6. Giáo Trình Kỹ Thuật Điện Chương 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PHẦN 1: MẠCH ĐIỆN

CHƯƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN
Tóm tắt nội dung
− Các khái niệm về mạch điện và cấu trúc mạch điện: Nguồn, tải, nhánh, nút, vòng
của mạch điện.
− Các đại lượng đặc trưng cho cường độ quá trình năng lượng trong mạch điện:
Dòng điện, điện áp, công suất của mạch điện.
− Các phần tử mạch điện: Nguồn điện áp, nguồn dòng điện, điện trở, điện cảm,
điện dung và quan hệ dòng điện − điện áp trên các phần tử đó.
− Các khái niệm: Mạch điện tuyến tính, phi tuyến; chế độ xác lập, chế độ quá độ
của mạch điện; phân tích, tổng hợp mạch điện.
− Nội dung của hai định luật Kirchhoff.
1.1 Mạch điện, những khái niệm về cấu trúc của mạch điện
1.1.1 Mạch điện
Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng dây dẫn tạo thành những
vòng kín trong đó dòng điện có thể chảy qua.
Mạch điện gồm các thành phần cơ bản sau:
Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng, nó làm nhiệm vụ biến các
dạng năng lượng khác thành điện năng.
Phụ tải (tải): Là thiết bị tiêu thụ điện năng, nó làm nhiệm vụ biến điện năng thành
các dạng năng lượng khác.
Dây dẫn: Dây dẫn dùng để truyền tải điện năng từ nguồn đến tải. Để giảm tổn thất
trên đường dây, dây dẫn được làm bằng các kim loại có điện trở suất nhỏ (đồng,
nhôm...)
1.1.2 Những khái niệm về cấu trúc của mạch điện
Nhánh: Là một phần của mạch điện gồm các phần tử ghép nối tiếp nhau, trong đó
có cùng một dòng điện chảy từ đầu này đến đầu kia.
Nút: Là điểm gặp nhau của từ 3 nhánh trở lên.
Vòng: Là một nối đi khép kín qua các nhánh. Mạch điện hình 1.1 có ba nhánh:
Nhánh máy phát, nhánh động cơ và nhánh đèn 1 nối tiếp đèn 2; hai nút: A, B và ba
vòng: a, b, c.

Hình 1.1 Mô hình mạch điện


1
1.2 Các đại lượng đặc trưng cho cường độ của quá trình năng lượng trong mạch
điện
Các đại lượng cho biết mức độ mạnh, yếu của quá trình năng lượng điện từ trong
mạch điện gọi là các đại lượng đặc trưng cho cường độ quá trình năng lượng của mạch
điện. Các đại lượng đó gồm: Cường độ dòng điện, điện áp, công suất của mạch điện.
1.2.1 Dòng điện
Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích dưới tác dụng của điện
trường.
Chiều dòng điện, theo qui ước, là chiều chuyển động của điện tích dương.
Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện
(i). Cường độ dòng điện qua một nhánh bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích qua
tiết diện ngang của nhánh.
dq
i= (1.1)
dt
Trong đó q: Là điện lượng qua tiết diện ngang của nhánh (C)
t: Là thời gian (s)
Đơn vị đo cường độ dòng điện là Am pe, ký hiệu là A.
Trên nhánh ta qui ước một chiều gọi là chiều dương của dòng điện và đánh dấu
chiều đó bằng một mũi tên vẽ trên nhánh cùng ký hiệu i. Nếu chiều dòng điện trong
nhánh cùng chiều với chiều mũi tên trên nhánh thì dòng diện có giá trị dương và
ngược lại.

