Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Chương 1: Tổng quan về tổ chức và định mức lao động

I. Bản chất của tổ chức định mức lao động


1. Khái niệm
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của
chính bản thân, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Sức lao động là khả năng lao động của con người, là tổng hợp khả năng thể lực và trí lực của mỗi cá
nhân mà họ vận dụng được trong quá trình lao động.
- Theo điều 3, Luật LĐ 2012: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động
làm việc theo hợp đồng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động.
- Người lao động được phân nhóm theo các tiêu chí sau:
+ Theo dạng sản phẩm của lao động:
 LĐ sản xuất vật chất
 LĐ không sản xuất vật chất.
+ Theo vị trí lao động trong quá trình sản xuất:
 Lao động trực tiếp: LĐ công nghệ, LĐ phụ trợ, LĐ phục vụ.
 Lao động gián tiếp: LĐ quản lý, LĐ phục vụ quản lý.
+ Theo mức độ phức tạp của lao động:
 Lao động phức tạp: LĐ kĩ thuật, LĐ có nghề, LĐ đã qua đào tạo.
 Lao động giản đơn: LĐ phổ thông, LĐ k có nghề, LĐ chưa qua đào tạo.
+ Theo tính chất sử dụng các chức năng lao động: LĐ trí óc, LĐ chân tay
+ Theo nguồn gốc sử dụng năng lượng vận hành công cụ LĐ:
 LĐ thủ công
 LĐ nửa cơ giới
 LĐ cơ giới
 LĐ hệ thống máy- thiết bị tự động hóa
+ Theo tính chất của quan hệ lao động
 LĐ tự do (tự sản xuất-kinh doanh)
 LĐ làm thuê (làm công ăn lương)
+ Theo tính chất của hiệp tác lđ:
 LĐ cá nhân
 LĐ tập thể

- Lao động luôn được diễn ra theo quy trình. Quá trình lao động bao gồm tổng thể các hoạt động lao
động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh nhất định.
- Quá trình lao động là 1 hiện tượng kinh tế xã hội, vì thế nó luôn được xem xét trên 2 mặt: mặt vật
chất và mặt xã hội
+ Về mặt vật chất, bất kỳ quá trình lao động nào muốn tiến hành đều phải bao gồm 3 yếu tố:
 Bản thân LĐ
 Đối tượng LĐ
 Công cụ LĐ
Con người sử dụng công cụ LĐ để tác động lên đối tượng LĐ để thỏa mãn nhu cầu bản thân họ.
+ Về mặt xã hội: được thể hiện ở sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với
nhau trong quá trình lao động.
-Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản
của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt
được mục đích chính của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức lao động khoa học là TCLĐ dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và
điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa
trên những thành tựu của KHKT, những kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến nhằm đạt NSLĐ cao
và SXKD có hiệu quả phát triển toàn diện người lao động.
- TCLĐKH khác với TCLĐ không phải ở nội dung mà ở phương pháp, cách thức giải quyết và mức
độ phân tích khoa học các vấn đề.
- TCLĐKH chính là TCLĐ ở trình độ cao hơn so với TCLĐ hiện tại của DN.

2. Sự khác nhau giữa tổ chức lao động và tổ chức sản xuất


- Quá trình lao động là quá trình tác động của con người lên đối tượng lao động, là tổng thể những
hoạt động của con người nhằm hoàn thành 1 nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh nhất định, được thể hiện
tại từng nơi làm việc.
- QTSX được thực hiện trên cơ sở 1 tổng hợp trọn vẹn các QTLĐ, mà mỗi QTLĐ trong đó chỉ là 1
giai đoạn nhất định trong việc chế tạo ra sản phẩm. Một số trường hơp QTSX không chỉ gồm có tác
động của con người lên đối tượng LĐ mà còn có cả tác động của lực lượng tự nhiên. Do vậy QTSX
bao gồm tổng thể nhất định các QTLĐ và quá trình tự nhiên, giữa chúng có 1 mối liên hệ mật thiết
với nhau, có tính đồng nhất về mục đích cuối cùng của sản xuất.
- Quá trình sản xuất vật chất là 1 thể thống nhất của 3 yếu tố cơ bản: đối tượng, công cụ và bản thân
lao động. Nhiệm vụ của tổ chức sản xuất là tổ chức sử dụng hợp lý nhất lao động sống (sức lao động)
và các yếu tố vật chất của sx (công cụ và đối tượng lao động)
- Do vậy sự khác biệt giữa TCLĐ và TCSX được biểu hiện:
+ TCLĐ là 1 hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của người lao động. Đối
tượng của TCLĐ chỉ bao gồm LĐ sống- yếu tố cơ bản nhất của QTSX.
+ TCSX là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng đầy đủ nhất toàn bộ nguồn lđ và các điều kiện vật
chất- kĩ thuật của DN đảm bảo QTSX được liên tục ổn định, nhịp nhàng và đạt hiệu quả kinh tế. Đối
tượng của TCSX là cả 3 yếu tố của QTSX. Theo nghĩa rộng, TCSX bao gồm các vấn đề:
 Tổ chức quá trình sx
 Quản lý sx
 Kế hoạch hóa sx
 Tổ chức lao động
=> Như vậy, TCLĐ giữ vị trí quan trọng trong TCSX do vai trò quan trọng của NLĐ trong QTSX
quyết định. Cơ sở kỹ thuật có hiện đại đến đâu nhưng thiếu sự hoạt động có mục đích của con người
thì cũng không tiến hành được. Do đó không ngừng nâng cao trình độ TCLĐ là vấn đề đặt ra với tất
cả DN, tổ chức thuộc các ngành, lĩnh vực của các nên kinh tế quốc dân trong mọi thời kỳ phát triển
kinh tế- xã hội.

3. Nội dung, phương hướng của TCVĐMLĐ


 Nội dung
- Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý, phù hợp với thành tựu khoa học và
kỹ thuật hiện đại, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật
của NLĐ nhằm thúc đẩy tăng NSLĐ nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.
- Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến nhằm giúp cho người lao
động đạt NSLĐ cao nhưng giảm nhẹ lao động và tăng cường an toàn lao động.
- Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc: thiết kế, trang bị, bố trí, …
- Cải thiện điều kiện lao động
- Hoàn thiện định mức LĐ: nghiên cứu các dạng và điều kiện áp dụng trong thực tiễn, các phương
pháp để xây dựng các mức lđ có căn cứ
- Tổ chức LĐ cho LĐ trong lĩnh vực quản lý SXKD theo hướng giảm tỷ lệ LĐ qly trong tổng số LĐ
 Phương hướng
- TCLĐ hướng tới sự phát triển cá nhân, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng LĐ và người LĐ
- Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, bộ phận, cá nhân => tận dụng lợi thế so sánh, khai thác
tối đa các khả năng có thể làm được.
- Thu hút, động viên sự tham gia của những NLĐ vào hoạt động chung, quá trình quản lý. - ĐMLĐ
được quan tâm và phát huy để sử dụng lao động tốt hơn
- Tăng cường xây dựng các tiêu chuẩn về định mức kĩ thuật LĐ.

4. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của TCLĐ


- Mục đích:
 Đạt kết quả lao động cao
 Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động
 Phát triển toàn diện NLĐ
- Ý nghĩa:
+ Về mặt kinh tế:
 Nâng cao NSLĐ và hiệu quả SXKD nhờ tiết kiệm chi phí LĐ sống và sử dụng có hiệu quả các tư liệu
sx hiện có.
 Sử dụng nguồn vốn hợp lý
 Thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật và công nghệ.
+ Về mặt xã hội:
 Giảm nhẹ áp lực cho người lđ, tăng cường an toàn LĐ tại nơi làm việc, đảm bảo sức khỏe và phát
triển toàn diện NLĐ
 Thúc đẩy tinh thần tự ký luật LĐ
 Loại trừ yếu tố môi trường có hại cho NLĐ
=> Như vậy, mặt kinh tế và xã hội luôn thống nhất với nhau trong mỗi biện pháp TCVĐMLĐ. Mỗi
biện pháp hoàn thiện TCVĐMLĐ chỉ có thể đưa vào áp dụng khi nó có tác dụng thúc đẩy tăng NSLĐ
nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về sức khỏe, an toàn cho NLĐ, đồng thời phát triển con người
toàn diện cả ở hiện tại và tương lai
- Nhiệm vụ:
 Nhiệm vụ kinh tế: sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn đầu vào (LĐ sống, máy móc thiết bị)
 Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ sức khỏe và duy trì khả năng
làm việc của NLĐ.
 Nhiệm vụ xã hội: Nâng cao trình độ văn hóa- kĩ thuật cho NLĐ, hướng tới phát triển toàn điện cá
nhân NLĐ thông qua tăng cường mức độ hấp dẫn của LĐ và biến LĐ thành nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống.
Chương 2: Cơ sở về phương pháp của Tổ chức và Định mức lao động trong DN
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận hợp thành.
1. Khái niệm và phân loại QTSX
1.1 Khái niệm
- QTSX là quá trình khai thác, chế biến 1 sản phẩm nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, trong đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về hình dáng, kích thước, tính chất lý hóa, cơ
học hoặc vị trí không gian để trở thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
- QTSX bao gồm quá trình tự nhiên và quá trình lao động
+ Quá trình tự nhiên là quá trình làm biến đổi đối tượng lao động dưới tác động của tự nhiên không
có sự tham gia trực tiếp của con người.
+ Quá trình lao động là quá trình dùng sức lao động và công cụ lao động tác động vào đối tượng lao
động làm biến đổi đối tượng LĐ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.

