắp đặt.
- Cách ly khu vực làm việc
bằng dây cảnh báo.

Chấn thương, kẹt tay hoặc - Đối với vật nặng (lớn hơn

chân trong khi quá khiêng 25kg) hoặc cồng kềnh thì

vác phải 2 người khiêng


- Sử dụng bao tay trong quá
kình khiêng, vác vật tư.

3 Lắp đặt lắp đặt máng Trầy xước - Sử dụng đúng loại dụng cụ,

cáp và ống luôn dây thiết bị và thao tác đúng theo

cho thiết bị điện hướng dẫn sử dụng


- Sử dụng bao tay để thực hiện
công việc

Té từ trên cao, va vấp - Dây cứu sinh phải được


kiểm tra trước khi sử
dụng để đảm bảo chắc
chắn
- Dây phải đuợc móc vào
điểm cố định và chắc
chắn
- Nhân sự phải là nguời
đuợc đào tạo thi công
bằng biện pháp RA
- Trang bị đầy đủ các thiết
bị hỗ trợ cho việc thi

26
công trên cao bằng
phuơng pháp RA
- Sử dụng quy tắc 3 điểm
khi lên xuống thang
- Đồ đặt phải để gọn gang
trong quá trình làm việc

Cháy nổ - Thực hiện khoan và khóec


lỗ bằng phương pháp nguội
- Trong quá trình thực hiện
lắp đặt support, khoan lỗ
trên dầm H, phải tưới nước
trong suốt quá tình thực hiện
để tránh phát sinh nhiệt.

Rơi vật tư, dụng cụ thi công - Vật tư khi di chuyển phải

từ trên cao được để gọn gàng và ràng


buộc cẩn thận và chắc chắn
chắc chắn.
- Thực hiện xiếc bulong phải
cẩn thận.
- Ràng buộc cẩn thận và chắc
chắn đối với các vật tư kéo
từ dưới đất lên vị trí lắp đặt.
- Cách ly khu vực làm việc
bằng dây cảnh báo.

Điện giật - Dây điện nối dài <30m, và


phải được kiểm tra dán tem
AT trước khi sử dụng.
- Thiết bị điện di động phải
được kiểm tra dán tem AT
trước khi sử dụng
- Chỉ sử dụng ổ cắm điện
220VAC có lắp RCBO

27
(<=30mA)

Tháo nắp máng và Va vấp, té ngã từ trên cao, - Nhân sự phải đuợc đào tạo

kéo dây nguồn và tín vật rơi từ trên cao trèo cao theo phương pháp

hiệu RA
- Phải kiểm tra dây trước khi
sử dụng
- Dây móc phỉa được neo vào
điểm cố định và chắc chắn
trong quá trình làm việc
- Sử dụng nguyên tắc 3 điểm
khi lên và xuống thang.
- Vật tư được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp
- Cách ly khu vực làm việc
bằng dây cảnh báo

Trầy xước - Sử dụng Tool đúng theo


hướng dẫn sử dụng
- Sử dụng bao tay để thực hiện
công việc

Điện giật - Sử dụng bao tay trong qua


trình kéo dây
- Kéo dây ở máng tín hiệu
- Kiểm tra rò điện của máng
trước khi thực hiện công
việc kéo dây
- Thao tác cẩn thận tránh trầy
xước dây.

Va vấp, té từ trên cao, vật rơi - Nhân sự phải đuợc đào tạo

từ trên cao trèo cao theo phương pháp


RA
- Phải kiểm tra dây trước khi
sử dụng

28
- Dây móc phỉa được neo vào
điểm cố định và chắc chắn
trong quá trình làm việc
- Vật tư được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp
- Vật tư được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp
- Cách ly khu vực làm việc
bằng dây cảnh báo

5 Lắp đặt cảm biến 3D Va vấp, té từ trên cao, vật rơi - Nhân sự phải đuợc đào tạo

Scanner trên mái Silo từ trên cao trèo cao theo phương pháp

A2 RA
- Phải kiểm tra dây trước khi
sử dụng
- Dây móc phỉa được neo vào
điểm cố định và chắc chắn
trong quá trình làm việc
- Sử dụng nguyên tắc 3 điểm
khi lên và xuống thang.
- Vật tư được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp
- Cách ly khu vực làm việc
bằng dây cảnh báo
- Di chuyển trên mái tôn nhẹ
nhàng và đúng vào các điểm
chắc chắn