Hình 1.2 Ký hiệu dòng, áp trên nhánh


Trên hình 1.2. Nếu dòng điện chảy từ A đến B thì i>0; chảy từ B đến A thì i<0.
1.2.2 Điện áp
Điện áp giữa hai điểm (u) bằng công mà điện trường thực hiện làm chuyển dời
một đơn vị điện tích dương giữa hai điểm đó.
dW
u= (1.2)
dq
Trong đó dW: Công điện trường làm chuyển dịch lượng diện tích dq giữa hai điểm
khảo sát.
Đơn vị đo điện áp là vôn (volt), ký hiệu là: V
Chiều điện áp, theo qui ước, là chiều hướng từ điểm có điện thế cao đến điểm có
điện thế thấp.
Trên nhánh ta qui ước một chiều gọi là chiều dương của điện áp và đánh dấu chiều
đó bằng một mũi tên vẽ bên cạnh nhánh cùng ký hiệu u. Nếu chiều điện áp trên nhánh
cùng chiều mũi tên thì điện áp có giá trị dương và ngược lại.
Trên hình 1.2. Nếu A dương hơn B thì u > 0 ; A âm hơn B thì u < 0.
Chiều dương của điện áp trên nhánh luôn chọn cùng chiều với chiều dương của
dòng điện trong nhánh.
1.2.3 Công suất 2
Công suất trên nhánh (p) bằng năng lượng mà nhánh trao đổi (thu hoặc phát) trong
một đơn vị thời gian.
dW
p= (1.3)
dt
Trong đó dW là năng lượng mà nhánh trao đổi trong khoảng thời gian dt
Đơn vị của công suất là oát (watt), ký hiệu là W
Nếu điện áp giữa hai đầu nhánh là u thì năng lượng nhận đựơc khi có lượng điện
tích dq chảy qua nhánh là: dW = u.dq
và công suất trên nhánh là:
dW u.dq
p= = = ui (1.4)
dt dt
Khi chọn chiều dương u, i trên nhánh trùng nhau, nếu u, i cùng dấu (cùng chiều)
thì p > 0, nhánh nhận năng lượng từ ngoài đưa vào; nếu u, i khác dấu (ngược chiều)
thì p < 0 nhánh phát năng lượng ra ngoài.
1.2 Các phần tử mạch điện. Mô hình mạch điện
Các thiết bị điện có rất nhiều loại, tuy nhiên các hiện tượng điện từ xảy ra trong
các thiết bị điện có thể qui về hai nhóm hiện tượng cơ bản: nhóm hiện tương biến đổi
năng lượng điện từ và nhóm hiện tượng tích phóng năng lượng điện từ.
Nhóm biến đổi năng lượng điện từ, có hai hiện tượng:
Hiện tượng nguồn: Là hiện tượng biến đổi các dạng năng lượng khác thành điện
năng. Thông số đặc trưng cho hiện tượng nguồn là: Sức điện động của nguồn điện áp.
Hiện tượng tiêu tán năng lượng: Là hiện tượng biến điện năng thành các dạng
năng lượng khác. Thông số đặc trưng cho hiện tượng tiêu tán là: Điện trở.
Nhóm tích phóng năng lượng điện từ có hai hiện tượng:
Hiện tượng tích phóng năng lượng dưới dạng từ trường. Thông số đặc trưng cho
hiện tượng là điện cảm L.
Hiện tượng tích phóng năng lượng dưới dạng điện trường. Thông số đặc trưng cho
hiện tượng là điện dung C.
Dưới đây trình bày về các thông số trên coi là những phần tử cơ bản của mạch điện.
1.3.1 Nguồn điện áp (u(t))
Nguồn áp là thiết bị có khả năng tạo ra trên hai cực của nó một điện áp không phụ
thuộc dòng chảy qua nó.
Sức điện động (sđđ) của nguồn áp (e) là công do lực mà nguồn sinh ra (lực này có
bản chất khác với lực tĩnh điện của điện trường) làm chuyển dịch một đơn vị điện tích
dW *
dương ở bên trong nguồn, từ cực ân đến cực dương của nguồn: e =
dq