1.2 Phân loại


- Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm sx:
+ QTSX chính ( làm ra sp chính)
+ QTSX phụ
- Theo loại hình sx:
+ QTSX đơn chiếc
+ QTSX hàng loạt nhỏ
+ Sx hàng loạt vừa
+ Sx hàng loạt lớn
+ Sx hàng khối
- Theo tính chất nguyên liệu được dùng: chế biến gỗ, chế biến lương thực, gia công kim loại, ...
- Theo tính chất liên tục của quá trình:
+ QTSX liên tục: là QTSX mà trong đó, sự biến đối của nguyên liệu và lấy thành phẩm ra tại 1 nơi
làm việc xảy ra liên tục hoặc sau những khoảng thời gian nhất định.
+ QTSX gián đoạn: Là quá trình mà sau khi sản xuất xong 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 khối
lượng sản phẩm thì phải có sự gián đoạn (ngừng máy) để đỡ sản phẩm ra và chất nguyên liệu vào
nhằm tiếp tục sản xuất ra sản phẩm tiếp theo.
- Theo đặc điểm công nghệ: QTSX lý học, hóa học, sinh học, ...
- Theo vị trí trong nền sản xuất- xã hội: Khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối
- Theo trình độ kĩ thuật hóa:
+ Quá trình thủ công (quá trình = tay): sử dụng năng lượng cơ bắp của NLĐ hoặc súc vật
để tác động vào đối tượng LĐ
+ Quá trình nửa cơ giới (tay- máy) : sử dụng 1 phần năng lượng cơ bắp của NLĐ hoặc của
súc vật và 1 phần năng lượng tự nhiên tác động vào đối tượng.
+ Quá trình cơ giới( máy ): sử dụng hoàn toàn năng lượng tự nhiên tác động vào đối tượng,
con người chỉ điều khiển máy móc
+ Quá trình tổ hợp máy- thiết bị: sử dụng hoàn toàn năng lượng tự nhiên và năng lượng hóa học,
sinh học tác động vào đối tượng. NLĐ điều chỉnh diễn biến của quá trình trong thiết bị.
+ Quá trình tự động hóa: sử dụng năng lượng tự nhiên để tác động vào đối tượng lđ và máy
móc thiết bị tự điều khiển sự vận hành theo chương trình đã lập sẵn. Chức năng của NLĐ
bao gồm việc điều chỉnh máy, quan sát máy hoạt động, khắc phục sự cố.
+ Còn trong quá trình nửa tự động hóa , ngoài những chức năng trên, còn có việc cung cấp nguyên
liệu ( hoặc bán thành phẩm) và lấy sản phẩm đi.
- Theo sự tổ chức của quá trình sản xuất:
+ QTSX cá nhân
+ QTSX tập thể

1.3 Ý nghĩa của việc phân loại


- Giúp cho NLĐ và người quản lý thấy được tính chất lặp lại của chu kỳ sản xuất ra sp, dịch vụ
- Làm rõ tính chất và nội dung lao động
- Cho thấy các điều kiện lao động cần thiết để đảm bảo cho QTSX diễn ra nhịp nhàng và liên tục
- Tìm hiểu được các hao phí thời gian để hoàn thành công việc

2. Sự phân chia quá trình sx thành các bộ phận hợp thành


- Quá trình sản xuất được phân chia thành các công đoạn sản xuất. Công đoạn sản xuất là quá trình
sản xuất bộ phận, thực hiện 1 giai đoạn công nghệ nhất định trong quá trình sản xuất sản phẩm, làm
cho đối tượng lao động đạt tới 1 mức độ gia công nhất định.
- Quá trình công nghệ là quá trình trong đó đối tượng lao động được biến đổi về hình dáng, kích
thước, tính chất lý hóa, cơ học thành các linh kiện, bộ phận của sản phẩm. Đây là quá trình trực tiếp
làm biến đổi đối tượng LĐ, là bộ phận quan trọng nhất của QTSX
- Quá trình phục vụ là quá trình không trực tiếp làm biến đổi đối tượng lao động nhưng không thể
thiếu để các quá trình công nghệ có thể được hoàn thành.
- Công đoạn sản xuất được chia thành các bước công việc
- Bước công việc (nguyên công LĐ) là 1 bộ phận của công đoạn sản xuất bao gồm các công việc kế
tiếp nhau, được tách ra để giao cho một hoặc 1 nhóm người LĐ có trình độ chuyên môn nhất định, sử
dụng công cụ LĐ tác động lên đối tượng LĐ và được tiến hành nhất định tại 1 nơi làm việc.
+ Đặc trưng của BCV là sự cố định của 3 yếu tố: Người lao động, đối tượng lao động và nơi làm
việc. Nếu 1 trong 3 yếu tố đó thay đổi sẽ tạo thành 1 BCV mới.
+ Phạm vi của BCV được xác định tùy thuộc vào công nghệ sx, loại hình sx, trình độ và phương thức
tổ chức lao động.
+ Mỗi bước công việc đều được xem xét trên 2 giác độ: Mặt công nghệ và mặt lao động.
 Mặt công nghệ: Giai đoạn chuyển tiếp và bước chuyển tiếp
 Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc , đặc trưng bởi sự cố
định của 3 yếu tố: bề mặt gia công, dụng cụ, chế độ làm việc Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp là
có thể hoàn thành tại 1 nơi làm việc riêng biệt, có nghĩa là có thể tách ra thành 1 bước công việc độc
lập. Giai đoạn chuyển tiếp được phân thành các bước chuyển tiếp. Bước chuyển tiếp là 1 phần việc
như nhau, lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp. Mỗi phần việc đó được giới hạn bằng sự bóc đi
lớp vật liệu khỏi bề mặt gia công của chi tiết. VD: Trong giai đoạn chuyển tiếp tiện thô, nếu dao cắt
bề mặt chi tiết gia công 2 lần, mỗi lần t= 2mm thì giai đoạn tiện thô gồm có 2 bước chuyển tiếp.
 Đặc trưng của bước chuyển tiếp là tính lặp đi lặp lại của phần việc như nhau, giới hạn của mỗi bước
chuyển tiếp là mỗi lần bóc lớp vật liệu khỏi bề mặt đối tượng gia công. VD: trong quá trình cắt gọt
kim loại, bước chuyển tiếp là 1 lần di chuyển dụng cụ cắt trên bề mặt gia công, nếu dao cắt 3 lần thì
giai đoạn có 3 bước chuyển tiếp.
 Mặt lao động: Thao tác, động tác, cử động.
 Thao tác là tập hợp các hoạt động của người lao động có nội dung và trình tự xác định nhằm thực
hiện 1 mục đích nhất định về công nghệ. Thao tác lao động là bộ phận hợp thành của BCV được đặc
trưng bởi tính mục đích. Có 2 loại thao tác: thao tác chính và thao tác phụ
 Động tác là 1 bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của người lao
động.
 Cứ động là 1 bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thay đổi 1 lần vị trí các bộ phận cơ thể của người
lao động. Có 21 cử động cơ bản.
+ Việc chia nhỏ BCV thành các bộ phận về mặt lao động phụ thuộc vào loại hình sản xuất.
 Trong loại hình sx hàng khối và hàng loạt lớn: BCV chia thành thao tác, đối với các thao tác thường
lặp lại được chia ra các động tác, cử động.
 Trong loại hình sx hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, các thao tác được kết hợp thành nhóm thao tác.
- Ý nghĩa của việc phân chia QTSX thành các bộ phận hợp thành
+ Phân tích khoa học QTSX cả về mặt công nghệ và lao động
+ Đưa ra các biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm
+ Dự kiến kết cấu và trình tự hợp lý các hoạt động thực hiện các BCV
+ Nghiên cứu các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến
+ Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
+ Xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.

II. Phân loại hao phí thời gian làm việc


1.Mục đích phân loại hao phí thời gian.
- Nghiên cứu hiện trạng tổ chức lao động và việc sử dụng thời gian làm việc, phát hiện đầy đủ nhất
những lãng phí thời gian làm việc và các nguyên nhân gây ra
- Xác định mức độ cần thiết và hợp lý của những loại hao phí thời gian khi thực hiện công việc
- Nghiên cứu và phân tích đầy đủ nhất thời gian sử dụng thiết bị trong mối quan hệ tương hỗ với thời
gian làm việc của người lao động
- Xác định hao phí lao động thực hiện công việc và các yếu tố thành phần của nó
- Là cơ sở quan trọng để hoàn thiện tổ chức lao động và xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa
học
-> Có 2 loại thời gian cơ bản: phân loại thời gian làm việc của người lao động và phân loại thời gian
sử dụng thiết bị

2. Căn cứ phân loại:


- Khái niệm, nội dung, đặc điểm của các loại hao phí thời gian làm việc
- Điều kiện tổ chức kĩ thuật cụ thể đã được quy định tại nơi làm việc
- Thời điểm xuất hiện các loại hao phí thời gian
- Nguyên nhân gây nên những hao phí thời gian

