Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội Việt Nam cho biết các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tạm
thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di
tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Những phát hiện mới

Từ giữa năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt - Nga đã khai quật di tích Gò Đá và Rộc
Tưng. Năm 2016, đoàn khai quật khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc
Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá, phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An). Đợt
khảo sát này đã phát hiện mới 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn, nâng số lượng bộ
sưu tập hiện có thành 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới.

Đáng chú ý nhất là đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kỳ nằm xung quanh khu vực Rộc
Tưng, hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị
xã An Khê.

Về tính chất của di tích, đây là các di tích cư trú và nơi chế tác công cụ đá của người
nguyên thủy. Di tồn văn hóa duy nhất còn lại trong tầng văn hóa là công cụ đá do con
người chế tác và sử dụng. Di tồn tự nhiên đáng chú ý và có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định niên đại của các di tồn văn hóa ở đây là các mảnh tectit (thiên thạch) rơi từ
ngoài hành tinh vào trái đất. Hiện chưa tìm thấy di cốt người cũng như di tích động thực
vật vì các di tích phân bố ở ngoài trời nên các vật chất hữu cơ qua quá trình lâu dài đã bị
phân hủy.

Trên mặt bằng tầng văn hóa Rộc Tưng 1 có hiện tượng tập trung cao các mảnh đá
quartz và các tảng cuội sông, trong đó có công cụ lao động và các mảnh tectit. Có khả
năng đây là kiến trúc mặt bằng nơi cư trú của người nguyên thủy đã được tôn nền để
chống lầy lội vào mùa mưa. Để kiểm định giả thiết này, cần mở rộng diện tích khai quật,
thu thập thêm bằng chứng trong thời gian tới.

Về kỹ nghệ công cụ đá, các công cụ đá được làm từ cuội sông/suối có độ mài mòn kém,
chất liệu đá quartz, quartzite hoặc trầm tích silic. Nhóm công cụ ghè thô thường được
chế tác đơn giản, ghè trực tiếp, kích thước lớn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong sưu tập. Có
một số công cụ mảnh tước thô (nạo, công cụ cắt khía) cùng với các hạch đá có sự tồn
tại của kỹ thuật tách mảnh từ hạch đá lớn và sử dụng công cụ mảnh nhưng không thực
sự phổ biến. Loại hình công cụ nổi bật là những mũi nhọn lớn hình khối tam diện, công
cụ ghè hết một mặt.

You might also like