Hình 1.3 Nguồn áp

3
Trong đó, dW* là công do lực của nguồn sinh ra làm chuyển dịch vi phân điện tích
dương dq từ cực âm về cực dương của nguồn.
Chiều sđđ hướng từ cực âm (−) đến cực dương (+) của nguồn.
Khi nối tải vào giữa hai cực nguồn, thì ở ngoài nguồn, lực tĩnh điện sẽ làm chuyển
dịch các điện tích dương từ cực dương nguồn qua tải về cực âm nguồn. Theo định luật
bảo toàn công thì công làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ở trong nguồn từ
cực âm về cực dương nguồn (e) phải bằng công làm dịch chuyển một đơn vị điện tích
dương ở ngoài nguồn từ cực dương nguồn đi qua tải về cực âm nguồn (u), như vậy về
trị số sức điện động của nguồn bằng điện áp giữa hai cực nguồn. Nhưng do chiều sđđ
hướng từ cực âm đến cực dương; chiều điện áp hướng từ cực dương đến cực âm, nên
nếu chọn chiều dương của sđđ và điện áp trên nguồn trùng nhau (xem hình 1.3) ta có
quan hệ:
u = −e (1.5)
Nguồn áp được ký hiệu như hình 1.3.
Công suất (p) của nguồn áp là công mà nguồn sinh ra trong một đơn vị thời gian:
dW* dW* dq
p= = * = e.i
dt dq dt
Theo định nghĩa thì nguồn áp có đạo hàm: du/di=0, do đó trở kháng của nguồn áp
bằng 0
1.3.2 Nguồn dòng điện (j(t ))
Nguồn dòng điện là thiết bị có khả năng bơm một dòng điện ra mạch ngoài không
phụ thuộc điện áp giữa hai cực của nó.
Theo định nghĩa thì nguồn dòng điện có đạo hàm: du/di=∞, do đó trở kháng của
nguồn dòng điện bằng ∞

Hình 1.4 Nguồn dòng


Nguồn dòng ký hiệu như hình 1.4, trong đó chiều dòng điện trùng chiều mũi tên.
1.3.3 Điện trở (R)
Khi dòng diện chảy qua một nhánh, theo định luật June công suất biến đổi điện
năng thành các dạng năng lượng khác tỷ lệ với bình phương cường độ dòng điện:
p = R.i2 (1.6)
Hệ số tỷ lệ R gọi là điện trở của nhánh.

Hình 1.5 Nhánh điện trở


(1.6) cho thấy, R chính là công suất tỏa ra trên nhánh khi dòng điện qua nhánh
bằng đơn vị, vậy nó cho biết khả năng (mức độ) biến đổi điện năng thành các dạng
năng lượng khác của nhánh.
Đơn vị đo điện trở là ôm (ohm), ký hiệu: . 4
1
Đại lượng nghịch đảo của điện trở gọi là điện dẫn, ký hiệu là g: g =
R
Đơn vị của điện dẫn là siemen ký hiệu là s.
Ký hiệu nhánh điện trở, điện dẫn như hình 1.5.
Quan hệ dòng áp trên điện trở, điện dẫn tuân theo định luật ôm:
iR = g.uR uR = R.iR (1.7)
1.3.4 Điện cảm (L)
Khi dòng điện i chảy qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường. Gọi từ thông qua tiết diện
ngang của cuộn dây là  và số vòng của cuộn dây là w, Đại lượng: =w.  gọi là từ
thông móc vòng của cuộn dây.
Đạo hàm:
d
L= (1.8)
di
gọi là điện cảm của cuộn dây.