3. Phân loại hao phí thời gian sử dụng trong ca của người lao động
3.1. Hao phí thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác
- Thời gian chuẩn kết (T CK ¿: là thời gian thực hiện công việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực
hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động liên quan đến hoàn thành công việc đó.
+ Đặc điểm: Chỉ hao phí vào lúc đầu hoặc cuối ca, chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm sản xuất,
không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của loạt và thời gian ca làm việc.
+ Tỷ trọng thời gian chuẩn kết lớn hay nhỏ tùy thuộc vào loại hình sx, trình độ tổ chức và lao động,
đặc điểm máy móc và quy trình công nghệ.
+ Trong sx hàng loạt lớn, thời gian chuẩn kết chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ thời gian hoàn thành
nhiệm vụ.
+ Nếu DN có trình độ chuyên môn hóa LĐ cao, mọi công việc chuẩn kết do LĐ phụ làm, trùng với
thời gian làm việc của LĐ chính, thời gian CK không có ở LĐ chính và không được tính vào mức kỹ
thuật thời gian của công nhân chính.
- Thời gian tác nghiệp (T TN ¿: thời gian trực tiếp hoàn thành BCV, được lặp đi lặp lại qua từng sản
phẩm hoặc một loạt sản phẩm nhất định, bao gồm thời gian chính và thời gian phụ.
+ Thời gian tác nghiệp chính (T C ¿ : còn gọi là thời gian máy, là thời gian làm cho đối tượng lao
động thay đổi về chất lượng, hình dáng, kích thước, tính chất lý hóa… (gồm thời gian máy chạy có
việc và không có việc, có thể là thời gian làm bằng tay, hoặc bằng máy, hoặc vừa tay vừa máy)
+ Thời gian tác nghiệp phụ (T P ¿: thời gian NLĐ thực hiện những thao tác phụ, tạo điều kiện hoàn
thành 1 số sản phẩm nhất định.
+ Theo tính chất tham gia của NLĐ có thể chia ra:
 Thời gian tác nghiệp thủ công: là thời gian người lao động thực hiện công việc không sử dụng máy
móc, thiết bị
 Thời gian tác nghiệp bằng máy: thời gian quan sát tích cực (NLĐ phải theo dõi 1 quá trình công
nghệ hoặc công việc của máy móc để điều chỉnh độ chính xác hoặc khắc phục hỏng hóc), thời gian
quan sát thụ động (NLĐ có sự theo dõi thiết bị làm việc thường xuyên, đồng thời kiêm nhiệm làm
việc khác).
+ Thời gian tác nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Đối tượng lao động, mức độ phức tạp của
công việc, đặc điểm thiết bị, trình độ lành nghề của NLĐ
+ Khi tiến hành tổ chức định mức LĐ, cần đảm bảo tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong ca 1 cách hợp
lý. Tỷ trọng thời gian phụ càng nhỏ càng tốt, đó là biểu hiện của trình độ cơ khí hóa và tự động hóa
cao. Để thúc đẩy tăng NSLĐ, cần khuyến khích NLĐ: Phát huy sáng kiến cải tiên kỹ thuật, hợp lý
hóa sản xuất, nâng cao trình độ tổ chức lao động, áp dụng phương pháp làm việc khoa học, cơ giới
hóa các thao tác phụ, tận dụng công suất của máy móc và không ngừng đào tạo, huấn luyện kỹ thuật
cho người lao động.
- Thời gian phục vụ nơi làm việc (T PV ¿: thời gian hao phí để thực hiện các công việc mang tính tổ
chức hoặc kỹ thuật nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc.
+ Thời gian phục vụ tổ chức ( T PVTC ¿: thời gian hao phí để thực hiện các công việc có tính chất tổ
chức trong ca nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hóa nơi làm việc. Ví dụ như:
 Thời gian vệ sinh nơi làm việc và máy móc
 Thời gian nhận chỉ thị của quản đốc, ...
 Thời gian di chuyển, sắp xếp thùng đựng dụng cụ, ...
+ Thời gian phục vụ kỹ thuật nơi làm việc (T PVKT ¿ : thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ
có tính chất kỹ thuật nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc, thiết bị. Ví dụ như
thời gian:
 Thay đổi dụng cụ, hiệu chỉnh máy móc
 Thay kim cử thợ (may mặc)
 Mài dao tiện, phay... (cơ khí)
 Tra dầu mỡ, tiếp nhiên liệu
+ Thời gian phục vụ chịu ảnh hưởng các nhân tố:
 Hình thức, trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc
 Chất lượng máy móc thiết bị
- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (T NC ¿ : thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc
bình thường của NLĐ trong ca.
+ Thời gian nghỉ giải lao (T NGL ¿: thời gian tiêu hao cho nghỉ ngơi để chống lại sự mệt mỏi, phục hồi
khả năng lao động đã bị hao phí tạm thời:
 Thời gian nghỉ giải lao thụ động (nằm, ngồi nghỉ)
 Thời gian nghỉ giải lao tích cực (tập thể thao, nghe nhạc, ...)
 Nghỉ giải lao không nên tập trung 1 lần với thời gian dài mà tốt nhất nên nghỉ nhiều lần
với thời gian ngắn.
+ Thời gian nghỉ do nhu cầu cần thiết (T NCCT ¿ : thời gian cho vệ sinh cá nhân và giải quyết những
nhu cầu sinh lý của con người và các nhu cầu khac theo quy định của pháp luật về lao động, nghỉ ăn
cơm giữa ca.
+ Thời gian nghỉ ngơi và NCCT phụ thuộc: Độ dài thời gian làm việc, môi trường sản xuất, tính chất
công việc, điều kiện tổ chức đáp ứng các nhu cầu của NLĐ
- Thời gian ngừng công nghệ (T NCN ¿: thời gian gián đoạn do yêu cầu kỹ thuật sản xuất
mà NLĐ bắt buộc phải ngừng việc (thời gian chờ máy nóng ép keo, chờ máy nguội của lái xe ...). Phụ
thuộc vào yêu cầu kỹ thuật sản xuất kinh doanh và được tính trong thời gian định mức. Nếu khoảng
thời gian này lớn phải bố trí công nhân vào công việc khác hoặc xét trừ vào thời gian nghỉ ngơi và
NCCT.
3.2. Nhóm thời gian lãng phí (T KĐM ¿
- Là thời gian hao phí vào những công việc không cần thiết và làm những công việc không thuộc
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Do đó không được tính vào mức kỹ thuật thời gian.
- Thời gian làm việc không theo nhiệm vụ ( T KSX ) : thời gian làm việc không thuộc nhiệm vụ được
giao, không làm tăng số lượng sản phẩm được giao.
+ Thời gian công tác đột xuất: NLĐ làm những công việc không được dự kiến trong sx nhưng cần
thiết phải tiến hành do yêu cầu sx. (sửa lại công việc do phần việc trước gây ra, …)
+ Thời gian làm việc không hợp lý: làm những việc vô ích, không làm tăng chất lượng và số lượng
sản phẩm (sx các sp hỏng, tìm NLĐ phụ trợ, làm giúp việc cho người khác, vận chuyển bán thành
phẩm..)
- Thời gian lãng phí do nguyên nhân tổ chức (T TPTC ¿: thời gian NLĐ phải ngừng việc do công tác
tổ chức lao động chưa hiệu quả (chờ việc, chờ nguyên vật liệu, đi tìm dụng cụ, chờ hướng dẫn sx…)
=> DN phải cải tiến tổ chức SXKD, hợp lý hóa nơi làm việc, mọi hoạt động phục vụ phải diễn ra theo
đúng dự kiến.
- Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật (T LPKT ¿: thời gian NLĐ phải ngừng việc do công tác
chuẩn bị kỹ thuật sx không đảm bảo gây ra (thời gian máy hỏng, dụng cụ hỏng, mất điện nội bộ
DN…) => DN phải cải tiến công tác quản lý kỹ thuật, tiến hành sửa chữa dự phòng, bảo dưỡng máy
móc thiêt bị theo đúng kế hoạch.
- Thời gian lãng phí ngoài DN ( T LPNDN ¿: thời gian NLĐ phải ngừng việc do phối hợp SXKD hoặc
ký kết hợp đồng với các DN có liên quan chưa chặt chẽ, không đồng bộ hoặc do 1 số nguyên nhân
khác như thời gian chờ bán thành phẩm của đơn vị hợp đồng cung cấp, thời gian bão lụt, mất điện
nước (do cơ quan quản lý điện nước cắt).
- Thời gian lãng phí do NLĐ (T LPLĐ ¿: thời gian ngừng việc do NLĐ vi phạm kỷ luật gây ra như thời
gian đi muộn, về sớm, nói chuyện, làm việc riêng, ăn cơm trc và sau giờ quy định. DN phải không
ngừng củng cố và tăng cường kỷ luật, thường xuyên kiểm tra sự có mặt của NLĐ, áp dụng mức LĐ
phù hợp và các chế độ khuyến khích vật chất tinh thần kịp thời nhằm kích thích NLĐ chấp hành tốt
kỷ luật, tổ chức tốt đời sống cho NLĐ.

4. Phân loại hao phí thời gian hoạt động của máy móc thiết bị trong ca
- Thời gian được định mức:
+ Thời gian máy làm việc theo nhiệm vụ
 Thời gian TN chính
 Thời gian TN phụ
+ Thời gian máy ngừng theo quy định
 Thời gian chuẩn kết
 Thời gian phục vụ nơi làm việc
 Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết của người lao động
 Thời gian ngừng do yêu cầu của tổ chức kỹ thuật
-Thời gian không được định mức
+ Thời gian máy làm việc không được quy định
+ Thời gian máy ngừng không quy định

III. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
1. Mục đích
- Nghiên cứu hao phí thời gian làm việc thực tế của NLĐ và thiết bị, xđ nguyên nhân gây ra tổn thất
thời gian từ đó đề ra các biện pháp loại trừ.
- Thụ thập được các hao phí thời gian cần thiết để tính toán các mức lao động và xđ trình tự BCV 1
cách hợp lý.
- Nghiên cứu và thiết kế hợp lý cacsc pp, thao tác làm việc của NLĐ.
- Cơ sở để tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý, bố trí NLĐ phù hợp với quy trình SXKD.
- Hoàn thiện TCLĐ trong DN.

2. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc


2.1 Chụp ảnh thời gian làm việc
- K/n: Là pp ghi chép lại tất cả các loại hao phí thời gian làm việc thực tế của NLĐ khi thực hiện
công việc với các nhiệm vụ được giao trong 1 ngày làm việc (ca làm việc) hay theo quá trình làm
việc (thời gian cần thiêt để NLĐ hoàn thành 1 công việc nhất định).
- Mục đích:
 Cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc
 XĐ cơ cấu, tỷ trọng cân đối, phân bổ thời gian làm việc trong ngày (ca) hợp lý nhằm
tăng NSLĐ
 XĐ các biện pháp hoàn thiện TCLĐ nhằm khắc phục các lãng phí trông thấy.
- Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một công
nhân hay một thiết bị, trong ngày (ca) làm việc.
+ Ưu điểm: Hình thức khảo sát này cho phép ghi đầy đủ, tỉ mỉ, toàn bộ các hoạt động của
công nhân (thiết bị), cho phép phát hiện các lãng phí trông thấy và không trông thấy, đề ra
những biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện mức, nâng
cao chất lượng mức hiện có và xây dựng các mức mới có căn cứ khoa học.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian
- Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm
việc đồng thời của nhóm (tổ) người làm việc (hoặc nhóm may). Do đối tượng khảo sát không phải là
một, mà là một số người (máy) nên không thể theo dõi, ghi liên tục, tỉ mỉ, các thời gian hao phí như
chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian. Khoảng cách dài hay ngắn tuỳ theo số
lượng, đối tượng khảo sát. Qua kinh nghiệm thực tế, thường người ta lấy khoảng cách là một phút để
khảo sát từ 1 đến 3 người, hai phút cho 4 đến 6 người và ba phút cho 7 đến 8 người. Và không nên
quan sát quá nhiều (lớn hơn 8 người) vì phải tập trung cao độ và có thể làm giảm độ chính xác của tài
liệu khảo sát.
+ Ưu điểm: trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người (máy). Việc ghi chép, phân tích
đơn giản.
+ Nhược điểm: Do không ghi chép được liên tục, mà phải qua khoảng cách thời gian, nên không ghi
hết tên hao phí cho từng người, mà ghi bằng chữ ký hiệu theo nhóm hao phí nên không xác định được
nguyên nhân cụ thể của từng lãng phí, do đó không đề ra được những biện pháp cụ thể.
- Tự chụp ảnh: Hình thức khảo sát trong đó người công nhân tự ghi lại việc sử dụng thời gian làm
việc của chính mình, nêu nguyên nhân lãng phí và đề nghị biện pháp để khắc phục.
+ Ưu điểm: Nếu tổ chức tốt, thực hiện có hệ thống, sẽ cung cấp được nhiều tài liệu phong phú, kịp
thời, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất ở các bộ phận sản xuất, các ca làm việc, kịp thời
có biện pháp uốn nắn. Động viên được đông đảo công nhân tham gia, quản lý sản xuất, đấu tranh
chống lãng phí thời gian trong sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, tinh thần làm chủ tập thể.
+ Nhược điểm: Thường chỉ nêu được những lãng phí trông thấy, không nêu được những lãng phí
không trông thấy số liệu không phản ánh đầy đủ những lãng phí (thường công nhân không ghi những
lãng phí do chính họ gây ra, những lãng phí ngắn...)
- Chụp ảnh theo thời điểm là hình thức khảo sát nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân và
thiết bị dựa trên nguyên lý của lý thuyết xác suất thống kê. Qua số liệu ghi chép được một cách ngẫu
nhiên, bất ngờ có thể xác định tỷ trọng thời gian làm việc và thời gian lãng phí của công nhân, thiết
bị, xác định mức hoặc tiêu chuẩn thời gian để định mức lao động.
+ Ưu điểm: Là hình thức khảo sát hàng loạt, nên cùng một lúc nghiên cứu được nhiều đối tượng
(thường từ mười người hoặc thiết bị trở lên). Tốn ít công sức hơn các khảo sát khác từ 3 đến 5 lần.
Không đòi hỏi người khảo sát phải có trình độ chuyên môn cao, có thể sử dụng công nhân tham gia
khảo sát. Có thể ngừng quá trình khảo sát mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả khảo
sát.
+ Nhược điểm: Do không khảo sát liên tục nên không phát hiện được những lãng phí không trông
thấy, nên các số liệu cung cấp cho việc xây dựng mức, đề ra các cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao
động... cũng bị giới hạn.
- Các bước tiến hành chụp ảnh:
+ Bước 1: Chuẩn bị chụp ảnh
 XĐ mục đích chụp ảnh, lựa chon đối tượng và giải thích cho họ hiểu (NLĐ trung bình tiên tiến)
 Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để chụp ảnh (phiếu, bút, máy quay, đồng hổ)
 Chọn vị trí quan sát thích hợp (không làm ảnh hưởng những người đang tác nghiệp)
+ Bước 2: Tiến hành chụp ảnh (ghi đầy đủ liên tục các hao phí thời gian từ bắt đầu đến kết thúc ca
làm việc-thời gian bắt đầu của thao tác tiếp theo chính là thời gian kết thúc của thao tác trước đó)
+ Bước 3: Phân tích, tổng hợp phiếu chụp ảnh
 Kiểm tra, đính chính thông tin ghi trên phiếu
 XĐ loại hao phí thời gian từ nội dung quan sát (bằng thời gian kết thúc công việc đó trừ đi thời gian
kết thúc công việc liền trước)
 Tổng hợp các loại hao phí thời gian cùng loại
 Tình tỷ trọng từng loại hao phí thời gian
 Tình thời gian hao phí trung bình từng loại của các ngày chụp ảnh
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc:
CK +TN + PV +nc
+ Hệ số sử dụng thời gian có ích: K ci = ( K ci :0 → 1¿
T ca
TN
+ Hệ số thời gian tác nghiệp: K TN =
T ca
Hệ số thời gian tác nghiệp từ 0: (0-> 0,8)
LP
+ Hệ số thời gian lãng phí: K LP=
T ca
Hệ số thời gian lãng phí càng tiến tới gần 0 thì càng tốt
Nếu có biện pháp khắc phục được lãng phí thì doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất
lao động, biểu hiện qua công thức sau:
100. x 100. y
y= ; x=
100−x 100+ y
Trong đó:
x(%): Tỷ lệ phần trăm (%) thời gian lãng phí khắc phục được
y(%): Tỷ lệ phần trăm (%) NSLĐ tăng lên do tiết kiệm được x% thời gian lãng phí nhờ
các biện pháp tổ chức lao động khoa học
- Các hình thức chụp ảnh thời gian làm việc:
+ Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc
+ Chụp ảnh cả tổ (nhóm) ngày làm việc: kq không chính xác bằng chụp ảnh cá nhân nhưng cùng 1
thời điểm có thể khảo sát thời gian làm việc của nhiều người.
+ Tự chụp ảnh ngày làm việc: độ chính xác và mức độ khách quan không cao nhưng thu hút
Chương 3: Phân công và hiệp tác lao động
I. Phân công lao động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Phân công lao động: Là quá trình tách biệt hoạt động tập thể thành những công việc hay những
chức năng lao động để giao cho từng người hay nhóm người lao động thực hiện sao cho phù hợp với
khả năng lao động của họ để họ thực hiện song song, đồng thời những hoạt động lao động khác nhau
nhằm đảm bảo năng suất và hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
- Theo C.Mác, phân công lao động chia làm ba loại, giữa chúng có quan hệ ràng buộc và hỗ trợ lẫn
nhau:
+ Phân công lao động xã hội (phân công lao động chung)
+ Phân công lao động trong nội bộ ngành (phân công lao động đặc thù)
+ PCLĐ trong DN (riêng, đặc thù) là quá trình chia nhỏ những hoạt động chung của DN thành những
công việc độc lập, thành những chức năng LĐ riêng biệt do sự khác nhau về tích chất của công nghệ
& mức độ phức tạp của CV để đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng THCV của NLĐ với yêu cầu của
CV đặt ra.

2. Ý nghĩa của phân công lao động


- Làm tăng NSLĐ & hiệu quả SXKD ( do tăng chuyên môn hóa lao động làm tăng mức độ thành thạo
của NLĐ, ko gây mất time điều chỉnh thiết bị, thay dụng cụ làm các CV khác nhau, tiết kiệm time,
kinh phí đào tạo )
- Làm chuyên môn hóa công cụ sản xuất, tạo điều kiện cơ giới hóa, HĐH quá trình sản xuất (nhất là
những khâu mà gây ra độc hại và nguy hiểm cho con người)
- Tạo đk bố trí CV phù hợp khả năng sở trường của NLĐ, tận dụng được khả năng riêng của từng
NLĐ

3. Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp
3.1. Phân công lao động theo chức năng:
- Là hình thức chia tách các tách riêng các hoạt động sản xuất – kinh doanh khác nhau thành những
chức năng LĐ nhất định căn cứ vào vị trí, chức năng chính của doanh nghiệp
+ Theo chức năng quản lý: Nhân lực, marketing, tài chính, sản xuất,…
+ Theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đổi đối tượng LĐ: LĐ tực tiếp và LĐ gián tiếp
+ Theo sự khác nhau về đối tượng quản lý: Quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và quản lý hành chính.
- Tác dụng của PCLĐ theo chức năng là giúp cho người lao động làm việc đúng phạm vi, trách
nhiệm, tránh lãng phí thời gian vào những việc không đúng chức năng, nhờ đó tăng năng suất lao
động của cá nhân và hiệu quả của toàn doanh nghiệp
- Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động là quy định tỷ lệ biên chế hợp lý giữa các chức năng này.
Nếu không sẽ dễ dẫn đến một cơ cấu chức năng cồng kềnh, tốn chi phí và điều đó làm giảm hiệu quả
sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp

3.2.Phân công lao động theo công nghệ


- Là hình thức PCLĐ trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình
công nghệ để thực hiện chúng. Tùy theo tính chất và đặc điểm của công cụ lao động, quy trình công
nghệ mà đề ra những yêu cầu đối với người lao động về sự hiểu biết về kỹ thuật và thời gian lao động
nhất định. Từ các hoạt đọng lao động được tách thành những nghề nghiệp riêng biệt mà hình thành
nên cơ cấu nghề nghiệp trong doanh nghiệp.
- Tùy theo mức độ chuyên môn hóa, PCLĐ theo công nghệ được chia thành những hình thức sau:
+ PCLĐ theo đối tượng: Một hay một nhóm NLĐ thực hiện một tổ hợp trọn vẹn tương đối các CV,
chuyên chế tạo một sản phẩm hay một chi tiết nhất định của sản phẩm.Là hình thức PCLĐ đơn giản,
dễ tổ chức nhưng NSLĐ ko cao, thường áp dụng trong SX đơn chiếc, hàng loại nhỏ hoặc thủ công
+ PCLĐ theo bước công việc: Trong đó mỗi NLĐ chỉ thực hiện một hay một vài bước công việc
(nguyên công) trong quy trình sản xuất ra sản phẩm hoặc chi tiết của sản phẩm. Được áp dụng phổ
biến trong loại hình SX quy mô lớn, sx hàng loạt lớn và hàng khối.
 Ưu điểm: máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa, tạo đk để DN cơ khí hóa, tự động hóa. Sự
chuyên môn hóa làm cho kỹ năng NLĐ cao hơn từ đó chất lượng sp tăng & NSLĐ cũng tăng. Hình
thức này giúp tiết kiệm lao động sống tối đa, giảm time lãng phí, nâng cao chất lượng của tổ chức LĐ
khoa học.
 Nhược điểm: Có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàm chán do phân chia quá nhỏ quá trình SX.
- Các nhà sinh lý học đã xác định giới hạn cho phép trong việc chia nhỏ bước công việc trong phân
công lao động như sau:

3.3. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc:
- Các công việc được tách riêng thành những công việc khác nhau tùy thuộc theo mức độ phức tạp
của chúng, nhằm sử dụng phù hợp giữa trình độ lành nghề của công nhân với mức độ phức tạp của
công việc.
- Mức độ phức tạp của công việc (cấp bậc công việc) được đánh giá theo 3 tiêu thức:
+ Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau
+ Mức độ chính xác về kỹ thuật
+ Mức độ quan trọng của công việc (ảnh hưởng đến hành vi và thái độ lao động của con người)
- Trình độ lành nghề của NLĐ thể hiện trên hai khía cạnh:
+ Sự hiểu biết của NLĐ về quy trình công nghệ & thiết bị sử dụng
+ Kỹ năng LĐ & kinh nghiệm SX.

II. Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp


1. Khái niệm
- Là một quá trình liên kết, phối hợp những hoạt động lao động riêng lẻ, độc lập để đảm bảo
thống nhất được quá trình, tạo ra sự hoạt động nhịp nhàng, thông suốt và đạt được mục tiêu của quá
trình lao động
- Phân công lao động và hiệp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng sức lao động trong
doanh nghiệp

2. Ý nghĩa
- Về mặt kinh tế: làm thay đổi các điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở
kỹ thuật và phương pháp lao động ko đổi. Đồng thời, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả tập thể
để đạt được năng suất lao động cao và hiệu quả thực hiện công việc tốt.
- Về mặt xã hội: Thúc đẩy tinh thần thi đua giữa các cá nhân, các nhóm làm thúc đẩy khả
năng sáng tạo và cải tiến phương pháp lao động. Hơn nữa còn thúc đẩy mqh đồng nghiệp, góp
phần phát triển văn hóa DN.

3.Các hình thức hiệp tác lao động


3.1. Hiệp tác về mặt không gian:
- Hiệp tác về ko gian trong toàn tổ chức: xác định các mối quan hệ giữa các công việc
như dòng đi của thông tin trong quá trình quản lý; đường đi của nguyên vật liệu trong quá trình
gia công, chế tạo sản phẩm để xác định, sắp xếp, bố trí văn phòng, nhà xưởng trong ko gian của
tổ chức một cách hợp lý nhất.
- Hiệp tác về ko gian trong nội bộ phòng/ban hay trong một phần xưởng: xác định mối quan
hệ trong công việc giữa nhóm/ tổ/ đội trong một bộ phận chuyên trách nhằm đạt được mục tiêu
của bộ phận theo cách tốt nhất.
- Hiệp tác về ko gian trong tổ/ nhóm: là xác định sự phối hợp trong công việc một cách nhịp
nhàng, có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm nhằm hoàn thành nhiệm
vụ chung theo đúng kế hoạch đặt ra.
->Chỉ đi sâu vào hình thức hiệp tác thứ 3 là tổ chức các tổ, đội sản xuất
- Tổ sản xuất là hình thức lao động tập thể phổ biến trong sản xuất, bao gồm một số người lao
động cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất chung và cùng chịu trách nhiệm kết quả cuối cùng của
tổ.
- Theo công nghệ có hai loại tổ:
+ Tổ sản xuất chuyên môn hóa gồm các công nhân cùng nghề để thực hiện những công việc có
quy trình công nghệ giống nhau.
+Tổ sản xuất tổng hợp gồm các công nhân ở các nghề khác nhau để thực hiện một quá trình sản
xuất có các quy trình công nghệ khác nhau. Tổ tổng hợp có thể chia thành ba loại tổ:
 Tổ tổng hợp có phân công lao động hoàn toàn: gồm các công nhân mà mỗi người làm một việc
khác nhau theo nghề và trình độ chuyên môn của mình;
 Tổ tổng hợp có phân công lao động khống hoàn toàn: gồm những công nhân có ngành nghề khác
nhau, nhưng mỗi người không chỉ thực hiện công việc theo chuyên môn của mình mà còn thực
hiện các công việc chung khác.
 Tổ tổng hợp không có phân công lao động: bao gồm những công nhân có diện chuyên môn rộng,
mỗi người thực hiện tất cả những công việc của tổ.
-Theo thời gian cũng có hai loại tổ: tổ theo ca và tổ thông ca (theo máy).
+ Tổ theo ca: là tổ mà tất cả các thành viên cùng làm việc trong ca. Hình thức này cho phép người
tổ trưởng quản lý các cá nhân trong tổ rất dễ dàng, tiện sinh hoạt tổ; nhưng nhược điểm là mất
nhiều thời gian bàn giao ca, người lao động có thể ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc thiết bị.
+ Tổ thông ca: là tổ mà có các thành viên của tổ đi làm theo nhiều ca khác nhau, tuy nhiên họ cùng
làm trên một số máy xác định (cùng một số chỗ làm việc). Ưu điểm của hình thức này là đối với
các công việc có thời gian sản xuất dài hơn một ca làm việc, khi đã hết ca làm việc mà chưa xong
công việc, thì việc bàn giao nhiệm vụ giữa các cá nhân trong tổ là rất đơn giản và thuận lợi. Tuy
nhiên, việc quản lý các cá nhân trong tổ sẽ khó khăn hơn vì họ làm việc ở các ca khác nhau

3.2 Hiệp tác về mặt thời gian


- Là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất
cũng như các cá nhân trong từng đơn vị để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch đã
dự kiến. Sự hiệp tác này thể hiện đầy đủ nhất trên các kế hoạch tiến độ sản xuất của từng bộ phận,
từng phân xưởng cũng như của, toàn doanh nghiệp.

Theo các Điều 105, 108, 109, 110 của Bộ luật Lao động Việt Nam (2012) quy định:
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc theo tuần.Giờ làm việc ban
đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

- Người lao động làm việc liên tục 8 giờ thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc; đối với
ca đêm được nghỉ ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc.

- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển ca khác.

- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, có thể là ngày chủ nhật hoặc ngày
cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động; trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao
động không thể nghỉ hàng tuần, thì cần bố trí cho người lao động nghỉ bình quân 1 tháng ít nhất
là 4 ngày.

Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam có nhiều cách bố trí thời gian ca khác nhau. Thông thường
các doanh nghiệp bố trí ca 1 từ 6 giờ đến 14 giờ; ca 2 từ 14 giờ đến 22 giờ; ca 3 từ 22 giờ đến 6 giờ
sáng hôm sau. Giữa mỗi ca có giờ nghỉ giải lao để người lao động ăn cơm hoặc ăn bồi dưỡng. Giờ
đi ca có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và việc sử dụng thời gian lao động của người lao
động nên cần phải căn cứ vào tình hình đặc thù
- Ngoài cách bố trí ca và thời gian ca trên, tùy theo tính chất công việc, mức độ nặng nhọc, độc hại
của công việc, tùy theo điều kiện cụ thể của mình mà cơ sở, doanh nghiệp có thể tổ chức, bố trí kíp
làm việc theo 3 ca 4 kip; mỗi kíp làm việc 6 giờ, hoặc tổ chức làm việc 3 kíp hoặc tổ chức 1 ca 2
kíp (kíp sáng và kíp chiều) và bố trí thời gian kíp cho phù hợp.
- Yêu cầu của tổ chức ca làm việc là phải: căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất; tận dụng được
công suất của máy móc thiết bị, đảm bảo người lao động được nghỉ ngơi tốt và đảm bảo sức
khỏe bình thường.
- Yêu cầu của chế độ đổi ca là đảm bảo sản xuất bình thường, đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động và không đảo lộn nhiều đến sinh hoạt, tránh tình trạng có người phải làm việc liên tục 2 ca.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng nhiều cách đổi ca khác nhau:
- Đổi ca thuận theo tuần có nghỉ chủ nhật: 6 ngày đổi một lần (xem Bảng 3-2). Theo chế độ đổi ca
này, sau mỗi thần làm việc người lao động đổi ca, thời gian nghỉ đổi ca: từ ca 1 sang ca 2 là 48 giờ,
từ ca 2 sang ca 3 là 48 giờ; từ ca 3 sang ca 1 là 24 giờ.
-Đổi ca nghịch theo tuần có nghỉ chủ nhật: ngày đổi một lần (xem Bảng 3-3). Theo chế độ đổi ca
này, sau mỗi tuần làm việc người lao động đổi ca, thời gian nghỉ đổi ca từ 3 sang ca 2 là 32 giờ, từ
ca 2 sang ca 1 là 32giờ, từ ca 1 sang ca 3 là 56 giờ.

III. Các tiêu thức đánh giá mức độ hợp lý của phân công và hiệp tác lao động trong doanh
nghiệp
1. Tiêu thức về kinh tế
Phân công lao động phải có tác dụng làm giảm tổng hao phí lao động của tập thể tính cho một đơn vị
sản phẩm, thể hiện ở việc tăng tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong tổng quỹ thời gian và rút ngắn chu
kỳ sản xuất nhưng phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm
+ Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động
TN tk TN tt

φtk ∅ tt

Trong đó:
∅ : Tổng quỹ thời gian làm việc theo thiết kế (tk) và theo thực tế (tt)
TN: thời gian tác nghiệp theo thiết kế (tk) và theo thực tế (tt)
Dấu “>” cho biết khả năng làm tăng tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong tổng quỹ thời gian làm
việc của người lao động. Dấu “=” là không tăng tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong tổng
quỹ thời gian làm việc của người lao động, nhưng tạo điều kiện hợp lý hóa phương pháp
và thao tác lao động.

+ Chỉ tiêu thay đổi độ dài chu kỳ sản xuất kết hợp tăng tỷ trọng thời gian tác nghiệp:

Ctk ≤ Ctt
Trong đó:
Ctk: Chu kỳ theo phương án thiết kế. Ctt: Chu kỳ sản xuất thực tế.
2. Tiêu thức về tâm – sinh lý lao động
Phân công lao động không được gây ra sự đơn điệu trong lao động, phải đảm bảo luân phiên mức
đảm nhận với các bộ phận khác nhau của cơ thể con người, tức là phải nằm trong giới hạn về tâm -
sinh lý như giới hạn về thể lực, thần kinh; từ đó phát huy được các khả năng sở trường của người lao
động, đảm bảo và tăng dần khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.

Theo đó, phân công và hiệp tác lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động, có
chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về lao động

3. Tiêu thức về xã hội


Phân công lao động phải tạo ra được hứng thú tích cực trong công việc, làm tăng sự chuyên môn hóa
lao động, tăng tính chủ động và phát huy tính sáng tạo của người lao động. Góp phần xây dựng các
nhóm làm việc có hiệu quả cao, mọi người đồng lòng vì mục tiêu chung, làm giảm tỷ lệ vi phạm kỷ
luật lao động và luân chuyển lao động trong tổ chức.

