Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN QUẬN 12

NĂM HỌC 2023 – 2024

DỰ ÁN

VŨ ĐIỆU CỦA THỰC VẬT

GVHD: NGUYỄN THÁI TỪ NGHIÊM


Lớp: 11B7
Nhóm thực hiện: 5
LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đều biết môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thực vật.
Những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực... có tác động rất lớn đến sự
phát triển của cây trồng. Cây cối chịu tác động của các yếu tố môi trường khác
nhau sẽ có hình dạng và màu sắc khác nhau, ví dụ cây thiếu ánh sáng sẽ có lá
nhạt màu...

Có thể nói, đối với từng loại kích thích khác nhau, cây trồng sẽ có các cách trả
lời khác nhau. Sự tiếp nhận và trả lời kích thích như vậy được gọi là cảm ứng ở
thực vật. Cảm ứng thực vật được chia thành 2 loại đó là, vận động hướng động
vận động cảm ứng. Trong khi vận động cảm ứng là hình thức của các cơ quan
thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng, thì vận động hướng
động lại xảy ra với các tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Hướng của
phản ứng cũng phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích.

Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề này, nhóm 5 lớp
11B7 chúng em đã thực hiện dự án "VŨ ĐIỆU CỦA THỰC VẬT" với đề tài là
nghiên cứu tính hướng sáng, hướng trọng lực, và hướng tiếp xúc của một số lọai
cây trồng. Bài báo cáo của tụi em sẽ gồm 4 phần chính:
1. Mục tiêu
2. Chuẩn bị nguyên liệu
3. Cách tiến hành và kết quả thực hiện
4. Bảng phân công nhiệm vụ

Trong quá trình học tập tại lớp, chúng em rất may mắn khi được cô Nguyễn
Thái Từ Nghiêm hỗ trợ và giúp đỡ. Cô không chỉ là người hướng dẫn cũng như
chỉ dạy các kiến thức môn Sinh trên trường, mà còn là người luôn quan tâm
giúp đỡ chúng em mỗi khi chúng em cần. Chính sự tận tình của cô và sự cố
gắng không ngừng của tất cả thành viên trong nhóm đã giúp chúng em hoàn
thành bài báo cáo đề tài.

2
MỤC LỤC

3
I. MỤC TIÊU
- Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số cây trồng.
- Thực hiện được thí nghiệm về cảm ứng ở thực vật.

II. CÁCH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ


PHẦN 1. Chuẩn bị
1.1. Hướng sáng: hạt đậu xanh chưa qua chế biến, màu xanh đậm, chắc; chậu;
đất; bịch xốp
1.2. Hướng trọng lực: hạt đậu xanh chưa qua chế biến, màu xanh đậm, chắc;
chậu; đất; giá thể nằm ngang.
1.3. Hướng tiếp xúc: chai nước, nước sạch, dây chầu bà, 2 cây đũa dài làm giá
thể
PHẦN 2. Tiến hành thí nghiệm
2.1.Hướng ánh sáng
- Ngày đầu tiên (7/1/2024):
+ Ngâm hạt đậu xanh vào nước ấm trong vòng 7-9 tiếng, sau đó vớt ra cho ráo nước, bọc lại
với khăn ướt, ủ qua đêm. (Mục đích là để cây nảy mầm)
+ Vớt hạt đã ngâm ra, bọc lại trong lớp khăn giấy ẩm, để trong hộp kín và ủ qua đêm.
- Ngày thứ 2 (8/1/2024):
+ Nếu sử dụng đồ đựng kín (không có lỗ thoát nước ở đáy) thì lót một lớp khăn giấy ở phần
đáy hộp, giúp tránh tình trạng úng nước cho cây sau này.
+ Gieo những hạt đậu xanh đã nảy mầm vào đất và tưới nước. Để cây dưới ánh sáng đầy đủ.
Chờ đợi 1-2 ngày để cây tạo rễ cắm vào đất.

4
- Ngày thứ 3 (9/1/2024):
+ Cây bắt đầu vươn lên, nảy chồi

+ Tiến
hành trùm một bịch xốp lớn có khoét sẵn lỗ bên góc lên cây.
Tiếp tục tưới nước và chăm sóc cây.

-
- Ngày thứ 7 (13/1/2024): Quan sát thấy hiện tượng thân cây uốn cong về phía có khoét lỗ
trên bịch, nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào.