(Trường hợp cuộn dây tuyến tính, thì ta có: L = )
i
Đơn vị của điện cảm là Henry, ký hiệu là: H. Ký hiệu nhánh điện cảm như hình 1.7

Hình 1.7 Nhánh điện cảm


Sức điện động tự cảm trên cuộn dây: Khi dòng điện qua cuộn dây biến thiên thì từ
thông qua cuộn dây cũng biến thiên, theo định luật cảm ứng điện từ, trong cuộn dây sẽ
có sức điện động tự cảm:
d d di
e L = −w =− = −L
dt dt dt
Quan hệ điện áp, dòng điện trong mạch điện cảm:
di
u L = −e L = L (1.9)
dt
Năng lượng từ trường của cuộn dây:
Công suất tức thời trên cuộn dây là:
di
p = i.u = i.L .
dt
Năng lượng cuộn dây trao đổi trong vi phân thời gian (dt) là: dWM=p.dt=L.i.di, do
đó năng lương từ trường tích lũy trong cuộn dây khi dòng điện trong cuộn dây tăng
trưởng từ 0 đến giá trị i sẽ là:
i i
1 2
WM =  dWM =  L.i.di = Li (1.10)
0 0 2
Theo (1.10), WM tỷ lệ với L, như vậy điện cảm L cho biết khả năng tích luỹ năng
lượng từ trường của cuộn dây.

1.3.5 Điện dung (C)


5
Đặt điện áp uC lên hai cực của một tụ điện, trên hai cực của tụ sẽ tích lượng điện
tích q, đạo hàm:
dq
C= (1.11)
du C
q
gọi là điện dung của tụ điện. (Trường hợp tụ điện tuyên tính, ta có: C = )
uC
Đơn vị của điện dung là fara, ký hiệu là F
Nhánh điện dung ký hiệu như hình 1.8

Hình 1.8 Nhánh điện dung


Quan hệ dòng điện, điện áp trên điện dung:
dq dCu C du 1
iC = = =C C hoặc u C =  i C dt (1.12)
dt dt dt C
Nếu tại thời điểm t = 0 tụ đã có điện tích và điện áp trên tụ là uC (0) thì điện áp trên
tụ tại thời điểm t là:
1 t
idt + u C (0)
C 0
uC = (1.13)

Năng lượng điện trường của tụ:


Công suất tức thời trên tụ điện là:
du C
p = u.i = u C .C .
dt
Năng lượng tụ trao đổi trong vi phân thời gian (dt) là: dWE=p.dt=C.uC.duC, do đó
năng lương điện trường tích lũy trong tụ khi điện áp trên tụ tăng trưởng từ 0 đến giá trị
uC sẽ là:
uC uC
1
WE =  dWE =  C.u C du C =
2
Cu C (1.14)
0 0 2
Như vậy điện dung C cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện.
1.3.6 Mô hình mạch
Để thuận tiện trong nghiên cứu, tính toán mạch điện người ta thay thế mạch điện
thực bằng mô hình mạch. Điều kiện của việc thay thế là: Quá trình năng lượng trong
mô hình mạch và quá trình năng lượng trong mạch thực là hoàn toàn tương đương. Để
thỏa mãn điều kiện đó, mô hình mạch hay sơ đồ thay thế của mạch điện có kết cấu
giống như mạch điện thực nhưng thay cho các thiết bị điện là các thông số mạch đặc
trưng cho các hiện tương điện từ xảy ra trong thiết bị đó. Ví dụ: Hình 1.9 b là sơ đồ
thay thế của mạch điện hình 1.9a, trong đó máy phát điện được thay bằng sức điện
động eG nối tiếp với điện cảm LG và điện trở RG; đường dây thay bằng điện cảm Ld nối
tiếp điện trở Rd; bóng đèn thay bằng điện trở Rđ; cuộn dây thay bằng điện trở R nối
tiếp điện cảm L.