Trầy xước - Sử dụng đúng Tool và đúng


hướng dẫn
- Sử dụng bao tay trong quá
trình thực hiện công việc

Cháy nổ - Thực hiện khoan và khóec


lỗ bằng phương pháp nguội

29
- Trong quá trình thực hiện
cắt mái tôn phải tưới nước
lên vị trí cắt trong suốt quá
trình thực hiện
- Hàn cắt tạo ra tia lửa phỉa
thực hiện ở tại Workshop

Đấu nối điều khiển Chạm chập điện - Kiểm tra lại đường dây có
6 chạm chập trước khi đấu nối
cho 3D Scanner - Đấu nối đúng chân + và –

Chạy thử hệ thống Chạm chập điện, cháy nổ - Giám sát Thiên Tân dung

điện đồng hồ kiểm tra chạm chập


7
trước khi cấp nguồn điện

Dọn dẹp công trường Té ngã, va vấp - Vật tư được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp

8 Bụi - Đeo khẩu trang khi dọn dẹp

Rác thải nguy hại - Phân loại rác thải


- Để rác thải đúng nơi quy
định của nhà máy

VI. Tiến độ dự kiến

Thời gian dự
STT Nội dung
kiến

1 Thiết kế chi tiết và thống nhất với khách hàng. Tuần 1

2 Tiến hành mua hàng. Tuần 8-10

Lắp đặt máng điện, lắp đặt cơ cấu lắp 3DLevel Scanner,
3 Tuần 11
lắp đặt thiết bị lên cơ cấu

4 Lắp đặt tủ điện, kéo dây, và tiến hành đấu nối cho tất cả Tuần 11

30
các 3DLevel scanner

Config các 3DLevel scanner và controller, cài đặt phần


5 Tuần 12
mềm lên máy tính quan sát của nhà máy và chạy thử

V. Dụng cụ thi công

STT Nội dung Hình ảnh các dụng cụ

Nón, giày BHLD, kính BHLD, áo BHLD


có phản quang

1 Trang bị BHLD cá nhân

Găng tay bảo hộ, găng tay


3
hàn, găng tay len

31
4 Nón hàn

6 Tủ điện công trình

7 Bình chữa cháy

32
8 Bạt chống cháy

9 Máy móc phải có các thiết


bị an toàn như tay cầm,
cạc te,

Sử dụng phích cắm công


nghiệp.

Máy phải được đánh số


máy để dẽ kiểm soát

33
1 Chai khí phải có xe đẩy và
1 được ràng cột chắc chắn.

Dây điện, ổ điện


1
nguồn sử dụng các đầu nối
2
công nghiệp theo quy định

34
1 Đồ nghề dụng cụ có
3 thừng đựng gọn gàng.

VI. Đánh giá các mối nguy hại

1. Làm việc trên cao

Các mối nguy có thể xảy ra:

 Té ngã.
 Rơi rớt vật từ trên cao.

Biện pháp:

 Bố trí bảng công trường và dây cảnh báo tại khu vực thi công.
 Bố trí nhân viên giám sát.
 Sử dụng các thiết bị an toàn như dây an toàn, mũ bảo hộ có quay ….
 Sử dụng giàn giáo có kiểm định khi thi công tại các khu vực trên cao
không có sàn thao tác.

2. Làm việc trong phòng sạch

Các mối nguy có thể xảy ra:

 Ảnh hưởng đến vi sinh.


 Rơi rớt các thiết bị vào các tank.

Biện pháp:

 Trang bị giày sạch, trùm tóc, khẩu trang cho tất cả các nhân viên khi vào
khu vực thi công.
 Không mang trang sức và các vật dụng cấm vào phòng sạch.
35
 Sử dụng các vật tư thi công đúng quy chuẩn ( sử dụng các vật liệu để lồng
khí khi hàn đúng theo yêu cầu kỹ thuật).
 Bố trí nhân viên giám sát.

3. Hàn cắt

Các mối nguy có thể xảy ra:

 Cháy nổ
 Bụi bẩn
 Vỡ đá

Biện pháp:

 Sử dụng bạc chống cahsy cho khu vực hàn cắt


 Cô lập khu vực thi công bằng bạc sạch
 Bố trí bình chữa cháy
 Bố trí người giám sát, giám sát 30 phút sau khi thi công

36

You might also like