IV. Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
1. Giới hạn của phân công và hiệp tác lao động
- Giới hạn kỹ thuật - công nghệ: giới hạn này được xác định bởi đị dài tối thiểu của bước công việc
hoặc thao tác lao động, nếu tiếp tục ch nhỏ thì sẽ không có nghĩa về mặt logic và mặt công nghệ. Ví
dụ như tắ máy, ghép hai chi tiết khi lắp ráp,...
- Giới hạn tâm - sinh lý lao động: giới hạn này được xác định bởi những khả năng của con người về
việc thực hiện những thao tác, động tác đơn điệu lặp đi lặp lại, chỉ có một vài thao tác lao động ngắn;
trong đó cũng có xét đến cả số lượng người lao động hợp lý do một cán bộ phải bao quát, quản lý.

Khi vượt quá giới hạn tâm - sinh lý sẽ làm xuất hiện tính đơn điệu, nhàm chán trong lao động, làm
cho người lao động rất chóng mệt mỏi, giảm năng suất lao động hoặc giảm chất lượng công tác. Hơn
nữa, điều đó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp, làm tăng tỷ lệ vi phạm kỷ luật lao động,
gây mất an toàn lao động và làm tăng tỷ lệ tai nạn lao động trong quá trình tác nghiệp
- Giới hạn về mặt xã hội: giới hạn được xác định bởi chính những đòi hỏi của người lao động về tính
hấp dẫn và phong phú của nội dung công việc. Khi thiết kế các công việc và các thành phần của công
việc cần chú ý đến tính có ý nghĩa, tính dễ nhận dạng, tính đa dạng về kỹ năng, tính tự chủ
- Giới hạn về kinh tế: giới hạn này không chỉ gắn với tổ chức quá trình lao động mà còn gắn với tổ
chức quá trình sản xuất. Phân công lao động cần dẫn tới chi phí sản xuất hợp lý và nhỏ nhất.

2. Hướng phân tích để hoàn thiện phân công - hiệp tác lao động
Việc hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở
phân tích, đánh giá toàn diện tình hình và mức độ hợp lý của nó trên cả ba mặt: kinh tế - kỹ thuật, tâm
- sinh lý và xã hội.

3. Hướng hoàn thiện phân công lao động


- Kiêm nghề, kiêm chức: là hình thức giúp người lao động có thể nâng cao trình độ hiểu biết và làm
được nhiều nghề, đảm nhận nhiều chức năng trong quá trình lao động sản xuất.
- Luân chuyển công việc: Bố trí người lao động thay đổi nơi làm việc nhưng phải có tính chất tương
tự nhau. Giúp người lao động có thể giảm sự nhàm chán, đơn điệu trong lao động.
- Đứng nhiều máy hay phục vụ nhiều máy: Giúp doanh nghiệp và người lao động có thể nâng cao
năng suất lên nhiều lần
- Công việc làm trên những âmys giống nhau
- Thực hiện những bước công việc có độ dài thời gian tác nghiêoj khác nhau
-> Các phương hướng phân công lao động giúp cho người lao động tăng hứng thú trong lao động,
phát triển toàn diện người lao động, giúp tổ chức sử dụng tiết kiệm lao động sống, làm giảm giá
thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

4. Hướng hoàn thiện hiệp tác lao động


- Nhóm tự quản: Gồm từ 10 đến 20 người, mỗi cá nhân được xem như là một nhà quản trị bản thân
mà không cần người giám sát, do đó phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi cá
nhân. Đồng thời tính hiệp tác tập thể cũng được đề cao -> NSLĐ tăng, chi phí về lao động và sản
xuất đã giảm
- Nhóm chất lượng: Gồm từ 5 đến 10 người, thành viên trong nhóm được đào tạo đặc biệt để xđ và
giải quyết mọi khó khăn -> Giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sp, góp phần đáp ứng nhu
cầu cao hơn của người tiêu dùng
- Bố trí lịch làm việc linh hoạt: NLĐ bắt buộc phải có mặt tại cơ quan trong một số giờ nhất định,
còn lại được bố trí với đk cụ thể của bản thân miễn sao đủ 8 tiếng một ngày. -> Góp phần nâng
cao NSLĐ, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp NLĐ có thể kết hợp giải quyết các cv của gia đình.
Nhưng cần đòi hỏi tinh thần tự kỷ luật của NLĐ.
Chương 4: Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
1. Khái niệm
Nơi làm việc là một phần diện tích và ko gian sx mà trong đó được trang bị đầy đủ các phương tiện
vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho NLĐ hay một nhóm NLĐ hoàn thành những nhiệm vụ sản
xuất- kinh doanh nhất định.

2. Phân loại nơi làm việc


- Theo mức độ trang bị công nghệ của NLV: Thủ công, cơ khí, tự động hóa.
- Theo số lượng người làm việc: NLV cá nhân, NLV tập thể.
- Theo mức độ chuyên môn hóa của trang thiết bị: NLV chuyên môn hóa, NLV tổng hợp.
- Theo vị trí và không gian: NLV trên cao, mặt đất,dưới ngầm, trong nhà, ngoài trời.
- Theo mức độ ổn định của vị trí ko gian: NLV cố định, NLV di động.
- Theo loại hình sản xuất: Chỗ làm việc đơn chiếc, loạt nhỏ, loạt lớn,…
- Theo tư thế làm việc chủ yếu: NLV đứng, ngồi, thay đổi tư thế.

3. Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc


- Tạo ra đầy đủ các điều kiện vật chất- kĩ thuật cần thiết để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp
nhàng, đúng quy trình công nghệ đã thiết kế, đạt năng suất và chất lượng cao.
- Bảo đảm khả năng sử dụng sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ, vật chất kĩ thuật và LĐ, tiết kiệm
các yếu tố sx để chi phí sx hợp lý và nhỏ nhất.
- Bảo đảm điều kiện lao động là hợp lý nhất về mặt vệ sinh, tâm- sinh lý đối với người lao động, để
họ có tư thế làm việc hợp lý nhất, ít mệt mỏi nhất và duy trì khả năng làm việc lâu dài, cũng như góp
phần phát triển người lao động một cách toàn diện cùng với tiến trình phát triển chung của toàn xã
hội

4. Yêu cầu của tổ chức và phục vụ nơi làm việc


- Về mặt kỹ thuật: Đảm bảo sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện sx hiện tại, bảo đảm chất
lượng sp cao và tạo đk áp dụng các phương pháp LĐ tiên tiến.
- Về mặt sinh lý và vệ sinh LĐ: Bảo đảm các phương tiện làm việc phải được thiết kế và bố trí phù
hợp với NLĐ về mặt nhân trắc học, nhằm tiết kiệm sức lực và giảm mệt mỏi cho NLĐ.
- Về mặt tâm lý và xã hội: Sắp xếp NLV thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tạo
được hứng thú và hấp dẫn trong công việc
- Về mặt thẩm mĩ trong sx: NLV gọn gang, sạch sẽ và trật tự thông qua bố trí hợp lý, màu sắc phù
hợp, dung âm nhạc kích thích NLĐ hăng say, giảm mệt mỏi trong cv.
- Về mặt kinh tế: Sử dụng tiết kiệm diện tích sx, áp dụng phương pháp lv tiên tiến, giảm chi phí thời
gian LĐ, giảm giá thành sp.
5. Tổ chức Nơi làm việc
5.1. Thiết kế NLV
- Xác định danh mục các trang thiết bị cần thiết của NLV. Thông thường được chia làm 2 loại:
+ Thiết bị chính ( thiết bị công nghệ): Thiết bị trực tiếp làm thay đổi đối tượng LĐ
+ Thiết bị phụ: Thiết bị hỗ trợ đảm bảo cho quá trình chính được thực hiện.
-> Kết quả của thiết kế NLV là lập nên các bảng thiết kế và nội dung lao động tại NLV
- Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể.
- Thiết kế các phương pháp lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi, tiến hành tính độ dài
của quá trình lao động và xác định mức thời gian cho bước công việc.
- Xây dựng hệ thống phục vụ nơi làm việc theo chức năng
- Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc

5.2. Trang bị NLV


- Là quá trình cung cấp những phương tiện vật chất- kỹ thuật cần thiết cho nơi làm việc bao gồm máy
móc, thiết bị, dụng cụ,… theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động. Trang bị NLV
chỉ đạt hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sx- kinh doanh cả về số lượng và chất
lượng.
- Khi trang bị nơi làm việc cần trang bị đầy đủ cả thiết bị chính và thiết bị phụ theo thiết kế đặt ra,
tuân theo các yêu cầu chung sau đây:
+ Phù hợp với nhân trắc học, cơ sinh học và sinh lý lao động của người sử dụng
+ Chất lượng phải phù hợp với các thông số của quy trình công nghệ và tạo điều kiện đạt năng suất
cao
+ Phải thay thế tối đa con người trong các quá trình sản xuất có tính chất thủ công, lao động chân tay
nặng nhọc và độc hại.
+ Sử dụng tiện lợi, vận hành, thao tác nhẹ nhàng, dễ sửa chữa, dễ lắp đặt
+Đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh
+ Đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ học tại nơi làm việc