6
Hình 1.9: Mô hình mạch điện
Tuỳ theo điều kiện làm việc của mạch mà với cùng một mạch điện như nhau có
thể có các sơ đồ thay thế khác nhau. Ví dụ: hình (b) là sơ đồ thay thế của mạch hình
(a) với máy phát là nguồn điện áp xoay chiều; với máy phát là nguồn điện áp không
đổi thì sơ đồ thay thế mạch hình (a) là hình (c)
1.4 Phân loại mạch điện và các chế độ làm việc của mạch điện
1.4.1 Phân loại mạch điện
Căn cứ vào loại dòng điện trong mạch, người ta phân mạch điện thành hai loại:
mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều.
Mạch điện một chiều là mạch điện mà dòng điện trong mạch là dòng điện một
chiều. Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi theo thời gian. Nếu dòng
điện một chiều mà có trị số không đổi theo thời gian thì gọi là dòng điện không đổi.
Mạch điện xoay chiều là mạch điện mà dòng điện trong mạch là dòng điện xoay
chiều. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian. Dòng điện
xoay chiều được dùng nhiều nhất là dòng điện điều hòa, là dòng điện có trị số thay đổi
theo thời gian theo hàm điều hòa (hàm sin hoặc cos)
Căn cứ vào tính chất tuyến tính hay phi tuyến của các phần tử R, L, C trong mạch,
người ta phân mạch điện thành hai loại: Mạch tuyến tính và mạch phi tuyến.
Phần tử R, L, C gọi là tuyến tính nếu trị số của nó không phụ thuộc vào dòng điện,
điện áp trên nó; ngược lại nếu trị số của phần tử phụ thuộc vào dòng điện, điện áp trên
nó thì gọi là phần tử phi tuyến.
Mạch điện tuyến tính là mạch điện mà tất cả các phần tử của mạch đều là phần tử
tuyến tính.
Mạch điện phi tuyến là mạch điện có chứa phần tử phi tuyến. (Dù mạch chỉ chứa 1
phần tử phi tuyến còn các phần tử khác đều tuyến tính thì mạch cũng là mạch phi
tuyến)
7
Phân loại bài toán về mạch điện.
Có hai loại bài toán về mạch điện là bài toán phân tích mạch và bài toán tổng hợp
mạch. Bài toán phân tích mạch là bài toán tìm dòng điện, điện áp, công suất các nhánh
của một mạch đã biết kết cấu mạch và trị số các phần tử mạch. Bài toán tổng hợp mạch
là bài toán đi tìm kết cấu mạch và trị số các phần tử của mạch để đạt được các yêu cầu
cho trước về dòng điện, điện áp và công suất của mạch.
1.4.2 Các chế độ làm việc của mạch điện
Mạch điện có thể làm việc ở một trong hai chế độ: Chế độ xác lập và chế độ quá độ.
Chế độ xác lập là quá trình trong đó dưới tác dụng của ngồn, dòng điện, điện áp
trên các nhánh đạt trạng thái ổn định. Ở chế độ xác lập dòng, áp trên các nhánh biến
thiên theo qui luật của nguồn: Nguồn một chiều thì dòng áp trong mạch là một chiều;
nguồn điều hòa thì dòng, áp trong mạch cũng biến thiên theo thời gian theo qui luật
của hàm điều hòa.
Chế độ quá độ là quá trình chuyển tiếp từ chế độ xác lập này sang chế độ xác lập
khác. Chế độ quá độ xảy ra khi đóng, cắt hoặc thay đổi thông số của mạch có chứa L,
C. Thời gian quá độ thường rất ngắn. Ở chế độ quá độ dòng, áp trong mạch biến thiên
theo qui luật khác với qui luật ở chế độ xác lập.
Trong chương trình này chỉ xét một số phương pháp phân tích mạch tuyến tính ở
chế độ xác lập.
1.5 Định luật Kirchhoff
Các định luật Kirchhoff là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu mạch điện. Có hai định
luật Kirchhoff.
1.5.1 Định luật Kirchhoff 1 (K1)
Phát biểu: Tổng đại số các dòng điện tại một nút mạch bằng không.
ik = 0 (1.15)
Với ik là dòng điện trong nhánh thứ k. Trong đó nếu qui ước các dòng điện có chiều
hướng tới nút mang dấu dương thì các dòng điện có chiều rời khỏi nút sẽ mang dấu
âm.