2.2.Hướng trọng lực


- Ngày thứ 1,2 (7,8/1/2024): Thực hiện các bước như ở hướng ánh sáng.
- Ngày thứ 4 (10/1/2024):

5
+ Cây bắt đầu vươn lên, nảy chồi
+ Tiến hành đặt hộp ngang trên giá thể
Ngày thứ 7 (13/1/2024) : Quan sát được hiện tượng thân cây mọc hướng thẳng lên trời

2.3.Hướng tiếp xúc


Ngày thứ 1 (06/01/2024) :
+ Lấy một nhánh cây trầu bà cho vào bình nước, đổ đầy nước vào bình.
+ Cắm một giá thể (cây gỗ dài ) vào bình rồi dùng tay quấn nhánh cây xung quanh giá thể và
dùng băng dính trong suốt cố định lại để cây mọc đúng hướng.

Ngày thứ 2 (07/01/2024): Cây có những phát triển rất nhỏ nên mắt thường khó quan sát được.

6
Ngày thứ 5 (10/01/2024):
+ Do đặt trong bình quá nóng dẫn đến cây có dấu hiệu héo nên cây được chuyển sang bình
nhựa không cách nhiệt với kích thước tương đương.
+ Lúc này gỡ phần băng dính ra thấy cây đã bám vào giá thể mà không bị rơi ra, cây có phát
triển cao hơn một chút so với lúc đầu.

Ngày thứ 8 (13/01/2024):


+ Cây có những thay đổi, cao hơn nhưng rất ít và khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường.

Ngày thứ 10 (15/01/2024):


+ Cây không có sự phát triển rõ rệt so với ngày 8.

7
Ngày thứ 13 (17/01/2024):
+ Cây cao hơn một chút so với ngày 10.
+ Tuy nhiên, cây có sự thay đổi, phát triển cao hơn và bám vào giá thể chắc hơn so với ngày
đầu tiên.

PHẦN 3. THẢO LUẬN


3.1. Nhận xét và giải thích
3.1.1. Hướng sáng
- Thân cây đặt dưới bịch xốp có khoét lỗ ở góc trên của bịch uốn cong về nơi
được khoét lỗ có ánh sáng chiếu vào, ngược lại rễ cây có xu hướng cong về phía
né xa nguồn kích thích là ánh sáng.

8
- Ở bịch khoét lỗ ở góc, ánh sáng phân bố lệch về một phía, và như ta thấy, thân
cây đã mọc lệch về phía có nhiều ánh sáng. Từ đó ta có thể kết luận được, thân
cây có tính hướng sáng dương, rễ cây có tính hướng sáng âm.
3.1.2. Hướng trọng lực
- Khi đặt chầu cây nằm ngang, ta quan sát thấy thân cây có chiều sinh trưởng
hướng lên trên và rễ cây hướng xuống dưới. Do thân cây có tính hướng trọng
lực âm và rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
3.1.3. Hướng tiếp xúc
- Trầu bà là cây thủy sinh và cũng là cây dây leo. Khi gặp sự tiếp xúc là giá thể
thẳng đứng, thân cây có xu hướng quấn quanh và vươn lên.
- Do các loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc, giúp chúng vươn lên để thu
nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì vậy nếu không được làm cọc, giàn
thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.
3.2. Bài học kinh nghiệm
- Nếu trồng cây trong đồ đựng kín (không có lỗ thoát nước ở đáy) thì phải lót
một lớp giấy để hạn chế xảy ra tình trạng úng cây.

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 5 – 11B7

Stt Họ và tên Số Phân công công việc Hoàn thành


hiệu
1 Nguyễn Hoàng Kỳ Anh 03 Trồng cây hướng tiếp xúc, 100%
tổng hợp nội dung
2 Huỳnh Phương Ánh 06 Trồng cây hướng ánh sáng, 100%
soạn báo cáo ra word
3 Phạm Nguyễn Nguyên 12 Trồng cây hướng trọng lực, 100%
Giáp soạn nội dung
4 Hoàng Việt Hà 13 Trồng cây hướng tiếp xúc, 100%
soạn nội dung
5 Phạm Kim Ngọc Hân 15 Trồng cây hướng ánh sáng, 100%
tổng hợp nội dung
6 Nguyễn Hoàng Lâu 26 Trồng cây hướng tiếp xúc, 100%
soạn nội dung
7 Nguyễn Văn Thành 38 Trồng cây hướng trọng lực, 100%
soạn nội dung
8 Vũ Quang Vinh 47 Trồng cây hướng ánh sáng, 100%
soạn nội dung

9
10

You might also like