5.3. Bố trí NLV


- Sắp xếp các trang bị cần thiết phù hợp với chức năng của từng loại trang bị một cách hợp lý vào ko
gian NLV, có 3 dạng bố trí:
+ Bố trí chung: Là sắp xếp về mặt ko gian các nơi làm việc trong phạm vi một bộ phận sản xuất hay
một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa, tính chất cv và quy trình công nghệ tại
NLV.
+ Bố trí bộ phận: Là sắp xếp các trang thiết bị trong quá trình LĐ ở từng NLV, tạo ra sự phù hợp giữa
NLĐ với các loại trang thiết bị, giữa các trang thiết bị với nhau.
+ Bố trí riêng biệt: Là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang bị.
- Khi bố trí nơi làm việc cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Bố trí hợp lý và khoa học mọi đối tượng vật chất kỹ thuật và lao động để thực hiện công việc đúng
quy trình công nghệ, nhanh và năng suất cao
+ Đảm bảo lựa chọn hợp lý trạng thái và tư thế làm việc cho người lao động;
+ Bố trí các đối tượng, các vật dùng phải phù hợp với tầm nhìn và vùng thao tác của người lao động;
+ Đảm bảo tiết kiệm diện tích sản xuất nhưng vẫn thuận tiện cho công tác phục vụ chỗ làm việc;
+ Đảm bảo an toàn lao động và có tính thẩm mỹ công nghiệp cao.
- Khi bố trí nơi làm việc cần vận dụng một cách tổng hợp thành tựu của các ngành khoa học có liên
quan đến sản xuất và con người nhằm tạo ra nơi làm việc hợp lý nhất, tối ưu nhất, tạo điều kiện cho
con người làm việc có hiệu quả:
+ Lựa chọn trạng thái (tư thế) làm việc hợp lý: Một số chú ý khi lựa chọn trạng thái và tư thế làm
việc như sau:
 Trạng thái có cơ sở khoa học nhất trong sinh lý lao động là trạng thái thay đổi (đứng-ngồi) và
ở các tư thế thay đổi vì khi đó tải trọng thay đổi lần lượt theo các nhóm cơ khác nhau và
không gây trở ngại cho tuần hoàn của máu như ở các tư thế cố định.
 Tư thế ngồi xổm và ngồi thấp là rất chóng mỏi mệt đối với người lao động và do đó nó chỉ
cho phép làm việc tạm thời trong chốc lát.
 Tư thế làm việc được xác định bởi độ cao bề mặt làm việc.
 Tư thế làm việc không thuận lợi không đúng sẽ làm cho người lao động rất chóng mệt mỏi và
trong một số trường hợp sẽ phát sinh bệnh nghề nghiệp… Khi không thể hợp lý hóa tư thế
làm việc, cần quy định chế độ lao động nghỉ ngơi phù hợp và có biện pháp ngừa các bệnh
nghề nghiệp có thể phát sinh.
+ Vùng làm việc: Khi bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc, ta cần chia chúng
thành hai loại sử dụng có tính chất thường xuyên và đôi khi sử dụng, để từ đó sẽ bố trí chúng theo các
chỉ dẫn sau đây:
 Những dụng cụ, phương tiện sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong vùng làm việc tối
ưu:
 Những vật dùng theo một trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để tận dụng các chuyển động
ngược lại;
 Những vật dùng bằng tay phải thì đặt ở bên phải, các vật dùng bằng tay trái thì đặt ở bên trái;
 Mỗi vật cần có một vị trí xác định để không mất nhiều thời gian tìm kiếm.
+ Vùng thao tác: Chia thành 3 vùng thao tác chính
 Vùng thao tác cực đại là khoảng không gian được giới hạn bởi hoạt động quay của tay trong
các khớp xương bả vai, khi cẳng tay duỗi thẳng, bàn tay nắm.
 Vùng thao tác bình thường là khoảng không gian được giới hạn bởi hoạt động của tay trong
khớp xương bả vai, khi cẳng tay gần như vuông góc với cánh tay, bàn tay nắm.
 Vùng thao tác tối ưu là khoảng không gian giới hạn bởi hoạt động của tay trong khớp xương
đầu gối tay, bàn tay nắm.
+ Vùng với tới: Là các khoảng cách ở các mặt nằm ngang và thẳng đứng cũng như theo chiều sâu, mà
trong phạm vi đó người lao động thực hiện công việc không phải di chuyển. Vùng với tới tối đa của
tay là vùng không gian được tạo ra và giới hạn bởi các mặt cong, khi cánh tay duỗi thẳng, bàn tay
nắm và tâm quay là các khớp vai.
+ Vùng quan sát: Là vùng không gian được tạo bởi các góc nhìn tự nhiên của mặt người trong mặt
phẳng đứng và mặt phẳng ngang
+ Xác định đúng diện tích chỗ làm việc và tạo ra chu kỳ sản xuất ngắn nhất
Diện tích của nơi làm việc xác định như sau:
Trong đó:
S=(a+b+0,5c) (d + 0,5e)
a: Chiều dài của thiết bị chính tại nơi làm việc.
b: Khoảng cách từ tường đến cột hoặc từ cột đến máy.
c: Bề rộng của đường đi giữa các chỗ làm việc.
d: Chiều rộng của thiết bị chính.
e: Khoảng cách giữa các nơi làm việc theo chiều rộng.
+ Bố trí nơi làm việc cần đảm bảo an toàn lao động và thẩm mỹ trong sản xuất. Bố trí nơi làm việc
cần phải chú ý tới các vấn đề sau:
 Đường vận chuyển phải đủ rộng để đề phòng tai nạn xảy ra khi vận chuyển.
 Các đường vận chuyển nếu cắt nhau phải tạo thành góc 90° không có đường cụt.
 Các thiết bị nên bố trí vuông góc với đường vận chuyển để khi cần thiết có thể tạo thành hàng
rào che chắn cho người lao động.
 Sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm phải gọn gàng, vững chắc đề phòng đồ bị rơi, đổ gây tai
nạn lao động và hỏng hóc.
 Bố trí nơi làm việc phải gọn gàng, đẹp mắt, sáng sủa để tạo cảm giác thoải mái, hứng khởi
trong lao động của người lao động

6. Phục vụ nơi làm việc


- Khái niệm: Là việc thực hiện các biện pháp đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của NLV, để NLV hoạt
động được liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Có 2 loại nhu cầu đáp ứng: xác định trước và không xác định trước.
+ Nhu cầu xác định: nhu cầu dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh cung cấp đầy đủ nguyên vật
liệu
 Phục vụ chuẩn bị sản xuất: từ nhiệm vụ chung của công đoạn hay phân xưởng, người
quản lý bộ phận cần cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc, mà cụ thể là chuẩn bị
các tài liệu, bản vẽ kĩ thuật, chuẩn bị các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết,
phôi liệu theo yêu cầu của sản xuất.
 Phục vụ dụng cụ: bao gồm cung cấp cho các nơi làm việc các loại dụng cụ cắt gọt, dụng
cụ đo, dung cụ công nghệ và đồ gá lắp, đồng thời chuẩn bị thực hiện cả việc bảo quản,
theo dõi tình hình sử dụng, sự hỏng, hao mòn và sửa chữa các loại dụng cụ, tình hình mua
sắm hay sản xuất và kiểm tra chất lượng của các loại dụng cụ đó
 Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ: bao gồm sự vận chuyển đến các chỗ làm việc tất cả các
phương tiện vật chất cần thiết cho sản xuất như: nguyên vật liệu, phôi liệu bán thành
phẩm, các loại tài liệu, dụng cụ, phụ tùng, cũng như vận chuyển khỏi chỗ làm việc các
loại chi tiết, thành phẩm, các loại phế liệu,phế phẩm, các loại tài liệu, dụng cụ, phụ tùng
đã sử dụng xong về kho
 Phục vụ năng lượng: đảm bảo cung cấp cho các chỗ làm việc tất cả các loại năng lượng
cần thiết cho sản xuất như: điện năng, hơi khí nén, xăng, dầu, ... một cách liên tục và kịp
thờI
 Phục vụ ăn uống: bộ phận nhà bếp đảm nhận thực hiện nhu cầu phục phục vụ ăn uống
của toàn bộ nhân viên trong nhà hàng như ăn trưa, ăn tối...
 Phục vụ kiểm tra: bao gồm kiểm tra trước và sau tất cả các đối tượng lao động, các chi
tiết, thành phần theo đúng quy định của bản vẽ kỹ thuật và quy trình công nghệ.
 Phục vụ kho tàng: bao gồm các công việc xuất nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm, dụng cụ và phụ tùng các loại, phân loại, kiểm kê và bảo quản tất cả các đối
tượng trong kho một cách an toàn và bảo đảm đạt chất lượng cao nhất

+ Nhu cầu không xác định trước:


 Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa thiết bị: bao gồm các công việc hiệu
chỉnh, điều chỉnh, xem xét định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, vừa và lớn tất cả các thiết
bị máy móc, các thiết bị chính và phụ, các trang bị công nghệ và thiết bị thông tin liên
lạc.
 Phục vụ y tế: nhà hàng chỉ bổ sung hòm y tế khẩn cấp cho nhu cầu phục vụ y tế của các
nhân viên như vết thương nhỏ trong khi làm việc. Song, đối với những tai nạn nghề
nghiệp nguy hiểm khác, nhà hàng không có bộ phận chuyên xử lý mà sẽ trực tiếp liên hệ
nhân viên y tế để kịp thời cứu chữa.

- Các nguyên tắc phục vụ NLV:


+ Phục vụ theo chức năng: Tức là có các bộ phận phục vụ riêng biệt như vận chuyển, dụng cụ, kho
tàng, sửa chữa thiết bị máy móc,…
+ Phục vụ theo kế hoạch: Dựa vào kế hoạch sx- kinh doanh từ đó xđ phục vụ NLV
+ Phục vụ phải mang tính dự phòng: Các nhu càu phục vụ phát sinh một cách kịp thời
+ Phục vụ mang tính đồng bộ: Chất lượng phục vụ như nhau.
+ Phục vụ mang tính linh hoạt: Đảm bảo nhu cầu đặt ra, ko để cho quá trình sx- kinh doanh bị ngừng
trệ.
+ Phục vụ phải mang tính tin cậy và đảm bảo chất lượng cao:
+ Phục vụ phải mang tính kinh tế: sao cho chi phí hợp lý nhất xong vẫn đảm bảo quy trình sx- kinh
doanh diễn ra liên tục nhịp nhàng.
- Các hình thức phục vụ NLV
+ Hình thức phục vụ tập trung : Đáp ứng tất cả nhu cầu phục vụ tại NLV, được làm việc chuyên môn
hóa . Thường áp dụng đối với loại hình sx hàng khối, hàng loạt trong đk nơi đó phải có nhu cầu phục
vụ lớn và thường xuyên.
 Ưu điểm: Là cho phép sử dụng có hiệu quả cả về lao động phục vụ và các thiết bị phục vụ,
đồng thời có thể áp dụng được việc cơ khí hóa, tự động hóa các khâu phục vụ, giúp tăng
NSLĐ
 Nhược điểm: Quản lý phức tạp, chỉ phù hợp với sản xuất ổn định, gây tốn kém chi phí cho
DN.
+ Hình thức phục vụ phân tán : Các nhu cầu phục vụ NLV được thực hiện trực tiếp do những bộ phận
có nhu cầu tự đảm nhận -> áp dụng cho các loại hình sx hàng loạt nhỏ và đơn chiếc với điều kiện nhu
cầu phục vụ ít, ko đáng kể.
 Ưu điểm: Dễ quản lý, linh hoạt, tiết kiệm thời gian & chi phí cho từng NLV
 Nhược điểm: NSLĐ phục vụ thấp và ko có sự chuyên môn hóa LĐ, khó đáp ứng nhu cầu
phục vụ phức tạp.
+ Hình thức phục vụ hỗn hợp : Kết hợp cả hai hình thức trên (tỷ trọng khác nhau, tùy theo quy
mô và nhu cầu của tổ chức), nhằm tận dụng ưu điểm của hai hình thức trên và hạn chế những
nhược điểm.