Hình 1.10
Ví dụ: Tại nút N trong hình 1.10, theo K1 ta viết được phương trình: i1 − i2 + i3 = 0
1.5.2 Định luật Kirchhoff 2 (K2)
Phát biểu: Đi theo một vòng kín tổng đại số các điện áp trên các phần tử mạch
bằng không.
uk = 0 (1.16)
Với uk là điện áp trên phần tử thứ k. Trong đó các điện áp có chiều cùng chiều đi
của vòng lấy dấu dương; ngược chiều đi của vòng lấy dấu âm.
Khi thay thế các điện áp trên các nguồn áp bằng sđđ của nguồn và chuyển các sđđ
về một vế của đẳng thức ta được dạng phát biểu thứ hai của định luật: Đi theo một
8
vòng kín tổng đại số các điện áp trên các phần tử R, L, C bằng tổng đại số các sức điện
động.
uk =  ek (1.17)

Hình 1.11
Ví dụ: mạch điện hình 1.11, khi tính điện áp trên R, L ,C theo (1.7), (1.9), (1.12) thì
phương trình của mạch viết theo định luật K2 là:
di 1
C3 
− R 1i 1 + L 2 2 + R 3 i 3 + i 3 dt = −e1 + e 2
dt

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1


1. Định nghĩa: nhánh, nút, vòng của mạch điện. Dấu của dòng điện, điện áp, công
suất trên nhánh nói nên điều gì?
2. Mỗi phần tử mạch: R, L, C, e đặc trưng quá trình năng lượng nào? Quan hệ dòng
áp trên các phần tử mạch?
3. Chiều dương của dòng điện trong nhánh AB như hình 1.12a; đồ thị theo thời gian
của dòng điện trong nhánh AB như hình 1.12b. Hỏi trong 4 thời điểm t1, t2, t3, t4, thời
điểm nào dòng điện có chiều đi từ B đến A

Hình 1.12a Hình 1.12b


4. Chiều dương của điện áp trên nhánh AB như hình 1.13a; đồ thị theo thời gian của
điện áp trên nhánh AB như hình 1.13b. Hỏi trong 4 khoảng thời gian: (0÷ t1), (t1÷ t2),
(t2÷ t3), (t3÷ t4) có khoảng nào điện thế ở điểm A luôn dương hơn điện thế tại điểm B.

Hình 1.13a Hình 1.13b


5. Nếu nối một bóng đèn 220V/100W (thuần điện trở) vào nguồn điện 110V thì công
suất bóng đèn phát ra là bao nhiêu?
9
6. Mô hình mạch là gì? Quá trình vật lý trong mô hình mạch có tương đương với mọi
quá trình vật lý trong mạch điện thực không hay chỉ tương đương riêng quá trình năng
lượng trong mạch mạch thực?
7. Viết phương trình theo K1 cho các nút và phương trình theo K2 cho các vòng của
mạch hình 1.4a, 1.14b

Hình 1.14a Hình 1.14b


8. Dòng điện i trong mạch điện hình 1.15 phụ thuộc thời gian (t) theo biểu thức: i = 2t.

Hình1.15 Hình 1.16


Xác định biểu thức điện áp (u) của mạch theo thời gian.
9. Điện áp trên tụ điện (uC) trong mạch điện hình 1.16 phụ thuộc thời gian (t) theo
biểu thức: uC=3t
Xác định biểu thức điện áp (u) của mạch theo thời gian.
10. Điện áp trên tụ điện (uC) trong mạch điện hình 1.17 phụ thuộc thời gian (t) theo
t2
biểu thức: uC =
2
Xác định biểu thức điện áp (u) của mạch theo thời gian
11. Điện áp (u) của mạch điện hình 1.18 phụ thuộc thời gian (t) theo biểu thức: u = 2t
Xác định biểu thức của dòng điện (i) trong mạch

Hình 1.17 Hình1.18

10

You might also like