7. Các chế độ phục vụ NLV


- Chế độ phục vụ trực nhật: Được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện => áp dụng cho sx
hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
 Ưu điểm: đơn giản
 Nhược điểm: Hiệu quả kinh tế ko cao do lãng phí thời gian lao động vào máy móc và công
suất máy móc.
- Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng: Mọi công việc phục vụ được tiến hành theo một kế hoạch
được lập trước, phù hợp với kế hoạch sxkd của DN (ca thường khác với ca hành chính)
-> áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.
 Ưu điểm: Khắc phục được tình trạng ngừng việc của công nhân chính và tận dụng được công
suất máy móc thiết bị
 Nhược điểm: Chất lượng của phục vụ phụ thuộc vào khả năng lập kế hoạch của người quản
lý.
- Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Tiến hành phục vụ theo đúng tiêu chuẩn đã định sẵn -> áp dụng
trong loại hình sx hàng khối, hàng loạt lớn với điều kiện là sx liên tục và ổn định.
 Ưu điểm: Đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại trừ các lãng phí time tại NLV và
thường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

8. Đánh giá phục vụ nơi làm việc


- Dựa vào KQ phục vụ: xem xét nhu cầu và đáp ứng qua
- Tổn thất time do chờ đợi phục vụ
- Tổng công suất máy móc, thiết bị ko được sử dụng do phục vụ ko tốt
- Dựa vào nguyên nhân
Căn cứ vào tình hình thực tế thông qua tổ chức LĐ phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ để
xem xét và đánh giá.
Chương 5: Cải thiện điều kiện lao động
1. Khái niệm
- Là tổng hợp của các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc bao quanh NLĐ được hình thành do
tính chất, đặc điểm của công cụ LĐ, đối tượng LĐ và môi trường vi khí hậu trong ko gian NLV có
ảnh hưởng tác động tới sức khỏe, khả năng làm việc của NLĐ, từ đó ảnh hưởng đến NSLĐ và hiệu
quả làm việc của NLĐ.

2. Phân loại
- Nhóm các yếu tố thuộc về tâm-sinh lý lao động: Được hình thành trong quá trình LĐ có ảnh hưởng
đến trạng thái tâm sinh lý của NLĐ. Bao gồm các yếu tố sau:
+ Sự căng thẳng về thể lực
+ Sự căng thẳng về thần kinh
+ Nhịp độ LĐ
+ Trạng thái và tư thế LĐ
+ Tính đơn điệu trong LĐ
-Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh phòng bệnh : Các yếu tố tồn tại trong môi trường không khí của
nơi làm việc xuất phát từ yếu tố công nghệ, đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng miền,
tính chất của đối tượng LĐ, cách thức tổ chức và phục vụ NLV và có ảnh hưởng đến các chức năng
sinh lý của cơ thể. Mà khi đk làm việc của môi trường vượt quá giới hạn tâm-sinh lý của con người -
> Gây mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, NSLĐ giảm xuống. Baogồm:
+ Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển, bức xạ nhiệt,áp suất không khí)
+ Tiếng ồn, rung động, siêu âm.
+ Nồng độ bụi
+ Độc hại trong sx
+Tia bức xạ và trường điện từ cao
+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
+ Điều kiện vệ sinh và sinh hoạt
-Nhóm các yếu tổ thuộc về thẩm mỹ của LĐ: Ko tác động trực tiếp đến sức khỏe nhưng có tác dụng
cải thiện trạng thái tâm sinh lý của con người tạo ra sự hưng phấn, dễ chịu trong quá trình lv, giảm
stress, bao gồm:
+ Các yếu tố thuộc về xắp xếp, bố trí ko gian NLV
+ Kiểu dáng
+ Màu sắc
+ Âm nhạc chức năng
+ Cây xanh và cảnh quan môi trường
-Nhóm các yếu tố thuộc về tâm lý xã hội: Các yếu tố tồn tại trong môi trường giao tiếp giữa những
người cùng làm việc với nhau, cụ thể là:
+ Tâm lý cá nhân trong tập thể
+ Quan hệ nhân sự, trao đổi thông tin
+ Các phong trào thi đua
+ Vấn đề khen thưởng và kỷ luật LĐ
+ Phong cách lãnh đạo của người quản lý
+ Có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế lv của NLĐ
- Nhóm điều kiện về chế độ lv và nghỉ ngơi: Quy định về thời gian lv và nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể là:
+ Sự luân phiên giữa lv và nghỉ giải lao
+ Độ dài thời gian nghỉ và hình thức nghỉ

3.Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động


3.1. Phương pháp khảo sát.
- Đây là phương pháp dùng các phương tiện, các kỹ thuật đo để ghi chép, theo dõi về hiện trạng
các yếu tố của điều kiện lao động và theo dõi ghi chép ảnh hưởng tác động của những yếu tố đó
đến sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc.
- Mức độ nặng nhọc được hiểu là mức độ ảnh hưởng của tất cả các yếu tố thuộc môi trường làm
việc lên trạng thái chức năng cơ thể của con người, ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất sức lao
động. Ở Việt Nam chia thành 6 loại như sau:
+ Loại 1: Điều kiện làm việc của các công việc trong đó các yếu tố của điều kiện làm việc thuộc
môi trường làm việc ở trạng thái phù hợp với người lao động.
+ Loại 2: Những công việc trong đó có một số yếu tố của điều kiện lao động phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn quy định về vệ sinh, an toàn lao động.
+ Loại 3: Những công việc trong đó có một số yếu tố của điều kiện lao động vượt ngưỡng chịu
đựng của con người nên cần được đảm bảo bằng những chế độ nghỉ ngơi nhất định.
+ Loại 4: Những công việc trong đó có một số yếu tố của điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn cho
phép có ảnh hưởng làm rối loạn một số chức năng sinh lý của cơ thể con người, có nguy cơ dẫn
đến biểu hiện bệnh nghề nghiệp.
+ Loại 5: Những công việc trong đó do ảnh hưởng của yếu tố độc hại, nguy hiểm dẫn đến nhiều
trường hợp bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
+ Loại 6: Những công việc trong đó do ảnh hưởng của các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn nhiều
lần, gây rối loạn chức năng sinh lý, không có khả năng phục hồi và số trường hợp bị tai nạn lao
động, mắc bệnh nghề nghiệp cao.

3.2. Phương pháp thống kê


- Thống kê là phương pháp đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về bệnh nghề
nghiệp, tai nạn lao động và sức khỏe của người lao động. Dựa vào tính toán hai chỉ tiêu sau:
+Tần suất mắc bệnh nghề nghiệp (Kbnn)
m
K BNN = x 1000
N

Trong đó:
m: Số người mắc bệnh nghề nghiệp.
N: Tổng số người lao động của doanh nghiệp.
+ Tần suất tai nạn lao động (Ktnld)
n
K TNLĐ = x 1000
N

Trong đó:
n: Số trường hợp bị tai nạn lao động
N: Tổng số người lao động của doanh nghiệp.
+ Để đánh giá tình hình tai nạn, có thể xét thêm hệ số nặng nhẹ (Kn) là số ngày phải nghỉ
việc trung bình tính cho mỗi người bị tai nạn.
D
K n=
n
Trong đó:
D: Tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra trong thời gian xem xét (chỉ kể đến
các trường hợp tai nạn phải nghỉ việc tạm thời, còn các trường hợp tai nạn làm mất sức lao động
hoàn toàn hoặc gây tử vong phải xét riêng).
+Nếu đánh giá tình trạng tai nạn lao động một cách tổng quát cần tính đến hệ số tai nạn nói
chung (Km), được tính bằng công thức sau:
Ktn = Kts x Kn
Ngoài hai phương pháp trên, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp điều tra xã hội học
(thông qua bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát) người lao động trực tiếp làm việc tại nơi làm việc để
thu thập thông tin về ảnh hưởng của điều kiện lao động đến tình trạng sức khỏe của họ để tìm
biện pháp cải tiến điều kiện lao động một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí.
IV. BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN LAO ĐỘNG.
● Hai phương hướng cải thiện điều kiện lao động chủ yếu:
- Chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi, loại trừ yếu tố độc hại.
- Ngăn ngừa tác hại của các yếu tố bất ngờ, ngăn ngừa việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và khả năng làm việc của người lao động
Cụ thể hóa của các phương hướng trên chia thành các biện pháp cải thiện điều kiện lao
động thành 4 nhóm sau.
● Biện pháp về mặt kỹ thuật:
- Cơ giới hoá quá trình lao động, tự động hoá và sử dụng phương tiện điều khiển từ xa,
tách người lao động khỏi môi trường làm việc độc hại.
- Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý.
- Trồng cây xanh, âm nhạc trong khu vực sản xuất, làm việc.
- Dùng các thiết bị che chắn, đèn tín hiệu cảnh báo.
- Phát các phương tiện phòng hộ cá nhân.
● Biện pháp hành chính:
- Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ, BHLĐ.
- Tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên.
- Có chế tài xử lý vi phạm.
● Biện pháp giáo dục:
- Doanh nghiệp cần đào tạo, hướng dẫn và phổ biến để người lao động nhận thức rõ trách
nhiệm và chấp hành các quy định.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đào tạo, hướng dẫn và phổ biến để người lao động
hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cũng như có kỹ năng và
vận hành thiết bị một cách an toàn.
● Biện pháp về mặt kinh tế:
- Sử dụng hợp lý các công cụ thưởng.
- Sử dụng hợp lý các công cụ phạt.
- Bố trí người lao động phù hợp với khả năng sở trường và những người có tính cách phù
hợp vào một nhóm.
- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

You might also like